Cuộc Tranh Hùng Mỹ- Trung |
Tác Giả: Chu chi Nam | |||
Thứ Năm, 15 Tháng 4 Năm 2010 07:46 | |||
hay Cuộc Tranh Hùng Tư Bản- Cộng Sản Tái Diễn. Ai Thắng Ai? Cuộc tranh hùng tư bản - cộng sản, chủ yếu là giữa Mỹ và Liên sô, trong thời gian Chiến tranh Lạnh, bắt đầu từ sau Đại Chiến thứ Nhì cho tới cuối năm 1989, khi bức tường Bá Linh sụp đổ, thì nhà chiến lược Hoa Kỳ, ông Paul Nitzé, cha đẻ của Chính sách Be bờ (Containment Policy), lúc đó đang là Trưởng Phái đoàn về vấn đề Tài giảm binh bị Mỹ - Liên sô ở Genève, đã tuyên bố : Và chỉ hơn một năm sau, vào đầu năm 1991, thì đế quốc cộng sản Liên sô sụp đổ, khi ông Gorbatchev từ chức Chủ tịch Liên bang Liên Sô. Có phải thế không ? Nếu phải, thì ai sẽ thắng ai ? Một cách đại lược, chúng ta có thể nói là Chiến tranh Lạnh bắt đầu ngay từ sau khi Đệ Nhị Thế Chiến ( 1939-1945) chấm dứt. Theo báo chí và những sử gia, thì ông Paul Nitzé, Cố vấn An ninh của Tổng thống Hoa Kỳ H. Truman, khi họp Hội nghị Potsdam từ ngày 17/7 tới ngày 2/8/1945, đã mang theo quyển Trại Súc Vật ( Animal Farm), của nhà văn hào Anh G. Orwells, làm quyển sách gối đầu giường, và ông đã lấy những ý trong quyển sách này làm Chính Sách Be Bờ. Theo ông, cộng sản như những loài súc vật, nếu chúng ta đương đầu với chúng lúc chúng đang hăng, thì không thể được, mà cần phải kiên nhẫn đợi chờ, be bở để ngăn chặn, cho tới khi cộng sản súc vật cắn quái lẫn nhau, vì nhiều lý do, trong đó có lý do vì cộng sản súc vật là tiểu nhân, « Đồng nhi bất hòa « , trái ngược với người quân tử « Hòa nhi bất đồng « , theo lời Khổng Tử. Thêm vào đó có lý do vì súc vật cộng sản không biết làm kinh tế, sau đó vì tranh nhau ăn nên cắn quái nhau trong nội bộ, trong những nước cộng sản. Chính sách Be Bờ được gói ghém trong Chỉ thị mang tên số 68 của Hội Đồng An An Quốc Gia Hoa Kỳ, và đã được những nhà chính khách, ngoại giao coi như kim chỉ đạo cho chiến lược ngoại giao Hoa Kỳ, suốt trong thời gian Chiến Tranh Lạnh. Trái với những điều nhiều người tin tưởng, cho rằng Hoa Kỳ là một anh cao bồi, thích dùng quân sự hơn là chính trị, nếu chúng ta xét gần là trong thời gian Chiến tranh Lạnh, và xa là từ đầu thế kỷ 20 với Đệ Nhất Thế Chiến (1914-1918), thì Hoa Kỳ không « cao bồi, thich giải pháp quân sự «, như nhiều người lầm tưởng, mà Hoa Kỳ rất chính trị, đã tỏ ra là « người giỏi trong những người giỏi « « Khuất phục được quân người, nhưng không làm quân người tan, lấy được thành người, nhưng không làm thành người vỡ, chiếm được nước người, nhưng không làm nước người bể « , theo như Binh Thư Tôn Tử nói. Thật vậy, không ai chối cãi là 1 thế kỷ nay Hoa Kỳ, bằng cách này hay cách khác đã thắng 3 cuộc chiến lớn : Đệ Nhất, Đệ Nhị và Chiến tranh Lạnh ; và đã thủ lợi trong cả 3 cuộc chiến này, đã hạ thủ 2 đế quốc Anh, Pháp và sau này là Liên Sô. Không ai chối cãi là hiện nay cường quốc có thể thách thức vai trò độc tôn của Hoa Kỳ là Trung Cộng. Một điều không thể chối cãi nữa là Hoa Kỳ bằng bất cứ giá nào phải bảo vệ, duy trì vai trò độc tôn của mình, như tất cả những quốc gia ở vào địa vị đó đều làm. Từ đó tất nhiên có cuộc tranh hùng giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ. Tuy nhiên cuộc tranh hùng này sẽ diễn ra như thế nào ; bằng chính trị, bằng kinh tế hay bằng quân sự hoặc cả 3 hay cả 2 cùng một lúc ? Họ đã làm với Liên Sô và Đông Âu, ngày hôm nay họ tái diễn với Việt Nam và Trung Cộng. Mặc dầu là đệ nhất cường quốc, nhưng giới lãnh đạo Hoa Kỳ biết rất rõ là nếu Trung Cộng và Việt Nam theo như Bắc Hàn và Cu Ba, áp dụng chính sách bế quan tỏa cảng, thì Hoa Kỳ cũng không thể làm gì. Vì vậy giai đoạn đầu là phải dụ Trung Cộng và Việt Nam chấp nhận kinh tế thị trường, biến kinh tế từ kinh tế quốc doanh, kinh tế không tương thuộc ‘ économie autarcique ‘, thành kinh tế thị trường, vùng này lệ thuộc vùng kia, ngành này lệ thuộc ngành kia, kinh tế tiền tệ, ngân hàng ; và nếu trong tương lai, nếu có một cuộc khủng khỏang tài chánh, thi sẽ kéo theo khủng khỏang kinh tế, tới khủng khỏang xã hội, rồi mới tới khủng khoảng chính trị. Và từ đó mới có cơ để thay đổi mô hình tổ chức xã hội độc tài qua mô hình tổ chức xã hội dân chủ, tự do và kinh tế thị trường. Tất nhiên trong thời gian chiêu dụ này, thì có những ưu đãi, những hiệp thương kinh tế, đầu tư, làm cho kinh tế Trung Cộng phát triển. Cũng từ đó có nhiều người tin rằng ngày hôm nay kinh tế Trung Cộng đã trở thành kinh tế thứ nhì trên thế giới với tổng sản lượng là 5 588 tỷ $, đứng sau Hoa kỳ là 14 840 tỷ, trên Nhật với 5 128 tỷ $, đã trở thành con nợ lớn nhất của Hoa kỳ trên dưới 800 tỷ ; Trung cộng có thể đánh bại kinh tế Hoa Kỳ và thế giới. Nếu chúng ta xét kỹ, thì mặc dầu tổng sản lượng quốc gia cao, vì dân số đông, chứ sản lượng tính theo đầu người của Trung Cộng mới là 4 170$, bằng 1/11 Hoa kỳ với 47 920$, bằng 1/10 hay 1/9 Nhật bản với 40 440$ ; và tất nhiên là còn thua nhiều nước khác. Thêm vào đó Trung cộng đã phải trả một giá rất đắt về vấn đề phát triển. Đó là xã hội trở nên vô cùng bất công : bất công giữa những vùng phát triển ven biển và những vùng trong lục địa, bất công giữa người dân, người thì quá giàu, phần lớn là con ông cháu cha và công chức cao cấp và đại đa số dân thì quá nghèo . Dân bất mãn nổi lên ở mọi nơi, hàng năm có cả hàng 100 000 vụ nổi dậy, có những vụ xô sát đưa đến cả trăm người chết và cả ngàn người bị thương. Người dân bị bóc lột tận xương tủy bởi những ông tân tư bản đỏ cộng sản và những ông tư bản trắng từ nước ngoài. Thêm vào đó có nạn ô nhiễm môi sinh, môi trường, 70% sông ngòi của Việt Nam và Trung Cộng bị ô nhiễm. Ngày hôm nay ai cũng biết xã hội Trung cộng là một xã hội vô cùng bất công, nhiều vùng bị nghèo đói, dân bất mãn nổi lên ở khắp nơi. Paris ngày 02/05/2 010
|