Nhất Nguyên Cộng Sản Chủ Nghĩa Và Nhất Nguyên Chống Cộng Chủ Nghĩa |
Tác Giả: Thiện Ý | ||||
Thứ Ba, 24 Tháng 8 Năm 2010 10:56 | ||||
Vậy thì, thiết tưởng, điều tốt nhất là cả hai khuynh hướng nhất nguyên và đa nguyên chống cộng cần chấp nhận sự cùng tồn tại, không tìm cách phủ định nhau, mà hợp tác, hổ trợ nhau tạo cơ hội và điều kiện phát huy hiệu quả để cùng thành đạt mục tiêu tối hậu chung.
I/- NHẤT NGUYÊN CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA VÀ NHẤT NGUYÊN CHỐNG CỘNG CHỦ NGHĨA LÀ GÌ? 1.- Nhất nguyên cộng sản chủ nghĩa là con đường những đảng viên cộng sản, tập hợp dưới bảng hiệu đảng Cộng sản Việt Nam (Việt Cộng), đã và đang theo đuổi để thiết lập chế độ độc tài tòan trị duới sự thống trị độc tôn và độc quyển của đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm thực hiện chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam(!?!) 2.- Nhất nguyên chống cộng chủ nghĩa là con đường những đảng phái chính trị và những người Việt theo ý thức hệ quốc gia (Việt Quốc) đã và đang theo đuổi để chống lại con đường nhất nguyên cộng sản chủ nghĩa, nhằm lật đổ chế độ độc tài tòan trị, để thiết lập một chế độ dân chủ pháp trị đa nguyên tại Việt Nam. Cả hai con dường nhất nguyên cộng sản và nhất nguyên chống cộng, tuy mục tiêu khác nhau, đối kháng nhau, nhưng đều có chung một đặc tính chủ quan coi con đường, phương thức thực hiện để đi đến mục tiêu tối hậu của mình là duy nhất đúng, không chấp nhận và quyết liệt lọai trừ bất cứ cái nguyên nào khác cái nguyên của mình. II/- SỰ CHUYỂN BIẾN ĐƯA ĐẾN XUNG ĐỘT NỘI BỘ HAI NHẤT NGUYÊN ĐỐI KHÁNG NÀY RA SAO? Vì cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc – Cộng kéo dài quá lâu chưa phân thắng bại, trong khi tình hình thế giới chuyển biến rất nhanh đã ảnh hưởng đến tình hình quốc nội Việt Nam, tạo chuyển biến nội bộ cả hai phe Quốc – Cộng. Hệ quả là, nội bộ Việt Cộng đã phân hóa thành hai con đường nhất nguyên cộng sản và đa nguyên dân chủ. Trong khi từ nội bộ Việt Quốc thì cũng phân hóa thành hai con đường nhất nguyên chống cộng và đa nguyên chống cộng. 1.- Đối với Việt cộng, nguyên nhân đưa đến phấn hóa là vì, sau khi Liên Sô sụp đổ kéo theo sự tiêu vong hệ thống các nước xã hội Chủ nghĩa Đông âu vào cuối thấp niên 1980 và đầu thập niên 1990, nội bộ Cộng đảng Việt Nam đã chuyển biến theo chiều hướng số lượng đảng viên cộng sản mất đức tin vào chủ nghĩa cộng sản ngày một gia tăng, cho đến bây giờ thì đã mất đức tin tòan đảng. Thế nhưng, dù mất đức tin tòan đảng, biết rằng chủ nghĩa cộng sản không thể và không bao giờ có thể thực hiện được tại Việt Nam cũng như trên tòan thế giới, song để duy trì và bảo vệ ưu quyền đặc lợi của một tập đòan thống trị, nên bền ngòai một bộ phận Cộng đảng Việt Nam đang nắm quyền vẫn cố giữ cái vỏ “Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” như một chiêu bài lừa mị, vẫn bảo nhau bầy tỏ quyết tâm “xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam”bằng con đường “Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa”,dù thâm tâm đều biết là thực tế “kinh tế thị trường phải định hướng tư bản chủ nghĩa”. Đồng thời vẫn thẳng tay trấn áp những đảng viên cộng sản nào “phản tỉnh” nhưng không còn nắm quyền, lại dám công khai bầy tỏ sự “Phản tỉnh” và hành động theo con đường đa nguyên dân chủ, chống lại con đường nhất nguyên cộng sản. Trấn áp bằng nhà tù câu thúc thân thể và bằng nhiều phương cách khủng bố tinh thần không chỉ đối với các cán bộ đảng viên cộng sản phản tỉnh công khai, mà cả với bất cư người dân nào dám chống lại con đường nhất nguyên cộng sản chủ nghĩa giả tạo, bịp bợm của họ. 2.- Đối với Việt Quốc, nội bộ cũng có những chuyển biến tương tự khi ngày càng có đông người Việt quốc gia chống cộng muốn đi theo con đường đa nguyên chống cộng để phù hợp với biến chuyển tình hình quốc tế và quốc nội theo chiều hướng mới của một chiến luợc tòan cầu mới sau chiến tranh lạnh của các cường quốc cực, để có hiệu quả hơn, để mau chóng thành đạt mục tiêu tối hậu của sự nghiệp chống cộng. Thế nhưng, số đông khuynh huớng đa nguyên này vẫn dấu mặt, chỉ có rất ít người dám bầy tỏ công khai một cách dè dặt, có tính thăm dò phản ứng của khuynh hướng nhất nguyên chống cộng. Vì thực tế tại Hải ngọai, khuynh hướng nhất nguyên chống cộng, sau 35 năm chống cộng, dù chưa thành đạt mục tiêu tối hậu, vẫn tin rằng con đường chống cộng này đã có hiệu quả( thực tế quả thực đã có hiệu quả ít nhiếu) và là con đường duy nhất dẫn đến thắng lợi sau cùng; và do đó đã có phản ứng quyết liệt để lọai trừ từ trong trứng nước, qua một vài trường hợp chỉ mới manh nha khuynh hướng đa nguyên chống cộng. Điển hình như trường hợp nghị viên Al Hoàng của thành phố Houston mới đây, đã bị khuynh hướng nhất nguyên chống cộng phản ứng quyết liệt, dù chỉ mới có hành động thăm dò trước khi lấy quyết định tham gia phái đòan chính quyền thành phố Houston đi Hà Nội để hòan tất công đọan cuối cùng hợp đồng với hàng không Việt cộng thiết lập đường bay trực tiếp giữa Houston với Hà nội và Sài gòn.Vì qua sự tham gia này, đã đi ngược lại chủ trương “Bất hợp tác, không đối thọai, không hoà giải hòa hợp với Việt cộng, đối kháng đến cùng” của nhất nguyên chống cộng; nhưng với nghị viên Al Hòang dường như muốn qua chuyến đi này, thử nghiệm một phương thức đa nguyên chống cộng? Thế `nên đã bị phản ứng quyết liệt của khuynh hương nhất nguyên chống cộng, được thể hiện công khai qua các hình thức hội luận, biểu tình phản đối ôn hòa, hợp pháp; bên cạnh đó, còn có phản ứng không lành mạnh, bất hợp pháp, bằng hình thức thư nặc danh, với ngôn từ nặng nề, kết án nghị viên Al Hoàng, tức Luật sư Hòang Duy Hùng là “Việt Gian Cộng sản”, “Nhận tiền của Tổng lãnh sự cộng sản” hay “Tay sai cộng sản” thực hiện cái gọi là “Nghị quyết 36 của đảng Cộng sản Việt Nam”, nhưng không đưa ra bằng chứng cụ thể nào có tính thuyết phục. Và vì vậy tác giả của những lá thư nặc danh ấy dường như chỉ muốn chụp mũ, vu khống và nhục mạ thậm từ, chỉ nhằm khủng bố tinh thần nghị viên Al Hòang nói riêng và những ai dám đi theo con đường chống cộng da nguyên nói chung. Cách thức khủng bố tinh thần này, xem ra chỉ thua cách khủng bố của cộng đảng Việt Nam bằng nhà tù và thủ tiêu đối lập, song đã có hiệu quả ít nhiều, khi thực tế nhiều người có suy nghĩ như nghị viên Al Hòang, nhưng chỉ rất ít người dám công khai bầy tỏ quan điểm ủng hô của mình, vì sợ bị chụp mũ, bôi bẩn, nhục mạ. III/- HỆ QUẢ CỦA SỰ PHÂN HÓA ĐƯA ĐẾN XUNG ĐỘT NỘI BỘ CỦA HAI NHẤT NGUYÊN THẾ NÀO ? Phải thấy rằng có sự khác biệt giữa sự phân hóa đưa đến xung đột nội bộ nhất nguyên cộng sản và sự phân hóa nội bộ nhất nguyên chống cộng: Việt cộng thì phân hóa cả mục tiêu tối hậu lẫn con đường đi đến mục tiêu tối hậu. Việt Quốc thì vẫn thống nhất trong mục tiêu tối hậu, chỉ phân hóa con đường đi đến mục tiêu tối hậu mà thôi. Và vì vậy hệ quả của sự phân hóa dẫn đến xung đột nội bộ hai nhất nguyên này rất khác nhau. Hệ quả của sự phân hóa dẫn đến xung đột nội bộ nhất nguyên công sản, sẽ phá nát sự đòan kết, sức mạnh cơ cấu tổ chức nội bộ Công đảng Việt Nam và đấy chế độ độc tài tòan trị hiện nay theo chiều hướng tiêu vong từng bước thể tiến đến tiêu vong hòan tòan về mặt bản thể đã là một tất yếu khách quan.Đây là một sự chuyễn thể tịnh tiến mà Cộng đảng ngòai miệng nói là chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình của các thế lực thù nghịch, nhưng thực tế đã và đang uốn mình theo diễn biến hòa bình, sẵn sàng đóng vai trò công cụ chiến lược quốc tế mới trong vùng vì quyền lợi của một tập đòan thống trị độc quyền trong hiện tại,để được tồn tại trong chiếu hướng mới ở tương lai. Hệ quả của sự phân hóa dẫn đến xung đột trong nội bộ nhất nguyên chống cộng, cũng sẽ phá nát sự đòan kết, sức mạnh cơ cấu tổ chức chống cộng, băng họai niềm tin quần chúng chống cộng vào vai trò lãnh đạo chống cộng của các cá nhân hay các chính đảng Quốc Gia và niềm tin tất thắng của chính nghĩa đấu tranh. Hệ quả thực tế là ngày càng có nhiều người không tham gia các họat động chống cộng và công ích trong các tổ chức cộng đồng tỵ nạn cộng sản. Có điều, trong mọi trường hợp, dù chán nản,phần đông người Việt hải ngọai vẫn kiên định ý chí chống cộng, vẫn tin tưởng cuối cùng chính nghĩa Quốc gia dân tộc dân chủ tất thắng ngụy nghĩa cộng sản phi dân tộc, phản dân chủ, nên chỉ thúc thủ với tinh thân “chờ trái sung cộng sản rơi rụng” khi đến thới điểm “chín mùi” trong tương lai không xa. Tất nhiên,mọi hệ hệ quả này, nếu bất lợi cho nội bộ Việt Quốc, thì lại có lợi cho đối phương Việt Cộng, giúp đối phương kéo dài thời gian thống trị độc tài, độc tôn và độc quyền. Và như thế, sự thành đạt mục tiêu tối hậu của chống cộng sẽ mất thêm thời gian, dù đó đã là một tất thắng và là xu thế tất yếu của thời đại ngày nay: Chính nghĩa quốc gia dân tộc dân chủ tất thắng ngụy nghĩa cộng sản độc tài, độc tôn phản dân chủ, và dân chủ đa nguyên tất thắng độc tài tòan trị nhất nguyên cộng sản và các kiểu độc tài tòan trị khác. IV/- KẾ`T LUẬN. Nhận định khách quan cho rằng: Nếu sự phân hóa nội bộ nhất nguyên cộng sản chủ nghĩa hiên nay là có lợi cho mục tiêu chống cộng vì dân chủ cho quê Mẹ Việt Nam, thì sự phân hóa nội bộ nhất nguyên chống cộng chủ nghĩa hòan tòan bất lợi. Vì chống cộng nhất nguyên hay chống cộng đa nguyên đều thống nhất mục tiêu tối hậu: giải trừ chế độ tòan trị, độc tài, độc tôn và độc quyền của đảng Cộng sản Việt Nam, để thiết lập chế độ dân chủ đa nguyên, chỉ khác nhau phương thức chống cộng. Nghĩa là có nhiều cách chống cộng như tục ngữ phương tây có câu “Đường nào cũng đến La Mã”. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, hiệu quả đấu tranh theo con đường nhất nguyên chống cộng thì đã được thực tế chứng tỏ là có hiệu quả nhất định; còn con đường đa nguyên chống cộng thì cho đến nay vẫn mới chỉ là nhận thức có trong ý niệm, chưa có cơ hội chứng minh hiệu quả thực tế, nhất là trên bình diện lý luận chưa làm rõ nét nội dung con đường chống cộng đa nguyên như thế nào, hiệu quả ra sao? Liệu có hiệu quả hơn con đường nhất nguyên chống cộng bao lâu nay không? Thành ra, trường hợp nghị viên Al Hòang, một khi quyết định tham gia phái đòan chính quyền thành phố Houston đi Việt Nam, nếu muốn thử nghiệm một đường hướng chống cộng mới, thì đây có thể là cơ hội để ông ta chứng tỏ hiệu quả.Vấn đề chỉ còn là liệu nghị viên Al Hòang, nhân chuyến đi công vụ đến Hà Nội và Sài gòn tiếp cân với Việt cộng, trong tư thế một dân cử Hoa Kỳ cấp thành phố, liệu có đủ tư thế và có khả năng đem lại hiệu quả tốt cho công cuộc chống cộng vì dân chủ; hay bị phản tác dụng làm lợi cho đối phương. Đó là điếu Nghị viên Al Hòang cần cân nhắc thận trọng, lượng định kỹ càng trước khi quyết định. Vậy thì, thiết tưởng, điều tốt nhất là cả hai khuynh hướng nhất nguyên và đa nguyên chống cộng cần chấp nhận sự cùng tồn tại, không tìm cách phủ định nhau, mà hợp tác, hổ trợ nhau tạo cơ hội và điều kiện phát huy hiệu quả để cùng thành đạt mục tiêu tối hậu chung. Vì thực tế đã chứng minh hiệu quả(Con đường nhất nguyên chống cộng ) và sẽ chứng minh hiệu quả (con đường đa nguyên chống cộng) nếu để cho có cơ hội, điều kiện không gian và thời gian thực hiện. Điều quan trọng lúc này là khuynh hướng chống nhất nguyên cần duyệt lại để điều chỉnh sách lược chống cộng sao cho phù hợp với thực tiễn để co 1hiệu quả hơn. Trong khi khuynh hướng chống cộng da nguyên cũng cần họach định một sách lược chống cộng mới sao cho có tính thuyết phục về mặt lý luận và hiệu quả về mặt thực tiễnMọi Mọi sự chống phá, tìm cách lọai trừ nhau bằng mọi cách (độc đóan tàn nhẫn như cộng sản) là phản lại mục tiêu lý tưởng đấu tranh cho một nên dân chủ đa nguyên, chỉ đưa đến hậu quả làm suy yếu niềm tin vào chính nghĩa đấu tranh và nội lực chống cộng, là giúp đối phương có cớ ngoan cố bám lấy quyền lực lâu hơn (vì qua cách đối xử tàn nhẫn nội bộ Việt Quốc với nhau, Việt cộng e sợ rằng một khi nắm được quyền lực, có thể bị trả thù do lòng căm thù chồng chất họ đã gây ra, nên cố giữ lấy quyền thống trị độc tôn) để kéo dài tuổi thọ, dù sự tử vong của nó đã là một tất yếu, sớm hay muộn chỉ còn là vấn đề thời gian. Chính Việt cộng cũng đã biết rõ số phận tương lai này và cố gắng vừa níu kéo quyền lực độc tôn, vừa uốn mình theo chiều hướng mới (dân chủ đa nguyên), để sự tử vong chế độ nhất nguyên cộng sản sẽ kết thúc êm dịu, ít tổn hại nhất cho đời bố cũng như đời con cháu của họ. Houston, ngày 23-8-2010
|