Home Tin Tức Bình Luận Ls Lê Thị Công Nhân: Tên độc tài sợ nguời nói thật

Ls Lê Thị Công Nhân: Tên độc tài sợ nguời nói thật PDF Print E-mail
Tác Giả: Paulus Lê Sơn   
Thứ Tư, 15 Tháng 9 Năm 2010 04:34

   Hôm qua chúng ta đã cùng phóng viên Paulus Lê Sơn, VRNs trao đổi với luật sư Lê Thị Công Nhân

 vê giáo sư Phạm Minh Hoàng và nguồn gốc tội gọi là “Âm mưu lật đổ chế độ” như là sản phẩm độc quyền của những nguời công sản Viêt Nam. Hôm nay, xin mời anh chị em tiếp tục chia sẻ câu chuyện của nữ luật sư Công Nhân với phóng viên VRNs về xã hội dân sự, về tiến trình dân chủ.

 

————–

Pv: Chào chị, chúng tôi rất vui được gặp lại chị trong buổi nói chuyện lần tiếp theo này. Sau những chia sẻ và nhận đinh của chị về sự kiện giáo sư Phạm Minh Hoàng bị an ninh Việt Nam bắt, tạm giam để điều tra ông về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo điều 79 trong buổi nói chuyện lần trước. Để tiến đến một xã hội dân chủ thực sự chắc chắn ai cũng mong mỏi. Với một người dân, mà là phụ nữ, đặc biệt dư luận biết là một nhà đấu tranh dân chủ cho Việt Nam. Vậy theo chị, để tiến đến một xã hội dân chủ thật sự, mà cụ thể ngay trên đất nước Việt Nam thì nhân dân Việt Nam cần phải làm gì, có giải pháp hữu hiệu nào, có những thay đổi như thế nào, thưa chị?

Luật sư Lê Thị Công Nhân (Ls LTCN): Chúng ta sống dưới sự cai trị độc đoán của Đảng cộng sản Việt Nam, vì thế nhà cầm quyền và nhà nước Việt Nam hiện nay thì bị thế giới gọi là nhà nước độc tài. Không chỉ riêng nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam, mà có một điều đặc biệt là những nước đi theo cộng sản thì đều đang và sẽ tiến tới một  nền độc tài như vậy. Độc tài thì có thể hiểu là một nền cai trị độc đoán và không có những tư tưởng khác biệt.

Ở  Việt  Nam như anh vừa hỏi đó thì muốn có xã hội dân chủ chúng ta cần phải làm gì?. Tôi nghĩ là câu hỏi này không quá khó để trả lời. Chúng ta phải đánh đổ chế độ độc tài. Chúng ta phải thiết lập một nền dân chủ non trẻ, mới mẻ thì cái điều kinh khủng của cái nền dân chủ đó là chúng ta phải gánh chịu và giải quyết những hậu quả của nền độc tài để lại. Rất có thể trong quá trình giải quyết đó thì chúng ta thiếu kinh nghiệm, năng lực chúng ta kém, chúng ta ngây thơ và sẽ bị lợi dụng bởi chính những cái tên độc tài đã bị sụp đổ. Chúng sẽ đánh phá nền dân chủ đó và không giải quyết được những hậ quả do chính chúng gây ra. Điều này nghe thì tưởng như buồn cười, nhưng tôi nghĩ khả năng là có thật, bởi vì cái trình độ dân trí nói chung và sự hiểu biết về chính trị nói riêng của người dân Việt Nam thì phải nói khá là thấp.

Chúng ta phải đối mặt như vậy thì chúng ta rất dễ bị lợi dụng, hay mù quáng tiếp tục an phận sống dưới một chế độ mà không có tự do, không có tôn trọng  về nhân quyền.

Còn câu chuyện đánh đổ độc tài thì nó lớn lắm, tôi nghĩ rằng tên độc tài sợ nhất là người khác nói thật, thể hiện ý chí của mình một cách độc lập, một cách thẳng thắn, trung thực. Đó là một điều mà tên độc tài sợ nhất.

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, tôi nghĩ rằng chúng ta hãy thực hiện nhân quyền cơ bản, và là nhân quyền mang tính phương tiện để thực hiện những nhân quyền khác. Đó chính là quyền tự do ngôn luận. Một người có miệng không chỉ để ăn đúng không ạ? Mà miệng đó còn phải để nói, mà nói thì đương nhiên chúng ta phải nói những điều chúng ta nghĩ, chứ chúng ta nói lung tung thì người ta sẽ nói là mất trí, là điên. Mà nếu như mình không nói được những điều mình nghĩ thì cái tư cách con người của mình ở chỗ nào đây?, như mọi sinh hoạt của chúng ta, tôi nói thật  là một loài vật theo một cách nào đó cái nhu cầu tối thiểu.  Và cái chúng ta làm người đó là chúng ta có suy nghĩ, có nhận thức, nhưng mà hình như đó là một thứ nội tâm, chúng ta phải thể hiện ra bên ngoài để cho người bên cạnh được biết. Cái thể hiện ra bên ngoài đó mà không chân thật thì cái tư cách làm người của chúng ta có vấn đề.

Tôi nghĩ rằng, ở Việt Nam cái sự trà đạp nhân quyền mà cộng sản gây ra đã đến mức độ mọi người cảm thấy là an tâm, thấy dễ chịu, thấy thoải mái trong cái ép buộc câm lặng trước nhân quyền, họ được dạy dỗ, được tuyên truyền nên họ đã quen. Họ vừa là nạn nhân nhưng họ cũng góp phần vào cái việc nhìn nhận về nhân quyền hết sức là sai trái và què cụt. Cho nên cái nhân quyền của chính bản thân họ cũng bị vi phạm đôi khi họ không biết, hoặc họ biết nhưng họ cũng cảm thấy không mấy quan trọng.

Suy nghĩ cá nhân của tôi, ở Việt Nam hiện nay thì quyền tự do ngôn luận như tôi nói đó chúng ta hãy thực hiện nhân quyền cơ bản, và là nhân quyền mang tính phương tiện để thực hiện những nhân quyền khác nhưng chúng ta vẫn chưa có. Bằng chứng chưa có đó là chính tôi phải đi tù. Tôi đã lên tiếng chân thành những suy nghĩ của mình, có thể quý vị có những người không đồng ý với điều tôi nói, nhưng mà đó là quyền tự nhiên, cơ bản của tôi. Ta không đồng ý với nhau đó là chuyện bình thường, nhưng không thể vì không đồng ý với nhau mà tống người ta vào tù bằng bạo lực được. Không thích thì không chơi với nhau.

Khi tôi nói về vụ án của tôi ở trong tù thì tôi luôn nói với thái độ như vậy. Bây giờ Đảng cộng sản với Đảng Thăng Tiến không chơi với nhau, tại sao lại dung bạo lực để tống Đảng Thăng Tiến vào tù là thế nào? vô lý! Anh không chơi với tôi thì tôi cũng không buồn, trên thế giới có 7 tỉ người cơ mà, một ngày lại chỉ có 24 giờ thôi, nên tôi cũng phải chọn lọc người để mà chơi.

Nếu mà Việt Nam có được quyền tự do ngôn luận bao gồm trong đó là quyền tự do thông tin, tự do báo chí, tự do phát hành sách,.v.v…và những quyền cụ thể hơn thì tôi tin chắc rằng chế độ độc tài cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ sớm và bất ngờ. Nhưng cái công cuộc của chúng ta có khó khăn, cái nhận thức của chúng ta về cái quyền này không được cao và chưa được đúng. Người ta có thể nói được bằng môi, bằng miệng một cách bình thường, họ nghĩ đó là tự do ngôn luận thì thật là không phải. Chúng ta cần phải thể hiện cái chính kiến của mình về đời sống , văn hóa, đạo đức, pháp luật của xã hội. Đây là những điều cơ bản trong đời sống của con người. Chúng ta làm kinh doanh, chúng ta là nghệ sĩ, chúng ta là tu sĩ thì chúng ta đều có những điều như vậy, ở Việt Nam đáng tiếc là bây giờ vẫn chưa có.

Mà cái tự do ngôn luận xin thưa với anh, thưa với quý vị là chúng ta không làm hộ nhau được có đúng không ạ? Chúng ta hay nói nôm na là tôi nói thay cho người nọ, nói thay cho người kia, thực ra đó là một cách nói thôi. Chúng ta phải nói lên những suy nghĩ của chính mình bằng ngôn ngữ của chính mình, kể câu chuyện của chính mình. Cái cách nói thay, nói hay người ta gọi theo một cách nào đó thì đó không phải là quyền tự do ngôn luận.

Khi tôi rằng tôi nói lên suy nghĩ của tôi thì đó là quyền tự do ngôn luận của tôi, nhưng khí tôi nói thay những người khác thì đó vẫn chỉ là nói thay, chứ tôi không thể làm thay cái quyền cho họ. Tôi cổ vũ cái quyền tự do ngôn luận mà mỗi một con người dám nói lên tiếng nói của mình. Mặc dù tôi không là cái gì cả nhưng tôi tin chắc nếu có một nghìn Công Nhân như tôi thì chả có nhà tù nào nhốt được cả. Như có nữ tù nhân  tâm sự với tôi  nôm na rất là buôn cười nói là đất nước có một nghìn “con Công Nhân” thì chả có nhà tù nào nhốt được cả, đơn giản vậy thôi ạ.

Pv: Xin cảm ơn những chia sẻ, suy tư trăn trở của chị về một nền dân chủ đích thực cho Việt Nam. Kính chúc chị mạnh khỏe, và bình an.
 
Hà Nội ngày 12/9/2010

Paulus Lê Sơn