Nhạc sĩ Phạm Duy: Hiền hay Hèn |
Tác Giả: TrườngSơn-TrườngHận | |||
Chúa Nhật, 19 Tháng 9 Năm 2010 05:33 | |||
Rất mong nhạc sỹ Phạm Duy sẽ đọc được bài phát biểu này trước khi thân xác của ông đi vào lòng đất, tác phẩm của ông đi vào Văn học sử và tư cách của ông đi vào dư luận dân gian Viêt Nam. Kinh nhờ Diễn Đàn vui lòng chuyển tiếp. Đa tạ. “Ai thắng ai” là một thách đố mà 40 năm trước VC đã ra rả suốt ngày suốt đêm khi cấm đoán các bài hát của miền Nam mà chúng gọi là Nhạc Vàng. Nhạc sĩ Phạm Duy là người luôn luôn gặp nhiều may mắn, năm 1975 nếu ông không chạy thoát, chắc chắn ông đã bị chúng hành cho chết rũ tù rồi. Nhưng quan trong nhất là trước 1954, Ông đã vào được Miền Nam, nếu kẹt lại ngoài đó thì tài nghệ của Ông cũng đã thui chột đi như Văn Cao, như Lưu Hữu Phước..., như bao nhiêu văn nhân, thi sĩ khác. Dù muốn hay không muốn, dù chấp nhận hay phủ nhận, Phạm Duy và Văn Cao sẽ là tiêu chuẩn để hậu thế so sánh sự hơn thua, đúng sai giữa chính sách Văn hóa của hai miền. Thêm vào đó sẽ là những nhạc sĩ tên tuổi khác đã đào thoát được vào Miền Nam năm 1954 như Văn Phụng, Phạm Đình Chương, Y Vân, Dương Thiệu Tước... cùng với các văn nhân thi sĩ nổi danh thời tiền chiến, nhưng không di cư vào Nam được nên tài nghệ cũng đã hoàn toàn thui chột dưới chế độ độc tài Miền Bắc như Hồ Dzếnh, Nguyễn Công Hoan, Chế Lan Viên, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Hữu Loan.... Rất may là các nhạc sĩ Lam Phương, Trịnh Công Sơn, Trịnh Lâm Ngân, Hoàng thi Thơ ... đã sinh trưởng tại Miền Nam. Cách đây khoảng hơn mừơi năm, tại Hà Nội, người ta đã tổ chức một cuộc triển lãm “50 năm âm nhạc Việt Nam” nhưng lại không có tên và tác phẩm của Nhạc sĩ Phạm Duy. Phu nhân của Nhạc sĩ Phạm Duy là ca sĩ Thái Hằng lúc đó đang ở Hà Nội đã phát biểu: “50 năm trước không quan trọng, 50 năm sau mới là vấn đề”. Mới có mấy năm mà lời tiên đoán này đã đang thành sự thật. Nếu nhạc sĩ Phạm Duy trở về Việt Nam trước khoảng 5, 3 năm thì không những chỉ có ông, mà ngay cả những người cầm biểu ngữ Welcome ông cũng đi cải tạo mút mùa rồi. Cái lưỡi không xương, nên quả thật đã có nhiều đường lắt léo. Ông muốn sống những ngày còn lại ở đâu, muốn vị nghệ thuật hay vị nhân sinh, muốn ăn chè ăn cháo, muốn bươi chãi tìm tiền, muốn chống gậy chứ không chống Cộng, muốn theo chiều gió nổi trôi thế nào… cũng chẳng có gì là quan trọng nữa, vai trò của ông trong lịch sử âm nhạc Việt Nam đã hoàn tất rồi. Nhạc sĩ Phạm Duy mới cho biết, mấy năm trước đây, trong một buổi trình diễn tại Việt Nam, khi Duy Quang giới thiệu ông thì “...dân chúng đã nhào lên, muốn đổ cả cái ban công, vì muốn được hỏi thăm tôi...”. Không thể bỏ phiếu bằng tay hay bằng chân, người dân đã bỏ phiếu bằng “nhào lên”. Người dân đã nhào lên để tỏ lòng ngưỡng mộ Phạm Duy, nghĩa là ngưỡng mộ Nhạc Vàng, ngưỡng mộ nền âm nhạc của Miền Nam tự do. Tại vì không có Miền Nam thì không có Phạm Duy, hay chính xác hơn, là không có một nhạc sĩ Phạm Duy to lớn và mỹ miều như hiện nay. Sự kiện “nhào lên” của khán giả và việc Nhạc Vàng, kể cả các bài hát ca tụng các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có nhạc của Phạm Duy, đang vang vang suốt ngày suốt đêm, tại khắp hang cùng ngõ hẻm, từ Nam ra Bắc, đã là một câu trả lời hùng hồn: Ai đã thắng ai? Phạm Duy là phù thủy, rất xác đáng. Những chất súc tác mà ngày nay có người coi là tầm thường vụn vặt, thì ngày trước đã gợi hứng cho Nhạc sĩ Phạm Duy sáng tạo nên rất nhiều tuyệt tác phẩm “...Nước mắt mẹ già lã chã đầm đìa trên xác con lạnh giá..., chiếc pong xô buồn phủ kín một xác người... một bờ tóc xanh đang chít khăn sô lên đầu vội vã... những phần thân thể đã bị cắt bỏ để thay bằng một đôi nạng gỗ...” Rất may là những hình ảnh thê lương này, hồi đó đã không thể làm bủn rủn được các tay súng kiên cường bất khuất trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cũng rất may cho Ông, chỉ sau khi Phạm Duy đã tới được chốn bình yên rồi, hầu hết các tay súng đó mới hoàn toàn rã rời buông xuôi. Nhiều người đang ta thán rằng, vì Nhạc Sỹ Phạm Duy đã về nước hợp tác làm ăn với Việt Cộng nên chúng ta đã mất Phạm Duy. Có ngườiï còn cố vớt vát rằng, vì hầu hết các tác phẩm của Phạm Duy là nhạc phổ thơ, nên chúng ta chỉ mất... một nửa Phạm Duy. Theo tôi, ngay cả khi người nhạc sỹ tài hoa này tuyên thệ gia nhập đảng Công sản, chúng ta cũng không hề mất Phạm Duy. Các tác phẩm của Ông không phải là của người quốc gia hay của người cộng sản, không phải của người miền Bắc hay của người miền Nam, mà là của dân tộc Việt Nam. Tất cả rồi sẽ qua đi, nhưng Việt Nam thì sẽ trường tồn mãi mãi. Một thí dụ điển hình là Truyện Kiều. Thi sỹ Nguyễn Du vì “trung thần bất sự nhị quân” nên đã theo phe nhà Lê (Lê Chiêu Thống, cõng rắn cắn gà nhà), chứ không hợp tác với Đại đế Quang Trung hay nhà Nguyễn (Gia Long). Nhưng chúng ta không hề mất Truyên Kiều, vì áng văn tuyệt tác đó không phải của Lê Chiêu Thống, mà là của dân tộc Việt Nam. Cũng vậy, chúng ta hãnh diện chọn bài “Tiếng gọi thanh niên” làm bài quốc ca, vì tuy nó là một sáng tác của Lưu Hữu Phước nhưng đồng thời bài hát đó cũng là một tác phẩm của dân tộc Việt Nam. Nhạc sỹ Phạm Duy, các con ông và nhiều ca sỹ khác như là Hương Lan, Đức Huy, Elvis Phương, Hoài Linh ... đều tuyên bố đã vĩnh viẽn bỏ hẳn nước Mỹ để về Việt Nam làm ăn sinh sống. Riêng chuyến bỏ Mỹ để về Việt Nam của nhạc sỹ Phạm Duy thì rất tưng bừng náo nhiệt. Khi ông ra phi trường Los Angeles thì có phóng viên quay phim chụp ảnh để đăng lên báo, lên đài. Khi ông xuống phi trường Tân Sơn Nhứt thì cũng lại được cả một đám đông đón rước rất ồn ào náo nhiệt, có cả biểu ngữ “welcome home” nữa, rồi thì báo đài quảng bá rầm rộ cả mấy tháng liền... Nhưng mà, không hiểu tại sao, linh tính của tôi lại cứ tiên đoán rằng, đó là những cuộc “tưng bừng ra đi, âm thầm trở lại”, “Cóc chết ba năm rồi cũng (len lén) quay đầu về...Mỹ”. (Ca dao: cóc chết 3 năm, quay đầu về núi) Trong cuốn Paris by night số 19, phát hành năm 1993, khi được ký giả Đỗ Văn của đài BBC phỏng vấn về việc ông đã bỏ hàng ngũ kháng chiến để về thành, nhạc sĩ Phạm Duy đã tuyên bố: “Tôi có thể là một thằng Hiền, chứ không bao giờ là một thằng Hèn.” Hồi đó, mọi người đã hết sức khâm phục khẩu khí của nhạc sĩ Phạm Duy. Hầu hết người Việt Nam theo CS là vì một trong các lý do sau đây: ─ Trước năm 1954, vì say mê lý thuyết CS hay để được trực tiếp đánh đuổi thực dân Pháp. ─ Trước năm 1975, vì tưởng rằng trong chế độ CS, dân tộc sẽ được Độc lập, Tự Do, Hạnh Phúc hơn, Tôn giáo sẽ đươc bình đẳng hơn. ─ Sau năm 1975, vì tìm kiếm dollar. Trước khi Cộng Sản chiếm Sài Gòn, nhạc sĩ Phạm Duy đã nhanh chân chạy thoát, nhưng các con ông thì bị kẹt lại. Khoảng năm 1981, trong khi rất nhiều chiến hữu ngày xưa của ông còn đang ngậm đắng nuốt cay trong các lao tù CS, thì nhờ quen biết lớn với chính giới Mỹ, trước khi có chương trình ODP, nhạc sĩ Phạm Duy đã vận động ráo riết và các con của ông đã được chính phủ Mỹ can thiệp thẳng với VC để được ra đi trực tiếp, chứ không qua các đường lối xuất cảnh thông thường. Lại là một đại phước nữa cho gia đình nhạc sĩ Phạm Duy. Nhưng đáng buồn thay, đồng thời nó cũng là một thảm họa cho một số gia đình khác, hầu hết cũng là những gia đình có quen biết lớn với chính giới Mỹ. Khi chương trình ODP được mở ra, nhiều người trong số họ đã công khai tuyên bố, họ không thèm nộp đơn xin giấy xuất cảnh, Mỹ sẽ cho máy bay đến bốc họ, giống như đã bốc các con Phạm Duy. Tuy nhiên không biết vì gốc không đủ mạnh như nhạc sĩ Phạm Duy hay là vì đã có chương trình ODP nên Mỹ và Việt Nam không chịu cho đi lối tắt nữa, nên số phận của những người này không biết sẽ ra sao. Rất nhiều người thoát đi được từ 1975 đã công khai hoặc âm thầm tích cực vận động với chính giới Mỹ để cho các chương trình ODP và HO được thành hình, nghĩa là để cho hầu hết chúng ta thoát ra khỏi cái hỏa ngục trần gian đó và có mặt tại cái “thiên đàng hạ giới này”. Một trong các người đó là Bà Khúc Minh Thơ. Riêng nhạc sỹ Phạm Duy thì chỉ lo lắng vận động được cho các con của ông mà thôi. Cũng tốt thôi. Có còn hơn không. Cũng như đại đa số những người khác, biết thân biết phận phó thường dân của mình, tôi đã tích cực thi hành đầy đủ mọi “thủ tục đầu tiên” cần thiết và được lên máy bay vào đầu năm 1984. Nhiều người nói rằng có lẽ tôi là một trong những “Cải tạo viên” đầu tiên được cho đi Mỹ theo chương trình ODP. Trong lúc tôi sửa soạn bước lên máy bay tại Saigòn, thì tại thành phố Los Angeles, một Cơ quan Bác Ái tôn giáo mời vợ tôi lên để ký mảnh giấy cuối cùng hoàn tất thủ tục bảo lãnh. Nhân viên hôm đó là một tài tử xi nê nổi tiếng. Vì bà xã tôi không biết ông là ai, nên ông đã dành trọn thời gian của buổi gặp mặt để nói về sự nghiệp và thành tích đóng phim của ông lúc trước tại Việt Nam. Trước khi dứt lời, ông đã cố vấn pháp lý cho bà xã tôi là nếu bây giờ có muốn đổi ý, không bảo lãnh cho tôi nữa thì vẫn còn kịp. Phu nhân của ông là một danh ca có tài có sắc, nhưng ông lại chê. Ái nữ của ông cũng là một danh ca vì hát bài nào cũng hay, chỉ riêng có bài “cá cắn câu biết đâu mà gỡ” thì nghe hơi ngường ngượng, vì hát vậy mà không phải vậy. Nghe nói hầu hết các tay chơi chuyên nghiệp đều được dậy dỗ một tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu như sau: Trai tân, gái góa thì chơi Đừng nơi có vợ, chớ nơi có chồng. Trước đó, một cô Worker tên Ph., ngày trước cũng là một chiêu đãi viên hàng không xinh đẹp, cô thường thúc dục vợ tôi rằng “Chơi xuân kẻo hết xuân đi, Cái già sồng sộc nó thì theo sau” TB: Thái độ của VC với Phạm Duy và Ý Lan: …các tờ báo mang tính định hướng chính trị - xã hội cao như SGGP, Nhân Dân, Công An sau khi ồn ào với sự kiện “Trở về” của Phạm Duy đã không còn đăng tải tin, bài về ông nữa. Mọi sự không tự nhiên mà như thế! Còn nhớ sau liveshow “Ngày trở về” tôi có bài review trên một trong những tờ báo đó và kết quả là ban biên tập đã được cấp trên gọi xuống nhắc nhở. Lần khác, khi bão Chanchu tàn phá miền Trung phòng trà Văn Nghệ có kết hợp với báo Công An tổ chức show “Phạm Duy – Về miền Trung” để quyên góp tiền cho nạn nhân lũ lụt. Thế nhưng giờ chót đã phải tháo băng rôn và gỡ tên báo ra vì có lệnh xuống là không được nhắc nhở gì tới Phạm Duy nữa, muốn tổ chức hát hò gì cứ âm thầm mà làm. Nói như giọng hằn học của ông NSND Trọng Bằng: “Bàn đến Phạm Duy những người chân chính ở Việt Nam đã biết cả rồi, biết Phạm Duy như thế nào trong quá khứ, Phạm Duy có cái gì tốt, cái gì chưa tốt, bản chất của Phạm Duy và giá trị thật âm nhạc của anh người nghe đều hiểu cả. Sự trở về của Phạm Duy là sự ưu ái của Đảng và Nhà nước, sự rộng lượng của nhân dân ta, nên đừng đặt mình ở vị trí cao, cứ nên im lặng mà làm việc thôi. Có những tác phẩm anh sáng tác đầu kháng chiển rất tốt, bây giờ Cục biểu diễn người ta khuyến khích cho phép anh trở về biểu diễn, thì cứ thế mà cống hiến thôi. Dư luận chúng ta hơi dễ dãi và nhẹ dạ. Nhưng vấn đề là Phạm Duy phải tỉnh táo. Vì ông hoàn toàn hiểu ông là ai, quá khứ đối với dân tộc của Phạm Duy là một tội lỗi. Ông không thể so sánh ông với bất cứ một nhạc sỹ nào đã tham gia cách mạng, vì thế ông không thể nào so sánh với nhạc sỹ Văn Cao. Không thể ví được. Văn Cao là một con người có trình độ, là một nhà nghiên cứu dân tộc, ông Văn Cao là một người toàn diện, và ông Văn Cao còn biết tôn trọng những người nhạc sỹ đàn em đi vào con đường âm nhạc bác học, một người rất khiêm nhường biết mình, biết ta. Giả sử có một nhạc sỹ X, Y, Z nào đó hỏi: Khi chúng tôi đi đánh Mỹ giải phóng dân tộc thì ông làm gì? Chắc chắn rằng nếu là người hiểu biết đều hiểu rõ khi đó ông là tác giả của các bài hát chống lại cách mạng, chống lại nhân dân, chống lại công cuộc giải phóng dân tộc…”. … cái lệnh miệng của Ban tư tưởng Văn hóa yêu cầu không cho quảng bá liveshow Mơ giấc mộng dài của Phạm Duy – diễn ra vào hai ngày 17&18 tại nhà hát Hòa Bình cuối tuần này. Chưa hết, sáng nay không hiểu từ đâu có nguồn tin đồn: Mơ giấc mộng dài bị hủy show vì không xin giấy phép được, khiến nhà tổ chức xiểng niểng. …. Không chỉ Phạm Duy thuộc chủ đề nhạy cảm chính trị, mà gần đây vài nghệ sĩ hải ngoại cũng nằm trong danh sách đó. Ngày 6-6 vừa qua, chương trình Thắp sáng niềm tin – do Ngân hàng ACB thực hiện nhân kỷ niệm thành lập ACB; nhằm quyên góp tiền ủng hộ quỹ từ thiện Chung một tấm lòng. Đêm diễn đặc biệt có mời Ý Lan về hát và mua sóng phát trực tiếp trên HTV7. Tuy nhiên, vào giờ chót Đài truyền hình TP.HCM đã yêu cầu gạch tên Ý Lan ra khỏi chương trình – cùng với lý do trên: nhạy cảm. Do đó, người hâm mộ chỉ có thể xem Ý Lan tại các phòng trà hay những show diễn không ghi hình phát sóng cho đại chúng. Từ 19/8/1945 đến nay, thường là vắt chanh hết nước rồi người ta mới quăng cái vỏ đi cơ mà. Lá bài Phạm Duy còn rất hấp dẫn để chiêu dụ “các khúc ruột ở xa” đem tiền đem tài về nước dâng cúng… mà sao người ta đã chà đạp cái vỏ chanh này sớm qúa thế này? Ông Bà mình nói chả sai tý nào: “Miếng thịt là miếng nhục!” Thôi, “Cóc chết ba năm quay đầu về Mỹ đi”. Ở Mỹ nhục, nhưng mà không phải bì bõm “chống nạng cầy bừa” như ở bển.
|