Một ngày trọng đại của dân tộc Trung Quốc |
Tác Giả: Adam Michnik, Đinh Minh Đạo dịch | |||||
Thứ Năm, 14 Tháng 10 Năm 2010 11:00 | |||||
LND: Adam Michnik hiện là tổng biên tập của nhật báo „WYBORCZA” (Bầu Cử), nhật báo nhiều người đọc nhất của Ba Lan hiện nay. Ông là một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất trong thời gian Ba Lan còn trong chế độ cộng sản. Ông bị đuổi khỏi trường đại học vì các hoạt đông chống đối chế độ cộng sản, rồi trở thành một trong những cố vấn của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan. Sau khi Đảng Cộng Sản Ba Lan buộc phải chấp nhận cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên (1989), ông đã sáng lập nhật báo „WYBORCZA” và là tổng biên tập từ đó cho đến nay. Tháng tư vừa qua, ông đã đi thăm Trung Quốc, gặp gỡ các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc, trong đó có nhiều bạn bè của ông Lưu Hiểu Ba. ——- Giải Thưởng Hòa Bình Nobel 2010 cho Lưu Hiểu Ba. Đó là một ngày trọng đại của dân tộc Trung Quốc, giống như những ngày trọng đại cho nước Nga tự do, khi mà Giải Thưởng Nobel được trao cho Solzenisyn* và Sakharop**, cũng giống như đối với Ba Lan khi giải thưởng được trao cho Lech Walesa, chủ tịch Công Đoàn Đoàn Kết. Đây cũng là một ngày trọng đại của tất cả những người yêu chuộng tự do và sẵn sàng bảo vệ tự do trên toàn thế giới. Sau hết, nó là ngày trọng đại của tất cả các tù nhân chính trị trên toàn thế giới.
Tôi đã có dịp đến thăm Trung Quốc gần đây, sự thay đổi thứ hai ,sự thay đổi mà thế giới bên ngoài ít viết và nói đến, đó là sự thay đổi đã để lại trong tôi một ấn tượng hết sức mạnh mẽ. Đó là sự hình thành những hoạt động, những ý kiến, những tư tưởng độc lập của quần chúng, mầm mống của một xã hội công dân. Lưu Hiểu Ba , người vừa nhận Giải Thưởng Hòa Bình Nobel, tù nhân chính trị là một trong những người sáng lập ra phong trào quần chúng và xã hội công dân này. Ông đã phải trả giá rất cao : bị tứớc bỏ quyền bình đẳng, bị cô lập, bị lưu đầy. Nhưng Lưu đã được thán phục và kính trọng, ông là một trong những người đã khôi phục lòng tin của con người, rằng trong các xã hội tồn tại những giá trị cơ bản chung của loài người. Hôm nay là ngày lễ của tất cả các nhà dân chủ can đảm của Trung Quốc. Tôi đã có vinh dự được gặp nhiều người trong số họ, nhiều bạn bè của Lưu Hiểu Ba tại Bắc Kinh và Hồng Kông cách đây không lâu. Tinh thần dũng cảm, lòng thành thực, sự thông minh, chín chắn của họ đã để lại trong tôi những ấn tượng khó quên. Tôi ngợi ca họ và chia sẻ niềm vui với họ. Tôi có những tình cảm khi nghe tin Lưu Hiểu Ba được giải Nobel giống như khi nghe tin giải được trao cho Aleksander Solzenisyn, sau đó là Andre Sakharop, rồi Czeslaw Milosz*** và Lech Walesa. Đó chính là phần thưởng của tự do cho những người dân tự do, bởi vì chỉ có tự do mới mang lại hòa bình. Những giải thưởng này thường mang đến những khó khăn cho các chính quyền cộng sản. Họ thường phản ứng một cách hằn học và tiến hành các cuộc đàn áp. Những nhà lãnh đạo của nhà nước Trung Quốc phải nhớ rằng, ngày nay hành động thô lỗ, tấn công một cách ngu xuẩn những người được Giải Thưởng Hòa Bình Nobel chỉ đem đến cho họ sự vinh quang, còn những nhà lãnh đạo sẽ phải đón nhận sự nhục nhã. Đối với những người đầy dũng khí và được kính trọng trên toàn thế giới, cần phải đối thoại chứ không phải giam giữ họ trong các nhà tù. Hôm qua, những phát biểu của các chính khách, những nhà chính trị và dư luận của nhân dân trên toàn thế giới đã lên án bản án bất công mà chính quyền Trung Quốc đã thi hành với ông Lưu Hiểu Ba. Hôm nay là ngày sự thật cho Trung Quốc, tôi tin tưởng rằng, chế độ độc tài cộng sản sẽ bị tiêu vong và tự do cho Trung Quốc đã và đang nẩy mầm và đơm trái. Warszawa 12-10-2010 Nguồn: Nhật báo”WYBORCZA” Ba Lan ————- *Aleksandre Solzeníyn sinh năm 1918, nhà văn Nga , bị chính quyền Liên Xô giam cầm trong các trại tập trung lao đông từ 1945-1956. Năm 1974 bị tước quyền công dân và trục xuất sang Tây Đức, sau ông sang sống tại Mỹ. Năm 1994 trở về Nga, ông là tác giả của những tiểu thuyết nổi tiêng như „Một ngày của Ivan Denisovicz”, „Quần đảo Gulag”. Năm 1970 ông được tặng Giải Thưởng Văn Học Nobel **Andre Sakharow sinh năm 1921, nhà vật lý nổi tiếng thời Liên Xô, cha đẻ của bom khinh khí (bom H). Từ năm 1960 ông trở thành nhà đối lập và bảo quyền con người. Chính quyền Liên Xô đã giam lỏng ông tử 1980-1986 tại Gorki. Ông được trao tặng Giải Thưởng Hòa Binh Nobel năm 1975. Hiện nay quốc hội của Liên Minh Châu Âu có giải thưởng về nhân quyền mang tên Sakharow. ***Czeslaw Milosz sinh năm 1911, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của Ba Lan. Tỵ nạn chính trị tại Pháp từ 1950, từ 1961-1978 giáo sư trường Tổng Hợp Berkeley California Mỹ. Ông là tác giả của những tập thơ nổi tiêng như „Ba mùa đông ” (1936), „Sự thoát chết”(1945)… Năm 1980 ông được tặng Giải Thưởng Văn Học Nobel, ông mất năm 2004 tại Krakow, Ba Lan. Từ khát vọng bỏng cháy, Lưu Hiểu Ba đã khởi xướng Hiến chương 08 零八宪章 (Linh Bát Hiến Chương) lấy Tinh hoa từ Hiến chương 77 Tiệp Khắc, là nơi mà vào năm 1977, hơn hai trăm nhà trí thức Tiệp Khắc đã lập ra một tập hợp công khai, không chính thức gồm nhiều người có cùng một ý chí, đoàn kết lại với nhau để tranh đấu DÂN CHỦ khơi lại Mùa Xuân Praha Tiệp Khắc 1968 …. “Chúng ta cần thiết lập nền cộng hòa liên bang Trung Hoa dưới cấu trúc dân chủ và tôn trọng hiến pháp - We need to establish China’s federal republic under the structure of democracy and constitutionalism.” LƯU HIỂU BA viết bài thơ sau năm 2000 vừa kết thúc lao động trong trại lao cải chỉ vì tội kêu gọi đối thọai giữa nhà cầm quyền Trung Quốc và Đức Đạt La Đạt Ma Bài thơ dành tặng cho người vợ hiền Lưu Hà Một Chữ (tặng cho người vợ hiền) Một Chữ thôi cũng đủ Cho anh thăng hoa Đối mặt nhìn em nói Như gió thổi qua đêm Dùng máu mình viết thơ Dòng thầm kín vu vơ Nhắc anh em ơi mỗi chữ Là chữ cuối giã từ ! Tuyết trong em châu thân Tan băng vào lửa huyền thọai Trong ánh mắt tên đao thủ Giận thù thành đá sần sù Hai thanh song sắt cửa Vô tình đan bện vào nhau Bướm sâu đêm bay tìm nhau Cùng tìm ánh đèn ánh lửa Dấu hiệu vĩnh cửu vĩnh hằng Tạc vẽ bóng dáng em chăng ??? Nguyễn Hữu Viện chuyển ngữ
|