Một Chế Độ Súc Sinh |
Tác Giả: Thiên Hạ Sự | |||
Chúa Nhật, 07 Tháng 11 Năm 2010 06:24 | |||
“Tại sao không phải thân nhân của bà Hồ Nhu mà lại tham gia đám tang?” -- (Chánh án TAND Tán Thị Thu Dung ) Ngày 27-10-2010, chánh án tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng, nhủ danh Tán Thị Thu Dung, đã lần lượt hỏi sáu nạn nhân trong vụ án Công Lý Cồn Dầu: “Tại sao không phải thân nhân của bà Hồ Nhu (Cồn Dầu) mà lại tham gia đám tang?” Bà quan tòa này xem đây là một bằng chứng cụ thể để buộc tội các nạn nhân có hành động “chống người thi hành công vụ!” Làm “chánh án tòa án nhân dân” thì ít nhất cũng phải… biết đọc, biết viết, biết suy nghĩ, và ít nhiều phải có học luật. Giữa một rừng luật thì dù áp dụng luật rừng XHCNVN cũng phải học để khỏi rơi vào trường hợp “bứt dây động rừng!” Quan Bà nên hỏi các đồng chí cao cấp tham dự đám tang của bà Lý Thị Bằng, vợ Nông Đức Mạnh vừa chết ngày 24-10-2010. Lãnh đạo đảng các cấp từ địa phương đến trung ương, quan chức nhà nước các phủ, bộ, ban ngành… rủ nhau đi viếng xác như đi dự đại hội Thăng Long 1000 năm: “Tại sao không phải là thân nhân của Lý Thị Bằng và Nông Đức Mạnh mà lại chia buồn, tham gia đám tang? Có âm mưu chống người thi hành công vụ?!” Áp dụng đúng luật rừng CHXHCNVN thì các quan chức đít to bụng phệ này càng đáng bị công an Đà Nẵng bề hội đồng cảnh cáo như chúng đã làm đối với anh Tôma Nguyễn Thành Năm, bị đánh chết, và sáu giáo dân Cồn Dầu bị đánh đập tra khảo tàn nhẫn và biệt giam sáu tháng từ lúc bị bắt đến ngày xử án. Có lẽ quan bà học ”bổ túc văn hóa” mà lại “nhảy lớp” nên không biết đảng ta vinh quang nhờ có thiên tài thi nô Tố Hữu nổi danh với bài thơ “Khóc Xít-ta-lin”: Đêm qua loa gọi ngoài đồng Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao Làng trên xóm dưới xôn xao Ngôi sao sáng nhất trời cao băng rồi! Ông Xit-ta-lin ơi! Ông Xit-ta-lin ơi! Hỡi ơi ông mất đất trời biết không ? Thương cha thương mẹ thương chồng Thương mình thương một, thương ông thương mười! Ông Xít-ta-lin chết. Ông Tố Hữu vừa bưng bô vừa làm thơ khóc rống. Cu Hồ đọc bài thơ « Khóc Xít-ta-lin » của Tố Hữu xúc động, cũng khóc theo. Toàn đảng, toàn quân thấy cu Hồ chảy nước mắt cũng phải cố khóc cho vui lòng bác (Đố tên nào dám không khóc?. Cu Hồ ra lịnh cho toàn dân để tang ông Xít ! Chắc vào cái thời đó, tháng hai năm 1953, bà chánh án chưa lọt lòng mẹ nên chưa học theo « thói đời CSVG » bập bẹ câu nói bưng bô bất hủ : « tiếng đầu lòng... con gọi Xít-ta-lin! » Ông Xít-ta-lin ở nước Nga, dân Nga, cách hang Pác Bó hàng ngàn cây số. Ông là tên đồ tể nổi tiếng khát máu, giết hàng triệu dân Nga, đày dân đi khổ sai vùng băng giá kinh tế mới Tây Bá lợi Á cho đến chết. Vậy cu Hồ và lãnh tụ đảng CSVG ta có bà con chi mà khóc rống hơn cả khi mẹ cha chết, rồi kéo nhau sang Liên Sô đưa đám ma? Khi Xít-ta-lin còn sống, Hồ Chủ Tịch chưa từng được ông ta cho phép chiêm ngắm dung nhan. Hay là cu Hồ và các đồng chí đồng đảng CSVG có cùng dòng máu… sát nhân của ông Xít? Quan bà Thu Dung hỏi đồng chí bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, thừa tự Nông Đức Mạnh hay đích tôn Nông Quốc Tuấn may ra có câu trả lời chính xác. Thật sự, không ai có thể tưởng tượng có « một con người » trên thế gian này dám mở miệng hỏi câu đó và người đó lại là một phụ nữ, một chánh án xét xử! Người ta chẳng nói phái nữ dễ xúc động, sống nhiều về tình cảm, không cứng rắn, chai đá như người nam? Tượng thần Công Lý không phải là hình ảnh một phụ nữ sao? Nghĩa tử là nghĩa tận ! Thù ghét, oán giận cũng phải quên đi. Chính lúc này bản tính nhân loại, chất người phải được thể hiện qua sự đồng cảm, chia sẻ, chạnh lòng thương... Rồi tình bè bạn, hàng xóm láng giềng, cùng làng xã, anh chị em cùng một giáo xứ, họ đạo, vui buồn có nhau… Sự hiện diện của tha nhân lúc nầy nói lên thân phận giới hạn, mỏng dòn của kiếp người để cùng cảm thông. Đâu cần phải là bà con ruột thịt mới chia buồn, tham dự đám tang… Thế mà... Chế độ nào đã tôi luyện một quan chức như thế? Chế độ nào đã sản xuất một đảng viên có « khả năng chừng ấy » lại ngồi tòa xét xử? Cách đây không lâu trên mạng, một câu chuyện « ấn tượng » về tình người dưới chế độ XHCNVN được chuyển lưu. Một công nhân vì sanh kế phải đi làm xa nhà, bị tai nạn lao động mất một nửa bàn chân. Sau khi được tạm chữa lành, anh rời khỏi bịnh viện. Không được đền bù tai nạn lao động, bị cho nghỉ việc, tiền bạc không có, anh được bạn bè nơi làm việc góp tặng một số tiền giúp anh mua vé xe lửa về quê. Anh mua vé dành cho người tàn tật, một nửa giá so với giá người bình thường. Khi nhân viên kiểm vé xét hỏi, anh đưa vé. Cô này đòi anh phải xuất trình « Giấy chứng nhận tàn tật » có đóng con dấu của Hội Người Tàn Tật! Anh không có, với lý do thật xác đáng. Anh đưa cô xem... một nửa bàn chân còn lại của anh. Cô vẫn khư khư đòi giấy chứng nhận tàn tật và bắt anh phải mua vé bổ sung. Ông trưởng tàu nghe tin vội đến giải quyết. Anh công nhân bất hạnh lại phải giải thích, năn nỉ, và đưa bàn chân bị cắt phân nửa của mình ra cho ông ta xem. Dù thấy anh công nhân thật sự bị tàn phế, ông vẫn giữ đúng « thói đời XNCNVN, » nhứt trí với nhân viên kiểm vé, bắt anh công nhân phải mua vé bổ sung vì « chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. » Anh công nhân móc tất cả túi áo quần cho mọi người thấy... Anh không có đủ tiền mua vé bổ sung. Trưởng tàu vẫn kiên quyết, không chạnh lòng thương xót. Sau cùng, theo đề nghị của cô kiểm vé, ông đồng ý bắt anh công nhân tàn tật vừa xuất viện lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ để bù cho tiền vé thiếu! Đấy, con người mới xã hội chủ nghĩa thời đại Hồ Chí Minh là như thế! Như quan bà chánh án Thu Dung. Như ông trưởng tàu. Như cô kiểm vé. Như cảnh sát, công an nhân dân, quần chúng tự phát... Gần ba triệu đảng viên CSVG là như thế ! Thành quả của « 55 năm bác đảng trồng người! » Những câu chuyện thương tâm tương tợ xảy ra hằng ngày trong xã hội Việt Nam hôm nay từ ngày bác đảng cướp quyền làm người của dân tộc! Chế độ nào đã « trồng người » thành những con người vô cảm, vô tâm, chỉ có... xác người, nói tiếng người mà thiếu tim người, thiếu tâm đạo, thiếu lòng nhân? Chế độ nào mà kẻ cầm quyền chủ trương, qua bàn tay nhúng máu của công an nhân dân, cảnh sát, đánh khảo người vô tội đến khi chịu nhận tội mình không phạm? Chế độ nào mà bốn chữ « công an nhân dân » l à nỗi kinh hoàng của toàn dân, đồng nghĩa với những gì xấu xa, ghê tởm nhất trong xã hội? Chế độ nào mà kẻ cầm quyển lộng ngôn xem hành động cướp ngày của quan chức nhà nước là « thi hành công vụ? » Chế độ nào mà « đầy tớ nhân dân » đồng nghĩa với quân ăn cướp và « quần chúng tự phát, » như nhận xét của người dân cùng khổ XHCNVN: Con ơi nhớ lấy lời cha Cướp đêm là giặc, cướp ngày là… quan (quan chức CSVG!) Chế độ nào mà tra khảo, đánh đập, giết người được « công an nhân dân » xem là trò chơi ngoạn mục? Cứ nhìn các tướng công an CSVG trước nay, từ Trần Quốc Hoàn đến Lê Hồng Anh, Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyết Đức Nhanh, giám đốc Sở Công An ở các tỉnh..., có tên nào có gương mặt thanh tú của con người văn minh, biết đạo lý, công bằng, có lòng nhân? Theo sách tướng số, những tên nầy nếu không thuộc thành phần trộm cướp, du đãng, anh chị bến xe… thì cũng thuộc thành phần ngụy trang làm « quần chúng tự phát » thường thấy trong các cuộc đàn áp giáo dân, đập phá nhà thờ ở Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Tòa, Loan Lý, Cồn Dầu… Trước khi được gắn nhãn hiệu quốc gia/quốc tịch, « động vật » đó phải là người trước đã. Không quốc gia nào đem quốc tịch ban phát cho trâu bò, lang sói! Chính tâm đạo, nhân đạo là mẫu số chung làm cho các dân tộc giống nhau, thuộc loài người. Cho nên đã là người thì điều cốt yếu là phải có lòng nhân, cái nhãn hiệu làm người! Có bộ mặt người, dáng người, nói tiếng người chưa đủ để làm người, dù làu thông chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh, với hàng chục cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ do nhà nước CHXHCNVN ban phát. Ngày nay khoa học, kỹ thuật có thể làm nên những con người máy « robots » có mặt người, dáng người, nói được tiếng người, nhưng không làm cho chúng có tâm người được. Ở các quốc gia Tây Phương vẫn có một số người vô thần (atheists) không tin có Thượng Đế, nhưng họ không theo chủ nghĩa cộng sản Mác Lê. Họ sống theo đạo làm người tốt lành, nhân đạo, biết trách nhiệm xã hội, biết chạnh lòng thương người cùng khổ, kém may mắn hơn mình, biết nhường cơm xẻ áo... Họ là những người vô-thần-không-cộng-sản. Ở các nước dưới chế độ cộng-sản–vô-thần, nhất là Việt Nam, thì lại khác. Việt Nam ta có thêm « tư tưởng Hồ Chí Minh » dẫn đường chỉ lối. Đảng viên, cán bộ nhà nước, cảnh sát, công an, được tôi luyện, học tập tốt và làm đúng như cu Hồ đã làm lúc chưa chết: cả đời sống trí trá, gian tham, độc ác, vô tâm, vô cảm, hành động theo khuôn mẫu của « quần chúng tự phát, » sẵn sàng giết người vô tội cho mục tiêu bất nhân của mình. Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã bày tỏ tâm tư của người dân đất Bắc sau một thời gian sống dưới ách CSVG, nhất là sau khi đã trải qua giai đoạn kinh hoàng « cải cách ruộng đất: » Ôi thằng Tây mà người dân không tiếc máu xương đánh đuổi Nay họ lại tỏ ra luyến tiếc vô cùng Nhờ nanh vuốt của lũ thú rừng Mà bàn tay cai trị thực dân hóa ra êm ả… Người dân miền Nam may mắn hơn, được sống 20 năm dưới chánh thể tự do dân chủ (1955-1975), nhưng lại không biết trân quý, bảo vệ cái mình có. Lại thêm có một số phần tử ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, nhất là nhóm ngụy trí thức, nối giáo cho giặc, nuôi dưỡng, che dấu, tiếp tế… để hôm nay cam phận làm dân oan khiếu kiện, bị lưu đày, áp bức trên quê hương của mình: Phượng hoàng cắt cánh đuổi đi Đem con bìm bịp về nhà mà nuôi! Khi kiểm tra dân số Việt Nam, để cho chính xác, các nhà thống kê nên trừ bớt đi con số ba triệu đảng viên CSVG và nên xếp chúng vào diện « động vật thiểu số » đang có nguy cơ diệt chủng (endangered species) chỉ biết tàn phá đất nước, hủy diệt môi sinh, giết mòn dân tộc, bán nước cho ngoại bang. Câu nói của Tán Thị Thu Dung đáng được ghi vào cổng các pháp đình tòa án nhân dân CHXHCNVN như chứng tích của một bộ óc siêu việt ươm trồng bằng phân bón… tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ có một chế độ súc sinh mới sản xuất được những động vật quái đản như thế!
|