Vì Sao Ngày Càng Ít Người Dấn Thân Tham Gia Sinh Họat Cộng Đồng |
Tác Giả: Thiện Ý | ||||
Thứ Tư, 29 Tháng 12 Năm 2010 09:36 | ||||
Một vấn đề từ lâu được những người qua tâm đến sinh hoạt Cộng Đồng đặt ra là vì sao ngày càng ít người dấn thân tham gia các sinh họat cộng đồng nói chung, tham gia vai trò lãnh đạo cộng đồng nói riêng? Nhớ lại, vào những năm của thập niên 1980, tại Houston nói riêng, hải ngoại nói chung, nhiều hội địan đấu tranh cũng như ái hữu được hình thành với các hoạt động sơi nổi và đầy hứng khởi diễn ra ở những nơi cĩ đơng người Việt cư ngụ. Theo một cư dân sống lâu năm ở Houston, trong một bài viết đã ghi nhận: “sinh họat đoàn thể lúc đó thật nhộn nhịp, hăng say. Hầu như tất cả những ngày cuối tuần người Việt tỵ nạn đều đi tham dự hội họp; không họp hội đoàn của mình thì cũng của thân hữu. Người người, nhà nhà thi nhau mà hội họp; lúc thì hăng hái hô to khẩu hiệu chống cộng, khi thì bùi ngùi chia xẻ với nhau nỗi nhớ quê cha đất tổ. Nói chung giai đọan này là giai đọan thăng hoa nhất của tinh thần “Ðồng cảnh tương lân” của người Việt hải ngọai”. Thế rồi những năm sau đó thì sao? Vẫn theo nhận định trong bài viết của cư dân ở Houston nói trên thì “ Bắt đầu từ thập niên 90 trở về nay, trên các đài phát thanh tiếng Việt, trên các báo tiếng Việt đã càng ngày càng thưa đi những thư mời, những thông báo hội họp. Và trong những cuộc hội họp thì số người tham dự càng vơi đi không ít. Tình trạng này cứ mãi kéo dài, đã không ít người có tâm huyết với sinh họat cộng đồng đã thao thức, bâng khuâng, muốn cải thiện đi, nhưng tình hình không sáng sủa gì, trái lại là khác”. Ði tìm nguyên nhân của sự suy thoái sinh họat cộng đồng đến mức quan ngại này thật không khăn gì, nếu chúng ta xét trên hai bình diện chủ quan và khách quan. Về chủ quan, ai cũng thấy những người hăng say, tha thiết với sinh họat đấu tranh chống cộng cũng như sinh họat xã hội là lớp người trưởng thành khi di tản đến xứ sở này. Tuổi càng cao, chí càng giảm, sinh họat cộng đồng sẽ yếu đi theo quy luật thời gian. Lớp người trẻ ở tuổi ấu niên lúc di tản hay sau đó được sinh ra trên đất nước này thường là có khuynh hướng sinh họat hội nhập vào dòng chính xã hội bản địa, ít còn tha thiết với sinh họat cộng đồng vì không thích dụng, không nói rành tiến Việt nên ngần ngại, không có cảm hứng, trừ khi nghề nghiệp của họ cần sự cộng sinh với cộng đồng Việt Nam, hay do giáo dục gia đình tạo cho họ một ý thức gắn bó với Cộng Ðồng vì tình tự dân tộc. Nhưng dù đã có nhiều cố gắng của các thế hệ cha anh, các sinh họat cộng đồng vẫn không thu hút được đông đảo giới trẻ tham gia như ước nguyện. Về mặt khách quan, sự biến chuyển của tình hình quốc tế và Việt Nam sau vài chục năm người Việt đặt chân lên xứ sở này, cũng là nguyên nhân đưa đến suy thoái trong sinh họat cộng đồng. Chẳng hạn về các sinh họat đấu tranh chống cộng vốn là sinh họat hăng hái, sôi nổi nhất của cộng đồng trong những thập niên trước, đã suy thoái trong thập niên gần đây là vì tình thế đổi thay, nhiều người Việt hải ngọai đã có thể về Việt Nam thăm thân nhân họ hàng, trong khi các họat động chống cộng vẫn thế, không có hấp lực gì mới, khiến nhiều người mất tin tưởng, thờ ơ. Tình cảnh này cũng ảnh hưởng đến các sinh họat xã hội về mặt tâm lý, khi trước đây những tưởng rằng sẽ không có ngày được về nhìn lại quê cha đất tổ, nên sinh họat gắn bó với đồng hương để tìm niềm vui trong cuộc sống, nay thì đã có thể đi về Việt Nam bất cứ lúc nào, chỉ cần có tiền, nên tình đồng hương gắn bó đã ít nhiều bị mai một. Mặt khác, một nguyên nhân quan trọng khác đã khiến ngày càng ít người tham gia các sinh hoạt trong Cộng Đồng và công tác lãnh đạo tổ chức Cộng Đồng, là vì thực tế cho thấy những người dấn thân phục vụ Cộng Đồng trong vai trò lãnh đạo hàng đầu, dù có thiện chí hoạt động hăng say cách mấy, ít khi được ghi công và vinh danh cách nào đó, mà thường là mục tiêu tấn công quyết liệt vào các khuyến điểm không thể tránh khỏi trong thời gian phục vụ Cộng Đồng. Công chẳng thấy đâu mà chỉ thấy tội, đã dấn thân phục vụ không lương, tiêu phí thời gian, tiền bạc, lại bị đối xử bất công như thế, những người có thiện chí, không còn muốn dấn thân phục vụ Cộng Đồng, không còn muốn làm công việc “ăn cơm nhà vác ngà voi” là hệ quả tất nhiên. Hệ quả này ít nhiều đã làm đui chột những người trẻ thuộc thế hệ con cháu có thiện chí dấn thân phục vụ Cộng Đồng, khi chứng kiến cảnh thế hệ cha anh gấu ó nhau, xử dụng những ngôn từ thiếu văn hoá, mà dù họ không hiểu hết ý nghĩa của những từ ngữ Việt Nam, song cứ nhìn nét mặt và cung cách biểu lộ của bấc cha anh mỗi khi có bất đồng, mâu thuẫn, họ cũng có thể hiểu được phần nào. Nếu những hoạt cảnh này cứ tái diễn giữa các bậc cha chú trong các sinh hoạt Cộng Đồng, người Việt Quốc Gia tại hải ngoại không khỏi e ngại rằng, sẽ có thể dẫn đến nguy cơ không còn người trẻ kế tục vai trò lãnh đạo các Tổ Chức Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn cộng sản tại hải ngoại nói chung, Cộng Đồng Houston nói riêng. Trong khi đó, đồng hương Việt Nam cũng ngày càng ít người tham gia các sinh hoạt chống cộng cũng như công ích vì chán nản, mất niềm tin, khi nhìn thấy cảnh xung đột nội bộ không khoan nhượng trong hàng ngũ được coi là lãnh đạo các tổ chức Cộng Đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại. Trong các cuộc xung đột do những mâu thuẫn nội bộ này, các bên đã kết bè kết phái, xử dụng mọi ngôn từ, thủ đoạn bất chính, bịa đặt, xuyên tạc sự thật để hạ nhục, tấn công nhau với mức độ và biểu lộ lòng căm thù không thua gì với kẻ thù Việt cộng, gây bất ổn, phân hoá Cộng Đồng thành hai hay ba tổ chức,thử hỏi làm sao đồng hương còn có thể tin tưởng để tham gia vào các sinh hoạt đấu tranh chống cộng hay hoạt động công ich trong Cộng Đồng? Từ thực trạng đáng buồn trên, tương lai các tổ chức cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại nói chung Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Vùng Phụ Cận nói riêng sẽ đi về đâu? Câu trả lời xin dành cho những người có trách nhiệm lãnh đạo các Cộng Đồng và tất cả đồng hương Việt Nam sống chung trong các Cộng Đồng Việt Nam ở hải ngoại. Houston, ngàt 27 tháng 12 năm 2010.
|