Home Tin Tức Bình Luận Tunisia Ngày Nay, Việt Nam Ngày Mai?

Tunisia Ngày Nay, Việt Nam Ngày Mai? PDF Print E-mail
Tác Giả: Vi Anh   
Thứ Năm, 03 Tháng 2 Năm 2011 20:24

Nếu thuần tuý xét nguyên do gần xa thúc đẩy dân chúng Tunisia nổi dậy biểu tình lật đổ chế độ độc tài ở Tunisia, thì thấy những gì chế độ CS Hà nội độc tài đảng trị toàn diện đã gây cho VN quá tệ lậu để người dân Việt phải làm cuộc cách mạng lật đổ độc tài CS.


Độc tài CS còn làm ác nghiệt hơn. Nào là tước đoạt nhân quyển và dân quyền, chà đạp quyền tự do, dân chủ, tự do tôn giáo của người dân; nào là tham nhũng tràn lan thành quốc nạn, coi dân như cỏ rác, cưỡng bức trưng thu đất đai của người dân, huỷ hoại mội trường; nào là vay nợ ngoại quốc đời sau phải trả còng lưng; nào là  lạm phát tăng trên đà phi mã, thất nghiệp tăng liên tục. Đã bao năm nông dân thị dân VN đau khổ vô cùng, đã hết chịu nổi. 

Thời gian độc tài gia đình trị của độc tài Ben Ali ở Tunisia chỉ có 23 năm, còn ở VN, CS Hà nội đã độc tài đảng trị toàn diện ngoài Bắc gần 75 năm, trong Nam hơn 35 năm cộng lại cả thế kỷ.

Gia đình vợ con và thân nhân bè bạn của nhà độc tài Ben Aki chiếm những chức vụ hành chánh, những lãnh vực kinh tế ngon ăn. Nhưng đâu bằng CS. Thời tiến lên xã hội chủ nghĩa, kinh tế chỉ huy, tập trung, cán bộ đảng viên CS nắm hết. CS trị dân bằng bao tử. Thời mở cửa kinh tế, cán bộ đảng viên cấu kết cùng tài phiệt ngoại quốc bóc lột người lao động như thời tư bản hoang dã.

Người dân VN đại đa số cũng như  dân chúng Tunisia đều không được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế - rất nghèo khổ, khốn cùng. Hố sâu ngăn cách nghèo giàu, thành thị nông thôn sâu rộng không thể tả được, xã hội lúc nào cũng chực chờ nổ chụp băng một cuộc cách mạng xã hội.
Độc tài Ben Ali  cũng như CS không  đa nguyên, đa đảng, không tự do bầu cử, đặt đối lập ra ngoài vòng pháp luật, dàn dựng dân chủ trá hình, ăn gian bầu cử như Đảng cử dân bầu trong chế độ CS..

Còn hơn ở Tunisia, CS triệt tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet, dùng truyền thông làm bộ máy tuyên truyền cho chế độ thôi. Người dân không còn nơi nào để bày tỏ sự bất bình đối với chề độ, chỉ còn một còn đường là lật đổ, vứt bỏ nó đi.

Ở VNCS còn hơn nữa. Ai bất đồng chánh kiến sẽ bị trấn áp, khủng bố đen trắng xám, cho du đảng hành hung, cho công an bắt và hình sự hoá thủ tục để bỏ tù bằng một bản án do Đảng CS tiền chế. Độc tài ở Tunisia và Ai cập coi thành phần chống đối là những người bất mãn. Còn Việt Công buộc “lực lượng thù địch.”
Sức ép càng nhiều sức bật càng cao;  nên người ta thấy sự chống đối nhà cầm quyền, của người  dân Việt trong thời Việt  trước khi nổi dây,  mạnh và nhìều hơn ở Tunisia. Người Việt gọi là đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền

Người dân Việt làm một cuộc quốc tế vận mạnh hơn Tunisia. Vấn đề nhân quyền VN đi vào Quốc Hội Liên Âu, Mỹ, Úc nhờ  người Việt có  một số người và gia đình tỵ nạn CS  định cư ở các cường quốc Tây Phương như Mỹ,  Úc.

Độc tài Ben Ali ở Tunisia và Moubarak ở Ai cập thân thiện và đồng minh,  gắn bó với Mỹ và Tây Phương nhiều hơn  độc tài CS Hà nội. Pháp, Mỹ , Ngân hàng Thế giới và  Quỹ Tiền tệ Quốc tế ủng hộ nhà cầm quyền Tunis, Cairo hơn Hà nội và Bắc Kinh. Tây Phương xem mô hình kinh tế Tunis là tuyệt vời. Mỹ xem Ben Ali, Moubarak  là đồng minh trung thành, cốt lõi trong công cuộc chống khủng bố, và giải quyết xung đột của Do thái ở Trung Đông. Mỹ viện trợ hào phóng cho Moubarak, mỗi năm 1 tỷ rười Đô, suốt 30 năm liền.

Thế nhưng khi người dân đứng lên, nói lên tiếng nói chánh nghĩa, đổi thay chánh phủ, không có cường quốc tự do, dân chủ nào dám đương trường đứng ta binh chế độ độc tài. Dù Mỹ rất cần chế độ Moubarak trong vấn đề Trung Đông, chống khủng bố Hồi Giáo cực đoan, TT Obama cũng không dám binh người và chế độ nhân dân đang chống.

Và khi chánh phủ mới của Tunisia yêu cầu thì Cảnh sát Quốc tế Interpol, nước Thụy sĩ, Canada, các nước Liên Âu đều giúp chánh quyền mới của Tunisia truy nã TT Ben Ali, vợ và những người thân tại đào ở ngoại quốc và phong toả tài sản của họ tẩu tán cất dấu ở các nước.

Còn CS Hà nội chỉ là đối tác với Mỹ và Liên Âu nếu bị người dân nổi dậy lật đổ thì các chánh quyền tự do, dân chủ ắt càng phải dè  dặt hơn với CS .

Cuối cùng tình hình và hoàn cảnh mỗi một quốc gia dân tộc mỗi khác. Nhưng mong muốn tự do là ước vọng chung của muôn người, mọi người đều muốn được tự do. Dân chúng trong chế độ CS còn bị áp bức bóc lột hơn ở Tunisia nữa. Nhưng sự kiểm soát người dân của CS vô cùng chặt chẽ. CS là chế độ thường dùng khủng bố nhà nước để trấn áp nhân dân mình, đông lạnh người dân trong nỗi sợ.

Nhưng trước phong trào dân chúng đứng lên biểu tình lật đổ độc tài điểm ở Tunisia, lan sang Ai cập và phát huy tại các nước như Algerie, Jordanie, TC và Việt Cộng rất lo sợ. TQ có khoảng 450 triệu người dùng Internet mà Internet là xa lộ nối kết những người dân biểu tình ờ  Tunisia và Ai cập. TC tăng cường kiểm soát Internet. Bất cứ ai ở TQ truy cập về Ai cập  đều không được. Báo đài của Đảng thì lên án cuộc nổi dậy của người dân, đi một  tin ngắn gọn  nói cuộc biểu tình chống chính phủ Ai Cập  làm 125 người chết, hàng ngàn người bị thương trong tuần lễ và  cảnh báo là các cuộc nổi dậy của dân chúng có nguy cơ gây ra hỗn loạn xã hội.
Còn Việt Cộng thì công bố quyết định biến Bộ Chỉ huy Quân sự TP Hồ Chí Minh thành Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh nhằm "tăng cường sức mạnh vũ trang" để đối phó với các "lực lượng thù địch". Hai đô thị lớn nhất Việt Nam như vậy đang được bảo vệ bằng hai bộ tư lệnh. Bộ tư lịnh tương đương với quân đoàn có từ ba đến  bốn sư đoàn cơ hữu, mỗi sư đoàn cấp số 20,000 người. Chỉ thủ đô chánh trị Hà nội và kinh tế Saigon có bộ tư lịnh thôi.

Con Hunsen một bộ đội người Việt gốc Miên được CS Hà nội “ bố trí” làm thủ tướng, trở thành người thủ tướng lâu đời nhứt Á châu lên “ báo đài” nói, “chẳng những sẽ làm yếu đối lập mà còn diệt trắng nữa”.