Thảm họa nguyên tử tại Nhật đã làm cho rất nhiều người quan tâm về tương lai của điện nguyên tử tại Hoa Kỳ
|
Thảm họa tại nhà máy điện chạy bằng năng lương nguyên tử Fukushima tại Nhật đã đặt lại thành nghi vấn “Sự Phục Hưng Nguyên Tử” của Hoa Kỳ. |
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta sẽ bắt đầu với câu hỏi là liệu tương lai nguyên tử của Hoa Kỳ có bị phóng đại hay không ? Trong những năm gần đây, hình như tất cả các khuynh hướng tư duy cổ điển nào tại Washington đều cho rằng bất cứ một dự thảo luật về biến đổi khí hậu hoặc về năng lương đều phải ghi một hàng chữ nói rõ rằng nguyên tử là phần then chốt trong phương trình năng lượng về lâu về dài của nước Mỹ. Các nhân vật Cộng hòa trong đó có thượng nghị sĩ John McCain, một thời là người bênh vực kỳ cùng cho các vấn đề có liên quan đến biến đổi khí hậu tại Thượng viện, đều nói rằng họ sẽ không bao giờ cứu xét đến các dự thảo luật nào về biến đổi khí hậu mà không có ghi chữ nguyên tử. Khi ra ứng cử tổng thống, ông McCain cũng đã hô hào phải xây dựng thêm 45 cơ xưởng nguyên tử trên đất Mỹ. Thậm chí, một số nhân vật bảo vệ môi sinh cũng phải chấp nhận một cách miễn cưỡng rằng điện nguyên tử có thể là một phần của tương lai của năng lượng sạch của Hoa Kỳ. Khi Hạ viện thông qua dự luật Waxman-Markey có tính cột mốc về biến đổi khí hậu năm 2009 – một dự luật mà Thượng viện chẳng buồn bàn thảo đến – thì điều khoản tạo ra một ngân hàng năng lượng sạch để hậu thuẫn tài chính cho việc sản xuất năng lượng mới, kể cả năng lượng nguyên tử, chính là “củ cà-rốt” để tranh thủ sự hậu thuẫn của các nhân vật chủ trương dùng năng lượng nguyên tử. Không có điều khoản này, thì rất có thể dự luật sẽ không bao giờ được thông qua.
Tổng thống Barack Obama kêu gọi “xây dựng một thế hệ mới nhà máy điện nguyên tử sạch và an toàn” trong diễn văn gởi toàn dân đầu năm 2010 và hứa sẽ tăng gấp ba số tiền đầu tư cho các nhà máy này trên đất Hoa Kỳ. Sau trận động đất và sóng thần tại Nhật, chính phủ Obama vẫn cam kết ủng hộ ngành nguyên tử. Phát ngôn nhân chính phủ Jay Carney nói với các nhà báo rằng “nguyên tử vẫn còn là một phần trong kế hoạch năng lượng tổng quát của Tổng thống Obama”. Nhưng thậm chí ngay cả các lời hứa tài trợ các nhà máy điện nguyên tử được thực hiện đầy đủ, thì cũng khó lòng mà chuyển hướng xây dựng khu vực năng lượng quanh điện năng nguyên tử một cách toàn diện cho được. Ông Tom Cochran, một khoa học gia cao cấp và chuyên gia về nguyên tử, làm việc tại Hội Đồng Bảo Vệ Tài Nguyên Thiên Nhiên (NRDC) nói với đài BBC như sau: “ Sẽ không có gia tăng đáng kể tại Hoa Kỳ ngay cả trước tai nạn này, ít nhất trong 10 năm tới”.
Tư nhân bồn chồn Sự hậu thuẫn của chính phủ cho các cơ sở nguyên tử mới đa phần được thể hiện dưới hình thức các khoản cho vay có bảo hiểm, và nếu không có sự hậu thuẫn này khó lòng các cơ sở này được xây dựng. Các nhà máy điện nguyên tử rất tốn kém và rất để xây dựng, ngay cả với các quy định mới về môi trường mới được thông qua tại Hoa Kỳ, thì phải mất từ 10 đến 12 năm mới xây dựng xong một nhà máy và đưa vào vận hành. Kinh phí và thời gian thực hiện làm cho các nhà máy điện nguyên tử trở thành các dự án đầu tư nhiều rủi ro, tức là loại dự án mà khu vực tư nhân miễn cưỡng không muốn đầu tư nếu không có hậu thuẫn của chính phủ. Hiện nay, chính phủ Hoa Kỳ đã đứng ra bảo đảm 18,5 tỷ USD cho các dự án này và chính phủ Obama đã đề nghị thêm 36 tỷ USD nữa. Số tiền 54,5 tỷ USD sẽ bảo đảm cho việc xây dựng từ bốn đến bảy nhà máy mới và không có dự án nào được khởi công trước năm 2020.
|
54,5 tỷ USD sẽ bảo đảm cho việc xây dựng từ bốn đến bảy nhà máy mới
|
Các người chủ trương dùng năng lượng nguyên tử hy vọng rằng các dự án được chính phủ tài trợ này sẽ chứng minh cho khu vực tư nhân thấy rằng nguyên tử là một loại đầu tư vững bền và sẽ lôi kéo thêm các nhà đầu tư khác. Trong lúc đó, nhiều người chủ trương bảo vệ môi trường tin rằng có nhiều năng lượng khác hấp dẫn hơn sẽ ra đời trong thời gian xây dựng các cơ sở nguyên tử. Họ cho rằng chi phí để xây dựng các cơ sở năng lượng gió và mặt trời càng lúc càng thấp và chỉ tốn có ba năm để xây cất mà thôi. Ông John Rowe, chủ tịch tổng giám đốc công ty sản xuất điện nguyên tử lớn nhất Hoa Kỳ, có tên là Exelon, nói rằng công ty của ông cũng không muốn đầu tư vào các cơ sở nguyên tử mới vì chi phí xây dựng càng lúc cao nếu so với nhà máy điện dùng khí đốt tương đối rẻ hơn. Ellen Vancko thuộc tổ chức Union of Concerned Scientists nói: “Kỹ nghệ nguyên tử tại Hoa Kỳ đang gặp khó khăn trước khi trận động đất và sóng thần tuần qua.” "Chi phí xây cất càng lúc càng cao, sức cầu càng lúc càng giảm, khí đốt càng lúc càng giảm cộng lại đã tạo ra khó khăn cho kỹ nghệ điện nguyên tử.” Ông Cochran của tổ chức NRDC nói rằng theo sự ước lượng của ông, tropng các năm qua, có 130 dự án xây dựng cơ sở nguyên tử đã bị hủy bỏ, nghĩa là nhiều hơn tổng số cơ sở được xây dựng tại Hoa Kỳ.
Ảnh hưởng của Nhật Còn quá sớm để nói rằng thiên tai tại Nhật đã ngăn lại chương trình tín dụng xây cất các nhá máy điện nguyên tử.
Điều thật rõ ràng các khoản tín dụng bảo đảm để xây dựng các cơ sở nguyên tử mới, đã được đặt thành vấn đề.
Damon Moglen, tổ chức Friends of the Earth Một số người am hiểu tình hình tại Hạ Viện Hoa Kỳ trong chổ riêng tư nhìn nhận rằng chính phủ khó lòng bỏ rơi chương trình nguyên tử. Điện nguyên tử, nói cho cùng, là một thứ mặt hàng rất cần thiết về mặt chính trị để huy động hai đảng hậu thuẫn cho các sáng kiến khác về năng lượng. Damon Moglen thuộc tổ chức Friends of the Earth, nghĩ rằng thiên tai tại Nhật Bản chỉ là điểm nhô lên của một tảng băng mà thôi. Ông viện dẫn lời của hai thượng nghị sĩ Joe Lieberman và Chuck Schumer đã lên tiếng yêu cầu hành pháp phải thận trọng khi muốn xây dựng thêm các nhà máy điện nguyên tử. Ông Lieberman kêu gọi Quốc Hội phải “ách lại” việc xây dựng các nhà máy điện nguyên tử mới cho tới khi nào rút tỉa được bài học từ thiên tai tại Nhật. Robert Alvarez, một chuyên gia về nguyên tử tại Viện Nghiên Cứu Chính Sách, nói rằng khuynh hướng chống chính phủ hiện nay, chống lại việc chi tiêu của chính phủ cũng đang đi ngược lại khuynh hướng muốn xây dựng điện nguyên tử. "Nếu xét tới những gì rút tỉa được từ bài học tại Nhật, cộng thêm khuynh hướng của phong trào Tea Party trong đảng Cộng Hòa hiện nay, muốn cắt giảm thêm nữa ngân sách quốc gia, thì tôi nghĩ rằng viễn ảnh có được các khoản tín dụng cho việc xây dựng các cơ sở nguyên tử rất là xa vời.” Tuy nhiên, ảnh hưởng của vụ động đất và sóng thần tại Nhật dường như sẽ đậm nét hơn lên trên các cơ sở nguyên tử hiện nay tại Hoa Kỳ. Hiện nay, áp lực chính trị càng lúc càng cao đòi Ủy Ban Điều Hành Nguyên Tử (Nuclear Regulatory Committee), tức là cơ quan thẩm quyền về nguyên tử tại Hoa Kỳ, phải kiểm soát lại kỹ lưỡng hơn các cơ sở nguyên tử. Hai dân biểu Henry Waxman và Ed Markey, đồng tác giả của dự luật về biến đổi khí hậu 2009, kêu gọi phải điều tra và rà xét lại mức độ an toàn của 23 nhà máy điện nguyên tử tại Hoa Kỳ được thiết kế giống như nhà mày điện nguyên tử Fukushima tại Nhật.
Ghi chú :
Các Cường Quốc Nguyên Tử USA
* 104 lò phản ứng * Các lò này cung ứng khoảng 20% điện năng toàn quốc * Sau thời gian hoãn trả nợ 30 năm, từ bốn đến sáu nhà máy có thể được xây mới trong thập niên kế tiếp * Hoa Kỳ là quốc gia sản xuất năng lượng nguyên tử nhiều nhất thế giới
Nhật Bản
* 54 lò phản ứng * Cung ứng 1/3 điện năng * Dự trù cung ứng 40% trước 2017
China
* 13 lò phản ứng * Hơn 25 lò đang được xây cất * Có khả năng tăng gấp 10 trước 2050
Ấn Độ
* 22 lò phản ứng * Cung ứng 2,5% điện năng * Mục tiêu cung ứng 25% trước 2050
Nguồn: Tổ chức Nguyên tử Thế giới
|