Gánh hàng rong và xe đẩy hàng: Số phận người dân lao động |
Tác Giả: Nguyễn Thị Tuyết | ||||||
Thứ Bảy, 16 Tháng 4 Năm 2011 05:40 | ||||||
Thuở nhỏ, tôi và chị em trong nhà thường được cho ăn vào buổi sáng, giữa trưa, giữa chiều, sau buổi tối, từ những gánh hàng rong từ những người nghèo trong xóm. Gánh hàng rong rất phổ biến đối với người dân Việt Nam. Hầu như ai cũng biết nhờ gánh hàng rong này, mà đã cho ra đời những danh nhân xứ Việt, những người có ích cho xã hội. Những ngày còn cắp sách đến trường, cuối tuần hay ngày nghĩ chúng tôi lại được ăn sáng từ gánh hàng rong của Dì Sáu với bún nước lèo, và Dì Năm bánh canh mặn. Vào giữa trưa lại được ăn bánh củ cải, hay bánh tầm bì nước cốt dừa, bánh canh ngọt, bánh chuối, bánh khoai mì nước cốt dừa, lại cũng của hai dì này. Buổi tối, sau ăn tối lại được ăn bánh mì thịt quây từ xe đẩy gần nhà. Lớn hơn một chút thì được ăn hủ tiếu mì gõ từ xe đẩy của những trẻ em phải lao động sớm, gửi tiền về quê nuôi cha mẹ già. Không hiểu tại mình còn nhỏ nên khẩu vị đơn giản, vì chưa được thưởng thức món ăn vật lạ trên đời, nên ăn cái gì cũng ngon, mẹ nấu cái gì cũng tuyệt. Khi lớn lên thì không còn thưởng thức những món ăn này từ hai dì ấy và mẹ, nên không biết thật sự họ nấu ăn ngon hay do mình không biết thưởng thức chăng? nhưng cái ký ức thức ăn do ai đó nấu cho mình khi nhỏ thì mình cứ mang nó đến suốt đời và không thể nào quên được, dù có đi đâu, có ăn gì, thì những món ăn ấy cứ hiện hữu mãi trong ký ức chúng ta, nên chúng ta cứ nhắc mẹ tôi làm món canh chua ngon tuyệt hay món gà xé phay không ai có thể so sánh bằng v.v.v. Thế hệ chúng ta cũng thế, những món ăn mình làm con mình nói, mẹ nấu món này ngon quá, mẹ học ở đâu vậy? nhưng thực sự không phải là mình nấu ngon hơn ai, nhưng vì con mình thấy sự vất vả của mẹ, và chăm sóc của mẹ chu đáo thì con nghĩ mẹ là trên hết. Gánh hàng rong của hai dì, nuôi sống cho cả gia đình họ, nhờ những ngày thức khuya dậy sớm ngày hai buổi sáng chiều, mà họ đã nuôi con khôn lớn, thành đạt, có ích cho xã hội. Nhưng ngày nay, gánh hàng rong vẫn còn rất ít trong các xóm nhỏ, ngoài đường phố các thành phố lớn lại cấm bán hàng rong, mà có bán cũng phải có giấy chứng nhận hợp vệ sinh của ngành Y tế! Nhà hàng, cửa hàng lớn có khi còn chưa có giấy chứng nhận hợp vệ sinh thì làm khó người nghèo mà chi? Chắc gì những nhà hàng, cửa hiệu, tiệm ăn lớn giữ vệ sinh bằng những người buôn bán hàng rong? Họ cũng cần giữ khách và vệ sinh như là một thứ không thể thiếu để bảo vệ “thương hiệu hàng rong“ của họ chứ! Nói như vậy không phải không có người bán hàng rong bầy hầy, dơ bẩn nhưng không nên vơ đũa cả nắm. Và khi mà giá một tô hủ tíu, một tô phở hay bún bò trong các cửa tiệm cao ngất ngưởng thì gánh hàng rong với giá chỉ vài ngàn đồng cũng đủ no lòng những người dân lao động, người viên chức nghèo mỗi sáng trên đường đi đến sở làm. Các nhà lãnh đạo Việt Nam ra lệnh cấm thì nhiều, nhưng giải quyết vấn nạn sau khi lệnh cấm ban hành thì không thấy, như những quán nhỏ và người bán hàng khu vực cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, hay gánh hàng rong, xe xích lô, xe đẩy lưu hành trong thành phố v.v.v. Những cá nhân có tấm lòng nhân hậu có suy nghĩ mở ra công ty du lịch xích lô, hay các xe đẩy bán thức ăn các khu vực đông đúc thì giúp số một ít người vấn nạn lao động của xã hội, còn những người ban lệnh cấm này thì suy nghĩ gì? Khi những em gái gánh hàng rong mỗi ngày họ phải tìm cách sinh nhai rồi thì họ sẽ phải đi bán gì nếu không có hàng rong? Hay là đi ‘ bán thịt’ mà từ gọi dân gian hay nói!, rồi nhiễm những căn bệnh thế kỷ, do bị lạm dụng tình dục, các cụ gánh hàng rong thì phải bán vé số dạo,v.v.v... Các quán nhậu và sân vườn càng ngày càng mọc lên đông đúc, nhà hàng cao cấp thì được khai trương liên tục không những một mà thành một hệ thống nhà hàng cao cấp, các quán ăn trưa, ăn tối, kem cao cấp v.v.v.. mọc lên như nấm. Thế mà thiết lập một khu tập trung cho những gánh hàng rong hay những lao động nghèo lại quá khó, những nơi này giúp họ được làm những nghề chân chính, hay cơ sở sản xuất với công nghệ tiên tiến hơn, để họ được tiếp thu cái mới mẻ và đóng góp sức lực cho xã hội, điều này có phải là nổi bâng khuâng và tìm phương cách giải quyết của nhà lãnh đạo? hay chỉ là những chấm hỏi để đấy? Chúng ta thật mai mắn, được đến trường cũng như con cái chúng ta được sống trong hơi ấm vòng tay cha mẹ và gia đình đầy đủ, còn những trẻ em cơ nhỡ kia hay những cụ già trên lưng còng lúc nào cũng nặng gánh hàng rong. Những nhà lãnh đạo kia hay những kẻ giàu sang trong nước, thì con em họ ra nước ngoài được học trường nổi tiếng, nhà mua không những trong nước hay ở nước ngoài lại quá dể dàng, đi ra nước ngoài như đi chợ, mua sắm thì chỉ mua những hiệu nổi tiếng ở nước ngoài vì trong nước không phải là hàng chính hiệu, tiêu xài hoang phí, liệu họ nghĩ gì về những đứa trẻ cơ nhỡ và những cụ già kia ? Viện trợ từ thân nhân ở nước ngoài vào Việt Nam, hàng năm hàng chục tỷ mỹ kim từ chính thức và không chính thức là quá lớn, thế nhưng lãnh đạo cũng như những kẻ giàu sang không trái tim vàng thì nghĩ gì khi sự chênh lệch giàu và nghèo trước mắt mình là quá lớn !. Sự khác biệt rất lớn này chỉ thấy rải rác ở một số nước Châu Á như Trung Quốc và Việt Nam v.v.v.. kẻ thì xe hơi bóng loáng đắc tiền, nhà cao cửa rộng không những một mà là rải rác khắp nơi, người phục vụ lúc nào cũng có, kẻ thì với chiếc xe đạp lọc cọc, không nhà ở phải nằm dưới chân cầu, hay những phiến ghế đá vỉa hè là nơi trú ngụ qua đêm !. Và những người bán hàng rong kia sẽ làm gì để sống khi gánh hàng rong bị cấm? Câu trả lời tuy dễ mà khó này xin chờ đợi một lời giải thích từ phía những người ra lệnh cấm…hàng rong! hay những chiếc xe đẩy bán hàng như bánh ngọt, cháo lòng, bị công an rượt chạy liên tục trên hè phố, xã hội buộc trẻ em phải làm việc sớm hơn tuổi lao động và không được đến trường như chúng phải có. Ngày về Việt Nam, ai cũng muốn mình được ăn ở những gánh hàng rong kia, nếu những gánh hàng rong được tập trung ở một khu vực giành cho người lao động với tiền nguyệt liễm tượng trưng thì họ có thể làm việc bình thường mà không vất vả gánh nặng trên vai hàng ngày, nhưng vẫn nuôi biết bao nhiêu gia đình, và ta cũng được thưởng thức những món ăn ngon miệng. Những đứa trẻ bán dạo không nhà được giúp đỡ học hành đến nơi đến chốn, có thể làm việc theo tuổi qui định, thì chúng đóng góp rất lớn vào sự phát triển của xã hội, người ở hải ngoại cũng thấy vui lòng khi xã hội ngày càng tiến bộ hơn, và giảm bớt đi sự chênh lệch giàu nghèo như hiện nay. Nguyễn Thị Tuyết
|