Home Tin Tức Bình Luận Chiến Lược Chiến Thuật Mới

Chiến Lược Chiến Thuật Mới PDF Print E-mail
Tác Giả: Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh   
Thứ Tư, 08 Tháng 6 Năm 2011 20:30

Lời kêu gọi và chiến lược chiến thuật mới của TT Obama sẽ ảnh hưởng đến tình hình Việt Nam như thế nào?

Vào dịp lễ Kỷ niệm Chiến sĩ trận vong, Tổng Thống Barack Obama đã cử Đại tướng Martin Demsey từng làm Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Iraq,  thay thế Đô đốc Mike Mullem làm Chủ tịch Ủy ban Tổng Tham mưu Liên quân Mỹ, khi Mullen từ chức vào tháng 10 sắp tới. Trong buổi lễ ở tòa Bạch Ốc, Obama chào mừng Dempsey như "một trong những tướng lãnh Mỹ được kính trọng nhất và đã được thử thách trong chiến đấu". Obama đã tuyên bố như trên hôm thứ Hai, trước khi đi dự lễ Ngày tưởng niệm Chiến sĩ trận vong tại Nghĩa trang Arlington.

Đầu tuần này cùng với việc lựa chọn Mullen làm Tổng tham mưu liên quân giữa lúc quân đội Mỹ đang chiến đấu ở Afghanistan dài dài chưa có kết quả rõ rệt, người ta cũng không quên cuối tháng 4 vùa qua, TT Obama đã cử Giám đốc CIA là Leon Panetta kế vị Robert Gates làm Bộ trưởng Quốc phòng, và đưa Đại tướng David Pretraus, từ chức vụ Tư lệnh chiến trường Afghanistan về Mỹ để thay thế Paneta làm Giám đốc CIA. Ngoài ra TT Obama loan báo cử Đô đốc James Winnefeld là Phó Chủ tịch Ủy ban Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ và cử Dại tướng Lục quân Ray Odierno thay thế Đô đốc Demsey trong vai trò Thamn mưu trưởng Lục quân.

Chúng tôi thiết nghĩ những việc bổ nhiệm nói trên biểu hiện cho chiến lược chiến thuật mới của Mỹ trên toàn thế giới vào năm thứ 11 của Thế kỷ 21. Chiến thuật chiến lược cũ không còn thích ứng với thời đại mới trong cuộc chiến đấu chống bọn khủng bố al-Qaida sau khi Osama bin Laden bị bắn chết. Vậy điểm chính của chiến lược mới như thế nào? Có thể nhìn lại cuộc viếng thăm của TT Obama tại Ba Lan ngày 28-5 vừa qua. Mục tiêu chính của ông là đến họp với các lãnh tụ của 17 nước Liên hiệp Trung Âu và Dông Âu, nhưng ông đã mượn dịp này để vinh danh hàng chục ngàn người gốc Do thái đã bị Đức Quốc Xã tàn sát năm 1943 trong Thế chiến II.

Chuyện bên lề này có nhiều ý nghĩa rất quan trọng. Trong giai đoạn chót của cuộc viếng thăm Âu châu lần này, TT Obama đã chào mừng những người sống sót của cuộc tàn sát và những người lãnh dạo của cộng đồng người Do thái, ông đã mỉm cuời bắt tay từng người tại đài Kỷ niệm các nạn nhân Do thái giữa lúc trời đổ mưa. Trong số những người này có nhiều người đã từng gặp Obama nhiều lần trước đây. Một người đã sống sót sau vụ tàn sát của Quốc xã Đức đã lên tiếng yêu cầu TT Mỹ giúp nước Israel ngày nay với câu nói: "Đây là nước Israel duy nhất còn lai cho chúng tôi đến ngày nay".

Trong bữa dạ tiệc với 17 lãnh tụ của Trung-Đông Âu, ông nói những kinh nghiệm của người Do thái chống nạn độc tài của Hitler là những bài học rất tốt cho các cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ của những dân tộc đang chiến đấu ở Bắc Phi và Trung Đông. Ông nói thời nay không một nước nào có thể áp đặt thay đổi cho một nước khác, nhưng chúng tôi muốn giúp các nước khác tự tạo thay đổi để thoát khỏi ách độc tài đảng trị. Ông nhấn mạnh Ba Lan là nước mẫu mực để chuyển hóa một nước bị ngoại bang cai trị trở thành một nước tự do dân chủ như ngày nay.

TT Obama nói: "Tôi muốn dân chúng Mỹ hiểu rằng chúng ta phải dành cho chính phủ cơ hội tiếp tục truyền thống thực hiện tự do, dân chủ và nhân quyền cho các nước khác". Ông nhấn mạnh bằng một giọng rất khẩn trương để nói với dân chúng Mỹ: "Vẫn biết ngày nay không một nước nào áp đặt thay đổi cho một nước khác, nhưng chúng ta trên thực tế có thể giúp. Chúng ta có thể làm dễ dàng chuyển hóa và thay đổi chế độ của nước khác".

Câu nói này cũng là một sự mặc nhiên trả lời cho một số chính khách Mỹ muốn Mỹ cắt bỏ mọi sự viện trợ cho nước ngoài giữa lúc nền kinh tế Mỹ đang gặp nhiều khó khăn, dù sự thật là ngoại viện chỉ chiếm chưa đầy 1% của ngân sách quốc gia. Trước đó một ngày khi mới đến Ba Lan, TT Obama đã hội kiến với TT Ba Lan Bronislaw Komorowsky và một nhóm người Ba Lan trong đó có các cựu thành viên của Phong trào Đoàn kết, những người mới đây đã đi thăm Tunisia để chia sẻ với những người đang nổi loạn ở nước này những kinh nghiệm xây dựng một nước tự do dân chủ. Phong trào nổi loạn ở Tunisia cũng đang bành trướng ra nhiều nước khác ở Bắc Phi, như Ai Cập, Libya và Algeria, cũng như Trung Đông, nhất là Syria và Yemen.

Tại Syria phomg trào nổi loạn chống chế độ độc tài el-Assad vẫn tiếp tục. Nhưng gay go nhất là phong trào chống chế độc tài ở Yemen. Tại đây hàng trăn Dân quân Hồi giáo đã củng cố sự chiếm đóng một thành phố ở miền Nam nước này, chiếm được chiến xa của quân chính phủ, phá vỡ được nhiều đơn vị quân đội, khuyến khíc quân đội Yemen từ bỏ hàng ngũ quân của chính phủ để gia nhập phong trào nổi loạn, khiến TT Yemen Ali Abdullah lâm tình trang nguy hiểm sau gần 30 năm giữ ngôi vị này. Phong trào nổi loạn do Trung tướng Abdullah Ali Eleva cầm đầu đã ra lời kêu gọi qaun chính phủ gia nhập phong trào nổi loạn.

Xét tất cả tình hình trên chúng tôi thiết nghĩ những quyết định mới nhất của TT Barack Obama là một sự thay đổi chiến lược chiến thuật toàn cầu của Mỹ vào giữa năm thứ 11 của Thế Kỷ 21. Xin nhấn mạnh thay đổi trên toàn thế giới chớ không riêng gì ở Trung Đông. Vậy tình hình ở Đông Nam Á như thế nào?

Đông Á có vấn đề Nam-Bắc Hàn, những tranh chấp về hải phận giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Riêng ở Đông Nam Á có vấn đề Việt Nam do đảng Cộng sản VN làm chủ với một chế độ độc tài độc đảng. Lời kêu gọi và chiến lược chiến thuật mới của TT Obama sẽ ảnh hưởng đến tình hình Việt Nam như thế nào? Thiết tưởng cũng nên chờ xem.
-- 
https://sites.google.com/site/tochucnguoivietyeunguoiviet/
http://dangnguoivietyeunguoiviet.blogspot.com
 

https://sites.google.com/site/tochucnguoivietyeunguoiviet/
http://dangnguoivietyeunguoiviet.blogspot.com