Một vài biện pháp chống lại chính sách xâm lược của Trung cộng |
Tác Giả: Nguyễn Hội | ||||
Thứ Năm, 16 Tháng 6 Năm 2011 04:14 | ||||
Ngày 7 tháng 9 năm 2010 Nhật bắt giam thuyền trưởng một tàu đánh cá đã đi vào vùng quần đảo của Nhật. Quần đảo này tiếng Nhật gọi là Senkaku và được người Tàu gọi là Diaoyu (Điếu Ngư), nằm giữa Okinawa và Đài Loan được kiểm soát bởi Nhật Bản từ năm 1895 nhưng Trung cộng và Đài loan cũng tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo này vì đây là khu vực có rất nhiều hải sản, dầu thô và dầu khí.Vào năm 2008, Nhật Bản và Trung cộng đã đồng ý cùng nhau khai thác dầu khí tại đây. Nhưng vấn đề bùng nổ trở lại khi Trung cộng bắt đầu khai thác đơn phương. Sự kiện bắt giữ thuyền trưởng một tầu đánh cá người Trung cộng đã chống cự lại lực lượng hải giám Nhật bản và gây hư hại một chiếc tầu hải giám đã gây phẫn nộ lớn nơi người Trung hoa, đặc biệt tại Trung hoa lục địa. Nhà cầm quyền Bắc kinh ít nhất 6 lần cho triệu đại sứ Nhật đến để hạch hỏi và trao công hàm, họ cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao với Nhật ở cấp Bộ và cấp Tỉnh, cho quân đội đứng gác trước cửa Toà Đại sứ Nhật tại Bắc Kinh, đuổi một nhóm thanh niên Nhật đến Trung cộng để trao đổi văn hoá về nước mà trước đó 1 tuần nhóm thanh niên này được Thủ tướng Trung cộng đón tiếp một cách niềm nở và long trọng. Người dân Trung cộng thì kéo nhau xuống đường hò hét chống và đốt cờ Nhật. Đầu tháng ba năm 2011 phát ngôn viên chính phủ Nhật Yukio Edano cho biết Nhật Bản đã ra lệnh cho các máy bay chiến đấu đuổi hai máy của Trung cộng, khi chúng bay cách quần đảo Senkaku 44 km. Được biết đây không phải là hành động vi phạm đơn lẻ mà Nhật đã phải 48 lần, từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2010, huy động chiến đấu cơ để làm những việc tương tự. Cũng vào đầu tháng ba năm 2011 khi đang khảo sát địa chấn trên vùng Reed Bank (Bãi sậy) cách Palawan 80 hải lý một tầu của Phi Luật Tân bị hai hải dương hạm Trung công phá rối phải ngưng công việc tham khảo. Khi nhận được tin cầu cứu, không quân Phi Luật Tân lập tức đưa hai phi cơ thám báo tới điều tra tại chỗ, hai tầu tuần duyên Trung cộng bèn đi xa. Vào giữa tháng 5 báo chí Phi Luật Tân loan báo, hai trinh sát cơ OV-10 Bronco của không quân nước này khi đang tuần tra tại khu vực đảo Kalayaan thì bị hai chiến đấu cơ Trung Cộng áp sát. Ngày 1/6/2011 bộ ngoại giao Philippines cho hay, chính phủ Philippines đã yêu cầu Đại sứ quán Trung Quốc giải thích rõ về việc nhận thấy các tàu quân sự Trung Quốc gần Reed Bank. Đối với Việt Nam, hải quân Trung cộng thường xuyên giam giữ, cướp bóc, bắn, giết người từ các thuyền đánh cá Việt Nam trên hải phận Việt Nam. Nhưng nhà nước Việt Nam không lên tiếng! Vấn đề sôi động từ khi 3 tàu hải quân Trung cộng Nam ngày 26 tháng năm 2011 xâm nhập vùng biển Việt cắt dây cáp thăm dò mỏ dầu của tàu địa chấn Bình Minh 02 của công ty Petro Vietnam khi tàu này đang thăm dò mỏ dầu trên thềm lục địa miền Trung của Việt Nam cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 120 hải lý. Ngày 9/6/2011 cũng ở gần địa điểm này tầu Viking 02 lại bị 2 tầu Trung cộng cắt dây cáp thăm dò mỏ dầu. Lý do dậy sóng biển Đông Jonathan Holslag thuộc viện khoa học đương đại Brussels, cho rằng Trung Quốc cần thiết bảo vệ quyền lợi kinh tế của họ: “Trung cộng tự coi mình là một cường quốc trong khu vực với lợi ích toàn cầu và vì lợi ích này, họ nghĩ rằng tin rằng cần phải biểu dương sức mạnh quân sự để bảo vệ nó.” Thật vậy, Trung cộng là một quốc gia đang trỗi dậy về mặt kinh tế. Tổng sản lượng nội địa (GDP) từ 1198 tỉ Mỹ kim vào năm 2000 đã nhảy vọt lên 5878 tỉ Mỹ kim vào năm 2010. Kinh tế, thu nhập tăng trưởng thì nhu cầu cũng phải tăng trưởng đồng thuận. Về mặt năng lượng mức tiêu thụ của Trung cộng vào năm 2000 chỉ tương đương hơn 1000 triệu tấn dầu, nhưng gia tăng lên tới gần 2500 triệu tấn vào năm 2010, vượt mặt Hoa kỳ là quốc gia tiêu thụ năng lượng cao nhất thế giới từ xưa đến nay: Do nhu cầu về năng lượng tăng trưởng quá cao, Trung cộng bằng mọi cách chiếm những khu vực có năng lượng, đặc biệt là ở các nước láng giềng. Đề nghị một vài biện pháp Về Luật pháp Nhà nước CHXHCN Việt Nam cần nhanh chóng nộp đơn kiện Trung cộng đã vi phạm luật biển quốc tế (law of Sea) tại toà án luật biển quốc tề (International Tribunal for the Law of the Sea) tại Hamburg-Đức quốc. Không những chỉ kê khai hai sự kiện vừa xảy ra trong hai ngày 26/5 và 9/6/2011 vừa qua mà còn liêt kê những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ để kiện sự việc vi phạm luật biển quốc tế trên hải phận Việt Nam không có tính cách tình cờ hay nhất thời mà là sự vi phạm có hệ thống thuộc về chiến lược của Trung cộng. Nhân dân Việt Nam cần đốc thúc nhà nước phải đưa sự việc này ra tòa án quốc tế bằng cách viết thư yêu cầu gửi Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng. Xin đồng bào tham gia đông đảo vào các thư yêu cầu, thỉnh nguyện thư gửi các giới lãnh đạo nhà nước. Về Kinh tế Khối lượng trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Trung cộng hàng năm đạt hơn 21,4% tổng sản lượng nội địa (GDP) của Việt Nam, năm 2009 Việt Nam nhập cảng 16,5 tỉ Mỹ kim và xuất cảng 4,9 tỉ Mỹ kim sang Trung cộng. Nghĩa là nền kinh tế Việt Nam hiện nay lệ thuộc lớn vào Trung cộng. Nhà nước và các doanh, xí nghiệp Việt Nam cần có ngay một kế hoạch tức thời nhằm „cởi trói“ sự lệ thuộc bằng cách chuyển hướng chính sách mua hàng từ các quốc gia khác như Ấn Độ, Ba Tây (Brasil) vv… Về Quân sự Hải quân và không quân Việt Nam cần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Việt Nam, sẵn sàng đuổi hoặc bắt những tàu lạ xâm nhập trái phép hải phận và không phậnViệt Nam. Cải tổ quân đội trở thành một quân đội thực sự của tổ quốc và của nhân dân Việt Nam qua việc thay đổi nhiệm vụ của chính ủy thay vì là cơ cấu phục vụ đảng cộng sản chuyển biến thành cơ cấu hoàn toàn độc lập với đảng, có trách nhiệm tham mưu, đồng thời có trách nhiệm vận động tinh thần yêu nước và quyết tâm dũng cảm đấu tranh bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Được như thế người lính Việt Nam mới cảm nhận được trọng trách lớn lao của mình và quyết tâm hoàn thành sứ mệnh cho dù phải hy sinh mạng sống. Vì họ đấu tranh không phải vì bảo vệ quyền lợi cho một đảng phái, một nhóm người lãnh đạo của đảng, giầu có vì tham nhũng, vì bóc lột nhân dân mà họ đấu tranh vì bảo vệ tổ quốc Việt Nam thân yêu đã được tổ tiên giòng giống Lạc Hồng gầy dựng và bảo vệ từ ngàn năm qua bằng mồ hôi, nước mắt và bằng xương máu để truyền đến đời chúng ta và trách nhiệm mỗi Về Ngoại giao Vận động các quốc gia trên thế giới, đặc biệt Hoa kỳ và Âu châu vì ích lợi chung là bảo đảm nền an ninh thế giới hỗ trợ Việt Nam trong việc bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải. Đồng thời Việt Nam cần phải liên kết chặt chẽ với các quốc gia vùng Đông Nam Á và Nhật bản. Tạo một sự đồng thuận trong hành động chống lại chính sách bá quyền của Trung cộng. Về nội bộ dân tộc Việt Nam Nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước cần tiếp tục biểu tình lên án chính sách bá quyền của Trung cộng, đồng thời tạo áp lực mạnh mẽ với nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam phải thực hiện các điểm sau: - Từ bỏ chính sách ngu dân bằng cách tôn trọng các quyền dân chủ cơ bản của người dân được ghi trong Công ước Quốc tế các quyền Chính trị và dân sự của Liên Hiệp quốc mà nước CHXHCN Việt Nam đã ký kết tham gia và thực hiện vào năm 1982. - Từ bỏ chính sách chia rẽ tinh thần đoàn kết dân tộc. Chấm dứt mọi hành động bôi xấu, đàn áp, truy lùng, bắt giam, lên án, thủ tiêu những người khác niềm tin, khác suy nghĩ và khác chính kiến. Sự kiện này chỉ làm mất tinh thần đoàn kết, thống nhất của dân tộc chống lại ngoại bang phương Bắc đã từ hàng ngàn năm qua mong muốn thôn tính tổ quốc Việt Nam. - Giải thể nước CHXHCN Việt Nam mang đầy sắc thái chính trị lệ thuộc Trung cộng. Thành lập một nước Việt Nam có tính chất thuần túy dân tộc với sự tham chính của các thành phần chính trị khác biệt. Có như thế mới hội tụ được mọi thành phần dân tộc, có như thế mới chinh phục được được niềm tin của nhân dân Việt nam mà đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã đánh mất từ bao thập niên qua và có như thế mới tạo được một tổng lực dân tộc Việt Nam mạnh mẽ nhằm đẩy lùi giặc Tàu vê phương Bắc nơi họ xuất xứ. © Nguyễn Hội
|