'Đã đến lúc nói thẳng với Trung Quốc' |
Tác Giả: Tiến sỹ Vũ Duy Phú | |||
Thứ Sáu, 01 Tháng 7 Năm 2011 08:44 | |||
Trung Quốc lại có tham vọng rất lớn muốn chiếm đoạt vị trí đứng đầu thế giới một cách nhanh chóng.
Tác giả cho rằng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi ở TQ có nguồn gốc sâu xa từ trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.
Trung Quốc, sau khi làm cách mạng dân tộc dân chủ tư sản thắng lợi 1949, đã định hướng (lý thuyết) tiến tới xây dựng xã hội chủ nghĩa đích thực nhưng theo quy luật tự nhiên, không thể bỏ qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa như đang diễn ra. Sự chớ trêu là ở chỗ, các nước tư bản chính hiệu đã trải qua hết những giai đoạn phát triển sơ khai, tích lũy tư bản ban đầu từ thực dân cũ, thực dân mới, đến đế quốc, rồi chiến tranh dành giật thị trường, chia lại thuộc địa... Họ cũng đã trải qua hết vinh, nhục, thắng, bại, phục hưng, suy thoái nhiều lần và nhiều dạng thức khác nhau, qua hai, ba thế kỷ, nay đã chuyển sang thời kỳ tư bản chủ nghĩa chín muồi, liên kết hội nhập toàn cầu trên nền tảng văn minh tư sản, dân chủ nhân quyền, kinh tế tri thức và xã hội hóa dần dần doanh nghiệp và lao động, hướng tới những nhiệm vụ cấp bách toàn nhân loại đang đòi hỏi giải quyết gấp rút và thiết thực hơn... Trong khi đó thì Trung Quốc, to lớn gần 1 tỷ rưỡi dân, mới bước vào thời kỳ tích lũy tư bản ban đầu để tăng trưởng kinh tế, phát triển muộn theo con đường tư bản chủ nghĩa. “Nông nổi, bồng bột” Trong khi khủng hoảng thiếu nhiều mặt của loài người đang tới gần; tình trạng suy thoái đạo đức chính trị - xã hội, cùng những mâu thuẫn nội quốc nhiều mặt, vẫn đang nổi lên như một nguy cơ tiềm tàng có thể làm sụp đổ chế độ (TQ) từ bên trong / TS Vũ Duy Phú Chính bởi vì là một nước quá lớn, nên Trung Quốc không thể đi tắt đón đầu bỏ qua các giai đoạn phát triển cổ điển cần thiết của tư bản chủ nghĩa. Nhưng, một mặt, Trung Quốc lại có tham vọng rất lớn muốn chiếm đoạt vị trí đứng đầu thế giới một cách nhanh chóng. Nên chủ trương của một bộ phận giới tinh hoa Trung Quốc nông nổi, bồng bột, nghĩ rằng, với số dân lớn, tổng sản lượng to, có thể xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh... giúp vượt qua nhanh chóng những khuyết tật của tư bản chủ nghĩa cổ điển, nhanh chóng bành trướng, chiếm đoạt để xoán ngôi cường quốc đứng đầu thế giới. Mặt khác, vì trật tự thế giới từ lâu đã “an bài”, tài nguyên và các nguồn nhiên liệu chiến lược từ lâu đã được “phân chia” xong, trong khi khủng hoảng thiếu nhiều mặt của loài người đang tới gần; tình trạng suy thoái đạo đức chính trị xã hội, cùng những mâu thuẫn nội quốc nhiều mặt vẫn đang nổi lên như một nguy cơ tiềm tàng có thể làm sụp đổ chế độ (TQ) từ bên trong. Những điều đó không chỉ đe dọa nghiêm trọng tham vọng bá chủ thế giới, mà còn đe dọa ngay sự ổn định và tồn tại của chế độ hiện tồn tại của Trung Quốc. Đó chính là nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy một bộ phận chính quyền và người dân Trung Quốc hoang mang, lo lắng, trở nên mất sáng suốt và thiếu nhân đạo, đã đang đưa ra hoặc thôi thúc lãnh đạo nước họ ra những chủ trương, chính sách và hành động mất khôn ngoan. Thậm chí đây là những chính sách dã man, sảo quyệt, đe dọa hoặc tạo ra mối đe dọa tiềm tàng đối với nhiều vấn đề, nhiều khu vực, nhiều nước trên thế giới, mà cụ thể nhất là tại Đông Á và Đông Nam Á, trong đó điển hình nhất là đối với Việt Nam. ‘Cái khó và dở’
Cái khó và cái dở của Trung Quốc là ở chỗ, một mặt, chính vì là kẻ đến sau, phát triển Tư bản chủ nghĩa muộn, chưa từng trải nghiệm những “vinh quang cùng thất bại cay đắng” như những nước tư bản đi trước, nên mới dám đặt tham vọng sớm vươt qua các nước tư bản đi trước, bằng chính những công cụ bạo lực và thủ đoạn mà các nước đó từng sử dụng. Trung Quốc đã quên tâm trạng hận thù trong quá khứ khi bị các cường quốc thời trước chèn ép. Mặt khác, thời thế đã thay đổi rất nhiều, văn minh thế giới đã khác hẳn thời xưa, nên ý đồ bành trướng cho nhanh, chiếm đoạt cho nhiều, tích lũy tiềm lực kinh tế lớn để có đủ khả năng chèn ép các nước khác, xoán ngôi đứng đầu thế giới hòng đem lại nhiều “lợi ích to lớn” phi nghĩa cho bản vị dân tộc của mình, bây giờ đã không còn thích hợp. Thế giới ngày nay không chấp nhận một nước đứng đầu trên nền tảng áp đặt, cường quyền, phi nhân tính và chủ yếu lại chỉ dẫn đầu về lực lượng vật chất. Một mô hình chính trị văn hóa xã hội tiến bộ để được thế giới thừa nhận là điều kiện cần cho một nước đứng đầu thế giới, thì còn lâu Trung Quốc mới với tới. Sự lệch pha rất lớn giữa phát triển kinh tế và chính trị xã hội vốn tạo ra nguy cơ tiềm tàng nội sinh chính là chỗ yếu nhất, là kẻ thù bên trong của Trung Quốc bá quyền hiện nay. Và đấy lại chính là một trong những đồng minh tự nhiên của chúng ta giúp sức cản phá những ý đồ và hành động ngang ngược lộng hành, hướng khó khăn bên trong ra bên ngoài của Trung Quốc hiện thời. ‘Tư duy sai lầm’ Chủ trương tuyên truyền, vận động sâu rộng bản chất vần đề cho đông đảo nhân dân TQ và nhân dân thế giới biết bản chất sâu xa của vấn nạn bành trướng Trung Quốc hiện đại là vô cùng quan trọng / TS Vũ Duy Phú Tuy nhiên, nên nhớ rằng, những hành động bạo hành, bất chấp luật pháp và dư luận thế giới hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông chính là kết quả của tư duy sai lầm từ gốc chỉ của một bộ phận giới lãnh đạo Trung Quốc hiện đại. Chúng ta tin rằng, những tư duy kiểu ấy, những hành động nông nổi, nóng vội mang dáng dấp cuồng vọng hùng hổ phát triển ác tính kiểu Maoist Đại nhẩy vọt, Cách mạng Văn hóa, Gió Đông thổi bạt gió Tây. Nay, thay vì đả đảo “Đế quốc Mỹ là con hổ giấy”, lại đang cố dựng lên một “Đế quốc Mỹ” mới trong lòng Trung Quốc nhưng sớm muộn sẽ bị chính nhân dân Trung Quốc và người dân thế giới chống lại, nên tất yếu những tư duy ngông cuồng ấy sẽ thất bại. Trên cơ sở những trình bầy và nhận định như trên, thì chủ trương tuyên truyền, vận động sâu rộng bản chất vần đề cho đông đảo nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới biết bản chất sâu xa của vấn nạn bành trướng Trung Quốc hiện đại là vô cùng quan trọng. Điều này phù hợp với chủ trương chung đa phương, hòa bình, giải quyết vấn đề Biển Đông mà hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước, trong đó có Trung Quốc, vừa đồng thuận. Tuy nhiên, chúng ta (Việt Nam) tuyệt nhiên không nên có một chút chủ quan lơ là trong việc chuẩn bị tư tưởng và lực lương để tạo ra nhiều sáng kiến và tổ chức đối phó với những hành động bành trướng bá quyền đang lên hiện nay của Trung Quốc. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của Tiến sỹ Vũ Duy Phú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu các Vấn đề Phát triển (VIDS/Vusta). Tác giả từng tu nghiệp tại Trung Quốc và hiện phụ trách Diễn đàn Dư luận Phát triển thuộc Viện VIDS. Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội
|