Home Tin Tức Bình Luận Nhận Ðịnh Về Hai Hiệp Ðịnh Vi Phạm Chủ Quyền Và Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ Việt Nam

Nhận Ðịnh Về Hai Hiệp Ðịnh Vi Phạm Chủ Quyền Và Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ Việt Nam PDF Print E-mail
Tác Giả: Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng   
Thứ Hai, 18 Tháng 7 Năm 2011 08:11

Ngày nào Việt Nam còn nghèo yếu, dựa vào ngoại bang, ngày đó chưa thể lấy lại các phần lãnh thổ lãnh hải đã mất và sự mất đất mất biển thêm nữa và mất cả đất nước vẫn là điều khó tránh khỏi trước tham vọng xâm lược của Tầu cộng.

                                       Ải Nam Quan

NHẬN ÐINH CÁC SỰ  KIỆN VÀ  HIỆU QUẢ CỦA  CAO TRAO QUỐC DÂN VIỆT NAM ÐẤU TRANH CHỐNG HAI HIỆP  ÐỊNH VI PHAM CHỦ QUYỀN  VÀ SỰ  VẸN TOÀN LÃNH THỔ VIỆT NAM.
               
* Bài tham luận của Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng đọc trong cuộc “ Hội Luận Quốc Nạn Ðảng CSVN Dâng Ðất Nhượng Biển Cho Trung Quốc”, tổ chức tại Houston, Texas, Hoa Kỳ ngày 1 & 2 Tháng 6 Năm 2002.
           
 
    Kính thưa: Các bậc Trưởng Thượng và toàn thể hội nghị,
 
         Trước hết chúng tôi xin trân trọng kính chào và kính chúc các Bậc Trưởng Thượng cùng toàn thể Quý Vị tham gia cuộc hội luận hôm nay, sức khoẻ và mọi điều tốt lành. Sau nữa xin được cảm ơn Ban Tổ Chức đã cho chúng tôi cơ hội trình bày một số nhận thức và quan điểm cá nhân liên quan đến việc đảng Cộng Sản Việt Nam đã ký những hiệp định cắt đất, nhượng biển cho Trung Cộng.
        Sau đây, chúng tôi xin được lần lượt trình bày những nhận thức và quan điểm cá nhân qua bài tham luận chủ đề: ‘’ Nhận định các sự kiện và hiệu quả của cao trào Quốc Dân Việt Nam đãu tranh chống hai hiệp định vi phạm chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam’’. Bài tham luận này gồm ba phần:
 
I/- Nhận định các sự kiện đưa đến cao trào Quốc Dân Việt Nam đãu tranh chống hai hiệp định vi phạm chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ  Việt Nam.
II/-Nhận định về hiệu quả của cao trào Quốc Dân Việt Nam đãu tranh chống hai hiệp định vi phạm chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam.
III/- Tổng luận.
 
I/-NHẬN ÐỊNH CÁC SỰ  KIỆN  ÐƯA ÐẾN CAO TRÀO QUỐC DÂN VIỆT NAM ÐẤU TRANH CHỐNG HAI HIỆP ÐINH VI PHẠM CHỦ QUYỀN VÀ SỰ  VẸN TOÀN LÃNH THỔ VIỆT NAM.
 
        Như Quý Vị đều biết, ngày 27-12-2001, lễ cắm mốc biên giới Việt-Trung đã được Trung Cộng và Việt Cộng cử hành tại Móng Cái, một thị trấn địa đầu biên giới phía Bắc Việt Nam, mở đầu cho việc cắm mốc biên giới mới giữa hai nước, dự trù sẽ hoàn tất trong vòng ba năm, chiếu theo hai hiệp định về biên giới đất liền và lãnh hải Việt-Trung đã ký kết ngày 30-12-1999 và ngày 25-12-2000.
        Hai hiệp định trên đây, đã được nhà cầm quyền Việt Cộng và Trung Cộng bí mật thương lượng và ký kết từ lâu, đến nay dù không công bố, nhưng ý nghĩa các điều khoản căn bản thì đã bị tiết lộ và thể hiện phần nào qua việc thực thi, rằng Việt Nam đã mất hàng ngàn kilô mét vuông đất đai vùng biên giới phía Bắc và hàng ngàn hải lý trong Vịnh Bắc Việt,  do hệ quả của những hiệp ước bất công và bất bình đẳng. Sự kiện nghiêm trọng này đã gây bất bình và phẫn nộ, đưa đến cao trào quốc dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước, đãu tranh chống hai hiệp định vi phạm chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ  Việt Nam.
         Trước hết cần ghi nhận  phản ứng trong nước, vì các sự kiện được biết liên quan đến hai hiệp ước Việt-Trung về biên giới đất liền và hải phận, xuất phát từ trong nước, do các cựu cán bộ đảng viên cộng sản hồi hưu phản tỉnh hoặc ly khai và các nhà trí thức bất đồng chính kiến lên tiếng tố cáo. Chính thành phần này đã nhận được tín hiệu đầu tiên về những hiệp định bán nước, do một số cán bộ đảng viên cộng sản cao cấp tại chức tiết lộ. Phản ứng chung là bất bình, phẫn nộ và hành động chung của họ là viết thư yêu cầu nhà cầm quyền phải công khai hoá các hiệp định để dân biết, dân bàn, dân bảo vệ đất nước.
         Ðồng thời họ cũng tiếp tục truy tầm thêm các dữ kiện liên quan đến hai hiệp định để thông báo ra bên ngoài và chuyển đạt cho người dân trong nước biết để cùng nhau tìm cách bảo vệ lãnh thổ của Tổ Quốc Việt Nam. Ðiển hình cá nhân có thể kể thái độ và hành động của một cựu đảng viên cộng sản hồi hưu là Ðỗ Việt Sơn ở Hải Phòng, với 54 tuổi đảng, đã gửi thư công khai  yêu cầu đại hội đảng và quốc hội Việt Cộng công khai thảo luận hai hiệp định về biên giới với Trung Quốc và chất vấn rằng, phải chăng ta đã nhượng bộ cho Trung Quốc quá nhiều qua hai hiệp định ấy.
         Ðiển hình tập thể có thể ghi nhận thái độ và hành động của 26 nhân vật từng tranh đãu cho dân chủ, tự do và nhân quyền ở Việt Nam, như  cựu Tướng Trần Ðộ, ông Hoàng Minh Chính, cựu Ðại Tá Phạm Quế Dương và các nhà trí thức bất đồng chính kiến như Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, Luật gia Lê Chí Quang v.v... Những người này đã đòi hỏi Việt Cộng phải công khai hoá tất cả các sự kiện liên quan đến viêc ký kết các hiệp định về lãnh thổ và lãnh hải với Trung Cộng, quốc hội Việt Cộng phải nghe cuộc điều trần đặc biệt của các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước có trách nhiệm trong vụ việc này.
         Trong khi đó tại hải ngoại, sau khi nhận được các tín hiệu từ trong nước, thái độ chung của người Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng như khắp thế giới là bất bình, phẫn nộ và căm thù cao độ đối với việc Việt Cộng ký kết các hiệp định bán nước với Trung Cộng. Hành động chung của người Việt hải ngoại khắp nơi là tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình, hội thảo, ra kháng thư, tuyên cáo tố cáo Việt Cộng bán nước và Trung Cộng cuớp đất đai và lãnh hải của Việt Nam.
        Mục đích cao nhất của các hành động chung này là nhằm phủ định giá trị pháp lý cũng như hệ quả thực tiễn của hai bản hiệp định về biên giới Việt-Trung, cũng như bất cứ văn kiện pháp lý chính trị nào Việt Cộng đã ký hoặc sẽ ký sau này với Trung Cộng liên quan đến lãnh thổ và lãnh hải mà vi phạm chủ quyền và sự vẹn toàn lành thổ Việt Nam, dù ký bí mật hay công khai, đều vô hiệu vĩnh viễn đối với quốc dân Việt Nam.
        Mục đích cao nhất này nhằm ngăn chặn Việt Cộng có thể phải ký thêm nhiều hiệp định bán nước khác với Trung Cộng, do bị ràng buộc bởi những cam kết, thủa hiệp với Trung Cộng trong quá khứ. Vì trong quá khứ xa gần, quả thật Việt Cộng đã có những thủa hiệp và cam kết về lãnh thổ trên đất liền, hải đảo và hải phận có lợi cho Trung Cộng, để đổi lấy sự chi viện cho đảng Cộng Sản Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh thôn tính Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và để được Trung Cộng bảo hộ cho đảng Cộng Sản Việt Nam duy trì lâu dài quyền thống trị độc tôn, độc tài và toàn trị hiện nay tại Việt Nam. Một số sự kiện tiêu biểu được dư luận trong và ngoài nước Việt Nam nhắc đến:
   -Một là vào năm 1956, khi Trung Cộng đơn phương tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Cộng lúc đó là Ung Văn Khiêm đã ra tuyên bố tán thành.
   -Hai là ngày 14-9-1958, Thủ Tướng Việt Cộng Phạm Văn Ðồng đã mau mắn gửi công hàm tán thành tuyên bố của Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai, về chủ quyền hải phận của Trung Quốc ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như đất liền là 12 hải lý.
- Ba là ngày 19-1-1974, Trung Cộng đã tiến chiếm quần đảo Hoàng Sa do hải quân Việt Nam Cộng Hoà ở Miền Nam Việt Nam lúc đó đang trấn giữ. Chính quyền Việt Nam Cộng Hoà phản kháng, tố cáo Trung Cộng xâm lược, chính quyền Việt Cộng thống trị Miền Bắc Việt Nam thì im lặng hoàn toàn.
-Bốn là vào tháng 3-1988, Trung Cộng tiến chiếm quần đảo Trường Sa, Việt Cộng có trách nhiệm bảo vệ đã không phản kháng, vẫn giữ im lặng sau khi bị hải quân Trung cộng tiêu diệt lực lượng hải quân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ.
  
        Qua một số sự kiện tiêu biểu trên cho thấy việc cướp đất và nhượng đất của Việt Nam đã được Trung Cộng và Việt Cộng toa rập thực hiện từ lâu trên thực tế với tham vọng và ý đồ khác nhau. Hai hiệp định về biên giới đất liền và lãnh hải trong vịnh Bắc Việt, chỉ là bước đầu của một quá trình pháp lý hoá để hợp pháp hoá các phần đất đai, hải đảo, hải phận của Việt Nam, mà Trung Cộng đã chiếm dụng từ lâu, với sự đồng tình thủa hiệp của Việt Cộng.
        Theo những đảng viên cao cấp bất mãn trong giới cầm quyền Việt Cộng, tiết lộ cho các nhà ly khai, thì trong các cuộc thương lượng về biên giới, lãnh thổ, lãnh hải, Việt Cộng luôn bị thất thế. Vì Trung Quốc đã đưa ra những văn kiện ký kết năm 1958 giữa hai đảng và hai chính phủ, cũng như dựa vào sự im lặng của Việt Cộng khi Trung Cộng tiến chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988. Ðã không lên tiếng xác nhận chủ quyền; Việt Cộng vào năm 1956 và 1958 còn công khai tán đồng tuyên bố đơn phương của Trung Cộng về chủ quyền và hải phận trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn từ lâu thuộc chủ quyền lãnh thổ Viêt nam. Cách hành xử ngu dại này xuất phát từ quyền và lợi ích của tập đoàn cộng sản Việt Nam, được ngụy trang bằng lối lý luận huyền hoặc của chủ nghĩa Quốc Tế Vô Sản, với Thế Giới Ðại Ðồng không còn biên giới quốc gia. Chúng ta hãy nghe báo Sài Gòn Giải Phóng của Việt Cộng năm 1976 lý giải  sự ngu dại này như sau, rằng:
        “Trung Quốc là người thày đã cưu mang Việt Nam cho đến ngày hôm nay, thì chủ quyền Hoàng Sa thuộc Trung Quốc hay thuộc Việt Nam cũng vậy thôi. Khi nào Việt Nam muốn nhận lại, thì Trung Quốc cũng sẽ sẵn sàng trao trả quần đảo này’’.
        Và báo Nhân Dân cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam số ra ngày 24-4-1988, nhân sự kiện Trung Cộng tiến chiếm quần đảo Trường Sa, đã biện luận về một sự kiện ngu dại trong quá khứ, rằng:
       “Trong cuộc chiến đãu chống kẻ thù xâm lược thì Việt Nam phải tranh thủ sự gắn bó của Trung Quốc và ngăn chặn Hoa Kỳ xử dụng hai quần đảo nói trên. Do đó những lời tuyên bố lúc ấy( của Phạm Văn Ðồng năm 1958) phải được hiểu trên tinh thần và trong bối cảnh lịch sử đó...’’.
        Và rằng “Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không phải chỉ là đồng chí anh em, mà còn là người thày đáng tin cậy, đã cưu mang chúng ta một cách nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay’’.
  
         Chính vì những cam kết thỏa hiệp lý giải như vậy trong quá khứ, nên trong bàn thuơng lượng, Hà Nội dù có muốn duy trì đường biên giới Việt-Trung bao lâu nay, căn cứ trên  các Hiệp Ðịnh về biên giới được ký kết giữa Pháp và triều đình Mãn Thanh như các hiệp ước ngày 9-6-1885 và 25-4-1886 ký ở Thiên Tân( Tien- Tsin), hiệp định 26-6-1887 và công ước ngày 26-6-1895 ký ở Bắc Kinh, nhưng vẫn bị Bắc Kinh bác khước.
         Trung Cộng buộc Việt Cộng phải giải quyết vấn đề biên giới, dựa trên những gì đôi bên đã ký kết, thỏa hiệp. Viện lẽ là hai đảng vẫn hiện hữu và vẫn đang nắm chính quyền, thì không có chuyện công nhận những gì mà phong kiến Trung Hoa và thực dân Pháp thiết lập dưới áp lực của cường lực. Việt Cộng đuối lý nên phải chấp nhận hoàn toàn những đòi hỏi của Trung Cộng.
         Ðến đây, người ta tự hỏi, Việt Cộng lâm vào thế yếu trong thương lượng về biên giới lãnh thổ, hải phận với Trung Cộng, có phải do tập đoàn cộng sản Việt Nam dại khờ, tin vào lối lý luận huyền hoặc của một chủ thuyết Cộng Sản không tưởng, hay chỉ là ngụy biện, biết là tai hại cho đất nước mà vẫn làm vì quyền lợi thiết thân của một tập đoàn thống trị là đảng Cộng Sản Việt Nam?
         Theo đánh giá của nhiều người, cộng sản Việt Nam không khờ khạo, vì trước sau gì họ chỉ dùng chủ thuyết cộng sản để mê hoặc lẫn nhau, mê hoặc dân chúng để tận dụng nhân lực, tài nguyên đất nước làm chiến tranh thôn tính, để xây dựng những mô hình xã hội, thế giới không tưởng, để chỉ cốt có được một thực tại quyền uy và lợi nhuận cho một tập đoàn thống trị là đảng cộng sản Việt Nam, được bảo vệ, thụ huởng trên hết và trước hết.
          Bởi, nếu do sự dại khờ, thì những hành động sai lầm quá khứ, Việt Cộng vẫn có cơ hội sửa chữa được. Nếu không vì quyền và lợi của tập đoàn cộng sản nắm quyền thống trị, Việt Cộng đã không bí mật ký kết những hiệp định bán nước như thế.
         Vì dù đã có những cam kết thỏa hiệp ngu dại trong quá khứ, Việt Cộng vẫn có thể dựa thế nhân dân và công luận quốc tế để không thi hành những cam kết thoả hiệp bí mật, trong chiến tranh, do ngộ tín tà thuyết và bị bức bách tinh thần của nước lớn có tham vọng bá quyền và bành trướng lãnh thổ. Bởi vì, trong nền trật tự thế giới ngày nay, mọi tranh chấp trong quan hệ quốc tế luôn được giải quyết bằng thương lượng và các phương thức hoà bình.
         Nếu Việt Cộng không ký những hiệp định bán nước, Trung Cộng chắc chắn không dám dùng bạo lực chỉ vì Việt Cộng không thực thi những cam kết thủa thuận ngầm trong quá khứ. Vì những cam kết này chưa được pháp lý hoá để có hiệu lực cưỡng hành theo công pháp quốc tế.
         Tựu chung Việt Cộng đã bí mật ký kết hai hiệp định bán nước cho Trung Cộng, chỉ với ý đồ tạo chỗ dựa duy trì quyền thống trị đất nước cho đảng Cộng Sản Việt Nam, khi chính quyền của chế độ Việt Cộng đã mất chỗ dựa của nhân dân. Việc làm này của Việt Cộng đã đáp ứng đúng tham vọng bá quyền và bành trướng lãnh thổ của  đại cường Trung Cộng. Và do đó đã đưa đến cao trào Quốc Dân Việt Nam đãu tranh chống hai hiệp định vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
 
II/- NHẬN ÐỊNH VỀ HIỆU QUẢ CỦA CAO TRAO QUỐC DÂN VIỆT NAM ÐẤU TRANH CHỐNG HAI HIỆP ÐINH VI PHẠM SỰ  VẸN TOÀN LÃNH THỔ VIỆT NAM.
 
         Trong cao trào quốc dân Việt Nam đãu tranh chống hai hiệp định vi phạm chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam  do Việt Cộng ký kết với Trung Cộng, đã nổi lên hai quan điểm bất đồng về hiệu quả đãu tranh.
          Một là quan điểm nặng về cảm tính của quảng đại quần chúng với các đoàn thể, các thân hào nhân sĩ đóng vai trò tích cực phát động và thực hiện các hình thức đãu tranh sôi nổi hiện nay.
         Hai là quan điểm nặng về lý tính, với thái độ dè dặt khi tham gia hoặc còn đứng ngoài cao trào đãu tranh, phê phán cao trào đãu tranh là thiếu căn cứ lịch sử, pháp lý cũng như thực tiễn nên sẽ chỉ có tác dụng tuyên truyền lôi kéo quần chúng tham gia đông đảo để bầy tỏ thái độ bất bình, giải toả phẫn nộ, hơn là đem lại hiệu quả tích cực trên thực tế.
          Theo luận cứ của quan điểm nặng về lý tính này thì cho rằng, cao trào đãu tranh hiện nay thiếu căn cứ xác thực và khả tín về lịch sử, pháp lý cũng như thực tiễn nên không hiệu quả hay hiệu quả thấp. Vì đãu tranh khi chưa biết rõ nội dung toàn văn các hiệp định về lãnh thổ và lãnh hải mà Việt Cộng đã ký kết với Trung Cộng, mà chỉ suy đoán diện tích đất đai và lãnh hải bị mất dựa trên sự đồn đoán( Hearsay) và các tài liệu sưu tầm cá nhân.
         Dẫn chứng điển hình theo quan điểm này là, những người nặng cảm tính đã phát động và tham gia cao trào đãu tranh, với quan điểm cho rằng Ải Nam Quan là của ta, căn cứ  theo một câu trong cách giáo khoa “ Lãnh thổ Việt Nam hình cong chữ S chạy dài từ Ải Nam Quan đến Mủi Cà Mau’’ và câu chuyện lịch sử Nguyễn Trãi tiễn khóc cha bị bắt về Tàu đến Ải Nam Quan thì quay về. Từ đó, trong đãu tranh đã đưa ra chủ đề khóc, hận Nam Quan, vì  đã coi ải này là của ta nay bị mất cho Trung Quốc do hiệp định về biên giới ngày 30-12-1999. Trong khi quan điểm nặng pháp lý tính thì phản bác rằng căn cứ ấy chỉ cho thấy điểm mốc cực Bắc Việt Nam là từ Ải Nam Quan, chứ không xác định được ải ấy là của ta hay của Tàu. Vì vậy cần phải căn cứ vào các tài liệu khác nữa trong lịch sử hai nước mới có cơ sở xác định và đây là một trong những tài liệu lịch sử được dẫn chứng.
        Theo sách Ðại Nam Nhất Thống Chí biên soạn dưới triều đại Nhà Nguyễn, thì cửa ải Nam Quan nằm cách thị thành Lạng Sơn 31 dặm về phía Bắc, thuộc Châu Văn Uyên, tỉnh Quảng Tây, nơi mà Nhà Thanh gọi là Trấn Nam Quan. Cửa ải xây vào năm Gia Tĩnh đời Nhà Minh, đến năm Ưng Chính Thứ Ba đời Nhà Thanh thì tu bổ lại và đặt tên là “Ðại Nam Quan’’. Tài liệu lịch sử sau này cũng xác định ải Nam Quan do Tàu xây vào năm Gia Tĩnh Thứ Nhất( 1522) dưới đời Vua Minh Thế Tông. Ðối chiếu ở Việt Nam lúc đó là triều đại Vua Lê Cung Hoàng. Ðến năm Ưng Chính Thứ Ba (1725), ải được Vua Nhà Thanh cho tu sửa lại. Ðời Càn Long làm thêm’’ Chiêu Ðức Ðài’’ ở phía Bắc và ‘’Ngưỡng Chiêu Ðài ‘’ ở Phía Nam. Sau này Mao Trạch Ðông đã đổi “Ðại Nam Quan’’ thành   ‘’Mục Nam Quan’’, còn Hồ Chí Minh gọi là ‘’Hữu Nghị Quan’’. Bên kia ải Nam Quan là xã Bằng Tường của Trung Quốc, bên này ải là xả Ðông Ðăng, huyện Yên Lãng, Tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam.
         Nếu nói rằng cột mốc đã dời cách cửa ải 4 hay 5km, thì thị trấn Ðồng Ðăng phải thuộc trung Quốc chứ đâu còn là của Việt nam như hiện nay? Vì như Ông Hoàng Minh Chính, cựu đảng viên cộng sản ly khai, thì cho rằng cột mốc mới số 0 cách Ải Nam Quan 4 km, còn Bác Sĩ Trần Ðại Sĩ thì nói cách cửa Ải Nam Quan 5 km và Việt Nam đã mất đến 789km2 chứ không phài chỉ mất 720km2 đất đai thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng cũng như mất hàng vạn km2 trong vịnh Bắc Việt, như các nhân vật chống chế độ trong nước tố cáo.
        Tất cả những dữ kiện này về mặt pháp lý, không được chấp nhận như là căn cứ tranh tụng, quá lắm chỉ được dùng làm khởi điểm mở cuộc điều tra thu thập bằng chứng mà thôi. Trong khi Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Cộng là Lê Công Phụng thì trong một cuộc phỏng vấn dành cho tạp chí VASC Orient ngày 28-1-2002 thì nói là cột mốc số 0 đã được cắm từ trước vẫn giữ nguyên, nó chỉ cách cửa Ải Nam Quan 200 mét mà thôi. Vẫn theo Lê Công Phụng, thì việc công luận tố cao là Việt Nam mất 700 km2 là không đúng. Vì hai bên chỉ thảo luận trong khoảng 227km2 tranh chấp. Sau khi thương thảo thì Việt Nam đã được 113km2, còn Trung Quốc được 114km2, như thế là cả hai bên có nhân nhượng. Về thác Bản Giốc bị dư luận tố cáo là mất cho Trung Quốc, Lê Công Phụng, vẫn trong cuộc phỏng vấn đã giải thích nguyên văn như sau:
   “ Về thác Bản Giốc, thì đây là điều rất phức tạp. Chúng tôi cũng rất lạ là trong sách sử của chúng ta và Trung Hoa từ năm 1960 đến nay, không ai nói Thác Bản Giốc có phần là của Trung Hoa. Còn đối với chúng ta thác này đã di vào sử sách, nhất là các sách giáo khoa của học sinh, đã thành di tích, tụ điểm du lịch được nhiều người ưa chuộng.
   ‘’ Ðây là điều chúng tôi rất khó hiểu. Bởi lẽ, trong công ước với Nhà Thanh và Pháp, thác Bản Giốc chỉ thuộc về chúng ta có 1/3 thôi; Và theo thực trạng thì cột mốc được cắm từ đời Nhà Thanh thì chúng ta cũng chỉ được 1/3 thác.
   ‘’ Ðúng vậy, cột mốc đang tồn tại đã được cắm từ đời Nhà Thanh, xác định chỉ có chưa được một nửa thác Bản Giốc là ở bên phía ta. Theo quy định quốc tế, khi phân giới cắm mốc thì thác được coi như một dòng sông, một dòng suối. Ðã là song suối thì đường biên giới đi qua luồng chính, tức là chỗ tàu thuyền đi lại được. Còn đối với sông suối tàu thuyền không đi lại được, thì đường biên giới phải đi theo rãnh sâu nhất.
   ‘’ Cột mốc không nằm sát Bản Giốc. Khi chúng tôi khảo sát thì mới thấy cột mốc nằm trên một cồn nhỏ ở giữa suối, cách đáy khoảng mấy trăm mét. Vì vậy nên cũng không mấy ai quan tâm đến cột mốc ở thác Bản Giốc.
   ‘’ Trước tình hình như vậy, chúng tôi nghĩ rằng trong đàm phán phải hợp lý, thoả đáng, phù hợp với mặt pháp lý. Chúng ta phải căn cứ vào những thoả thuận giữa nhà Thanh và  Pháp, căn cứ vào biểu đồ, căn cứ vào cột mốc hiện có mà dân địa phương nói đó là cột mốc có từ xưa đến nay chưa ai thay đổi cả. Cuối cùng lãnh đạo chúng ta cũng nhất trí trong tất cả những điều kiện ấy, không thể đòi hỏi thác Bản Giốc phải là của chúng ta hoàn toàn được.’’
   ‘’ Lẽ ra, theo thực tiễn thì chúng ta chỉ đuợc 1/3. Nhưng sau đàm phán, chúng ta và bạn đã thoả thuận thác Bản Giốc được chia đôi, mỗi bên được 50%. Hiện nay cả hai bên đang tiến hành khai thác du lịch phía bên mình’’.
  
         Ðứng trước sự khác biệt giữa những lời đồn đoàn và các tài liệu cá nhân đưa ra làm căn cứ tố cáo, so với lời giải thích của bên bị tố cáo là Thứ Trường Ngoại Giao Việt Cộng Lê Công Phụng(?), quan điểm nặng tính pháp lý cho rằng điều tiên quyết là phải tiếp tục truy cứu thêm nhiều tài liệu lịch sử, pháp lý, chính trị xác thực và khả tín để làm căn cứ thiết lập bằng chứng, trước khi khởi động các hành vi đãu tranh hay khởi động tố quyền nơi các cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền ở tương lai khi hội đủ điều kiện pháp lý cũng như thực tiễn.
         Tuy nhiên những đoàn thể và những cá nhân tham gia cao trào đãu tranh với thái độ dè dặt và quan điểm nặng về lý tính cũng đồng ý là chắc chắn Việt nam đã bị mất ít hay nhiều đất đai và lãnh hải. Suy đoán này dựa trên lối giải thích không hợp lý của Lê Công Phụng về lý do phải định lại biên giới Việt-Trung là do sự di dân ở vùng biên giới, không chịu công bố bản đồ biên giới cũ và mới để chứng minh diều ông ta nói và hành động mờ ám của Việt Cộng là bí mật thương lượng, bí mật ký kết và lén lút thông qua một trong hai Hiệp Ðịnh đả ký với Trung Cộng và không công bố toàn văn các Hiệp Ðịnh.
         Nhưng họ vẫn không tin cao trào đãu tranh hiện nay sẽ đem lại hiệu quả thiết thực trước mắt cũng như lâu dài, nếu cứ tiếp tục đãu tranh theo cung cách hiện nay, dựa trên cơ sở những bằng chứng không xác thực mà thành ngữ luật pháp tiếng Latin gọi là ‘’ Dictum de dicto’’, tức là ‘’ Hear a saying from a saying’’ gọi tắt là  ‘’Hearsay’’.
        Lập luận rằng dù muốn dù không, về mặt quốc tế công pháp, hai đối tác là  chính quyền Trung Cộng và chính quyền Việt Cộng dù thực tế cũng như thực chất không phải là những chính quyền của dân, do dân và vì dân, song vẫn có tư cách đại diện của một quốc gia, có quyền kết ước song phương hay đa phương và mọi kết ước đều có hiệu lực thi hành giữa các bên.
        Mọi tranh tụng hay chọn lựa cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết các tranh tụng liên quan đến các hiệp định định đã ký kết giữa Việt Cộng và Trung Cộng, là quyền của các bên kết ước; cá nhân hay tập thể công dân lại không có quyền  này, mặc dù họ là những đồng sở hữu chủ Ðất Nước, di sản của tiền nhân. Do đó những người theo quan điểm này đã đưa ra đề nghị  tiên quyết là truy tầm tài liệu lịch sử, địa lý, chính trị, pháp lý, hành chánh và thực tế cần thiết để chứng minh chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam một cách hiệu quả trước các hội nghị, tổ chức trọng tài và cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền khi có điều kiện thuận lợi. Một cách cụ thể:
-       Ðối với tranh chấp hải phận trong vịnh Bắc Việt giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong tương lai sẽ phải đưa ra trước Liên Hiệp Quốc và giải quyết theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ( The United Nation Convention on the Law of the Sea) được thông qua ngày 10-12-1982. Vì cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều là hội viên Liên Hiệp Quốc, có phê chuẩn và cam kết chấp hành công ước này. Và toàn văn bản Hiệp Ðịnh về lảnh hải trong vịnh Bắc Việt ký kết giữa Việt Cộng và Trung Cộng ngày 25-12-2000.
-       Ðối với vấn đề biên giới Việt - Trung trên đất liền, có thể đưa ra trước các cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc và tìm hậu thuẫn của công luận thế giới. Nhưng muốn tranh đấu có hiệu quả, điều tiên quyết là phải có trong tay toàn văn bàn hiệp định ngày 30-12-1999 ký kết giữa Việt Cộng và Trung Cộng. Ðồng thời thâu thập đầy đủ các tài liệu liên quan đến tình trạng biên giới Việt-Trung trước và sau khi ký kết các hiệp định giữa Triều Ðình Mãn Thanh vào các năm 1884, 1885, 1887, 1895, kể cả các phụ lục đính kèm như bản đồ, công tác đo đạc và biên bản các phiên họp.
 
   Tất nhiên, đối với những người nặng cảm tính hiện chiếm số đông, tham gia cao trào đãu tranh chống hai hiệp định vi phạm sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam, không phủ nhận sự cần thiết và hữu ích của việc thâu thập tài liệu lịch sử, địa lý, pháp lý, hành chánh, chính trị và thực tế, nhất là cần có trong tay các hiệp định bán nước của Việt Cộng. Thế nhưng đó là công việc về lâu về dài của cuộc đãu tranh. Trước mắt, vấn đề ải Nam Quan là của Ta hay của Tàu không là trọng tâm của cao trào đãu tranh, vấn đề mất đất và có mất đất thật sự cần phải đãu tranh để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ cho đất nước mới là điều quan trọng.
         Vì rằng những người đãu tranh nặng cảm tính rất nhậy cảm, họ không thể chờ đợi phải thu thập đầy đủ tài liệu như thế mới phát động đãu tranh, mà phải hành động nhanh và cấp thời khi thấy có dấu hiệu mờ ám, gian trá và  việc thi hành trên thực tế đã để lộ cho thấy Việt Cộng  có cắt đất, nhượng biển cho Trung Cộng, ít nhiều bao nhiêu hạ hồi phân giải.
          Ðiều quan trọng là khi thấy có dấu hiệu như thế, mọi con dân Nước Việt, nặng tình với núi sông, phải lên tiếng tố cáo trước Quốc Dân Việt Nam và công luận thế giới, để hạn chế tối đa hậu quả do các hiệp định mà Việt Cộng đã ký với Trung Cộng và có hiệu lực thi hành, ngăn chặn kịp thời  những hiệp định  sắp ký hay đã ký nhưng chưa có hiệu lực thi hành.
         Ðồng thời, qua cao trào đãu tranh rộng khắp từ trong nước ra hải ngoại, Quốc Dân Việt Nam công khai tuyên cáo trước thế giới về hai hiệp định liên quan đến lãnh thổ và lãnh  hải Việt Nam đã được bí mật ký kết , dù không công bố, nhưng thực tế đã có những dấu hiệu cho thấy tính chất mờ ám, bất công, bất bình đẳng và vi phạm ít nhiều sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam. Vì nếu im lặng ngồi chờ cho đến khi có trong tay toàn bản văn các hiệp định, hay có đủ tài liệu lịch sử, địa lý, pháp lý để kê cứu mới lên tiếng và phát động đãu tranh thì mọi chuyện đã rồi và Quốc Dân Việt Nam phải gánh chịu mọi hậu quả không thể sửa chữa. Vì im lặng là đồng tình hoặc lên tiếng tố cáo phủ nhận hệ quả các hiệp định quá trễ, Quốc Dân Việt Nam sẽ thất lợi khi có điều kiện để đòi lại các phần lãnh thổ và lãnh hải đả mất trước các hội nghị quốc tế hay cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền độc lập hay trực thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc.
 
I I I/- TỔNG LUẬN:
 
         Trên thực tế, qua cao trào đãu tranh sôi nổi mấy tháng qua của người Việt hải ngoại cũng như trong nước, hiệu quả thấy được là việc thi hành cắm mốc biên giới Việt, Trung theo hiệp định ngày 30-12-2002 có khựng lại. Hiệp định về lãnh hải  trong vịnh Bắc Việt tuy đã ký, nhưng việc phê chuẩn đã có dấu hiệu thận trọng, diên trì trong giới cầm quyền Việt Cộng.
          Nhưng hiệu quả xa hơn mà cao trào Quốc Dân đãu tranh nhắm tới là nhằm phủ định trước công luận thế giới mọi hậu quả pháp lý cũng như thực tiển đối với Quốc Dân Việt Nam, của hai hiệp định về lảnh thổ và lãnh hải do Việt Cộng ký kết với Trung Cộng. Sự phủ định này, nhằm bảo lưu quyền sở hữu cộng đồng Ðất Nước của Quốc Dân Việt Nam, những người chủ chân chính của đất nước, những thừa kế chính danh di sản của tiền nhân.
        Nói cách khác mọi hiệp ước song phương giữa Việt Cộng và Trung Cộng, nếu vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, sẽ chỉ có hiệu lực thi hành tạm thời với Việt cộng trong giai đoạn cướp quyền quản lý đất nước, sẽ là vô hiệu vĩnh viễn đối với Quốc Dân Việt Nam. Quốc Dân Việt Nam bằng mọi cách và bằng mọi giá sẽ lấy lại các phần đất và biễn của tổ tiên để lại, nay bị Việt Cộng dâng nạp cho Trung Cộng, một khi những kẻ cướp quyền quản lý đất nước bị loại trừ, quyền làm chủ của Quốc Dân Việt Nam được tái lập, trong khung cảnh chế độ dân chủ, với một chính quyền thực sự của dân, do dân và vi dân, hành xủ quyền quản lý đất nước.
         Cuộc tranh chấp về biên giới, lãnh thổ và hải phận Việt-Trung sẽ tiếp tục. Việt Nam sẽ bảo vệ được sự vẹn toàn lãnh thổ với đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý, chính trị và thực tiễn, đủ xác lập chủ quyền từ lâu của Việt Nam trên các vùng đất biên giới, các hải đảo, và hải phận mà Trung Cộng đã chiếm dụng bằng bạo lực và thủ đoạn chính trị, ngoại giao.
          Như vậy, tựu chung là Việt Cộng đã làm một việc không nên làm và không được phép làm, gây hậu quả nghiêm trọng cho đất nước. Qua cao trào đãu tranh, mọi nỗ lực của người Việt hải ngoại, kết hợp cùng đồng bào trong nước lúc này, là tìm mọi cách hoá giải những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước, do Việt Cộng gây ra. Ðồng thời, bằng mọi cách ngăn chặn những việc làm của Việt Cộng trong tương lai, nguy hại đến chủ quyền và sự toàn vẹn lảnh thổ Việt Nam. Tất nhiên, để khắc phục hệ quả các hành vi sai trái mà Việt Cộng đã làm trong quá khứ, Quốc Dân Việt Nam phải đương đãu với nhiều cản trở khó khăn về pháp lý cũng như thực tiễn.
         Thật vậy, trên thực tế chính quyền Việt Cộng, mặc dầu đối với Quốc Dân Việt Nam không phải là một chính quyền của dân, do dân và vì dân, mà là một chính quyền của đảng, do đảng và vì đảng Cộng Sản Việt Nam; Thế  nhưng, chính quyền ấy vẫn có tư cách chính quyền của một quốc gia, là thành viên của cộng đồng các quốc gia trên thế giới và đang là hội viên tổ chức Liên Hiệp Quốc. Do đó, trên bình diện quốc tế công pháp, mọi hành vi kết ước song phương cũng như đa phương của chính quyền Việt Cộng đều có giá trị pháp lý và hiệu lực cưỡng hành thực tế giữa các bên kết ước.
        Quốc dân Việt Nam, mặc dầu là những thừa kế chính danh di sản Ðất Nước, là những người chủ chân chính Ðất Nước, nhưng quyền quản lý Ðất Nước đã lọt vào tay một chính quyền không do sự ủy thác của Quốc Dân, mà do sự cưỡng đoạt bằng bạo lực của một tập đoàn thống trị là đảng Cộng Sản Việt Nam.
         Ðến đây vấn đề đặt ra, vậy thì nỗ lực chung của Quốc Dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước lúc này có hiệu quả gì, có thay đổi được những hệ quả pháp lý cũng như thực tiễn do các hành vi kết ước của Việt Cộng với Trung Cộng hay không?  Ðây là một thách đố đối với Quốc Dân Việt Nam và cao trào đãu tranh của Quốc Dân Việt Nam . Trong những ngày tháng qua và những tháng năm sắp tới, chính là nỗ lực chung của Quốc Dân Việt Nam để đáp trả thách đố này.
          Cuộc hội luận của chúng ta hôm nay cũng là nỗ lực của một tập thể nhằm góp phần vào nỗ lực chung của Quốc Dân Việt Nam để đáp trả thách đố ấy. Tất nhiên hiệu quả sau cùng chắc chắn chúng ta, người Việt Nam tại hải ngoại cũng như trong nước phải quyết tâm đạt được trong tương lai, là bằng mọi cách và mọi giá, thu hồi phần đất đai và biển cả hôm nay bị mất vào tay ngoại bang để bảo vệ  sự toàn vẹn lãnh thổ  Việt Nam, di sản thiêng liêng của Tiền Nhân để lại.Có điều, muốn lấy lại các phần lãnh thổ, lãnh hải đã mất vào trong Trung cộng hay bảo vệ sư toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc bằng bất cứ giải pháp nào, muốn có hiệu quả thực tiễn, điều tiên quyết là Việt Nam phải nỗ lực để trở thành một cường quốc giầu mạnh  và phải là một cường quốc nguyên tử; không phải để giải quyết bằng bạo lực mà để có thế cân bằng trong tương quan lực lượng, thúc đẩy cho sự thành đạt giải pháp pháp lý , một khi vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và các hải đảo được đưa ra trước các ơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền. Ngày nào Việt Nam còn nghèo yếu, dựa vào ngoại bang, ngày đó chưa thể lấy lại các phần lãnh thổ lãnh hải đã mất và sự mất đất mất biển thêm nữa và mất cả đất nước vẫn là điều khó tránh khỏi trước tham vọng xâm lược của Tầu cộng.
   Trân trong kính chào và chân thành cảm ơn Quý Bậc Trưởng Thượng cùng toàn thể Quý Vị đã quan tâm theo dỏi bài tham luận của chúng tôi.
          Trân trọng
Houston, ngày 2 tháng 6 năm 2002