Nguyên nhân nào đưa đến thái độ hung hăng của Trung Quốc? |
Tác Giả: Trần Phong | ||||
Thứ Năm, 21 Tháng 7 Năm 2011 04:40 | ||||
Thời gian gần đây Trung quốc đã tỏ ra rất cứng rắn trong lời nói và thái độ cụ thể trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, gây sự chú ý đặc biệt của dư luận các quốc gia Đông Nam Á và ngay cả Hoa Kỳ cũng đang bị dồn vào thế phải có thái độ quyết liệt hơn để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi kinh tế và chính trị của mình. Nguyên nhân nào đã khiến Trung Quốc theo đuổi chính sách này? Tại sao Trung Quốc lại chọn thời điểm này để có một sách lược hung hãn như thế ? Có nhiều yếu tố có thể được xem xét : 1) Tham vọng bành trướng truyền thống : Là một quốc gia khổng lồ có quá trình lịch sử của một nước lớn mà bản chất đế quốc đã không hề được che dấu; việc xử dụng áp lực kinh tế, chính trị và võ lực không phải là một điều xa lạ đối với quốc gia này. 2 ) Sách lược nhằm che dấu những khó khăn nội bộ: Những khó khăn và ổn định chính trị và xã hội hiện đang là một mối quan tâm rất lớn của chính quyền Trung Quốc . 3) Thủ đoạn “mà mắt” Mỹ và các cường quốc khác hầu đánh lạc hướng để che đậy ý đồ thực hiện chính sách tân thuộc địa ở Châu Phi và tại các nước yếu kém về kinh tế (tương tự như Gadhafi đã dùng tiền để mua chuộc lãnh đạo các quốc gia Châu phi này khiến lãnh đạo các quốc gia này không dám lên tiếng trong cuộc khủng hoảng hiện nay tại Libya ). Với chính sách phát triển tối đa và không kềm chế, trong những năm vừa qua Trung Quốc đã trở nên rất giàu có, nhưng đồng thời cũng đã trở thành nạn nhân của chính sự thành công ban đầu đó cùa họ. Họ đang” khát và đói “về tài nguyên và nhiên liệu để có thể đáp ứng mức sản xuất quá cao và sự thiếu hụt nông phẩm quốc nội ngày càng gia tăng. Đó là chưa kề họ cũng có nhu cầu bảo vệ tài nguyên cuả chính họ vì chính sách kinh tế gia công trong thời gian mấy chục vừa qua, trên một khía cạnh nào đó, cũng có phản tác dụng làm hao mòn tài nguyên cùa Trung Quốc. Vì nhu cầu sản xuất công nghiệp quá cao, mức độ đô thị hóa tiến quá nhanh đã gây nên tình trạng nông dân bỏ đồng ruộng đổ xô về thành phố đề kiếm sống ; hịên tượng này đã trở thành môt yếu tố kinh tế và xã hội bất ổn. Số lượng người dân xa quê mưu sinh lên đến con số hơn 150 triệu người, sống vất vưởng và rất khồ sở trong những điều kiện vật chất và tinh thần cực kỳ khó khăn. Ngay cả một vài lãnh đạo thức thời của TQ cũng đã phải lên tiếng báo động là đó là “một quả bom nồ chậm” . Mỗi năm, theo con số cùa các chuyên gia thế giới, chính quyền Trung Quốc phải bóp nghẹt và dấu diếm hàng chục ngàn vụ nổi loạn lớn nhỏ bắt nguồn từ những bất ổn kinh tế và chính trị ở Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông và ngay trên những địa phương trước đây vốn rất bình yên. Các cuộc nổi loạn với mức độ bạo động khà cao gần đây ở Nội Mông và Miền Nam Trung Quốc là dấu hiệu rất rõ rệt của một sự bất ổn đáng kể đang lan rộng . Trên một bình diện khác, chính sách phát triền ào ạt bất kề đến tác động bất lợi đối với môi trường, y tế và xã hội trong mấy chục năm vừa qua đã biến Trung Quốc thành môt quốc gia ô nhiễm nhất thế giới cũng như đang đóng góp nhiều nhất vào hiện tượng hâm nóng địa cầu. Vấn đề này đương nhiên sẽ trở thành một gánh nặng rất lớn về mặt môi trường, kinh tế và xã hội mà Trung Quốc phải gấp rút giải quyết. Hàng hóa Trung Quốc hiện đang tràn ngập thế giới với chất lượng càng ngày càng xuống dốc vì chủ yếu là hàng hóa với giá rẻ. Đề đáp ứng với nhu cầu sàn xuất quá cao, họ tìm đủ mọi cách để thu gom nguyên liệu và nhiên liệu, lợi dụng nguyên tắc sinh hoạt kinh tế tự do ở các nước trên thế giới, thu mua ào ạt sản phấm canh nông, thủy sàn, khoáng sản và trở thành chủ nhân ông của rất nhiều các cơ sở sàn xuất tài nguyên thiên nhiên ở khắp nơi trên thế giới. Việc thể hiện sức mạnh quân sự đề đòi hỏi và tranh chấp chủ quyền ờ Biển Đông, một kho dự trữ thủy sàn và nhiên liệu với tiềm năng rất cao mà Trung Quốc muốn độc chiếm, cũng không nằm ngoài chính sách này. Trung quốc hiện cũng đang nắm trong tay khá nhiều các dự án ở ViệtNam. Theo báo chí “lề phải” thì có đến 80% các dự án hạ tầng cơ sở, nhất là các công trình thủy điện đã có sự tham gia của các nhà đầu tư hay các công tư tư vấn và xây dựng Trung Quốc dưới dạng các hợp đồng “chìa khóa trao tay.” Phản ứng vô cùng sáng suốt của trí thức và quần chúng cũng như sự phàn đối rất thẳng thắn và đáng ngưỡng mộ của khá đông Đại biểu Quốc hội đối với dự án khai thác Bauxit đã buộc nhà nước Việt Nam phải xét lại toàn bố kế hoạch của dự án, nhất là đối với sự tham gia ào ạt của “công nhân”Trung Quốc. Áp lực về nguồn cung cấp thực phẩm, nguyên liệu và nhiên liệu, các khó khăn kinh tế vĩ mô và vi mô mà Trung Quốc đang phải đối đầu , cùng với những bất ổn chính trị và xã hộ đang đặt chính quyền Trung quốc trước một tình thế rất khó giải quyết . Đứng trên lô gích về quân sự thì các chuyên gia trên thế giới đều thừa nhận rằng lực lượng quân sự của Trung Quốc, dù đã được tăng cường rất nhiều trong những năm qua, cũng vẫn còn quá yếu kém và lạc hậu, chưa đủ để đưa Trung Quốc lên vị thế đối thủ quân sự của Hoa kỳ và các cường quốc khác. Hiện nay với lực lượng hải quân còn rất giới hạn Trung Quốc hiển nhiên là chẳng có lợi gì trong một cuộc đối đầu quân sự trực diện với Hoa Kỳ. Sách lược kinh tế, chính trị của Trung Quốc cho đến nay thực ra đã đem đến cho họ rất nhiều bất lợi: 1) Về phương diện quân sự và chính trị: Ảnh hưởng trực tiếp của tình hình căng thẳng hiện nay là sự gia tăng rõ rệt về khả năng quân sự và sự đoàn kết giữa các quốc gia thuộc khối ASEAN, sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Hoa Kỳ và các đồng minh truyền thống của họ và ngay cà với các quốc gia khác ở Châu Á kể cả Việt Nam, cũng như sự e ngại càng ngày càng rõ nét của Ấn Độ, một cường quốc kinh tế và quân sự đã từng có chiến tranh biên giới với Trung Quốc. 2) Về phương diện kinh tế: Các quốc gia Tây Phương vốn đã có nhiều e dè đối với chính sách “xâm lược kinh tế” của Trung Quốc, đã bắt đầu có những chính sách kinh tế bảo thủ hơn đối với Trung Quốc đồng thời gia tăng ành hưởng cùa họ tại các nơi, nhất là tại Châu Phi, mảnh đất nhiều tài nguyên thiên nhiên và nhiên liệu. Với cái giá phải trả tương đối khá đắt này; câu hỏi đương nhiên được đặt ra là với hệ quả kinh tế, chính trị và quân sự không lấy gì làm lạc quan đó thì lý do gì đã thúc đẩy và đưa đến thái độ hung hăng của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông? Câu trà lời có lẽ không nằm ở sách lược quốc tế mà thuộc về phạm trù chiến lược quốc nội nhằm tạo sự “đoàn kết quốc gia” qua việc thúc đầy lòng yêu nước và chủ nghĩa bá quyền, một chiến lược cổ điển mà các chế độ độc tài thường sử dụng đề che đậy những khó khăn trong nội bộ, đàn áp các các đòi hỏi dân chủ và củng cố địa vị độc tôn độc đảng của mình. Dĩ nhiên đằng sau chính sách này cũng ẩn dấu một ý đồ thực tiễn và cơ hội hơn nhằm nhanh chóng chiếm đoạt bất cứ vùng lãnh thổ nào, mả họ có thể chiếm được, để tăng thêm ưu thế chiến lược. Riêng vùng Biển Đông, ngoài vị thế chiến lược về chính trị – quân sự, còn là một vùng có tiềm năng khá lớn về dầu hỏa, mà Trung Quốc rất cần. Trung Quốc thừa hiểu rằng khi “sự đã rồi” đã xẩy ra thì sự chiếm đóng các vùng đất này cũng sẽ chằng thể nào khởi động một đụng độ quân sự trực tiếp với Hoa Kỳ, vì quyền lợi hỗ tương quá lớn giữa hai nước . Vì nắm được chủ ý mù mờ, thiếu rõ rệt và thiếu tích cực của Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông nên Trung Quốc đã triệt để thi hành chính sách “mèo vờn chuột” với các quốc gia trong vùng. Với chiến lược này họ sẽ một mặt giả vờ hòa hoãn, mặt khác sẽ liên tục đe dọa và tạo áp lực cụ thể để chờ cơ hội thực hiện ý đồ của mình. Các lời tuyên bố có vẻ như mâu thuẫn lẫn nhau cùa một số lãnh đạo cao cấp cũa Trung Quốc về vần đề tranh chấp Biển Đông đã thể hiện rõ sách lược này. Hiểu rõ thực tế chính trị này, Phi Luật Tân đã chẳng ngần ngại và thẹn thùng đòi hỏi sự bảo vệ trực tiếp của Hoa Kỳ, nhân danh hiệp ước quân sự hỗ tương của hai bên. Đối với Việt Nam, một sự phòng thủ quân sự chặt chẽ và hữu hiệu, một thế liên minh-hợp tác chính trị và quân sự cụ thể với các quốc gia trong vùng và Hoa kỳ, cùng với một sự tranh thủ hậu thuẫn quốc tế sâu rộng là một chính sách đối phó thực tiễn và hữu hiệu cần được thực hiện rốt ráo. Để đạt được mục tiêu tối hậu bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, Việt Nam cần nhận thức rõ là yếu tố đoàn kết nhân dân hiển nhiên là yếu tố tất thắng thiết yếu không thể thiếu được, trong nỗ lực vận dụng tối đa sức mạnh của dân tộc trước mối đe dọa xâm lăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.,.
|