Khía cạnh văn học và văn nghệ mà đồng bào trong nước đã đóng góp trong công cuộc biểu tình chống TC xâm lấn biển đảo của VN như một sức mạnh bùng lên sau gần nửa thế kỷ bị CS đè nén.
|
Trong cao trào người dân Việt đấu tranh cho tự do, dân chủ nhân quyền VN và trong các cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lấn biển đảo và trấn áp ngư dân Việt Nam, phát sinh một phong trào văn chương nghệ thuật đấu tranh trong dân chúng Việt Nam, được tiến bộ khoa học thời đại Internet tiếp trợ và phổ biến.
Một, một tấm hình bằng cả nghìn chữ. Ngày 17 tháng Bảy, năm 2011 một công an đạp vào mặt một người dân biểu tình ở Hà nội. Tấm hình tức khắc được truyền tải lên Internet đi khắp thế giới. Người Việt khắp hoàn cầu phẩn nộ trước hành động tàn bạo của công an CS. Không bao lâu sau đồng bào trong nước vạch mặt chỉ tên tên công an hành động côn đồ đó. Y là Đại Úy Công an tên Minh. Và người biểu tình bị đạp vào mặt đó là Anh Nguyễn Chí Đức. Anh được đồng bào khắp thế giới mến mộ và thương cảm và người thân ở Hà nội tặng hoa cho Anh.
Ngày 25 tháng Bảy, LM Nguyễn Văn Lý bị CS Hà nội đưa trở lại nhà tù. Tấm hình công an CS bịt miệng Lm ngay trong phiên tòa tại Huế hôm 30-3-2006 được Đài Á châu Tự do và hầu hết các trang mạng của người Việt trong ngoài nước phát tán lại. Và tất cả đều nhắc, đều nhớ Linh mục Nguyễn Văn Lý là một nhà dấu tranh nhiều lần vào tù ra khám, mà lập trường mãi trung kiên vì nước, vì dân, vì tự do tôn giáo. Lm là một trong những người sáng lập Khối 8406, tức Nhóm ra Bản Tuyên ngôn Tự do dân chủ 2006 đòi hỏi các quyền tự do căn bản của người dân. Linh mục bị CS kết án lần gần nhất là vào năm 2007 với tội danh ‘tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự của CS Hà nội.Linh mục Nguyễn Văn Lý được tạm hoãn thi hành án một năm cho về để chữa bệnh hồi ngày 15 tháng 3 năm 2010 và CS đưa LM trở lại nhà tù.
Hai, thơ nhạc đấu tranh. Có rất nhiều ở hải ngoại từ khi người Việt tỵ nạn CS di tản ra khỏi nước cách nay 36 năm. Nhưng trong nước vừa mới bừng lên nhơn các cuộc biểu tình chống TC xâm lấn biển đảo và hà hiềp ngư dân VN. Qua tám cuộc biểu tình ở Hà nội và hai ở Saigon người Việt ở Bắc, ở Nam, ở Trung, ở hải ngoại đã thấy tinh thần yêu nước, quyết tâm chống quân Tàu để giữ gìn bớ cõi của dất nước ông bà VN để lại là một sức mạnh. Một sức mạnh bắt nguồn từ lịch sử một ngàn năm chống giặc Tàu và một trăm năm chống giặc Tây trong lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt. Một sức mạnh lịch sử Việt được tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại là Tin Học - một vũ khí chiến lược của thời đại là Internet hỗ trợ.
Riêng người Việt trong ngoài nước may mắn được Đài Á châu Tự do của Mỹ xây đắp một nhịp cầu nối liển nhau. Người Mỹ gốc Việt chiếm gần phân nửa số người Việt hải ngoại cảm thấy đồng tiền đóng thuế của mình và mấy lần kiến nghị vận động Quốc Hội Mỹ tài trợ cho đài RFA – rất đáng công đáng của.
Khía cạnh văn học và văn nghệ mà đồng bào trong nước đã đóng góp trong công cuộc biểu tình chống TC xâm lấn biển đảo của VN như một sức mạnh bùng lên sau gần nửa thế kỷ bị CS đè nén.
Sức nén càng nhiều thì sức bật càng cao. Văn học nghệ thuật thì trên phương diện chân thiện Mỹ. Nó hay, nó thực; nó đạo lý, nó đẹp, nó cảm động, nó cảm kích, nó thấm thía vô cùng.
Nó ra đời khi quê cha đất tổ của người dân Việt, khi quốc gia dân tộc VN bị thù trong giặc ngoài tấn công. CS Hà nội bên trong đàn áp, bắt bớ, bỏ tù, đạp lên mặt, quăng lên xe như quăng heo đối với người dân đi biểu tình bày tỏ lòng yêu nước và quyết tâm giữ gìn bớ cõi giang sơn. Và giặc ngoài CS Bắc Kinh chiếm đảo, lấn biển, cấm, bắt, bắn ngư dân VN đánh cá trên ngư trường đất nước ông ba VN để lại. Nó đau khổ mà thiêng liêng như chùm hoa của khổ hạnh. Như hình ảnh Chúa Ky tô mang Thánh Giá đi trên con đường khổ nhục. Như những đấng tông đồ và tín hữu Ky tô giáo cầu nguyện, khẳng định niềm tin lén lút dưới các hầm mộ trong thời kỳ các hoàng đế La Mã diệt đạo. Chính tinh thần đó, những hình ảnh đó làm cho Ky tô Giáo phát triền trên tro tàn của Đế quốc La Mã
Nó khó khổ nhưng hanh thông như tiến trình suy niệm Tứ diệu đế của Đức Thích Ca ngồi tìm đường cứu khổ dưới cội Bồ Đề, giúp cho Con Người tự giác, giác tha, tìm ra Phật tính, phát triễn Phật Giáo mạnh hơn khi ngồi trên bồ đoàn hình toà sen sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Và Tổ Quốc VN cũng vậy. Gia bần tri hiếu tử, quốc biến thức trung thần. Tinh thần yêu nước và bất khuất của người Việt bị đánh động và phát triển khi đất nước lâm nguy. Nhạc tiển chiến, thời tiến chiến lúc người dân chịu hết nổi phải đứng lên làm cách mạng thường hay hơn nhac tình rên rỉ, yêu đương. Anh hùng ca khí phách hơn tình ca.
Ba, vài nét chấm phá minh hoạ. Tiêu biểu. Như bài ca "Này người anh em" và lời kêu gọi biểu tình ngày 17 tháng 7 thật hào hùng nhưng rất tình cảm, cảm kích lôi cuốn lòng người.
Với những câu bình dị “Này người anh em nắm tay cùng tôi!”; đúng theo qui chuẩn văn chương giản dị thì đẹp, nghĩ kỹ thì nói rõ. Như bài ca "Phải lên tiếng” với lời ca như lời thề “thà làm quỷ nước Nam chớ không làm vương đất bắc”, với nhịp điệu như hồi trống thúc quân Bạch Đằng, Đống Đa, lời hô xung phong Sát Đác, với lời thúc giục như thét lên một tiếng cho dài kẻo câm.
Để cùng nhau đồng tâm hiệp lực xuống đường để biểu dương tinh thần bất khuất của người dân Việt cho quân Tàu thấy. Để những lãnh tụ Đảng Nhà Nước CS Hà nội nếu còn một chút lương tâm VN và hồn Việt phải gục mặt tự vấn lương tâm, ăn năn với Tổ Quốc để chuộc tội mình đã vì quyền lợi riêng tư của Đảng, của cá nhân mình đã phản bội Tổ Quốc, Nhân dân, đã thông đồng, đồng loã với quân Tàu đem giang san Tổ Quốc – một giá trị thiêng liêng bất khả tương nhượng, bất khả thương lượng - ra “trao đổi” với CS Bắc Kinh. Một tội động thiên đình, Trời không dung, Đất không tha, Lịch sử dân tộc, nhân dân nguyền rủa.
Như những bài và câu thơ đi vào lòng dân tộc, đi vào lịch sử chống quân Tàu Cộng
Như Đỗ Trung Quân chỉ mắt đặt tên công an của CS Hà nội “Rõ rồi nhé. Rõ mồn một nhé. Người Việt trấn áp người Việt nhé. Người Việt đánh đập người Việt nhé.”
Như Hoàng Hưng với bài thơ mang tên “Bài ca xuống đường” : … “Việt Nam! Việt Nam giữ vững biển trời! Khi súng giặc nổ tan tành thuyền cá vợ ngóng chồng hóa đá trước biển khơi. Xuống đường! xuống đường ta la vỡ ngực:- Dân Việt Nam không chịu kiếp nô tài!...
“Khi hàng độc chúng gieo khắp chợ cùng quê khi tài nguyên chúng toan vét sạch đem về Xuống đường! xuống đường chặn mưu ma chước quỷ cảnh tỉnh những ai rước giặc vào nhà. Khi những kẻ ngồi cao đầu cúi thấp cam tâm hèn với giặc ác với dân. ..”.
Như nhà thơ Bùi Khắc Vinh từ Hà Nội cũng đồng cảm với nhà thơ Hoàng Hưng trước hiện tình đất nước: “Giặc đã đến nhà. Những lang sói tràn qua biên giới, Những cánh rừng bị đào xới, Những đỏ ngầu bô xít Tây Nguyên,90% những dự án khắp ba miền, Đã có những phố tầu, quảng cáo chữ tầu to hơn chữ Việt…”“ Độc lập không được quỳ gối trước kẻ thù,Tự do không được lấy dùi cui bịt mồm dân yêu nước!”./. ( Vi Anh)
|