Học sinh Việt Nam quá kém môn sử. Vì đâu? |
Tác Giả: Mặc Lâm-RFA | |||||
Thứ Năm, 04 Tháng 8 Năm 2011 13:12 | |||||
Hàng ngàn bài thi lịch sử bị điểm 0 trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay là kết quả của nhiều năm lơ là và đối xử bất công với môn học lịch sử. Chuyện này đang là đầu đề của nhiều tờ báo trong nước. Trách nhiệm về đâu?
Môn lịch sử từ nhiều năm nay xuống cấp trầm trọng trong nhà trường và nhiều người đã lên tiếng cách này hay cách khác. Đáng buồn là những phản ảnh này không được giới chức trách nhiệm chú ý. Sau nhiều năm lập đi lập lại sai lầm, kết quả của kỳ thi tuyển năm nay chỉ là hậu quả của nhiều năm về trước. Người trong ngành giáo dục không phải ai cũng bình thản với kết quả này, đặc biệt là những giáo viên trực tiếp dạy môn sử trong nhà trường. Không buồn sao được khi nhớ tới câu “mũi dại, lái chịu đòn” của cha ông còn đó. Giáo viên cố gắng dạy tốt bao nhiêu chăng nữa nhưng chương trình và giờ học được sắp xếp như đánh đố thầy cô lẫn học sinh, không chóng thì chầy chắc chắn sẽ mang lại kết quả này. Theo những phản hồi trên báo chí, người ta thấy ngay lỗi này trứơc hết Bộ Giáo dục và Đào tạo phải chịu trách nhiệm còn giáo viên và học sinh chỉ là nạn nhân. Bộ máy cồng kềnh quan liêu này đã nhiều năm ra những chỉ thị, chương trình gỉảng dạy mà không cần biết hiệu quả của nó đối với cả người đứng lớp lẫn học sinh sẽ như thế nào. Đem sử phục vụ chính trị. Chỉ riêng chương trình Lịch sử lớp 4 các em phải học một lượng thông tin khổng lồ từ thời Văn Lang kéo dài đến đời Nhà Nguyễn thì không cần giải thích ai cũng có thể hiểu em học sinh ấy sẽ đối phó ra sao, và thầy cô phải dạy như thế nào. Lớp 4 như vậy và tới khi em leo được tới lớp 12 chương trình lịch sử lại tiếp tục đeo bám em với những bài học chính trị được lồng trong bối cảnh lịch sử một cách gượng ép lại càng khiến cho học sinh chán nản thêm nữa. Nhiệm vụ chính trị trong sách giáo khoa trực tiếp làm cho đôi vai của các em đã yếu ớt nay lại càng nhỏ bé hơn. Các em phải học một cuốn sử dài ngoằng mà cách soạn cũng như lời văn dẫn rất bác học, không những khó cho học sinh mà cả thầy cô giáo cũng phải mày mò tự tìm hiểu lấy. Tính hấp dẫn theo tôi là phải gắn với hai thuộc tính quan trọng của lịch sử đó là tính trung thực và sự công bằng -"Tôi nghĩ đây là vấn đề nó tồn tại từ lâu rồi, hơn mười năm rồi. Có lúc nó trở thành điều bức xúc, nhất là trong một cuộc thi, mà một cuộc thi thì thế nào cũng liên quan đến câu hỏi, thế nhưng nền tảng của nó vẫn là vấn đề quan trọng nhất về vấn đề dạy sử đó là cái thách đố. Cái thách đố thứ nhất là tính hấp dẫn của nó. Tính hấp dẫn theo tôi là phải gắn với hai thuộc tính quan trọng của lịch sử đó là tính trung thực và sự công bằng. Rõ ràng sử học Việt Nam trong thời gian rất dài nó phục vụ chính trị. Cái nhiệm vụ chính trị tôi cho là không sai nhưng nó đã sơ cứng rồi, nó làm cho chương trình không tạo nên sự hấp dẫn cho bọn trẻ" Sách giáo khoa gây chán nản Cái ý thứ hai là vấn đề xã hội thì tôi nghĩ ngay cả các quốc gia phát triển, không biết ở Mỹ ra sao, nhưng tôi đọc báo tôi cũng thấy vấn đề này đó là việc tri thức lịch sử có ích gì cho các cháu trong cuộc sống hiện nay? Mỗi ngày các cháu chỉ có 24 tiếng như mọi người khác thôi cháu phải chia sẻ thời gian ấy theo nhu cầu mưu sinh, phát triển nhất là ở xã hội như xã hội Việt Nam nói rất nhiều về lịch sử nhưng đối với sự học thì rất là khiêm tốn Sách giáo khoa về lịch sử được soạn theo cung cách của tài liệu giống như trình luận án tiến sĩ, cho thấy tư duy của nhóm soạn giả có kinh nghiệm bao nhiêu trong lĩnh vực sách giáo khoa. Thầy cô giáo làm cách nào để thực hiện hết trách nhiệm của mình khi giảng dạy môn lịch sử trong lớp cho các em với một loại tài liệu khó hiểu và nhiêu khê như thế là câu hỏi mà nhiều phụ huynh đặt ra. Thạc sĩ Đinh Kim Phúc hiện công tác trường Đại học mở TPHCM cho biết nhận xét của ông về chất lượng giáo dục trong môn lịch sử như sau: "Chất lượng dạy và học lịch sử đã được báo động hơn 30 năm qua chứ không phải bây giờ mới báo động, và cái kết quả kỳ thi tuyển sinh năm nay nó là câu trả lời đối với bộ Giáo Dục và đào tạo. Người ta đã biến một bộ môn khoa học trở thành một bộ môn chính trị để tuyên truyền, để minh hoạ cho đường lối chính sách của nhà nước chứ không phải cho một ngành khoa học. Vấn đề dạy và học lịch sử hiện nay đã bị bóp méo. Nó được xây dựng trên một nền tảng không khoa học. Chính vì vậy nên thầy thì không muốn dạy mà trò thì không muốn học" Ông Bộ trưởng lạc quan! Bên cạnh văn phong bác học, một điều hết sức phi lý vẫn đang tồn tại hàng ngày trong mái trường xã hội chủ nghĩa ngày nay, đó là môn học lịch sử với những sự kiện và con số có thể so sánh với một thư viện bỏ túi, nhưng giáo viên chỉ có một tiết dạy mỗi tuần thì nhồi nhét cách nào cho hết những cuốn sách giáo khoa ấy trong 12 năm học? Những con số 0 trong bài thi tuyển sinh vừa rồi là bằng chứng làm cho những người có trách nhiệm phải thở dài, thế nhưng chính ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận lại hết sức lạc quan khi nói với báo chí rằng những con số 0 này là bình thường vì các nước Âu Mỹ cũng đang có hiện tượng như vậy. Nguyễn Tất Thành thuở nhò tính tình ngổ ngáo, hay trốn học đi biểu tình, bị thực dân bắt, đuổi học, bèn câm thù mà tìm đường cứu nước..." Thạc sĩ Đinh Kim Phúc hiện công tác trường Đại học mở TPHCM và cũng là chuyên gia nghiên cứu Biển Đông cho biết kinh nghiệm của ông khi đích thân chấm thi môn lịch sử "Tôi tham gia chấm thi kỳ tuyển sinh vừa qua về môn sử. Tôi không biết ông Bộ trưởng Giáo Dục Phạm Vũ Luận sẽ nghĩ như thế nào khi nghe môt số bài luận văn như sau, Với câu một, nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nứơc của Nguyễn Tất Thành thì một em nó viết:"Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước chứ có phải đi ngao du đâu?" Một em khác viết "Nguyễn Tất Thành tìm đường cứu nước vì người đã vứt bỏ tình yêu thương với một thiếu nữ cùng quê!" Rồi một em khác nữa nó viết "người không muốn đi theo vết xe đổ của đại thi hào Nguyễn Du!..." Nhưng có lẽ cài bài làm sau đây tôi thấy nó phản ảnh nhất vấn đề dạy và học lịch sử khi một thí sinh viết như thế này: "Nguyễn Tất Thành (tên khai sanh là Nguyễn Sinh Cung) thuở nhỏ tình tình rất ngổ ngáo, người thường xuyên trốn học đi biểu tình, bị thực dân Pháp bắt được, đuổi học! Từ đó người căm thù thực dân, đế quốc mà ra đi tìm đường cứu nước Nghe qua cái đoạn bài làm này có lẽ ông Bộ trưởng phải xin lỗi người dân cả nước với cái nhận xét của ông" Giáo dục lòng yêu nước Những con số 0 trong kỳ thi tuyển chưa phải là thảm họa cho ngành giáo dục như lời Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo tuyên bố với báo chí, nhưng nhìn tổng thể thì nó là nỗi đau cho cả quốc gia và chính điểu này đang huỷ hoại tinh thần yêu nước một cách rõ ràng nhất trong mỗi thanh niên ngày nay. Giáo sư Hồ Ngọc Đại cho biết ý kiến của ông như sau: "Bây giờ cái đó là cái cần quan tâm. Cần phải chú ý đến lịch sử hơn nữa. Thứ hai nữa là phải hiểu cách khác chứ không theo cách cũ được. Những diễn biến của đất nước nó quan trọng hơn những cái khác. Theo tôi sử phải biết những diễn biến của dân tộc, những nỗi đau và niềm vui của dân tộc, những bứơc thăng trầm của dân tộc. Quan trọng nhất của giáo dục là giáo dục lòng yêu nước. Chính trị có cách làm của họ nhưng mình có cách làm lâu dài hơn, tức là đưa vào cái truyền thống yêu nứơc. Dân tộc Việt Nam có truyền thống bách chiến bách thắng chưa ai thắng đựơc Việt Nam cả!" Quan tâm và khắc phục là hai chuyện có khoảng cách rất xa. Không phải vì không có đủ nhân tài để thực hiện nó nhưng hệ thống quan liêu sơ cứng của bộ giáo dục đã là lực cản lớn nhất cho những cố gắng đầy tâm huyết đó. Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết: "Cái nỗi lo lắng ấy tôi thấy các nhà lãnh đạo lẫn người dân…thế nhưng đi vào thực tiễn thì nó không có tác động gì cả vì nền giáo dục hiện nay nó quá sơ cứng rồi. Từ việc đào tạo giáo viên cho đến môn học lịch sử trong nhà trường, đến tổ chức thi cử về lịch sử tôi cho đấy là cái phản ảnh đời sống học đường nhất" ...không biết vì lý do gì mà Bộ không triền khai trong khi ngược lại ở Trung Quốc người ta dạy cho học sinh của họ biết rằng Tây Sa, Nam Sa là của Trung Quốc. (Thạc sĩ Đinh Kim Phúc) Trong khi Việt Nam đối đầu với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, nếu làm một cuộc nghiên cứu tầm hiểu biết của sinh viên về nội dung tranh chấp hay chủ quyền biển đảo của Việt Nam thì kết quả sẽ không khó nhận ra, hàng ngàn con số 0 lại tiếp tục xuất hiện, Thạc sĩ Đinh Kim Phúc chia sẻ kinh nghiệm của ông như sau: "Vấn đề này chúng tôi đã đề nghị rất lâu là nên đưa nội dung về Biển Đông, về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa vào sách giáo khoa, nhưng không biết vì lý do gì mà Bộ không triền khai trong khi ngược lại ở Trung Quốc người ta dạy cho học sinh của họ biết rằng Tây Sa, Nam Sa là của Trung Quốc. Phần lớn học sinh hiện nay với trình độ phổ thông am hiều về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đào này, hay là tình hình nóng bỏng trên biền đông chì là một mớ kiến thức mờ nhạt va không hệ thống. Cách đây vài tháng tôi đã đăng ký đề tài khoa học với Bộ về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng bộ Giáo dục đã bác thẳng thừng và không hề có một ý kiến trả lời vì sao đề tài không được phép thực hiện! Người dân tin vào hệ thống giáo dục một cách gần như tuyệt đối, vì vậy sự thành công hay thất bại của con em họ tại nhà trường đồng nghĩa với cách dạy và chương trình sách giáo khoa mà họ hầu như không nắm được. Môn lịch sử được xem là môn phụ trong chương trình như hiện nay chắc chắn sẽ khiến cho phụ huynh xem thường và hệ lụy thấy rõ nhất là không ai cảm thấy số điểm 0 của con em họ là quan trọng, nhất là khi chính ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã lên tiếng trấn an một cách hồn nhiên trên báo chí. Mặc Lâm-RFA
|