Home Tin Tức Bình Luận Khó khăn về nhân lực và công nghệ ở VN

Khó khăn về nhân lực và công nghệ ở VN PDF Print E-mail
Tác Giả: BBC   
Thứ Hai, 19 Tháng 9 Năm 2011 10:44

Khó khăn lớn nhất là phải ltìm được nguồn nhân lực phù hợp.

Ông Adimulam cho rằng các công ty Việt Nam có xu hướng áp dụng công nghệ quản lý chỉ khi gặp khó khăn kinh tế


Thách thức lớn nhất đưa công nghệ quản lý doanh nghiệp vào Việt Nam là nguồn nhân lực, theo SAP, một trong những tập đoàn phần mềm ứng dụng có tiếng trên thế giới.

Việt Nam có lực lượng lao động xấp xỉ năm mươi triệu người trên tổng dân số gần 90 triệu.

Tuy nhiên trên thực tế, theo chính đánh giá của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, lực lượng lao động của VIệt Nam dù rất dồi dào song có tới 65,3% là lao động giản đơn, không qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào.

Trả lời phỏng vấn BBC Việt ngữ, ông Srivinas Adimulam, giám đốc điều hành SAP Việt Nam nói rằng, các nhà quản trị kinh doanh rất cần những phần mềm giải pháp cập nhật và thiết thực để cạnh tranh toàn cầu.

Nhưng việc đưa công nghệ quản lý vào ứng dụng chỉ được làm để đối phó với tình huống khó khăn.

Vẫn ông Adimulam nói với BBC bên lề sự kiện ‘Ứng dụng kỹ thuật vào việc đưa ra quyết định chiến lược trong thời đại kinh tế mất ổn định’ tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 15/9:

“Trường hợp thường xảy ra ở các doanh nghiệp là khi hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp tập trung vào việc làm sao cung cấp đầy đủ dịch vụ tới khách hàng, chỉ khi kinh tế gặp khó khăn họ mới bắt đầu chú ý tới việc cải tổ hệ thống kinh doanh.”

“Việc sử dụng công nghệ kỹ thuật quản lý doanh nghiệp không chỉ trên máy tính mà còn trên các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, iPad… là rất cần thiết do các nhà quản lý có thể cập nhật thông tin về doanh nghiệp mình bất cứ lúc nào,” ông nói thêm.

Chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực tại Việt Nam cho các dự án của mình, khó khăn lớn nhất SAP gặp phải là tìm được nguồn nhân lực phù hợp.

SAP được thành lập năm 1972, là công ty của Đức chuyên cung cấp phần mềm ứng dụng doanh nghiệp với chi nhánh trên năm mươi quốc gia trên thế giới.

Từ trước tới nay, các hệ thống phần mềm giải pháp được phát triển rất rộng rãi ở châu Âu, song các thị trường đang phát triển vẫn còn rất thiếu kỹ năng trong lĩnh vực này.

Tập đoàn này cho hay họ đang chú trọng vào đầu tư cho các chương trình giáo dục nội bộ nhằm nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực của các nhân viên để có thể kịp thời hỗ trợ chiến lược phát triển những công nghệ và khả năng “chưa từng có” trước đây, theo ông Frank Cohen, chủ tịch tập đoàn SAP khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi.

Riêng tại Việt Nam, truyền thông nước này từ lâu nay nêu ra chủ đề nguồn nhân lực 'vừa thừa, lại vừa thiếu', và cho rằng việc nâng cao kỹ năm để có lực lượng lao động biết các phương thức sản xuất, quản trị hiện đại vẫn là một thách thức lớn.