“Ânđộ muốn trở thành một cường quốc toàn cầu”. Tạo thế liên hoàn: Mỹ - Úc - Ấn - Nhật chống Trungcộng.
|
Quân đội Trung cộng và Ấn độ (Xinhua) |
Tiến trình thăng hóa của lịch sử nhân loại đang mở ra một thời đại Nhân Chủ Nhân Văn Toàn Cầu. Người Trí Thức Thời Đại đều đang có cùng khuynh hướng và nhu cầu mặc nhiên là đòi Dân Chủ Nhân Quyền, Tự Do Công Lý, lấy Con Người Làm Cứu Cánh cho mọi sinh hoạt Văn Hóa, Tôn Giáo, Xã Hội, Kinh Tế, Chính Trị, Chính Quyền… ở mỗi Quốc Gia và trên toàn Thế Giới. Vượt ra khỏi các định chế độc tài, các tôn giáo cực đoan, các đảng phái quá khích. Nhằm huy động sức mạnh toàn dân và văn hóa truyền thống mỗi dân tộc để hoàn thiện ở từng Quốc Gia: Một Xã Hội Nhân Ái Trọng Pháp, trong Một Thế Giới Nhân Chủ Nhân Văn Hoà Bình Phát Triển, biết tôn trọng, thương quý và bảo vệ nhau, cùng nghiêm chỉnh tuân theo luật lệ do đại đa số người dân đã chấp thuận và kiểm soát, buộc chính quyền do dân lưạ chọn bầu ra phải công chính, minh bạch áp dụng Hiến Pháp và Luật Pháp Dân Chủ, không tà kiến, không thiên vị, không lạm quyền, và đều phải tuân giữ Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự và Chính Trị. Công Ước Quốc Tế về những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hoá… để cùng với các nước trong cộng đồng thế giới thấy được bổn phận và trách nhiệm của mình ở thời đại Nhân Chủ Nhân Văn Toàn Cầu, mà trong đó mỗi Quốc Gia đã Chủ Động Tự Nguyện Gia Nhập. Những cuộc nổi dậy đòi công lý và dân chủ Cuộc cách mạng Tự Do Nhân Phẩm và Công Lý Dân Chủ đã bắt đầu nở rộ trong Thế Giới Hồi Giáo vốn xa lạ với quan niệm về một chế độ Tự Do Dân Chủ, mà họ cho là theo kiểu Tây Phương thù địch. Đây là một diễn biến mà trước khi nó nổ ra không ai dám tin và khẳng định. Ấy thế mà Giới Trí Thức Thời Đại ở vùng Bắcphi và Trungđông đã vận động được sức trẻ và toàn dân đứng dậy, rồi được sự đồng thuận của quân đội, và được sự tiếp tay của các cường quốc dân chủ, đã lật đổ các nhà độc tài, tham nhũng, ngoan cố bám rễ quá lâu tại các xứ sở này. Do đó người dân ở các nước độc tài, nhất là độc tài toàn trị cộng sản còn sót lại tại Áchâu, đều hy vọng là làn sóng Cách Mạng Dân Chủ Hoalài từ Bắcphi, Trungđông nhanh chóng tràn sang Áchâu. Nhưng ở đây đã xuất hiện một nguy cơ khủng khiếp, to lớn hơn các chế độ độc tài của mỗi nước gấp nhiều lần, đó là hành động hung hăng đòi chủ quyền trên 80% khu vực Biển Đông, đe dọa an ninh toàn vùng Đông Nam Á và Áchâu, trong đó trực tiếp là Việtnam, Philippines kể cả Nhậtbản của bọn Bành Trướng Bắckinh. Thực ra, cũng vì sợ làn sóng Hoalài tràn vào Hoalục, nên bọn lãnh đạo Trungcộng mới đành phải ‘dậy non’ cho phát động cuộc lấn chiếm sớm hơn so với sức lực tự có. Khiến cho Hoakỳ danh chính ngôn thuận trở lại Áchâu và được các nước trong vùng kể cả Dân Chủ lẫn Độc Tài đón nhận. Thế nhưng bằng Chiến Lược hai mặt : Đối Tác Kinh Tế. Đối Trọng Quân Sự của Hoakỳ với Trungcộng, Hoakỳ vẫn duy trì quan hệ hữu hảo về nhiều mặt, kể cả quan hệ quốc phòng với Trungcộng. Nhưng vẫn đặt Trungcộng là Đối Trọng về mặt Quân Sự. Chính vì vậy mà Mỹ-Ấn-Nhật-Úc, 4 cường quốc dân chủ Áchâu đã hình thành một ‘vòng cung dân chủ’ khoá cứng Trungcộng với tham vọng tự nhận chủ quyền phi pháp trên 80% diện tích Biển Đông, không nằm trong khuôn khổ của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Riêng với Việtnam, là đối tượng chính của cuộc bành trướng Bắckinh, ở đây nhà cầm quyền Việtcộng lại vốn là đàn em ngoan ngoãn của Trungcộng. Đối nội, đối ngoại đều rập theo khuôn mẫu do Bắckinh chỉ đạo. Nên việc Mỹ nhập nội Việtnam, tuy trong âm thầm rất quyết liệt tiến tới, nhưng vẫn không muốn đẩy Trungcộng vào thế tranh chấp công khai về vấn đề Việtnam. Nhất là không cần thiết phải tiến tới chiến tranh với Trungcộng. Chính vì vậy mà Hoakỳ chủ trương không đứng về phiá nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông, chỉ đòi hỏi các bên tranh chấp phải tôn trọng hoà bình. Nhưng Hoakỳ coi việc Tự Do Lưu Thông, Tự Do Hàng Hải trên Biển Đông thuộc lãnh vực quốc tế, là quyền lợi quốc gia Hoakỳ. Còn về vấn đề khai thác dầu khí tại vùng biển Việtnam thì chính phủ Mỹ để cho các công ty của mình quyết định. Chính vì vậy, mà một vài công ty dầu khí Anh, Mỹ sợ mất thị phần béo bở tại Trungcộng đã bỏ hợp đồng với Việtnam. Lập tức Tập Đoàn Dầu Khí Ấnđộ ONGC Videsh xuất hiện, triển khai công tác thăm dò tại Biển Đông. Tập đoàn này lại không có làm ăn gì tại Hoalục, nên Trungcộng không thể bắt bí. Sau nhiều tháng phản đối ngoại giao vế các dự án thăm dò dầu khí tại Biển Đông của Ấnđộ, Mới đây theo tiết lộ của báo Hindustan Times Trungquốc chính thức phản đối Ấnđộ về việc ONGC Videsh hợp tác với Việtnam thăm dò và khai thác hai lô dầu khí 127 và 128 ngoài khơi Phú Khánh Việtnam. Bất chấp phản đối của Trungcộng, tập đoàn dầu khí Ấnđộ ONGC Videsh kiên quyết thúc đẩy hợp tác với Việtnam. ONGC và PetroViệtnam sẽ ký một biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược, nhân dịp Trương Tấn Sang chủ tịch nước Việtcộng công du Ấnđộ vào tuần lễ thứ hai của tháng 10. Theo Hindustan Times: “Ngoài vấn đề hợp tác thăm dò dầu khí, Ấnđộ và Việtnam cũng đang nỗ lực tìm cách tăng cường quan hệ về mọi mặt, đặc biệt trong lãnh vực quốc phòng. Ngày 14/09/11 , ngoại trưởng Ấnđộ S. M. Krishna công du Việtnam 4 hôm, “trong bối cảnh Trungquốc ngày càng tỏ ra mạnh mẽ tại vùng Biển Nam Trunghoa”, nhằm tăng cường quan hệ Việt-Ấn với chiều hướng; “Việtnam đang vươn lên thành một đối tác chiến lược quan trọng trong khu vực ChâuÁ- Thái Bình Dương”. “Ânđộ muốn trở thành một cường quốc toàn cầu”. Tạo thế liên hoàn: Mỹ - Úc - Ấn - Nhật chống Trungcộng. Hỗ trợ cho các nước trong khu vực Đông Nam Á yên tâm Dân Chủ Hoá chế độ, phát triển kinh tế, đủ sức và đủ tự tin để ngăn Bành Trướng Bắckinh. Trong khi đó, Trungcộng ra sức nắm chặt Việtcộng, quan trọng nhất là giữ cho bằng được các cấp quân ủy Việtcộng trong tay. Qua cách cho tổ chức liên tục các cuộc gặp gỡ quân sự và chính trị cấp cao giữa 2 nước. Nhưng cuộc đối thoại chính sách quốc phòng Mỹ -Việt cấp thứ trưởng lần thứ 2, giữa Nguyễn Chí Vịnh thứ trưởng quốc phòng Việtcộng với trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Robert Scher, cũng vẫn diễn ra hôm 19/09/11 tại Washington, trong bối cảnh diễn biến căng thẳng tại Biển Đông và dưới sức ép quyết liệt nóng vội của Bắckinh lên Hànội. Tuy giới lãnh đạo Việtcộng trước mặt đàn anh vẫn tỏ ra ngoan ngoãn trung thành với ‘giải pháp song phương’. Nhưng trong chuyến công du Indonesia, Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã đồng ý cho bộ ngoai giao 2 nước ký thoả thuận mở các cuộc tuần tra chung trên biển. Malaysia sẽ ký hiệp định hợp tác an ninh với Việtnam. Hai tầu phá mìn của Nhậtbản cũng vừa đến Đànẵng. Như vậy vấn đề Biển Đông đương nhiên đã được Quốc Tế Hoá. Với sự hợp tác toàn diện giữa Mỹ, Ấn, Nhật, Úc, Asean kể cả Trungcộng ở Việtnam. Vấn đề Việtnam cũng đã bị Quốc Tế Hoá rồi, chỉ còn thiếu có Dân Chủ Hóa mà thôi. Little Saigon ngày 20/09/2011.
|