Home Tin Tức Bình Luận Di Huấn Của Đặng Tiểu Bình

Di Huấn Của Đặng Tiểu Bình PDF Print E-mail
Tác Giả: NVLH   
Thứ Bảy, 24 Tháng 9 Năm 2011 05:08

Lúc còn sống, Đặng Tiểu Bình là một tay đánh xì phé thượng thặng của Trung Cộng, còn là một nhà mưu sĩ kiệt xuất của Trung Hoa sau Mao Trạch Đông.

                      Đặng Tiểu Bình

Trước khi theo Mao về bên kia thế giới, ông ta đã căn dặn đám lãnh đạo Đảng Cộng Sản Tàu thuộc thế hê kế tiếp, được các nhà lý luận Đảng đúc kết thành thành “10 ĐIỀU CẢNH BÁO CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH”. Trong phạm vi bài nầy, xin chỉ nêu ra 3 điều quan trọng nhất:
 
• Bất dương kỳ: Chớ phất lá cờ của mình.
• Bất đương đầu: Đừng dính vào tranh chấp.
• Thao quang dưỡng hối: Dấu năng lực và chờ đợi thời gian.

Đại ý những điều Đặng Tiểu Bình cảnh báo đó như sau:
Về chánh sách đối ngoại, nếu đem so với Hoa kỳ và phương Tây, ta có số lượng hàng hóa sản xuất tỷ lệ cao nhưng chất lượng rất kém, tính theo lợi tức đầu người còn kém họ rất xa, cần 30 năm nữa mới đuổi kịp họ. Về mặt quân sự, ưu thế của ta là có bộ binh với quân số đông. Nhưng, không quân và hải quân yếu, vài chục năm nữa ta mới có thể đuổi kịp họ. Hãy thu mình lại, âm thầm phát triển, đừng lộ tham vọng quá sớm, giữ thái độ khiêm nhượng chờ đợi thời gian. Kiêu căng, không tự lượng sức mình sẽ bất lợi…

Đặng còn gặp riêng Giang Trạch Dân trối những lời tâm huyết sau cùng: “Hãy biết tự chế, đừng tiết lộ tham vọng và làm cho các nước khác canh chừng ta. Phải biết kiên nhẫn, che dấu mục đích tối hậu để chờ thời cơ. Phải biết che dấu hào quang, nuôi dưỡng bóng tối, âm thầm phát triển kín đáo, ngụy trang, lừa dối địch thủ làm cho họ mất cảnh giác đề phòng. Tóm lại, thao quang dưỡng hối là “dấu kỷ sức mạnh, phô trương cái yếu” để lừa dối địch thủ.

Nhưng, những nguyên tắc chiến lược của mưu sĩ họ Đặng đã là đề tài gây tranh luận trong nội bộ Đảng Cộng Sản Trung Hoa về vấn đề đối ngoại vì phải mất một thời gian quá dài. Và Giang Trạch Dân háo thắng đã phá vỡ những nguyên tắc của Đặng Tiểu Bình với sự hổ trợ của con ngựa già hiếu chiến Trì Hạo Điền gây căng thẳng với cộng đồng thế giới đặc biệt là nhắm vào Hoa Kỳ và phương Tây. Sau họ Giang là Hồ Cẩm Đào chủ quan cũng nôn nóng không kém, muốn đốt giai đoạn, phô trương sức mạnh quân sự & kinh tế để đòi hỏi cộng đồng thế giới phải xem Trung Cộng ít ra cũng là một cường quốc trong khu vực Thái Bình Dương trong lúc nầy. Lối gào thét hung hăng, chuyên bắt nạt các nước nhỏ, đặc biệt nhắm vào Việt Nam của Trung Cộng tại biển Đông đã bị cả thế giới nói chung và các dân tộc vùng ĐNÁ nói riêng căm ghét và đánh giá sự trỗi dậy của Trung Cộng như bọn HẢI TẶC SOMALIA BIỂN ĐÔNG, hải quân Trung Cộng đã bắn giết dã man và bắt cóc hàng trăm ngư dân và giam giữ nhiều tàu đánh cá của Việt Nam để đòi tiền chuộc; đồng thời, thách thức quyền lực của Hoa Kỳ và các đồng minh khu vực của Mỹ tại Thái Bình Dương như Nhật, Hàn, Đài Loan…đã làm Hoa Kỳ thức tỉnh. Để đối phó với chủ nghĩa bành trướng lảnh thổ và lãnh hải của Trung Cộng. Một chiến lược bao vây và tấn công Trung Cộng bằng ba mũi giáp công: Quân Sự – Kinh Tế – Chính Trị đã được Hoa Kỳ và Đồng Minh âm thầm thực hiện xiết chặt vòng vây Trung Cộng…
Cuộc đối đầu trực tiếp bằng vũ lực giữa Hoa Kỳ + Đồng minh và Trung Cộng tại Biển Đông còn lâu mới xảy ra trong thập niên nầy vì Trung Cộng chưa đủ sức chọi với Hoa Kỳ bằng một cuộc chiến tranh quy ước. Những cuộc điều binh dồn dập của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương trong thời gian gần đây tại đảo GUAM, một siêu căn cứ quận sự lớn nhất của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương nằm cách phía Nam Tokyo 1.500 dặm, cách phía Đông Manila 1.500 dặm và cách phía Tây Honolulu 3.300 dặm – với sự hiện diện 7.500 binh sĩ Mỹ và có thể đón nhận 18.000 người, đó là một HKMH cố định trên Thái Bình Dương không bao giờ bị đánh chìm, Mỹ đang hoàn tất việc xây dựng thêm 2 căn cứ quân sự nữa tại đảo Guam.
 
Ngoài ra, hàng không mẫu hạm USS George Washington của Hạm đội 7 đã rời căn cứ Yokosuka ở Nhật và chiếc khu trục hạm USS Chung Hoon rời căn cứ ở Hawaii tới hoạt động phía Tây Thái Bình Dương chỉ là để tích cực ủng hộ hòa bình và ổn định khu vực, trấn an đồng minh khu vực của Hoa Kỳ tại biển Đông. Nhưng, cả Hoa Kỳ và Trung Cộng đều áp dụng chiến lược TẤN CÔNG GIÁN TIẾP (Indirect Approach) để tiếp cận, đối phó lẫn nhau tại Châu Á Thái Bình Dương.
 
II. KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC TẤN CÔNG GIÁN TIẾP:
 
Chiến lược gia LIDDELL HART viết rằng: “Sau khi đã tìm tòi trong nhiều chiến dịch quân sự, tôi nhận định rằng TÍNH GIÁN TIẾP hơn hẳn “TÍNH TRỰC TIẾP” (Direct approach) đối với chiến tranh là một điều không thể chối cãi được. Bởi vậy, tôi lấy tính gián tiếp làm ánh sáng cho những tìm tòi về chiến lược. Từ toàn bộ “CHIẾN LƯỢC” chiến tranh đến “CHIẾN THUẬT” chiến đấu đều áp dụng tính gián tiếp để giành chiến thắng. Xây dựng lối tấn công gián tiếp là một nghệ thuật cao cho khoa học quân sự.

Thật vậy, tính gián tiếp từ ngàn xưa vẫn được áp dụng rất nhuần nhuyễn ở mọi cuộc chiến tranh. Sử gia Micheal Lee Lanning đánh giá HANNIBAL, vị Tướng người CARTHAGE (247 – 183) trước Công Nguyên là bậc thầy của chiến lược tấn công gián tiếp. Năm 221 T.C.N, Hannibal đang giữa tuổi 20 đã có cơ hội nắm quyền Tư lệnh các lực lượng Carthage trên bán đảo IBER (tên cũ của Bồ Đào Nha & Tây Ban Nha) và trong vòng 2 năm, ông đã khuất phục Tây Ban Nha. Vì ông đã vi phạm các hiệp ước đã ký kết với La mã. Quân La Mã yêu sách đòi thành Carthage giao Tướng Hannibal cho họ và Carthage từ chối. Vì vậy, La Mã tuyên chiến với thành Carthage vào năm 218 TCN và bắt đầu cuộc Chiến Tranh Carthage (Punic War) lần thứ hai. Thay vì, tổ chức phòng ngự chờ tiếp chiến với quân La Mã kéo đến tấn công thành Carthage. Hannibal đã quyết định táo bạo bằng chiến lược “indirect approach” đem chiến tranh vào thẳng La Mã. Tháng 9 năm 218 TCN, Hannibal điều động một đạo quân gồm 50 ngàn quân bộ chiến và 40 thớt voi trận chọn con đường vòng là phải vượt qua đỉnh núi ALPS. Mặc dù bị tổn thất nặng nề nhân mạng vì thời tiết khắc nghiệt và do những cuộc tấn công bất thần của những bộ lạc miền núi. Nhưng, vị danh tướng tài ba, thao lược Hannibal đã thành công như một bản thiên anh hùng ca bất tử trong một chiến dịch chuyển quân chỉ có 15 ngày, vượt qua được đỉnh núi Alps, Hannibal đã đánh bại đại quân La Mã. Vì bị tấn công bất ngờ, thiếu chuẩn bị nên quân La Mã lại đại bại trong các trận chiến có tánh cách quyết định là TICINUS và TREBIA. Hannibal đã chiếm được toàn lãnh thổ phía Bắc Ý Đại Lợi bằng chiến lược tấn công gián tiếp.

Một câu hỏi được đặt ra:
Nếu biển Đông chỉ là “DIỆN”, còn đâu mới là “ĐIỂM” của Trung Cộng trong chiến lược tấn công gián tiếp? Làm thế tránh né cuộc đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ & Đồng Minh và tránh một cuộc chiến tranh quy ước bằng vũ khí nguyên tử mà vẫn tiến hành một cách tiệm tiến, tàm thực để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thỗ và lãnh hải tại biển Đông?
 
Để trả lời câu hỏi nầy, xin trích dẫn một đoạn trong bài diễn văn quan trọng trước đây của Tổng Thống J.F. KENNEDY:
“…Trên thực tế năng lực trả đũa bằng bom nguyên tử của chúng ta chưa đủ. Nó không thể ngăn cản cuộc xâm lăng của Cộng sản quá nhỏ để có thể dùng võ khí nguyên tử được. Nó không thể bảo vệ những quốc gia đồng minh chống lại một cuộc cướp chính quyền của cộng sản bằng cách xử dụng lực lượng địa phương hoặc du kích. Nó không dùng được tại Triều Tiên, Đông Dương, Tây Tạng…
Tóm lại, nó không thể ngăn ngừa cộng sản gậm nhấm dần dần lãnh thổ của Thế giới Tự Do, cho đến khi nền an ninh của chúng ta bị tiêu hao dần từng mảnh vì mỗi cuộc tiến binh của cộng sản đều quá nhỏ để có đủ lý do cho chúng ta trả đũa ào ạt, có thể gây ra những hậu quả lớn lao…”
Bài diễn văn của TT J.F. Kennedy cách đây gần nửa thế kỷ vẫn còn rất có giá trị đối với chiến lược bành trướng lãnh thổ & lãnh hải của tên Thực dân mới Trung Cộng hiện nay. Bọn Trung Nam Hải ngày nay rất khôn ngoan, không đối đầu trực tiếp với Hoa kỳ và Đồng minh để giành quyền kiểm soát biển Đông mà chọn con đường tấn công gián tiếp. Những “ĐIỂM” chiến lược trải dài bắt đầu từ ba nước Việt, Miên Lào qua Thái Lan, xuống Mã Lai, Nam Dương, Brunei, Phi Luật Tân để cô lập Nhật, Hàn, Đài Loan ở phía Bắc Á và sẽ vói tay xuống Australia, New Zealand ở phía Nam. Trước đây, Lenine đã từng nói rằng: “Muốn tiến đến Paris, chúng ta phải đi vòng qua ngả Bắc Kinh”.
Cái bản chất của tên Thực dân mới Trung Cộng đầy mưu mô xảo quyệt, thâm độc và tàn ác gấp nhiều những tên Thực dân cũ Anh, Pháp, Tây Ban Nha…hồi thế kỷ thứ XIX. Bọn Trung Nam Hải không cần phải đưa QĐNDTC trực tiếp xâm lăng các nước khác để cướp đoạt tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khoáng sản, gỗ… để làm giàu cho mẫu quốc như những tên thực dân cũ.
Phân tách 3 nguyên tắc và 5 phương pháp cơ bản của Trung Cộng để xây dựng chiến lược tấn công gián tiếp của Trung Cộng để bành trướng lãnh thổ và lãnh hải một cách tiệm tiến như sau:

BA NGUYÊN TẮC:
• Đối nội không có gì hơn QUYỀN LỰC dùng bạo lực, khủng bố đàn áp các phong trào đối lập để ổn định tình hình chính trị trong nước, tập trung quyền lực thống trị.
• Đối ngoại không có gì hơn THỰC LỰC, quan hệ giữa nước nầy với nước nọ không có thực lực thì lấy gì phát triển và sinh tồn?
• Lực khỏe thì thiên hạ theo ta, lực yếu thì ta phải phục tùng thiên hạ, minh quân là phải biết kiến thiết lực mạnh. (Lực đa tắc nhân triều, lực thiểu tắc triều ư nhân cố minh quân vụ lực)
 
NĂM PHƯƠNG PHÁP:
 
• KẾT: dùng mưu sâu để mua chuộc lòng người làm tay sai cho ta.
• GIÁN: vào sâu để phân hóa hàng ngũ địch. Dùng tiền tài vật chất hối lộ giai cấp lãnh đạo để phục vụ cho quyền lợi của ta.
• TÁ: mượn dao giết người, mượn lực người gây vốn cho ta. Trong lịch sử thế giới đã chứng minh điều nầy khi Đức muốn đánh Nga nên đưa Lenine về Nga gây rối; như vậy, cuộc cách mạng 1917 cũng phải dựa vào nước Đức mới thành công.
 
• CÂU: là dụ địch nhân.
• NGỘ: là lừa dối đối phương.
 
Thực lực của Trung Cộng ở đây, chúng ta phải hiểu rằng nó chỉ dùng để áp lực, hù dọa các tiểu quốc khu vực Đông Nam Á để lấn biển, chiếm đảo và đặc biệt nhắm vào Việt Nam. Nhưng, thực lực đó chưa đủ mạnh để đọ sức với đối với Hoa Kỳ tại Biển Đông. Trong chuyến công du Hoa Kỳ của Đại Tướng Trần Bình Đức – Tổng Tham Trưởng QĐGPND Trung Cộng kiêm Phó Chủ Tịch Quân Ủy Đảng CSTQ. Tướng Trần Bình Đức đã có dịp thấy tận mắt sức mạnh của bộ máy chiến tranh vĩ đại của Lầu Năm Góc và Quân đội Hoa Kỳ. Tướng Đức đã xuống nước, tuyên bố: “Bắc Kinh không có kế hoạch đối đầu với Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương,” và ông ta đã xác nhận. “Quân đội Trung Quốc đã có nhiều tiến bộ trong thời gian gần đây, vẫn đi sau Quân đội Hoa Kỳ tới 20 năm.” Dĩ nhiên, Tướng Trần Bình Đức chỉ quan sát bằng mắt sức mạnh nổi của Quân đội Mỹ. Làm sao Tướng Đức nhìn thấy sức mạnh “siêu việt” của Hoa Kỳ ở đâu?
 
Theo Reuters, không phải chỉ có Tướng Đức nhận định như thế mà cả ông LE YUCHENG, Tổng giám đốc Ban Hoạch Định Chánh Sách Bộ Ngoại Giao Trung Cộng, cũng nhận định tương tự: “Mỹ vẫn là Mỹ. Quốc gia nầy vẫn chiếm 1/4 nền kinh tế thế giới. Có sức mạnh khoa học quân sự vượt trội. Bắc Kinh vẫn chưa thể thành đối trọng của Washington ít nhất từ 20 đến 30 năm nữa.” Trong khoảng thời gian nầy, Hoa Kỳ sẽ tiến xa tới đâu?
 
Ở vào thời đại “Chiến tranh tinh cầu” tức chiến lược SDI (Strategic Defence Initiative), khi bàn đến một siêu cường quân sự mà chỉ căn cứ vào sức mạnh của Hải – Lục – Không quân thì quả là chưa đủ. Thế kỷ thứ XXI, một quốc gia được gọi là siêu cường phải làm bá chủ không gian. Theo cách nhìn của tôi: “QUỐC GIA NÀO KIỂM SOÁT ĐƯỢC KHÔNG GIAN MỚI THỰC SỰ LÀ ĐỆ NHÂT SIÊU CƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI”.
Không gian được kiểm soát bằng hệ thống satelines, vệ tinh nhân tạo, bay ngoài vũ trụ, nó có nhiệm vụ truyền thông, thăm dò khí tượng, khám phá khoa học… và nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là an ninh, tình báo chiến lược. Mọi biến chuyển trên bề mặt địa cầu đều do satelines ghi nhận, rồi chuyển về các trạm không gian và các trung tâm của quốc gia liên hệ trên mặt đất bằng những tín hiệu, hình ảnh để các chuyên viên ghi nhận và phân tách. Khi một hỏa tiển mang đầu đạn nguyên tử rời dàn phóng, Satelines còn có nhiệm vụ hướng dẫn đường bay của nó đến mục tiêu. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 800 vệ tinh nhân tạo đủ loại đang bay chằng chịt trong không gian. Hoa Kỳ đã chiếm 400 satelines tức 50% số lượng. Còn 50% số còn lại là của Nga, Âu Châu và Trung Cộng. Hoa Kỳ chẳng những vô địch về số lượng và cả chất lượng đang làm bá chủ không gian.
Con tàu vũ trụ bí ẩn mới nhất của Mỹ mang tên X-37 B không người lái đã được phóng vào không gian ngày 22/4/2010 bằng hỏa tiển Atlas 5. Với chiều dài 29 feet, nặng 11.000 cân anh, cánh sải ra dài 15 feet. Các nhà khoa học Mỹ ghi nhận X-37B tự điều chỉnh đường bay 4 lần trong 7 tháng với nhiêm vụ bí mật. Nó có khả năng vô hiệu hóa các hỏa tiển, phi đạn của các quốc gia thù nghịch tấn công vào lãnh thổ Hoa Kỳ. Ngoài ra, X-37 B là một thứ vũ khí hủy diệt các vệ tinh của địch trong không gian. Nó sẽ là khắc tinh của “Hỏa tiển đạn đạo” (ballistic missile) và “Hỏa tiển hành trình” (cruise missile) kể cả “Võ khí không đối xứng” (asymmetric weapons) là loại vũ khí nhắm vào yếu điểm kẻ thù mạnh hơn của Trung cộng. Sau 220 ngày hoạt động liên tục trong không gian đã đáp xuống căn cứ không quân Vandenberg của Hoa Kỳ.
Còn nữa, Nasa đã thử nghiệm thành công chương trình trở lại mặt trăng để cài đặt những thiết bị bí mật quân sự gì đó, chớ không phải chỉ để cắm cờ giành đất cung trăng giống như Trung Cộng đã làm công việc “ruồi bu”, cắm cờ giành biển dưới đáy biển Đông? Hỏa tiễn “ARES I-X” có bề cao 327 feet, cao gấp đôi chiều cao của phi thuyền “con thoi”. Chuyến bay ngốn hết 445 triệu USD. Hỏa tiễn Ares I-X sẽ sẵn sàng chở các phi hành gia lên trạm không gian Quốc tế vào năm 2015. Cuộc chạy đua vào không gian giữa Hoa Kỳ và Liên Xô đã làm cho Liên Xô kiệt sức đến phá sản và bao giờ đến lượt Trung Cộng? Và một câu trả lời thật chính xác: Trung Cộng chưa đủ tư cách chay đua vũ trang với Mỹ. Tuần báo The Economist số ra ngày 24/7/2010 với chủ đề: “REPLICATING SUCCESS – ACADEMIC FRAUD IN CHINA” (Thành công sao chép – Lừa bịp hàn lâm tại Trung Cộng). Báo Economist cho rằng: “Sự lừa bịp Hàn lâm lan rộng có thể làm hư hỏng cuộc tiến hành canh tân của Trung Cộng” (Widespread academic fraud may hamper a drive for innovation). Cuộc chạy đua trí tuệ của Trung Cộng ngày càng xuống dốc… thê thảm.
Tuy nhiên, ngoài mặt Bắc Kinh vẫn nói cứng. Một bài viết với chủ đề: “How China deals with the U.S strategy to contain China” (Trung Cộng làm thế nào với chiến lược của Hoa Kỳ kềm chế Trung Cộng) đăng trên mạng điện tử Chinascope ngày 12/2/2011. Một ủy viên của BCH/TƯ/ Đảng CSTQ tên Xu Yunhong đề nghị chiến lược 7 mặt chống lại chiến lược 6 mặt của Mỹ nhằm chế ngự Trung Cộng và tuyên bố: “Không sợ chiến tranh!”, chỉ để nhằm hù dọa các nước khu vực ĐNÁ: “Theo Mỹ là chống Trung Cộng!”
 
Vì thế, Trung Cộng đã chọn 5 phương pháp “tấn công gián tiếp” để bành trướng lãnh thổ mà Trung Cộng đã áp dụng những chiêu thức nầy thành công mỹ mãn tại Lục địa đen Phi Châu và tại Việt Nam. Chúng ta đã biết những gì đang xảy ra tại Việt Nam khi Trung Cộng đã đặt vào Tây Nguyên, dùng các địa điểm khai thác BAUXITE làm thành một chuỗi căn cứ quân sự trá hình, ém đạo quân thứ năm có khoảng 20.000 người với đầy đủ vũ khí chờ thời cơ. Trong lịch sử giữ nước, Tây Nguyên là nóc nhà của Đông Dương, ai chiếm được Tây Nguyên thì coi như đã làm chủ được tình hình, khống chế được Việt – Miên – Lào. Ván bài “Bauxite” đã lật ngửa, VNCS kể như là THUỘC ĐỊA của tên thực dân kiểu mới Trung Cộng, bọn Bắc Kinh cai trị thông qua những tên THÁI THÚ BẢN ĐỊA. Mục tiêu kế tiếp sẽ là Thái Lan.
 
ĐIỂM CHIẾN LƯỢC THÁI LAN:
Trước đây, cựu Thủ tướng Thaksin là người Thái gốc Hẹ, tham vọng của ông ta là muốn lật đổ vương quyền để thành lập nước Cộng Hòa Thái Lan và đặt Thái Lan vào quỹ đạo của Trung Cộng nên đã bị quân đội Hoàng Gia Thái trung thành với vua, làm một cuộc đảo chánh không đổ máu, xảy ra vào ngày thứ ba 19/9/2006.
Sau khi bị lật đổ, Thaksin đã từng xuất hiện ở Hoa Lục. Trung Cộng sắp xếp để Hun Sen mời Thaksin về làm cố vấn kinh tế cho chánh phủ để gây chia rẽ và khuynh đảo chánh trường Thái Lan. Sau đó, Trung Cộng đã dàn xếp cho bộ 3 Hun Sen, Nông Đức Mạnh (Việt gốc Zhuang) và Thaksin gặp nhau để lên kế hoạch yểm trợ Thaksin gây chia rẽ dân tộc Thái, đó là cuộc chiến giữa hai màu áo ĐỎ và VÀNG (the war of color). Trong kế hoạch nầy có cả việc gây chiến tranh giữa Thái – Camphuchia. Cuộc nổi loạn của phe áo đỏ ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin, theo kiểu đấu tranh giai cấp, gây bạo động theo kiểu cộng sản, nhưng nó đã hoàn toàn thất bại. Con bài Thaksin đã cháy, Trung Cộng dùng một con bài khác, đó là em gái của Thaksin tên YINGLUCK SHINAWATRA, đại diện Đảng PHEU THAI PARTY trong cuộc chạy đua giành ghế Thủ Tướng với đương kim Thủ Tướng ABHISIAT VEJJAJIVA của Đảng Dân chủ vào cuộc bầu cử vào tháng 7 năm nay.
Để yểm trợ cho con bài mới là Yingluck Shinawatra, Trung Cộng tiếp tục viện trợ hàng loạt hàng quân sự cho Campuchia nằm trong sự thỏa thuận giữa hai lãnh đạo Hồ Cẩm Đào và Hun Sen để gây chiến tranh biên giới tại những vùng đang tranh chấp giữa Thái – Campuchia. Những cuộc chạm súng giao tranh chung quanh đền Preah Vihear đã bắt đầu từ ngày 25/4/ 2011 và khối ASEAN bất lực trong việc hòa giải cuộc xung đột giữa hai quốc gia nầy. Cường độ xung đột sẽ gia tăng trong những ngày sắp để gây sức ép lực lên chánh phủ do Thủ tướng Abhisiat Vejjajiva lãnh đạo.
 
III. PHÂN TÁCH NHỮNG “ĐIỂM” CHIẾN LƯỢC BAO VÂY TRUNG CỘNG CỦA HOA KỲ:
 
1. ĐIỂM CHIẾN LƯỢC CHÍNH:
 
AFGHANISTAN:
Điểm chiến lược quan trọng hàng đầu của Hoa Kỳ, không phải để chăn chận sự bùng phát của nền công nghiệp gieo trồng cây thuốc phiện, nó cũng chẳng phải là bàn đạp truy lùng quân khủng bố Al Qaeda và Taliban và đó chỉ là cái cớ để Hoa Kỳ duy trì lực lượng quân sự và đồng thời nhanh chóng thiết lập các trận địa để cho chiến lược khống chế hành lang Âu – Á giàu dầu mỏ và khoáng sản. Cùng với quân đội Hoa Kỳ trú đóng tại Iraq, tạo thành thế gọng kềm đối với Iran, nếu như Iran đe dọa nền an ninh khu vực nầy, đặc biệt đối với Do Thái.
Tổng thống Hamid Kazai buộc phải chấp nhận cho Hoa Kỳ thiết lập một chuỗi căn cứ quân sự trên lãnh thổ Afghanistan. Kể từ tháng 4/2005, Hoa Kỳ đã ký kết và hoàn tất 9 căn cứ quân sự tại các tỉnh Helmand, Heart, Nimroux, Balkh, Khost và Paktia. Các chiến lược gia Mỹ nhận định rằng, nếu Hoa Kỳ làm chủ tình hình tiểu lục địa Nam Á sẽ khống chế được 2 vùng chiến lược Trung Đông, Trung Á.
Mohammad Hassan, bình luận gia của báo Kabul, nhận định rằng: “Nếu Hoa Kỳ muốn khống chế Iran, Uzbekistan và Trung Cộng bằng cách sử dụng những căn cứ quân sự tại Afghanistan, có thể kiểm soát được vùng biển Caspie nơi có trữ lượng dầu mỏ rất quan trọng, vịnh Persic, eo biển Hormuz, vùng biển phía Bắc Á Rập, quần đảo Socotra của Yemen và dãy biên giới phía Tây Trung Cộng. Ngoài ra, Hoa Kỳ đã thiết lập căn cứ không quân Manas ở ngoại ô Bishket, thủ đô của Kyrgyztan, căn cứ Qarshi Hanabad ở Uzbekistan, căn cứ không quân Shahbaz ở Jacobadad, nằm cách thành phố cảng Karachi 420 km về phía Bắc và đây là một trong 3 căn cứ không quân quan trọng nhất của Pakistan. Hiện nay, các lực lượng đặc biệt và tình báo Hoa Kỳ đều xuất phát từ những căn cứ nầy để thực hiện các cuộc do thám, đột nhập vào các nước láng giềng để tìm và diệt kẻ thù nguy hiểm là Osama bin Laden khi cần thiết.
Một khi cuộc đụng độ giữa hai nền văn minh “Hoa Kỳ + Phương Tây và Hồi giáo” tàn lụi dần theo cái chết của bin Laden, cho dù tên phó tướng của bin Laden là Ayman Zawahiri là tân lãnh tụ của Al Qaeda, hắn cũng không đủ bản lãnh và uy tín để đoàn kết nhóm Hồi giáo quá khích đã phân hóa thành nhiều nhóm. Theo Marc Grossman – Đại sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan và Pakistan – cho biết đã liên lạc được với 3 lực lượng phiến quân ở Afghanistan và hy vọng hòa đàm sẽ tiến triển khả quan vào cuối năm.
Theo nguồn tin của VOA ngày 19/6/2011: Tổng thống Hamid Karzai của Afghanistan cho biết Hoa Kỳ và các cường quốc khác đang đàm phán với Taliban về khả năng chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần một thập niên ở Afghanistan. Tại cuộc họp báo ở Kabul, ông Kazai nói rằng. “Các thế ngoại nhập đặc biệt là Hoa Kỳ đang xúc tiến cuộc đàm phán.” Ông Kazai đánh giá cuộc đàm phán tiến triển tốt đẹp (…the talks are going well). Đây quả là một tin đáng buồn cho bọn Trung Nam Hải. Vì sớm hay muộn gì cuộc đụng độ giữa hai nền văn minh “Hán – Hồi” sẽ bùng nổ. Afghanistan sẽ là hành lang chiến lược để Hoa Kỳ và đồng minh sẽ yểm trợ các phong trào ly khai của Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ nổi dậy đấu tranh giành Độc Lập Dân Tộc.
TÂY TẠNG:
Trong quá khứ, nhóm du kích quân GOLOK và các tộc trưởng KHAMPA rất thiện chiến, họ đã tự động thành lập một cơ chế gọi là MIMANG TSONGDU với mục đích phản đối sự chiếm đóng của Hồng quân Trung Cộng và đề xướng các hoạt động bài Hán. Theo ông Ngawang Thundop Narkyld, người từng được mời qua Mỹ giảng dạy về lịch sử và văn hóa Tây Tạng tại Đại học Santa Barbara của California và ông luôn nhắc nhở nhân loại ĐỪNG QUÊN TẤN THẢM KỊCH TÂY TẠNG. Trong cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Tạng chống sự chiếm đóng quân của Hồng quân Trung Cộng. 15.000 người dân Tây Tạng đã hy sinh để đổi lấy mạng của 50.000 lính Trung Cộng.
Ngày nay, dân Tây Tạng sống dưới dưới chánh sách “Hán hóa” và diệt chủng vô cùng thâm độc của Trung Cộng, dân số Tây Tạng chỉ còn khoảng 6 triệu người, nhưng đất nước bao la của họ có tới 8 triệu dân Hán. Nhưng, họ có một hậu phương năng động rất lớn là cộng đồng Tây Tạng ở hải ngoại rất đoàn kết sau lưng Đức Đạt Lai Lạt Ma và tích cực đấu tranh bằng phương pháp bất bạo động để giành quyền tự trị và duy trì di sản văn hóa Tây Tạng cho nhân loại.
 
Nhưng, tại sao Đức Đạt Lai Lạt Ma bỗng dưng từ bỏ vai trò lãnh đạo cộng đồng Tây Tạng hải ngoại? Có phải chăng phương pháp đấu tranh bất bạo động của ngài không còn thích hợp? Với một lãnh tụ mới, phương pháp đấu tranh mới là phải đấu tranh đổ máu để giành độc lập dân tộc.
 
HỒI GIÁO TÂN CƯƠNG:
Từ sau cuộc nổi dậy bất thành ngày 5/9/2009 nhằm vào dịp dân Hồi giáo Tân Cương tưởng niệm 60 năm bị Hồng quân Trung Cộng chiếm đóng (1949 – 2009), rồi được cải danh là khu Tự trị Duy Ngô Nhĩ, bà Rebya Kadeer được người Uighurs tôn vinh là “The Mother of Uighurs Movement” (Washington Post July 9/2009). Bà cũng là nhà sáng lập hội “The National Endowment for Democracy” và bà Kadeer đã gây quỹ yểm trợ phong trào nầy 550.000 USD mỗi năm. Bà tuyên bố với giới truyền thông quốc tế rằng: “Chúng tôi không phải là phong trào ly khai mà là đòi lại ĐỘC LẬP (full independence) cho Tân Cương. Cần nhắc lại một sự kiện lịch sử là vào năm 1989, phong trào Tân Cương đòi độc lập phất lên với sự ủng hộ ngầm của Liên Xô từ thập niên 1970.
Năm 1999, phong trào nổi dậy của Hồi giáo Tân Cương nổ bùng lên vào ngày tưởng niệm 50 năm mất nước. Phong trào nầy phát xuất từ KAZAKHSTAN (Cộng Hòa cũ của Liên Xô). Phong trào nầy tiến hành chủ trương vũ trang đấu tranh giành độc lập. Bất ngờ xảy ra biến cố 9/11 tại New York và Ngũ Giác Đài bị bọn khủng bố Al Qaeda – bin Laden tấn công. Bọn Bắc Kinh thừa nước đục thả câu, chụp mũ phong trào nổi dậy đòi độc lập của Hồi giáo Tân Cương là do bọn khủng bộ Al Qaeda trá hình nên phong trào nầy bị đàn áp đẫm máu và dẹp tan. Trên thực tế, phong trào nầy không dính dáng gì đến tổ chức khủng bố Al Qaeda và Taliban.
Miền Tây Bắc Hoa Lục là nơi quần cư của 30 bộ tộc du mục có tên gọi chung là Tây Vực đã có một nền văn minh trước Hán Tộc cả thiên niên kỷ. Có một số dân tộc hùng mạnh nhất là Hung Nô, Kiết Đan, Mông Cổ, Đột Quyết Hãn. Năm 552, người Đột Quyết (Uighurs) nổi lên thành lập nước Đột Quyết Hãn thống trị Tây Vực. Đến khi dân du mục Mông Cổ dưới quyền lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn chiếm Tây Vực và chiếm trọn Trung Hoa thành lập triều đại nhà Nguyên (1206 – 1367), dân Đột Quyết vẫn hùng cứ Tân Cương riêng một cõi và Hồi giáo Islam là tôn giáo chủ thể.
Dân hồi Tân Cương, Ba Tư (Iran) và Thổ Nhĩ Kỳ theo con đường tơ lụa (Silroad) do Marco Polo tìm ra vào thế kỷ XIII để từ thành phố Venice của Ý giao thương với các nước Trung Á vào Trung Hoa buôn bán hương liệu. Đời nhà Thanh mà dân Hán trước đó gọi là rợ Kim, rợ Nữ Chân. Khi rợ Mãn chinh phục Trung Hoa lập nên nhà Mãn Thanh (1644 – 1912), hoàng đế Khang Hy cũng nhận quyền “tôn chủ” ở Tây Tạng và Tân Cương. Nhà Thanh đặt quan Tổng trú Sứ Đại Thần Tân Cương ở Urumqi, vẫn là “VÙNG TỰ TRỊ” của dân tộc Duy Ngô Nhĩ.
Biến cố ngày 5/9/2009 đã làm Hồ Cẩm Đào phải bỏ ngang hội nghị Thượng Đỉnh G-8 và G-20 để về ngay Bắc Kinh đối phó với tình thế. Sự kiện nầy cho thấy tình hình Tân Cương rất nghiêm trọng đối với nền an ninh Hoa Lục vì nhiều lý do sau đây:
• Tân Cương là điểm chiến lược sinh tử của Hoa Lục, một vùng đất rộng lớn, núi non hiểm trở: Tây Bắc giáp Mông Cổ chạy dài xuống ranh giới các nước vùng Trung Á như Kazakhstan, Kyrgystan, biên giới còn chạy dài xuống vùng Tây Nam giáp với Tây Tạng, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ.
• Ngày nay, Tân Cương trở thành vùng kinh tế trù phú, nhiều mỏ dầu lửa. Kỹ nghệ dầu hỏa tại Tân Cương mang về cho Bắc Kinh mỗi năm trên 60 tỷ USD.
• Toàn thể diện tích lãnh thổ Trung Hoa Lục Địa gồm các khu vực tự trị, tính chung là 9.572.900 km2. Nhìn vào bản đồ, những khu vực tự trị trá hình chiếm hơn một nửa diện tích và do chính quyền Trung Ương trực tiếp cai trị. Tại thủ phủ Urumqi bây giờ chẳng khác gì một tỉnh của Trung Cộng mà dân Hán chiếm đa số, đông hơn người bản xứ.
• Trong thập niên 90, với sụp đổ của Đế quốc Liên Xô khiến phong trào Hồi giáo Trung Á đã phất lên mạnh mẽ, tinh thần “độc lập dân tộc” ở các nước Trung Á, Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông mỗi lúc một dâng cao, tức nước sẽ vỡ bờ.
Trung Cộng đã vi phạm một sai lầm rất lớn đã dùng bạo lực, đàn áp đẫm máu cuộc nổi dậy ở Tân Cương khiến 200 chết và 1.600 người bị thương và bao nhiêu ngàn dân Uighurs bị tra tấn chết ở trong tù? Trung Cộng đã đụng phải làn sóng phản đối mạnh mẽ của thế giới Hồi Giáo. Và phản ứng quyết liệt nhất có lẽ là Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới.
Theo tờ báo The Christian Science Monitor ghi nhận, nhiều cuộc biểu tình lớn đả đảo Trung Cộng đã diễn ra trên khắp đường phố. Về phía chánh quyền là Bộ trưởng Bộ Kỹ Nghệ và Thương mãi Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi TẨY CHAY HÀNG HÓA của Trung Cộng. Điều quan trọng nhất là Thủ tướng Thổ là ERDOGAN đã tuyên bố trên TV Thổ rằng: “Những biến cố xảy ra ở Trung Cộng, nói một cách giản dị là tương đương với sự diệt chủng và không còn một cách diễn dịch nào khác hơn được nữa.” Cơ quan truyền thông đồng loạt lớn tiếng tố giác Bắc Kinh tàn sát NHỮNG NGƯỜI ANH EM UIGHURS CỦA HỌ”. Theo nhà báo Sami Kohen nhận định thì nguyên thủy người Thổ đến từ Châu Á và ngôn ngữ của người Uighurs rất gần gũi với ngôn ngữ của Thổ Nhĩ Kỳ hơn bất cứ ngôn ngữ nào khác ở Trung Á.
Bắc Kinh thực sự nao núng trước phản ứng của Thổ Nhĩ Ky và họ chắc chắn không thể khinh thường lời đe dọa đã được chính thức loan đi từ lực lượng khủng bố Al Qaeda thuộc nhóm Hồi giáo AQIM hoặc LIFG. Nhưng, Bắc Kinh chưa lo sợ lắm vì còn nắm con bài chủ là Osama bin Laden vẫn còn điên cuồng chống Hoa Kỳ và Phương Tây.
Tình thế ngày nay đã hoàn toàn thay đổi sau cái chết của bin Laden. Bắc Kinh giờ đang lên kế hoạch xiết chặt an ninh thủ phủ Urumqi bằng cách lắp đặt gần 17.000 máy thu hình theo dõi 3.400 xe bus, 4.400 con đường, 270 trường học và 100 trung tâm thương mãi để tránh việc đụng độ giữa người Hán và Uighurs tái diễn (VOA 25/1/2011).
 
MÔNG CỔ:
Với Mông Cổ, sau 11 năm Mao làm chủ Hoa Lục, tháng 5/1960, Thủ tướng Chu Ân Lai sang thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ để ký một Hiệp định hợp tác song phương và một Hiệp định về biên giới. Nhưng, trong suốt 20 năm sau đó, Trung Cộng luôn tìm cách lấn biên giới và di dân sang Mông Cổ. Liên Xô đã tố giác Trung Cộng đã vi phạm Hiệp Định về biên giới với Mông Cổ hơn 400 lần chỉ riêng trong năm 1969.
Ngày 2/9/1964, tờ Pravada loan tin rằng Mao rất hối tiếc vì không tranh thủ được sự đồng tình của Liên Xô để cưỡng chiếm luôn Ngoại Mông để sát nhập vào lãnh thổ Trung Cộng. Và cho mãi tận ngày hôm nay, Trung Cộng cũng chưa từ bỏ tham vọng nầy, nói đúng hơn là tài nguyên năng lượng về dầu mỏ, khoáng sản khổng lồ của quốc gia rộng lớn bao la mà thưa dân nầy. Làn sóng bài Hoa ở Mông Cổ nói chung và Nội Mông nói riêng đang bùng lên dữ dội.
Nội Mông đang lâm vào tình trạng hỗn loạn sau khi một ông chăn cừu người Mông Cổ bị một tài xế người Hán cán chết ngày 10/5/2011. Người Hoa chiếm đa số ở đây cho rằng người du mục Mông Cổ thả gia súc bừa bãi. Còn người dân Mông Cổ phẫn nộ vì họ cảm thấy chánh sách “đô thị hóa” và khai thác hầm mỏ của người Hán đang đe dọa trực tiếp đến đời sống văn hóa cổ truyền của người Mông Cổ. Giới trẻ Mông Cổ ngày càng bất mãn trước cách đối xử của chánh quyền Trung Cộng đối với cộng đồng Mông Cổ.
Theo thông tín viên RFI, Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh cho biết: Kể từ ngày thứ bảy 28/5, sinh viên tại trường Đại Học Hohhot với hơn 23.000 sinh viên tại vùng Nội Mông bị chánh quyền phong tỏa, hàng trăm cảnh sát chống bạo động trang bị dùi cui đã được điều động tới quảng trường để đàn áp các cuộc xuống đường có quy mô lớn nhất từ 20 năm qua tại thủ phủ Hồi Hột. Tình hình thiết quân luật áp dụng ở nhiều nơi thuộc Nội Mông.
 
NHẬN ĐỊNH TỔNG HỢP:
Sự phản kháng của nhân dân Tây Tạng, Tân Cương và Mông Cổ đòi độc lập dân tộc, bọn Trung Nam Hải càng trấn áp thô bạo thì khuynh hướng phản kháng càng lên cao làm soi mòn địa vị cai trị của ĐCSTQ và chắc chắc nó sẽ vượt tầm kiểm soát của ĐCSTQ. Viễn cảnh về một cuộc CÁCH MẠNG GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC của ba dân tộc Tây Tạng – Hồi giáo Tân Cương – Mông Cổ sẽ kết hợp lại thành một mặt trận đấu tranh thống nhất giành độc lập dân tộc sẽ liên quan trực tiếp đến số phận với vận mạng của Đảng CSTQ. Sau cái chết của Osama bin Laden, nay thì tình thế đã đổi khác hoàn toàn bất lợi cho Trung Cộng. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của họ sẽ không còn đơn độc và sẽ có nhiều quốc gia HỒI GIÁO HUYNH ĐỆ triệt để ủng hộ về mọi mặt về sức người, sức của. Theo Thông tấn xã chính phủ Mena cho biết đảng chính trị HUYNH ĐỆ HỒI GIÁO đã được tuyên bố hợp pháp tại Ai Cập hồi đầu tháng 6 nầy.
 
• Nhìn vào phản ứng quyết liệt nhất của Thế giới Hồi Giáo sau biến cố dân Hồi giáo Uighurs ở Tân Cương nổi dậy chống Hán hóa, có lẽ là Thổ Nhĩ Kỳ.
• Đảng Hồi giáo của Turkestan tố cáo Bắc Kinh là thủ phạm gây ra nhiều vụ thảm sát dã man mà nạn nhân chính là dân Hồi giáo Uighurs Tân Cương. Lãnh tụ Abdoul Hak của tổ chức nầy kêu gọi tất cả những người Hồi giáo hãy tấn công vào những địa điểm đại diện cho quyền lợi của Trung Cộng để trừng phạt Bắc Kinh vì đã tàn sát dân Hồi giáo Uighurs: “Đối tượng để tấn công là người Hoa ở trong nước hay tại hải ngoại. Hãy nhắm vào các đại sứ quán, các lãnh sự quán, trung tâm thương mại, siêu thị…”
• Biểu tình tại Indonesia là nước Hồi giáo đông dân nhứt thế giới, lại thân với Hoa Kỳ và có truyền thống BÀI HOA ác liệt từ thời TT Suharto. Indonesia là một trong những đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ, vì nó nằm trên vị trí chiến lược là eo biển MALACCA. Đối với Trung Cộng, eo biển Malacca là một hải trình huyết mạch vận chuyển dầu hỏa từ Bắc Phi, Trung Đông, Nam Mỹ… về Hoa Lục.
Chắc chắn trong thập niên đầu thế kỷ thứ XXI nầy, Trung Cộng sẽ phải đối đầu với một cuộc chiến tranh sống còn với kẻ thù mới là HỒI GIÁO QUÁ KHÍCH trong “Cuộc đụng độ giữa hai nền văn minh HÁN – HỒI”. Cuộc nổi dậy đấu tranh giành “Độc lập Dân tộc” của 4 dân tộc MÃN, MÔNG, HỒI, TẠNG sẽ không còn lẻ loi. Trung Cộng muốn tiêu diệt lực lượng vũ trang ly khai, đánh du kích theo kiểu “TRƯỜNG KỲ KHÁNG CHIẾN” tại vùng biên giới phía Bắc núi non trùng điệp hiểm trở không phải dễ dàng, vì những lý do sau đây:
• Quân ngoại nhập Hồi Giáo Huynh Đệ trên khắp thế giới sẽ nhập cuộc, sát cánh với dân Hồi giáo Uighurs anh em ở Tân Cương, chống lại QĐND Trung Cộng. Sân sau của Trung Cộng sẽ mất ổn định vì bốn dân tộc Mãn, Mông, Hồi, Tạng sẽ liên kết với nhau, đứng cùng chung chiến tuyến chống kẻ thù chung Trung Cộng để giành độc lập dân tộc và các cơ sở thương mại, siêu thị, hầm mỏ, bến tàu, ống dẫn dầu, đường hỏa xa… nơi chuyển vận dầu hỏa và tài nguyên khai thác ở nước ngoài chảy về Hoa Lục, cũng sẽ thành mục tiêu tấn công của HỒI GIÁO QUÁ KHÍCH.
• Bọn Trung Nam Hải thừa biết rằng, phía Bắc Afghanistan là các nước Cộng Hòa Hồi Giáo như Kazakhstan, Kyrgystan, Tajikistan, Uzbekistan, Ngoại Mông. Phía Tây Bắc là Afghanistan có quân Mỹ trú đóng và phía Tây là Ấn Độ không đứng ngoài cuộc, sẽ là những hậu phương to lớn của quân kháng chiến. Nếu bị QĐNDTC truy kích, quân kháng chiến sẽ triệt thoái qua bên kia biên giới để bảo toàn lực lượng, bổ sung quân số, tái võ trang, dưỡng quân… sự hiếu chiến của Trung Cộng đã đẩy Ấn Độ liên minh với Mỹ, Nga, Nhật và các nước ĐNÁ và sẽ đẩy mạnh việc ủng hộ các lực lượng ly khai Tây Tạng, kháng chiến chống Trung Cộng. Tháng 3/2011, Ấn Độ đã hoàn tất điều động hàng chục ngàn quân đến biên giới Ấn – Trung Cộng và hiện đại hóa lực lượng thiết giáp, nâng cấp hệ thống điện tử và vũ khí để sẵn sàng chiến đấu.
• Hoa Kỳ và Nga cũng không đứng ngoài cuộc. Tháng 7/2009, Tổng Thống Nga và Hoa Kỳ chứng kiến việc ký kết thỏa ước Nga và Hoa Kỳ. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ lập cầu không vận từ Hoa Kỳ bay trực tiếp từ Bắc Cực qua lãnh thổ Nga để vào Trung Á tiếp vận cho chiến trường Afghanistan. Mỗi năm, không lực Mỹ sử dụng đường bay nầy khoảng 4.500 lần, để vận chuyển quân trang, quân dụng, thực phẩm cho các đơn vị Mỹ đang hoạt động trên chiến trường Afghanistan. Quân kháng chiến Hồi Giáo Tân Cương, Tây Tạng và Nội mông sẽ nhận được sự trang bị vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng… qua cầu không vận nầy của Hoa Kỳ.
• Mặt trận biên cương phía Bắc Trung Cộng sẽ bùng nổ, sức nóng vừa đủ cho “HOA LÀI NỞ HOA TRONG LÒNG HOA LỤC”. Tình trạng thiếu an ninh tại Hoa Lục, bạo động xảy ra nhiều nơi ở Quảng Châu ở miền Nam, thành phố Đài Châu tỉnh Triết Giang ở miền Đông, thành phố Tăng Thành, tỉnh Quảng Đông và hàng loạt bom nổ nhiều văn phòng chính phủ Trung Cộng tại tỉnh Giang Tây làm cho Bắc Kinh hết sức lo lắng…
TẠI BIỂN ĐÔNG THÁI BÌNH DƯƠNG:
Nga sẽ bỏ ra 678 tỷ USD để hiện đại hóa năng lực chiến đấu của Hải – Lục – Không Quân của quân đội Nga trong thập niên tới đây. Thủ tướng Vladimir Putin loan báo sẽ dùng ngân sách nầy để mua sắm thiết bị dành trang bị cho HẠM ĐỘI THÁI BÌNH DƯƠNG. Theo các nhà phân tách, Moscow muốn cho Trung Cộng thấy rằng nước Nga vẫn có quyền lợi ở các vùng chiến lược ở Châu Á Thái Bình Dương. Đây có phải là chiến lược chia đôi Thái Bình Dương giữa NGA – HOA KY, cắt đứt cái đường “Lưỡi bò” hay chữ U 9 đoạn với ý đồ khống chế toàn bộ biển Đông của Trung Cộng?
 
Rõ ràng, Trung Cộng đang bị vây khổn, bốn bề thọ địch, cái thế “thù trong giặc ngoài” là cái thế đáng sợ nhất. Lá cờ Ngũ tinh của Trung Cộng là lá cờ định mệnh. Nước Tàu đang lâm vào thế bị Mãn, Mông, Hồi, Tạng vây hãm. Trung Hoa Lục Địa đang rung chuyển trước khi vỡ ra từng mảnh…

NVLH
(6.2011)