Home Tin Tức Bình Luận Tương quan lực lượng giữa Bắc và Nam Hàn

Tương quan lực lượng giữa Bắc và Nam Hàn PDF Print E-mail
Tác Giả: Trúc Giang   
Thứ Sáu, 21 Tháng 10 Năm 2011 06:28

Vì thế, không gì bằng Nam Hàn phải tự lo cho thân mình thì mới mong chống chỏi được với Bắc Hàn để được tồn tại.

 
1* Tổng quát

           Bắc Hàn đã bắn đạn pháo xuống đảo Yeonpyeong, Nam Hàn. (AFP)

Ngày thứ ba 23-11-2010, Bắc Hàn đã bắn hàng trăm quả pháo vào hòn đảo Yeonpyeong của Nam Hàn làm cho 4 người chết, 18 người bị thương và khoảng 70 căn nhà bị cháy rụi.
Đây là cuộc tấn công thứ nhì sau vụ đánh chìm chiếc tàu Cheonan vào ngày 26-3-2010, làm thiệt mạng 46 thuỷ thủ trên tàu.
Bắc Hàn còn đe doạ sẽ tấn công tiếp theo khiến cho tình hình ở bán đảo Triều Tiên đã căng thẳng, trở nên căng thẳng hơn nữa.
Tổng trưởng Quốc Phòng Nam Hàn phải từ chức sau những chỉ trích là quân đội Nam Hàn (NH) đã thụ động và không phản ứng đúng mức trong việc trả đủa Bắc Hàn (BH).
Hai mươi bốn giờ sau khi Tổng trưởng Kim Tae-Young từ chức, Tổng thống Lee Myung-bak bổ nhiệm đại tướng Kim Kwan-jin, nguyên là Tổng Tham mưu trưởng, giữ chức vụ Tổng trưởng Quốc Phòng.
Nam Hàn cũng tuyên bố là sẽ sửa đổi bộ luật để cho phép quân đội phản ứng nhanh và mạnh hơn.
Bắc Hàn thì cho rằng việc tập trận chung giữa NH và Hoa Kỳ (HK) là hành động khiêu khích. Kỳ trước, việc bắn chìm chiếc Cheonan cũng xảy ra trong lúc NH và HK đang tập trận chung hàng năm.
Tình hình càng căng thẳng hơn khi HK và NH bắt đầu cuộc tập trận lớn chưa từng thấy, đó là chiếc Siêu Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington tham gia tập trận 4 ngày, bắt đầu từ hôm chủ nhật 28-11-2010.
Chiếc Siêu HKMH USS G. Washington với hơn 7,000 quân nhân và 80 phi cơ chiến đấu trên nó. Tàu ngầm và phi cơ cũng tham gia tập trận.
Cuộc thao diễn là phô trương sức mạnh và ý chí sẵn sàng chiến đấu, cho nên, có lẻ Bắc Hàn cũng không dám có hành động quân sự nào trong lúc nầy, ngoại trừ những lời tuyên bố hù doạ lếu láo như đã làm trước đây. "Mọi thứ sẽ tan thành tro bụi chứ không chỉ là một biển lửa một khi chúng ta ra đòn phủ đầu. Chúng tôi sẽ trả đủa không thương tiếc trước thái độ khiêu khích trên hải phận Bắc Hàn".
Và cuối cùng, chỉ thực hiện những vụ cắn trộm như việc từ chối, không dám nhận là đã đánh chìm tàu Cheonan.
Thái độ khiêu khích hống hách của BH làm cho Trung Cộng lâm vào cảnh khó xử bởi vì TC chưa đủ khả năng để chiến thắng một cuộc chiến tranh xảy ra trong lúc nầy do Bắc Hàn gây ra.
Bị thấm đòn vì cấm vận, bị thất thu trong việc xuất khẩu vũ khí, với nền kinh tế èo uột như đã thường xuyên ngữa tay ra nhận viện trợ nhân đạo cứu đói, Kim Jong-il quậy phá tùm lum như một Chí Phèo, cốt chỉ để xin tiền mà thôi.
Một mặt hù doạ chiến tranh, mặt khác thì xin trở lại bàn Hội nghị đàm phám 6 bên, chẳng qua là làm nư để xin bãi bỏ cấm vận và viện trợ nhân đạo.
Hoa Kỳ tuyên bố là sẽ trở lại bàn hội nghị 6 bên, khi nào Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình tinh chế chất Uranium. Tổng thống Lee Myung-bak cho rằng việc họp 6 bên trong lúc nầy là không đúng lúc.
Nhân dịp nầy, Trúc Giang tôi xin nêu lên tương quan về sức mạnh quân sự giữa hai bên Nam, Bắc Hàn.

2* Về Nam Hàn

Sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, hai bên Nam, Bắc Hàn chưa ký một hiệp ước hoà bình nào, cho nên, trên nguyên tắc, 2 nước còn ở trong tình trạng chiến tranh, mà lúc nào, Bắc Hàn cũng chủ trương dùng vũ lực để giải phóng Nam Hàn, thống nhất đất nước theo kiểu của Cộng Sản Bắc Việt năm 1975.
Đại Hàn Dân Quốc hay Hàn Quốc, còn gọi là Nam Hàn là một quốc gia ở Đông Á, nằm phân nửa phía dưới của bán đảo Triều Tiên.
Diện tích: 100,032 Km2
Dân số: 48 triệu.
GDP: 789 tỷ USD (2005)
Lợi tức đầu người: 22,620 USD/năm
Thủ đô: Seoul (Hán Thành)
Tổng thống: Lee Myung-bak

2.1. Lực Lượng Bộ Chiến Nam Hàn (Ground Force)
Lực lượng vũ trang Nam Hàn gồm có Lực lượng Bộ chiến (Lục quân), Hải quân và Không quân.
Lục quân gồm có 522,000 người, được chia thành 3 Quân đoàn và mỗi Quân đoàn đều có các Bộ tư lịnh riêng của các Sư đoàn, và các quân binh chủng.
Vũ khí trang bị cho Lực lượng Bộ Chiến gồm có:
- 2,500 xe tăng. Bao gồm 880 các loại M-48, 33 xe T-80U
- 2,400 xe bọc thép các loại
- 30 giàn phóng hoả tiển
- 600 trực thăng.
Lực lượng bộ chiến Nam Hàn đang ở trong tình trạng hiện đại hoá. Các xe tăng sẽ được trang bị những thiết bị hiện đại nhất, giống như các chiến xa của Hoa Kỳ.

2.2. Hải quân Nam Hàn
Hải quân Nam Hàn có 68,000 người bao gồm 29,000 Thủ Quân Lục Chiến.
Trang bị của Hải quân:
- 160 tàu chiến. Bao gồm tàu phóng hoả tiển có điều khiển, tàu đổ bộ, tàu chở trực thăng, tàu vớt mìn...
- 14 tàu ngầm
- 60 phi cơ hải quân. Bao gồm 10 phi cơ có cánh và 50 trực thăng.
Hải quân NH cũng đang trên đà phát triển và nâng cấp. Sẽ mua thêm 24 tàu hiện đại có trang bị hệ thống đánh chận hoả tiển AEGIS. 8 chiếc khác cũng được Hoa Kỳ nâng cấp và sẽ giao cho NH trong năm 2010.
Một ngân khoản 480 tỷ đồng won để mua 9 trực thăng và các tàu khác.

2.3. Thuỷ Quân Lục Chiến Nam Hàn
TQLC Nam Hàn có quân số 29,000.
Trên lý thuyết thì TQLC thuộc về Hải Quân NH, nhưng thực tế thì, TQLC là một bộ phận riêng biệt của Lực Lượng Vũ Trang Nam Hàn.
29,000 được tổ chức thành 2 Sư đoàn và nhiều trung đoàn, dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh TQLC.
TQLC xử dụng những phương tiện đổ bộ của Hải quân, kể cả phi cơ của HQ.
TQLC có nhiều tiểu đoàn xe tăng, pháo binh, công binh, thám báo...

2.4. Không quân Nam Hàn
Không Quân NH được đặt dưới quyền của Bộ Quốc Phòng NH.
Không quân được trang bị bằng những phi cơ rất hiện đại để chống lại Không lực Bắc Hàn có số lượng phi cơ lớn gấp hai lần của Nam Hàn, nhưng đa số, phi cơ của Bắc Hàn là những loại cũ do Liên Xô chế tạo trước kia.
Không lực Nam Hàn có:
- 500 phi cơ, đa số do Hoa Kỳ sản xuất, một số ít của Âu châu và của Nga.
Bao gồm:
- 180 chiếc F-16.
- 174 chiếc F-5 E/F
- 130 chiếc F-4 D/E
- 21 chiếc F-15 sẽ được chuyển giao từ 2010 đến 2012.

Ngày 20-10-2009, chuyên viên Bruce S. Lemkin cho biết khả năng thám thính, trinh sát và thu thập tin tức của Không quân NH còn yếu, cần phải mua thêm hệ thống do thám của phi cơ F-35 Lightning II của Hoa Kỳ.
Theo kế hoạch của năm 2014, thì một ngân khoản 11.6 tỷ USD để mua từ 40 đến 60 phi cơ hiện đại nhất của thế hệ thứ 5 như F-22 Raptor. Nhưng chưa biết chắc là bộ Quốc phòng Hoa Kỳ có đồng ý bán loại F-22 hay không. Chắc chắn là sẽ mua F-35 Lightning II.
So sánh về quân số và vũ khí trong tình trạng hiện tại, thì Nam Hàn còn thua kém xa Bắc Hàn.

3* Về Bắc Hàn

Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, còn gọi là Bắc Hàn hay Bắc Triều Tiên, là một quốc gia ở Đông Á, nằm phía Bắc của bán đảo Triều Tiên.
Diện tích: 120,540 Km2
Dân số: 22,900,000
Thủ đô: P'yongyang (Bình Nhưỡng)
GDP: 40 tỷ USD (2005) * [Nam Hàn 789 tỷ (2005)]

3.1. Quân đội Bắc Hàn
Quân đội BH có 5 ngành: Bộ binh, Hải quân, Không quân, Lực lượng Đặc Biệt, và ngành Hoả Tiển.
Ngân sách quốc phòng: 6 tỷ USD mỗi năm
Bắc Hàn được xếp hàng thứ tư có quân số đông nhất thế giới, với 1,106,000 người. 24% lớp tuổi từ 17 đến 54 tuổi.
Số quân trừ bị là 8,200,000 người.
Nghĩa vụ quân sự 10 năm.
Bắc Hàn có từ 2 đến 9 quả bom nguyên tử.
Bắc Hàn sản xuất vũ khí với quy mô lớn để xuất khẩu.
Trước khi xảy ra cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Joseph Stalin của Liên Xô đã trang bị cho quân đội Bắc Hàn nhiều xe tăng, đại bác, các loại chiến xa, vũ khí cá nhân... trong khi đó, Nam Hàn hầu như không có thứ vũ khí nào đáng kể cả.

3.2. Bộ binh Bắc Hàn
Bộ binh BH có quân số1,003,000 người trong 176 Sư đoàn và nhiều trung đoàn. 70% quân chính quy được bố trí ở biên giới của 2 nước là vĩ tuyến 38 chia đôi tỉnh Kang Won.
Mỗi bên lùi lại 2 Km từ vĩ tuyến 38 tạo thành một khu phi quân sự (Korean Demilitarized Zone-DMZ) rộng 4 Km. Làng Panmunjeon (Bàn Môn Điếm) ở phía tây bán đảo là cơ quan của 2 bên để kiểm soát khu DMZ.

3.3. Hải quân Bắc Hàn
Quân số Hải quân BH có từ 40,000 đến 60,000.Trang bị:
- 708 tàu chiến đủ loại.
- 70 tàu ngầm.
Do vị trí địa lý của bán đảo cho nên Hạm đội phía đông và phía tây không có thể yểm trợ cho nhau được vì đất liền ngăn cách.
Hai hạm đội Đông, Tây cũng không có thể thăm viếng hoặc trao đổi tàu cho nhau được, bởi vì tàu chiến của Bắc Hàn chỉ hoạt động trong vòng 50 Km.
Cũng giống như nước Mexico, bờ biển đông thuộc Đại Tây Dương, bờ biển tây giáp Thái Bình Dương.
Bắc Hàn không có TQLC và cũng không có những phi đội thuộc Hải quân như Hoa Kỳ.
Hạm đội Đông ở biển Nhật Bản có 10 đơn vị Hải quân. Hạm đội tây thuộc Hoàng Hải (Yellow Sea) có 6 đơn vị Hải quân.
Bắc Hàn có 100 tàu ngầm.
130 tàu đặc biệt vừa chạy dưới nước, vừa chạy được trên đất liền.
Phòng vệ ven biển dầy đặc đại bác 122 mm, 130 mm, 152 mm và các loại hoả tiển.

3.4. Không quân Bắc Hàn
Không quân là binh chủng lớn thứ hai của Quân Đội Bắc Hàn.
Quân số: 110,000.
Phi cơ: 1,700 chiếc. Đa số là những phi cơ cũ của Liên Xô như MiG 17, MiG 19, 21, 23 và MiG-29. SU-17, SU-25.
Hệ thống phòng không Bắc Hàn
Bắc Hàn triển khai một hệ thống phòng không rộng lớn, được xem là dày đặc nhất thế giới. Hoả tiển phòng không được bố trí chung quanh các tỉnh và thành phố lớn. Đa số là hoả tiển cũ kỹ do Liên Xô sản xuất trước kia.
Có ít nhất là 5,000 đơn vị hoả tiển, tầm dài, tầm trung và tầm ngắn.
Ngày 10-10-2010, trong cuộc diễn binh, Bắc Hàn phô trương một hệ thống phòng không, đất đối không. Cho rằng có khả năng bắn hạ phi cơ ở tầm xa 90 Km và ở độ cao 30 Km.
Súng phòng không.
Bắc Hàn bố trí 11,000 đơn vị phòng không với đủ loại súng, từ 14.5 ly đến 130 ly.
Sĩ quan không quân
Sĩ quan KQ là thành phần ưu tú, được tuyển chọn kỹ về trình độ học vấn, kỹ thuật và nhất là thái độ chính trị và lòng trung thành với lãnh tụ Kim Jong-il. Phi công phải là đảng viên của đảng Công Nhân Bắc Hàn (Korean Workers' Party). Sĩ quan KQ phục vụ từ 20 năm đến 30 năm, chỉ giải ngũ vì thương tật, hành vi bất hợp pháp hoặc vì lý do chính trị.
Tiền lương của phi công, những người trực tiếp lái phi cơ, được căn cứ vào nhiệm vụ và cấp bậc. Sĩ quan phi công lãnh tiền nhiều hơn những sĩ quan cùng cấp bậc mà không trực tiếp lái phi cơ.

3.5. Lực Lượng Bộ Chiến (Ground Force)
Năm 1992, Lực lượng bộ chiến Bắc Hàn lên tới 1,000,000 người, gồm thiết giáp, pháo binh.
Thiết giáp
4,500 chiếc xe tăng. Đa số là do Liên Xô sản xuất.
Gồm có: - T-59: 1,000 chiếc*  - T-62: 800 chiếc*  - T-55: 1,600.* - PT-76: 460 chiếc.
- 1,000 chiếc Commando car.
Pháo binh
Pháo binh bao gồm súng đại bác 152 mm, 170 mm, 130 mm và các loại Rocket 107mm, 122mm, 240mm.
- 7,500 súng cối các loại.
- 1,700 súng chống chiến xa không giật và súng phóng lựu.
Vũ khí cá nhân do Liên Xô và Trung Cộng chế tạo như AK-47, AK-74, Norinco CQ do Trung Cộng Copy theo M-16 của Hoa Kỳ.

3.6. Cơ quan điều khiển hoả tiển của Bắc Hàn
Cơ quan điều khiển hoả tiển là lực lượng hoả tiển chiến lược của BH, là một bộ phận chính yếu điều khiển hệ thống hoả tiển nguyên tử chiến lược và hoả tiển quy ước. Nó được trang bị bằng những hoả tiển địa đối địa (Surface-to-surface misiles) do Liên Xô sản xuất.
Cơ quan nầy nhận lịnh trực tiếp từ Tổng tư lịnh QĐ là Kim Jong-il.
Những loại hoả tiển được bố trí như FROG-7, KN-1, Scud, Nodong-1, Nodong-2, Taepodong 1 và 2.

3.7. Bắc Hàn thử nghiệm hoả tiển
Ngày 29-5-1993
Ngày 29-5-1993, từ căn cứ Wonsan, BH đã bắn tiển Nodong-1, nhắm vào mục
tiêu là cái phao trong vùng biển Nhật Bản. Nhật Bản rất lo ngại vì phần lãnh thổ phía tây của Nhật nằm trong tầm đạn 1,000 Km của hoả tiển BH.
Việc thử nghiệm hoả tiển nầy làm cho Bắc Hàn trở thành một lái súng, xuất khẩu vũ khí.
Tháng giêng năm 1994, một chỉ huy trưởng của Vệ Binh Cách Mạng Iran tên Mohsen Rezai đến Bình Nhưỡng mua 300 hoả tiển Scud của Liên Xô với giá 2.7 tỷ USD.
Iran đến Bắc Hàn để xem thử nghiệm hoả tiển Nodong-1 và sau đó, đồng ý đổi dầu để lấy hoả tiển Nodong.
Thử nghiệm ngày 5-7-2006
Ngày 5-7-2006, Bắc Hàn phóng một lượt 7 hoả tiển, tung hoả mù để che dấu sự thất bại. Làm cho thế giới không phân biệt loại hoả tiển nào bị thất bại, có bao nhiêu hoả tiển được phóng đi. Và sau đó, nhà nước tổ chức hàng vạn người mít tinh ca ngợi sự thành công vẻ vang của Kim Jong-il. Thật ra, mục đích chính là thử nghiệm hoả tiển đạn đạo (Ballistic) liên lục địa Taepodong-2. Quả thật, Taepodong-2 đã thất bại, nổ tan và rớt xuống biển Nhật Bản sau 42 giây rời khỏi giàn phóng. Sáu hoả tiền khác là những hoả tiển cũ như Scud, Nodong-1 thì bay đến mục tiêu.
Cuộc thử nghiệm gây chấn động thế giới. Hội Đồng Bảo An LHQ triệu tập phiên họp khẩn cấp lên án Bắc Hàn. Nhật Bản lo ngại. Các quốc gia khác lên án hành động khiêu khích nầy. Hoa Kỳ tuyên bố, cuộc thử nghiệm chỉ làm cho Bắc Hàn bị cô lập thêm mà thôi.
Thử nghiệm ngày 25-5-2009
Cuộc thử nghiệm ngày 25-5-2009 là cho nổ trái bom nguyên tử ngầm dưới đất. Cả thế giới lên án và Hội Đồng Bảo An LHQ ra Nghị Quyết 1847 siết chặt thêm các biện pháp cấm vận vào Bắc Hàn.
Thế giới tin rằng, sau khi bị Stroke vào mùa hè năm 2008, Kim Jong-il chuẩn bị "truyền ngôi" lại cho con trai út là Kim Jong-un, muốn cho thế giới thấy rằng mặc dù ở trong tình trạng suy yếu nhất, Bắc Hàn vẫn quyết tâm theo đuổi chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử.
Các nhà phân tích cho rằng Bắc Hàn đã thành công trong việc chế tạo trái bom nguyên tử khoảng 20 Kilotons, bằng với trái bom thả xuống Nhật Bản hồi năm 1945.
Cũng trong ngày 25-5-2009, BH đã bắn 3 hoả tiển tầm ngắn, đất đối không, tầm sát hại 130 Km.
Ngày 26-5-2009, Lại bắn thêm 3 hỏa tiển tầm ngắn nữa, một chống phi cơ trên trời và một chống tàu dưới biển.
Ngày 27-5-2009, Lại bắn 5 hoả tiển tầm ngắn nữa.
Một lần nữa, cả thế giới lên án Bắc Hàn, nhưng nhờ có Trung Cộng và Nga chống lưng, cho nên Kim Jong-il vẫn cứ ngang tàng, hung hăng và thách thức.
Các hoả tiển của Bắc Hàn
1. Nodong -1. Tầm xa 1,300 Km
2. Nodong -2. 2,000 Km.
3. Taepodong -1. 5,900 Km
4. Taepodong -2. 10,000 Km có thể mang đầu đạn nguyên tử.
Bắc Hàn có 2 lò phản ứng nguyên tử. Một lò do Liên Xô viện trợ vào năm 1967.
Năm 2006, đã có 8 địa điểm thử nghiệm vũ khí nguyên tử đã được ghi nhận ở Bắc Hàn.
Nhật Bản rất lo ngại về khảnăng nguyên tử của BH, bởi vì những đầu đạn nguyên tử đã bao trùm lên tới 90% lãnh thổ của Nhật. Tổng thống G.W Bush gọi Bắc Hàn là một trong Trục Ma quỷ (Axis of Evil)

4. Hành động hiếu chiến của Bắc Hàn

Bắc Hàn nêu cao sứ mệnh lịch sử là Giải phóng Nam Hàn, Thống nhầt đất nước *(Có lẻ để tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ Nghĩa Xã Hội như chế độ hiện tại của Bắc Hàn) Vì thế, BH luôn luôn khiêu khích và tấn công Nam Hàn.
Khu Phi Quân Sự
Khu Phi Quân Sự (Korean Demilitarized Zone-DMZ) là một dãy đất nằm trên vĩ tuyến 38, chạy dài từ đông sang tây bán đảo Triều Tiên. Từ vĩ tuyến 38, lấy 2 Km về phía nam và 2 Km vềphía bắc, thì có DMZ rộng 4 Km. Khu phi quân sự nầy được thành lập ngày 27-7-1953 là ngày ngừng bắn giữa bên . Đây là khu cấm những hoạt động quân sự, cũng là ranh giới giữa 2 nước Nam và Bắc Hàn.
Thế nhưng Bắc Hàn đã nhiều lần vượt qua biên giới, thực hiện những hành động quân sự và phá hoại.
Tháng 10 năm 1966.
Quân đội Bắc Hàn vượt khu phi quân sự tấn công, giết chết 43 quân nhân Hoa Kỳ và 397 binh sĩ Nam Hàn và làm bị thương 299 thường dân.
Ngày 17-1-1968
31 lính BH vượt biên giới, giả dạng lính Nam Hàn thực hiện việc ám sát Tổng thống Park Chung Hee. Âm mưu không thành. Trong cuộc đọ súng, 29 lính BH bị giết, 1 tự tử và 2 bị bắt sống. Phía Nam Hàn có 68 binh sĩ, 2 cảnh sát và 5 thường dân bị giết. 66 người bị thương.
Tháng 10 năm 1968
130 lính cảm tử BH vượt qua biên giới, xâm nhập 2 làng kế cận và bị phát giác. Bị giết 110 người, 7 người bị bắt sống và 13 người trốn thoát.
Tháng 3 năm 1969
6 lính BH vượt qua biên giới giết chết một cảnh sát Nam Hàn đang canh gác.
Tháng 4 năm 1970
3 lính BH vượt qua khu phi quân sự. Cả 3 bị giết trong một trận đụng độ và 5 binh sĩ Nam Hàn bị thương.
Ngày 20-11-1974
Một đường hầm thứ nhất được đào từ Bắc đến Nam Hàn bị khám phá. Và toán điều tra hỗn hợp Mỹ-Nam Hàn bị sập bẩy trong đường hầm làm chết một trung tá HK và 6 người khác bị thương.
Tháng 3 năm 1975
Một đường hầm thứ hai của Bắc Hàn bị khám phá.
Tháng 6 năm 1976
3 lính BH vượt qua biên giới và bị giết chết trong một trận đọ súng, và 6 lính Nam Hàn tử thương.
Ngày 14-7-1977
Trực thăng CH-47 Chinook của HK bị bắn hạ khi bay lạc qua biên giới phía bắc. 3 quân nhân Mỹ tử thương và một bị bắt làm tù binh.
Tháng 10 năm 1978
Đường hầm thứ ba bị phát hiện.
Ngày 29-10-2010
Bắc Hàn nả 2 phát pháo và Nam Hàn trả đủa bằng 3 phát.
Tóm lại, từ năm 1975 đến 2010, Bắc Hàn đã vi phạm biên giới, vượt qua khu Phi quân sự để tấn công Nam Hàn trên 20 lần và đã đào 4 đường hầm xuyên qua khu DMZ để vào phía Nam.

1. Đường hầm thứ nhất
Đường hầm bị khám phá do sự bốc hơi lên từ mặt đất. Lần đầu tiên, lính Nam Hàn bị quân BH bắn súng máy khi xuống đường hầm. Năm ngày sau, Trung tá Hải quân HK Robert M. Ballinger và Thiếu tá TQLC Nam Hàn Kim Hah Chul bị tử thương vì sập vào ổ mìn của quân BH.
Đường hầm xây bằng xi măng, có đèn điện chiếu sáng, cao 1.2 mét, rộng 0.9 mét, dài 1,000 mét trên lãnh thổ Nam Hàn.
Theo ước tính, đường hầm có thể cho 2,000 (1 trung đoàn) quân lính BH vượt qua trong một giờ.

2. Đường hầm thứ hai
Đường hầm thứ hai bị khám phá ngày 19-3-1975. Chiều dài cũng bằng với đường hầm trước, nhưng sâu dưới mặt đất từ 50 đến 60 mét. Rộng 2 mét.

3. Đường hầm thứ ba
Bị khám phá ngày ngày 17-10-1978. Không giống như hai trường hợp trước, lần nầy do một người Bắc Hàn đào thoát cung cấp tin tức cho. Dài 1,600 mét trong lãnh thổ Nam Hàn. Sâu dưới mặt đất 150 mét. Du khách ở Nam Hàn có thể xuống xem đường hầm nầy.

4. Đường hầm thứ tư
Bị khám phá ngày 3-3-1990. Kích thước 2 m X 2 m đào sâu dưới mặt đất 145 mét.

5. Những phi công đào tỵ

Ngày 21-9-1953
Một trung uý phi công 21 tuổi tên No Kum-Sok lái chiếc MiG-15 sang Nam Hàn xin tỵ nạn chính trị. No được thưởng 733,813 USD. Được tỵ nạn ở HK và hiện nay là công dân Mỹ.
Ngày 5-8-1960
Một phi công đào thoát, mang theo chiếc MiG-17.
Tháng 2 năm 1983
Lee Ung-Pyong đã dùng chiếc phi cơ huấn luyện MiG-19 đào thoát sang xin tỵ nạn ở Nam Hàn. Được thưởng 1.2 tỷ đồng won và phong cấp Đại tá, làm huấn luyện viên ở Đại học Nam Hàn.
Ngày 23-5-1996
Đại úy Lee Chul-Su đào thoát với chiếc MiG-19 mang số 529. Ông bỏ lại vợ và 2 con ở Bắc Hàn. Được thưởng 480 triệu đồng won của NH. Hiện là Đại tá huấn luyện viên KQ.

6. Kết Luận

So sánh lực lượng hai bên, Nam và Bắc Hàn, cho thấy sức mạnh quân sự của Bắc Hàn vượt trội hơn của Nam Hàn rất nhiều về quân số cũng như về vũ khí. Lợi hại nhất là hệ thống hoả tiển và sự cuồng tín của những thế hệ bị nhồi sọ, liều mạng "sinh bắc tử nam", "kiên quyết cầm gươm ôm súng xông tới" "thi hành cuộc chiến tranh thần thánh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước để tiến lên xã hội ưu việt nhất của loài người, dưới sự lãnh đạo của vị “Cha Non Dân Tộc” ông Con Kim Jong-un.
Vì thế, vai trò của Hoa Kỳ là tối quan trọng và cần thiết trong việc bảo vệ dân chủ, tự do và thịnh vượng của Nam Hàn.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ luôn luôn giữ vai trò ổn định cho cả thế giới, chớ không riêng cho quốc gia nào cả. Hơn nữa, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thường thay đổi cứ 4 năm hoặc 8 năm một lần mà chủ yếu là đặt quyền lợi của Hoa Kỳ lên trên hết. Đó là lẻ tự nhiên.
Cũng như Đài Loan và Nhật Bản vẫn lo ngại cho số phận của mình, khi mà Hoa Kỳ muốn hoà hoãn hoặc hợp tác với Trung Cộng vậy.
Iran hung hăng thì Hoa Kỳ phải nhờ Nga giúp đở, cho nên Hiệp Ước cắt giảm vũ khí chiến lược START giữa HK và Nga cần phải được phê chuẩn gấp.
Bắc Hàn hung hăng, thì Hoa Kỳ phải nhờ Trung Cộng giúp đở, phải có một cái gì để đền bù công sức của Trung Cộng.
Vì thế, không gì bằng Nam Hàn phải tự lo cho thân mình thì mới mong chống chỏi được với Bắc Hàn để được tồn tại. Nam Việt Nam là một bài học quý giá nhất cho Nam Hàn.

Minnesota ngày 18-10-2011