Tương lai của các nước trên thế giới ngày nay liên hệ chặt chẽ đến sức mạnh kinh tế của mỗi nước và tư thế cá biệt, một nước bắt buộc phải có những liên hệ với các nước khác trong khuôn khổ giao thương quốc tế.
|
Vấn đề quan trọng nhất cho thế giới ngày nay vẫn là kinh tế, Dưới vòm trời này chúng tôi đặc biệt muốn nhìn về tình hình ở Đông Nam Á.
Cuối tháng trước tin AP cho biết Tổng Thống Phi Luật Tân Benigno Aquino nhân dịp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang qua thăm Manila, đã đề nghị và cùng đồng ý hai nước Việt Nam và Phi Luật Tân cần có đối thoại về mọi sự tranh chấp tại các diễn đàn quốc tế, kể cả tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Indonesia trong tháng tới.
Báo chí tại Manila cho biết hai nhà lãnh đạo đã “khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an toàn hàng hải và an ninh trong khu vực”. Hai bên cũng đồng ý về chiều hướng tiếp cận dựa trên luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, trong việc mưu tìm giải pháp ôn hòa cho các cuộc tranh chấp tại Biển Đông. Tổng Thống Aquino còn cho biết ông và Chủ tịch nước Việt Nam sẽ hợp tác sâu rộng hơn và tích cực hơn về các mối quan tâm chung. Tin AP cho biết Mỹ, Nga, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc và Tân Tây Lan sẽ tham gia hội nghị này, trong một khu vực riêng trên Trái Đất liên quan đến kinh tế, coi như một vòm trời.
Ở khu vực Đông Nam Á, chúng ta có một vùng biển rộng, cuộc hội nghị sẽ thảo luận về tương lai vùng biển này, nhưng còn biết bao sông, hồ, lạch nước chảy ra biển, tức là nhìn về tương lai của “nước”. Việt ngữ của chúng ta có sự kỳ diệu về danh từ này: “nước” là sông nước, mà “nước” cũng là đất nước. Thành ra tương lai của sông, biển cũng có thế là tương lai kinh tế của các nước trong vùng. Và nói đến kinh tế dĩ nhiên cũng là nói đến lẽ sống còn của các nước đó. Thủa còn nhỏ chúng tôi đi học lớp Đồng Ấu phải thuộc lòng câu vè “gia nhà, quốc nước , cử mất tồn còn, tử con tôn cháu”.
Trong bài này, tôi muốn viết riêng về tương lai của biển và sông nước. Tôi ưa chuộng khoa học nên vẫn thường mua các sách, tạp chí về môn này. Tuần trước tôi nhận được Tạp chí Discover tháng 12 năm 2011, trong đó có một bài chủ chốt được quảng cáo ngay ở trang bìa ngoài hình mầu, tựa đề “Tương lai của nước”. Nước ở đây có nghĩa là nước sông nước biển, nhưng không hiểu tại sao tôi lại thích nghĩ đến đất nước nhiều hơn.
Tương lai của các nước trên thế giới ngày nay liên hệ chặt chẽ đến sức mạnh kinh tế của mỗi nước và tư thế cá biệt, một nước bắt buộc phải có những liên hệ với các nước khác trong khuôn khổ giao thương quốc tế.
Nhưng nếu có chiến tranh thì sao? Tôi nghĩ thời nay, vào đầu Thế kỷ 21, Thế chiến không thể xẩy ra. Đại chiến Thế giới I và II là sản phẩm của Thế kỷ 20. Tư duy của nhân loại có thể đã học được kinh nghiệm bi đát của các Thế kỷ trước. Dĩ nhiên các cuộc chiến tranh cục bộ vẫn có khả năng xẩy ra. Ở lãnh vực này, chuyện một nước lớn đánh nước nhỏ để chiếm làm thuộc điạ chỉ là không tuởng. Nhưng nếu trong một nước nào bất cứ lớn nhỏ có nạn nội chiến thì sao?
Khi các phe phái chính trị trong một nước nổi loạn đánh lẫn nhau, làm dân chúng bị họa lây, thương vong và thống khổ, bất cứ một nước lớn nào, kể cả nước ở sát bên, cũng không có quyền đem quân đến can thiệp để bênh vực cho một phe nào trong nước có nội chiến. Chỉ có một cơ quan liên minh duy nhất trên Trái Đất này có quyền can thiệp. Đó là Liên Hiệp Quốc, với cơ quan được bầu ra là Hội Đồng Bảo An. Việc xẩy ra ở Lybia với cái chết của Gadhafi là thí dụ điển hình.
Hội đồng Bảo An LHQ có 5 cường quốc đuợc bầu ra là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc. Trong vụ Libya, Hội Đồng Bảo An có can thiệp, nhưng không phải đem quân của một cường quốc nào đến đổ bộ mà gián tiếp sử dụng một Liên minh quốc tế là NATO, và Liên minh này cũng không đem quân đến đổ bộ, chỉ dùng Không lực đánh phá quân của Gadhafi như ta đã thấy.
Bây giờ hãy trở lại cái Vòm trời Kinh tế với kho tàng dầu khí lớn ở ngoài khơi Trung phần Việt Nam cho đến Hoàng Sa Truờng Sa. Liệu Trung Quốc, một cuờng quốc trong Hội Đồng Bảo An, thèm muốn kho tàng có dám đem quân đến chiếm hai đảo này không? Chúng tôi nghĩ không thể có chuyện này. Bởi vì Trung Quốc do Đại Hội Đồng LHQ bầu ra, nếu làm trái luật chính cơ quan quốc tế trung uơng này sẽ truất phế Trung Quốc và kết án trừng phạt.
|