Thất bại và thành công của những cuộc nổi dậy tại Đông Âu. |
Tác Giả: Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN | ||||
Thứ Tư, 21 Tháng 12 Năm 2011 06:20 | ||||
Cách đây 20 năm, chúng tôi đã ghi lại Thông Tin từ các Đài Truyền Hình về việc sụp đổ của Đế quốc Cộng sản Liên Xô và những nước Đông Âu. Tổng cộng gồm 22 cuốn phim video, mỗi cuốn dài 3 tiếng đồng hồ. Chúng tôi còn nhớ rằng cuốn phim về sụp đổ của Roumanie và cái chết của Ceausescu được tôi ghi thêm cắt nghĩa bằng tiếng Việt và được chuyển về cho một Đại học ở Việt Nam. Nếu cách đây 20 năm, tôi chỉ nhìn hình ảnh những biến cố xẩy ra mà không có những tìm hiểu vào chiều sâu hơn, thì ngày nay qua những tóm tắt, bình luận của các Đài Truyền Hình và qua chính những trả lời của GORBATCHEV, tôi có dịp suy nghĩ về những bài học có thể rút ra từ những biến cố của việc sụp đổ cả một chế độ Cộng sản. Tôi muốn ghi lại những bài học ấy mong giúp ích cho cuộc đấu tranh hiện nay tại Quê Hương Việt Nam. => Bài học 1: BÀI HỌC TÔN GIÁO => Bài học 2: TÌNH TRẠNG KINH TẾ LÀ ĐỊNH MỆNH SỤP ĐỔ CỘNG SẢN => Bài học 3: THẤT BẠI VÀ THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG CUỘC NỔI DẬY TẠI ĐÔNG ÂU Ngày 12.11.2009, chúng tôi đã viết Bài học 1: BÀI HỌC TÔN GIÁO. Đức Tin Tôn Giáo, nơi tụ họp cầu nguyện và sự cứng rắn của Giáo quyền thực sự đã góp phần rất lớn trong việc làm sụp đổ Cộng sản trong những năm 1989-91. Những đóng góp này hòan tòan thuộc phạm vi bổn phận Công dân trước những độc ác tội lỗi đang chồng chất lên xã hội, cho những người sống quanh mình và cho chính bản thân mình. Đây là vấn đề tự vệ cho mình và hợp tác với những người đồng cảnh ngộ để tự vệ tập thể cho có hiệu lực hơn. Đây không phải là việc làm Chính trị mà là quyền tự vệ cho cuộc sống. Ngày 19.11.2009, chúng tôi viết Bài học 2: TÌNH TRẠNG KINH TẾ LÀ ĐỊNH MỆNH SỤP ĐỔ CỘNG SẢN không phải cho riêng Nga mà cho cả các nước chư hầu Đông Aâu. Phá Tôn Giáo, phá đời sống tinh thần và chỉ tôn vinh vật chất, thì khi Kinh tế (vật chất) tồi tàn, con người Cộng sản trở thành tha hóa, cá nhân sống với những tranh giành miếng ăn không còn tôn trọng danh dự và công lý. Tình trạng Kinh tế và tha hóa Xã hội như vậy trở thành Định Mệnh sụp đổ Cộng sản Nga và Đông Aâu. Khi nói ĐỊNH MỆNH làm sụp đổ Cộng sản, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến hai khía cạnh: * Một số những bài viết nói đến lý do dân chúng đấu tranh cho Tự do, Dân chủ như là yếu tố chính làm sụp đổ chế độ Cộng sản Nga và Đông Aâu. Đối với quan điểm của chúng tôi, cái nhìn đưa về tình trạng KINH TẾ tồi tệ, một thất bại của chủ trương Kinh tế Tập quyền Chỉ huy, là lý do căn bản đạp đổ Cộng sản. * Việc sụp đổ Cộng sản là một ĐỊNH MỆNH, nghĩa là đây không phải là ý chí cải cách của chính cá nhân GORBATCHEV tại Nga và kéo theo Đông Âu. Nó là Định Mệnh phải xẩy ra, cho dù chính Gorbatchev muốn cản cũng không được. Hai Bài học trên đây đang diễn ra tại Việt Nam. Lực Lượng Tôn Giáo, đặc biệt là Công Giáo, lớn mạnh. Tinh thần đấu tranh của Lực Lượng Công Giáo càng ngày càng trở thành cương quyết do chính những đàn áp vô lý của CSVN tạo nên. Kinh tế Việt Nam là sự bóc lột sức lao động của dân, là sự cướp bóc tài sản quốc gia cho túi riêng của nhóm Mafia CSVN. Độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế của nhóm đảng Mafia làm Tham nhũng, Hối lộ tràn lan. Xã hội sống trong tha hóa, bất công. Hôm nay, 28.01.2009, chúng tôi viết Bài học 3: THẤT BẠI VÀ THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG CUỘC NỔI DẬY TẠI ĐÔNG ÂU. Không phải chỉ có những cuộc NỔI DẬY của Dân chúng chống Cộng sản vào những năm 1989-1991, mà từ năm 1953 đã có những cuộc nổi dậy. Nếu những cuộc nổi dậy trước những năm 1989-1991, mặc dầu rất kiên cường nhưng không mang lại thành công, thì phải có những lý do của hòan cảnh khác với tình hình Nga và Đông Aâu ở thời điểm 1989-1991. Bài học này muốn nhìn những lý do THẤT BẠI hay THÀNH CÔNG của những cuộc nổi dậy ở Đông Aâu để có thể áp dụng cho việc nổi dậy tại Việt Nam hiện nay. Chúng tôi viết những khía cạnh sau đây: => Những cuộc nổi dậy và thất bại => Những cuộc nổi dậy và thành công => Kinh nghiệm cho cuộc nổi dậy tại Việt Nam Những cuộc nổi dậy và thất bại Sau Thế Chiến II, hai Khối Cộng sản và Khối Tự do thành hình, bắt đầu từ những tranh chấp tại Bá Linh do Staline chủ xướng. Năm 1947, Chương trình Marshall với USD.173 tỉ bắt đầu tái thiết Aâu châu hậu chiến.. Staline tìm mọi cách để ngăn cản Đông Bá Linh và các nước chư hầu Đông Aâu đứng ngòai tầm ảnh hưởng của đồng Đo-la do Chương trình này. Năm 1948, Staline phong tỏa Đông Bá Linh nằm trong lãnh thổ Đông Đức, cấm những đường bộ chuyển vận lương thực cho Bá Linh mà chính Đồng Minh Mỹ, Anh, Pháp cùng điều hành với Nga. Đây là việc bắt chẹt Mỹ, Anh, Pháp phải bỏ Bá Linh. Nhưng Đồng Minh đã thiết lập ngay năm 1949 Cầu Không Vận và vẫn giữ Tây Bá Linh. 1. Cuộc nổi dậy của Công nhân Đức năm 1953 Tây Bá Linh được xây dựng. Tây Đức phát triển Kinh tế. Đông Đức dưới quyền của Erich Honecker, một đồ đệ trung thành của Staline, đẩy mạnh kỹ nghệ nặng nhằm phục vụ cho kỹ nghệ võ khí của Nga. Phong trào nêu danh anh hùng công nhân sản xuất được phát động khắp nước. Công nhân bắt đầu thấy mình làm việc quá cực nhọc, chỉ nhận được khẩu phần ăn uống, không có nghiệp đòan bảo vệ. Khối công nhân xây cất chỉ thấy công việc xây những cơ sở cho đảng, mà chính nhà ở của họ tồi tàn, nhất là sau chiến tranh. Tình trạng này đã đưa đến cuộc nổi dậy của Công nhân, bắt đầu từ khối Công nhân xây cất. Staline chết tháng Ba năm 1953. Nikita KHROUCHTCHEV lên nắm quyền. Ngày 16.06.1953, Công nhân xây cất đình công. Phong trào lan tràn ra tới 278 nhóm công nhân, không phải chỉ là công nhân xây cất mà còn cả những công nhân thuộc kỹ nghệ năng. Từ đình công, thợ thuyền xuống đường biểu tình và đi đập phá những cơ sở của đảng Cộng sản. Liền ngày hôm sau, 17.06.1953, Khrouchtchev ra lệnh cho xe tăng của Hồng Quân bắn xả vào những đòan biểu tình. Cuộc đàn áp làm cho 300 nhân công thiệt mạng. Honecker xử dụng Stasi bắt 20’000 người. Oâng cũng ra lệnh xử tử 200 công nhân được coi là những người thúc đẩy và điều hành cuộc nổi dậy. Cuộc nổi dậy của Công nhân Đức năm 1953 thất bại do chính lệnh đàn áp khát máu của Moscou. 2) Cuộc nổi dậy của Dân chúng Hung Gia Lợi năm 1956 Thành phố Budapest và Dân chúng Hung Gia Lợi nổi dậy vào tháng Mười năm 1956 để chống lại đảng Cộng sản đã độc tài đưa Hung Gia Lợi làm chư hầu cho Nga. Dân chúng chỉ làm việc phục vụ cho Đế quốc Cộng sản Nga, trong khi ấy đời sống dân chúng, sau hơn 10 năm chấm dứt Thế Chiến, vẫn trong tình trạng tồi tệ, nghèo nàn. Cuộc nổi dậy của Hung Gia Lợi đòi hỏi Độc Lập cho quốc gia đối với Nga. Do lệnh của Khrouchtchev từ Moscou, hơn 200 xe tăng của Hồng Quân đã tràn vào Budapest, tàn sát những đòan Dân chúng xuống đường. Trong một thời gian, những nhóm dân chúng, từ những cửa sổ của các nhà ở đường phố đã kháng chiến chống lại xe tăng, nhưng vô hiệu. Khrouchtchev không thể để cho dân chúng từ bất cứ quốc gia chư hầu nào chống lại quyền lực Cộng sản từ Moscou. Cuộc nổi dậy của dân chúng Hung Gia Lợi năm 1956 thất bại do sự cứng rắn đàn áp của Moscou. Hai cuộc nổi dậy 1953 tại Đức và 1956 tại Hung Gia Lợi càng làm cho Khrouchtchev tăng cường chiến tranh lạnh, nhất là tại Bá Linh. Năm 1961, trong cuộc gặp tại Vienne (Aùo) giữa Khrouchtchev và Kennedy, Khrouchtchev đã tuyên bố với Kennedy rằng Nga sẵn sàng một cuộc chiến tranh nguyên tử về vấn đề Bá Linh. Nhưng tháng Mười năm 1961, Bức tường Bá Linh đã được thi hành với lệnh của Moscou. Việc xây Bức tường Bá Linh làm cho Kennedy nhẹ nhõm đối với đe dọa chiến tranh nguyên tử của Khrouchtchev. Theo Kennedy, xây Bức tường Bá Linh có nghĩa là Khrouchtchev thế thủ cho Khối Cộng sản chứ không tấn công nữa theo như thách thức tại Vienne. 3) Mùa Xuân tại Prague (Tiệp Khắc) năm 1968 Năm 1968 làm năm nổi dậy của giới trẻ khắp nơi. Paris 1968: sinh viên xuống đường. Alexander DUBCEK, Bí thư đảng Cộng sản Tiệp Khắc từ tháng Giêng năm 1968. Oâng chủ trương Mùa Xuân Tại Prague nhằm cởi mở Chế độ và thóat dần tầm ảnh hưởng khống chế của Moscou. Đây không phải là cuộc nổi dậy bột phát từ dân chúng, nhưng là từ một đảng Cộng sản muốn nới rộng Chế độ để có thêm Tự do, Dân chủ và Nhân quyền. Năm 1964, Khrouchtchev buộc phải từ chức và Leonid BREJNEV lên thay. Nhưng Mùa Xuân tại Prague 1968 cũng bị lệnh của Moscou đàn áp. Brejnev cho lệnh xe tăng của Lực Lượng Phòng Thủ Pacte de Varsovie tràn vào Tiệp Khắc. Dubcek bị lọai khỏi đảng Cộng sản Tiệp. Alexander DUBCEK, năm 1968, có thể nói là một nhà Cải Cách đi trước Mikhail GORBATCHEV 17 năm, 1985, với Perestroika. Nếu Mùa Xuân tại Prague xẩy ra vào thời Perestroika của Gorbatchev thì có lẽ nó đã thành công, chứ không bị xe tăng đàn áp như thời Brejnev. THẤT BẠI hay THÀNH CÔNG đến từ lệnh của Moscou vậy. Những cuộc nổi dậy và thành công Chúng ta đi vào những cuộc nổi dậy từ năm 1980 đến 1989-1991. Trong thời kỳ này, có những thay đổi từ Moscou. Bắt đầu từ năm 1978, sau 14 năm nắm trọn quyền hành, đến năm 1982, Brejnev bước vào giai đọan mà người ta gọi là chiều tà của ông với những tệ đoan hành chánh, xã hội, kinh tế báo hiệu tình trạng sụp đổ của Cộng sản mà Gorbatchev buộc lòng phải cải cách sau này để cứu vãn chế độ.. “Les années 1978 à 1982 furent le crépuscule de l’ère Brejnev, époque òu la stagnation économique et la storpeur politique semblaient faire éclore la corruption et l’intrigue dans les plus hautes sphère de la politique.” (Những năm 1978 đến 1982 đã là chiều tà của triều đại Brejnev, thời kỳ mà tình trạng ứ đọng kinh tế và sự hôn mê chính trị dường như làm nẩy nở tham nhũng và mưu mẹo ở những địa vực cao nhất của chính trị) (Mikhail GORBATCHEV, BIOGRAPHIE INTIME, par les Journalistes du Magazine TIME, 1988, p.161). Tháng Mười năm 1980, Gorbatchev vào Bộ Chính trị. Trừ Gregori ROMANOV hơn ông 8 tuổi, GORBATCHEV sống giữa những Lãnh tụ già yếu khác gần đất xa trời, thở không ra hơi. Gorbatchev trẻ trung, đầy sinh lực, không uống rượu, có tài ngọai giao, được coi là người giữ chủ yếu chính sách của Moscou từ những năm 1980. Những cuộc nổi dậy tại Đông Aâu từ năm 1980 có hòan cảnh để thành công, hoặc tối thiểu không bị xe tăng đàn áp đẫm máu như trước đây. 1) Cuộc nổi dậy của CÔNG ĐÒAN ĐÒAN KẾT Ba Lan năm 1980 Lech WALESA thành lập CÔNG ĐÒAN ĐÒAN KẾT tháng Bẩy năm 1980, một Công Đòan Tự do ở trong một Thể Chế độc tài Cộng sản. Đây là một việc nổi dậy của giới công nhân. Năm 1981, cuộc đình công đấu tranh đầu tiên được tổ chức tại Dansk và trong cuộc biểu tình, Lech WALESA giơ cao cho công nhân thấy chiến tháng đầu tiên của đấu tranh, đó là tờ giấy mà Nhà Nước Cộng sản cho phép thành lập Công Đòan. Khi chính thức được công nhận, Công Đòan Đòan Kết tiếp tục đấu tranh cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, mặc dầu bị Nhà Nước Cộng sản Ba-Lan tìm cách đàn áp. Xin nhắc ở đây rằng từ 16.10.1978, một Hồng Y gốc Ba Lan được bầu làm Giáo Hòang, Jean-Paul II. Từ Moscou, bắt đầu tinh thần Gorbatchev, không có lệnh mang xe tăng đàn áp cuộc nổi dậy tại Ba Lan. Tuy nhiên Giáo Hòang Jean-Paul II, vẫn nhớ những hình ảnh xe tăng đàn áp trước đây, đã công khai tuyên bố rằng nếu Nga đem xe tăng tràn vào Ba-Lan, thì Ngài sẵn sàng cởi áo Giáo Hòang để về Ba Lan chiến đấu. Khi thăm Ba Lan và gặp gỡ WALESA cũng như Công Đòan, Đức Giáo Hòang Jean-Paul II thẳng thắn khuyên mọi người: “Các con đừng sợ và hãy can đảm tiến tới“. Tờ LE MONDE thứ Ba 10.11.2009 còn viết về sự đóng góp đấu tranh của Giáo Hòang: “Jean-Paul II, une participation active et heroique à la lutte“ (Gioan-Phaolô II, một sự tham dự tích cực và anh hùng cho cuộc đấu tranh). Cuộc đấu tranh của Công Dòan Đòan Kết đã trường kỳ, bắt buộc Nhà Nước Cộng sản phải đối thọai. Đảng Cộng sản Ba Lan cuối cùng vào tháng Tám năm 1989 đã phải họp bàn tròn với Lực Lượng đối lập mà dẫn đầu là Công Đòan Đòan Kết. Lần đầu tiên, một Thủ tướng được bầu lên mà không phải là đảng viên Cộng sản. Việc đấu tranh thành công của Công Đòan Đòan Kết hiển nhiên từ hai yếu tố ngòai Ba Lan: Moscou không gửi xe tăng đàn áp như trước và Giáo Hòang La Mã tích cưcï ủng hộ. 2) Những cuộc nổi dậy 1989-1991 chấm dứt Cộng sản Như trên chúng tôi đã viết, từ năm 1978, Brejnev sống như người đã chết. Một tờ báo Văn Học từ Leningrad đã viết: “La plupart des gens pensent à lui comme s’il était déjà mort.” (Phần lớn những người nghĩ về ông như là ông đã chết) (Mikhail GORBATCHEV, BIOGRAPHIE INTIME, par les Journalistes du Magazine TIME, 1988, p.162). Gorbatchev, trong bộ chính trị, đã mang vào tinh thần cải cách, đổi mới ngay từ cuối triều đại Brejnev. Năm 1982, Brejnev chết, Tatiana ANDROPOV lên thay, nhưng cũng là người già yếu phải vịn vào vai Gorbatchev để đi dự đám táng Brejnev. Những tháng cuối cùng, Andropov nằm liệt giường tại bệnh viện Kuntsevo và tất cả những quyết định chính trị đều qua tay Gorbatchev truyền thông. Andropov chết tháng Hai 1984. Một ông già nữa đau yếu bệnh tật, TCHERNENKO lên thay. “Il était déjà si faible qu’il n’aivait même plus la force de lever le bras jusqu’au cercueil qu’il accompagnait sur la place Rouge. Il pouvait à peine traverser une pìece sans aide” (Oâng ta yếu sức đến nỗi ông ta không còn sức để giơ tay lên đụng vào quan tài mà ông phải đưa đám đền Công trường Đỏ. Oâng ta khó khăn đi qua được một căn phòng mà không có sự giúp sức.) (Mikhail GORBATCHEV, BIOGRAPHIE INTIME, par les Journalistes du Magazine TIME, 1988, p.162). Tchernenko chết ngày 11.03.1985. Mikhail GORBATCHEV lên thay. Nắm trọn quyền, Gorbatchev tuyên bố GLASNOST và PERESTROIKA như chúng tôi đã viết trong Bài học 2: TÌNH TRẠNG KINH TẾ LÀ ĐỊNH MỆNH SỤP ĐỔ CỘNG SẢN. Gorbatchev đã giúp đỡ các Lãnh đạo già yếu để đưa đám táng cho nhau. Trong tình trạng bại họai của Kinh tế và Xã hội, Gorbatchev phải cố gắng Cải Cách nếu muốn cứu vớt phần nào chế độ. Tinh thần Cải Cách của Moscou lan rộng khắp Đông Aâu. Moscou không còn sức để can thiệp vào các chư hầu. Các nước Đông Aâu đã đồng đứng dậy vào những năm 1989-1991: => Hung Gia Lợi mở hàng rào kẽm gai giữa Hung và Áo => Đại sứ quán của Tây Đức được Nhà Nước Cộng sản Tiệp cho phép đón tỵ nạn, từ đó di chuyển sang Tây Đức. => Dân chúng Đông Bá Linh, từ hai Nhà Thờ GETHSEMANI và ST.NICOLAS phát xuất những cuộc biểu tình tuần hành của dân chúng. Thực vậy cuộc nổi dậy của Dân Đông Bá Linh mang tính cách quyết định và được sự ủng hộ công khai của GORBATCHEV nhân cuộc ông qua để mừng 40 năm thành lập chế độ Cộng sản tại Đông Đức. Năm 1989, Erich HONECKER, đệ tử trung thành của Staline, tổ chức mừng 40 năm thành lập chế độ Cộng sản. Oâng mời các đảng Cộng sản trên Thế giới đến tham dự. Ngày 06.10.1989, Gorbatchev sang tham dự. Dân chúng biểu tình hô lớn Gorbi ! Gorbi ! như người đến tháo gỡ chế dộ ra khỏi kềm kẹp Staline mà Honecker vẫn chủ trương. Xuống máy bay, Gorbatchev đã tuyên bố ngay rằng tất cả những quyết định chính trị phải để ý đến đòi hỏi của dân chúng. Ngày hôm sau, 07.10.1989, cuộc gặp riêng giữa Honecker và Gortbatchev được coi là cuộc họp của hai người điếc; mỗi người mỗi ngả. Gorbatchev đã cảnh cáo Honecker rằng những ai không theo Thời cuộc, sẽ bị Thời cuộc lọai ra. Hai ngày sau khi Gorbatchev lên máy bay về Nga, một cuộc biểu tình lớn 10'000 người phát xuất từ Nhà Thờ ST.NICOLAS ngày 09.10.1989. Người ta sợ một cuộc đàn áp bằng xe tăng do quyết định của chính Honecker chứ không từ Moscou. Người ta nghĩ đến cuộc đàn áp bằng xe tăng tại Thiên An Môn mới đây ngày 04.06.1989. Nhưng cuối cùng Honecker không dám đàn áp biểu tình bằng xe tăng bởi vì ngại sợ chính những người trong đảng. Đảng bắt đầu chia rẽ trước sức mạnh biểu tình của dân chúng. Ngày 18.10.1989, Erich Honecker xin từ chức. Egon KRENZ lên và tuyên bố những biện pháp cải tổ nửa vời. Nhưng dân chúng, một khi đã nổi dậy, họ muốn đi tới cùng. Ngày 04.11.1989, một cuộc biểu tình vĩ đại được phép tổ chức. Ngày 09.11.1989, lúc 23 giờ đêm, Bức tường Bá Linh được chọc thủng và nhanh chóng đổ xuống ngày hôm sau. Kinh nghiệm cho cuộc nổi dậy tại Việt Nam Nhìn những cuộc nổi dậy tại Đông Aâu từ năm 1953 đến những năm 1989-1991, chúng ta thấy rằng tại một nước chư hầu, yếu tố quyết định THẤT BẠI hay THÀNH CÔNG của dân chúng nổi dậy, ngòai ý chí đấu tranh can đảm của dân, còn phải kể đến sự can thiệp đàn áp hay sự thả lỏng, cổ võ từ Moscou. Những cuộc nổi dậy của Dức 1953, của Hung Gia Lợi 1956, của Tiệp Khắc 1968 đã THẤT BẠI vì bị xe tăng của Hồng Quân trực tiếp đàn áp do lệnh của Khrouchtchev và của Brejnev, trong khi đó những cuộc nổi dậy từ 1980 đến những năm 1989-1991 đã THÀNH CÔNG vì không những không có đàn áp đến từ Moscou, mà còn được tinh thần Cải Cách của Gorbatchev nâng đỡ, cổ võ. Tại Việt Nam, chúng tôi muốn dành cho một Luật sư lão thành của chế độ lên tiếng trước về thực trạng Quê Hương, như vậy để tránh cái công thức láo khóet của CSVN rằng đây là tuyên truyền của thế lực thù địch ngọai lai. Luật sư TRẦN LÂM, nguyên Thẩm phán Toà Án Nhân Dân Tối Cao, nguyên trưởng ban tuyên giáo tỉnh và hiệu trưởng trường Đảng trong nhiều chục năm, đã viết một bài dài dưới đầu đề “SỰ THAY ĐỔI ĐÃ ĐẾN GẦN“, tả ra tình trạng yếu kém Kinh tế, tệ nạn tha hóa Xã hội để Luật sư dám nói rằng sự thay đổi đã đến gần. Một Gíao sư người Nhật nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam đã nói rằng: “Các bạn tưởng tượng toàn bộ bây giờ cơ cấu làm việc ở Việt Nam trong một ngày mà ngừng tham nhũng hoàn toàn, không tham nhũng, hối lộ gì hết thì không làm việc được. Nó như dầu bôi trơn máy, nếu như tịt dầu đi thì máy cháy.” Chúng tôi chỉ thêm rằng: “Tình trạng tham nhũng lan tràn này ở Việt Nam giống như ở thời kỳ Gorbatchev phải than rằng tham nhũng của công chức đến chỗ nhận một ly rượu Vodka.” Lực Lượng nổi dậy của Dân chúng Việt Nam đã sẵn sàng. Dân Oan mất Nhà, Đất, đã kéo về Sài Gòn, Hà Nội biểu tình. Công Nhân thường xuyên đình công. Giới trẻ và Trí thức đã can đảm cất tiếng nói ngăn chặn xâm lăng Trung quốc. Dân Công giáo đã hiệp thông thành một Lực Lượng lớn. Bài học từ Bức tường Bá Linh làm cho Lực Lượng sẵn sàng nổi dậy này đặt những câu hỏi sau đây: => Về mặt Chính trị, CSVN đã làm bồi cho Trung quốc đến mức nào ? Phải chăng CSVN mất độc lập về Chính trị để đến nỗi sẵn sàng rước xe tăng Trung quốc tràn vào Việt Nam để giết con cháu Hồng Bàng? => Về mặt Quân sự, lệnh chỉ huy của Trung quốc có dủ mạnh để bắt quân đội Việt Nam xả súng giết đồng bào ruột thịt của mình không ? => Về mặt Kinh tế, quyền lợi Kinh tế của Trung quốc nắm giữ tại Việt Nam lớn đến nỗi Trung Cộng có thể biện minh trước Thế giới rằng họ cho Quân đội tràn vào Việt Nam để bảo vệ Kinh tế của họ hay không? Hỏi những câu đó, cốt ý để thẩm định sự THÀNH CÔNG hay THẤT BẠI khi Lực Lượng quần chúng hiện nay đứng lên như tại Đông Aâu. Nếu chỉ nguyên CSVN, thì Lực Lượng dân chúng không có gì phải ngại sợ mà đặt câu hỏi. Honecker không dám ra lệnh cho lính Đức dùng xe tăng bắn xả vào dân Đức vì sợ chính một phần quân đội Đức sẽ chống lại. Cũng vậy, Nông Đức Mạnh không thể ra lệnh dùng chiến xa bắn vào dân chúng anh em bà con của chính quân đội, sợ rằng một bộ phân quân đội sẽ đảo chính giết chính Nông Đức Mạnh. Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
|