TC trước sau như một chỉ mở cửa kinh tế mà khoá chặt chánh trị.
|
Đông vẫn là Đông, Tây vẫn là Tây dù Nhân Loại đang ở đầu thế kỷ 21, đầu thiên niên kỷ 3. Bây giờ sau ba thập niên, người ta bắt đầu thấy rõ những chánh trị gia, những nhà làm chánh sách của Tây Phương đã lầm khi tin rằng giúp cho Trung Cộng phát triển kinh tế, điều đó sẽ đưa TC phát triễn dân chủ theo kiểu Tây Phương. Hy vọng đã thành thất vọng đó có thể thấy qua một số thời sự chánh trị tiêu biểu rằng TC trước sau như một mở rộng kinh tế nhưng quyết khoá chặt chánh trị sau ba thập thập niên “làm kinh tế” với Tây Phuơng.
Một, TC hung hăng đóng cửa một cái rầm, xí xô xí xào chửi khi Ủy Ban Nobel gõ cửa trao giải Hoà Bình cho Ô Lưu hiểu Ba, một nhà dân chủ bị TC đang bỏ tù. Nobel là một tổ chức cả thế giới trọng vọng. Những nhân vật được phần thưởng Nobel là những thành phần ưu tú trên nhiều lãnh vực kinh tế, chánh trị, khoa học, văn học, v.v... của thế giời. Ô. Lưu hiểu Ba là một giáo sư đại học từng được thỉnh giảng ở Mỹ, bị 11 năm tù chỉ vì cùng ký kiến nghị yêu cầu Đảng Nhà Nước CS Bắc Kinh dân chủ hoá.
Thái độ và hành động tức giận của TC chống lại việc làm này của Ủy Ban Nobel đã rõ ràng cho thấy hy vọng TC dân chủ hoá của Tây Phương đã thành thất vọng và viễn vong, không một chút thực tế nào.
TC trước sau như một chỉ mở cửa kinh tế mà khoá chặt chánh trị. Họ không giấu giếm, họ nói ra và nói rõ. Nếu có sai lầm là do Tây Phương ảo tưởng, chớ không phải TC lập lờ hay ngụy trang. Sai lầm vì Tây Phương vốn theo chánh trị thực dụng coi quyền lợi kinh tế cao hơn những giá trị tinh thần và chánh trị.
Năm 1978, CS Bắc Kinh công bố “cải cách và mở cửa” kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Họ nói rõ ràng họ cải cách kinh tế, mở cửa cho đầu tư ngoại quốc vào,và xuất cảng hàng hoá của TC ra các nước. Họ nói họ làm thế là thêm vào nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của họ một số đặc tính Trung Quốc để làm nhẹ đi một số hạn chế trên bình diện kinh tế trong nỗ lực chuyển hoá nền kinh tế kế hoạch nghèo nàn và ngưng đọng của nước họ, để kinh tế của họtăng trưởng mạnh hơn.
Thế giới Tự do, chánh yếu là Tây Phương, nhứt là Mỹ mừng rỡ mở cửa và viện trợ hào phóng và yểm trợ tích cực cho TC trở thành siêu cường kinh tế. Và tự nhiên TC mạnh vì gạo, bạo vì tiền, dựa vào kinh tế, dùng kinh tế tài chánh để áp lực hay chiêu dụ các nước, phát triển uy lực chánh trị. Dựa vào nền kỹ thuật, vốn, và ý niệm kinh tế thị trường cuả Tây Phương, TC vươn lên như một siêu cường kinh tếmới.
Nhưng TC thực chất và thực tế không cải tiến một bước chánh trị nào. TC, Việt Cộng, CS Bắc Hàn, Cu ba CS trước sau như một vẫnđộc tài đảng trị toàn diện, kiểm soát nhân dân một cách triệt để và nghiệt ngã. Lãnh đạo Đảng Nhà Nước TC đưa quân vào càn quét phong trào dân chủ vừa chớm nở ởThiên an môn năm 1989. TC đàn anh và VC đàn em lợi chủ nghĩa dân tộc, tạo nội lực dân tộc, chống lại ý niệm Nhân quyền cho rằng nhân quyền phải tùy theo lịch sử, văn hoá của mỗi quốc gia. Họ nhứt định không cải thiện dân chủ.
Việc quản thúc tại gia một lãnh tụ CS có đầu óc cải cách là Thủ Tướng Zhao Ziyang và việc cầm tù Ông Lưu hiểu Ba và những nhà ly khai đấu tranh cho dân chủ là một sự đánh thức những người Tây Phương xa rời thực tế, đang mơ màng hy vọng TC dân chủ hoá sau khi kinh tế tăng trưởng.
Hai, TC đang củng cố nền tảng độc tài đảng trị toàn diện đời thứ năm khi trước đại hội đảng thứ 18. TC cửcác «hoàng tử đỏ», tức là con cháu những lãnh đạo cốt cán, để chuẩn bị thay thếcho thế hệ thứ tư để cầm cán đảng quyền, quân quyền và quyền hành chánh - tức tòan quyền thống trị đất nước và nhân dân - của Đảng CS ở TQ, Thế hệ thứ nhất khai nguyên với Mao Trạch Đông, thế hệ thứ hai là Đặng Tiểu Bình, thứ ba là Giang Trạch Dân và thứ tư là bộ đôi Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo hiện nay.
Thế hệ thứ năm coi như chắc là ông Tập Cận Bình, hiện là Phó chủ tịch nước lên thay Ô Hồ cẩm Đào, và ông Lý Khắc Cường, Phó Thủ Tướng sẽ lên thay ông Thủ Tương Ôn Gia Bảo. Cả hai già về hưu để an dưỡng.
Trong hội nghị Ban chấp hành, Hồ cẩm Đào, ChủTịch Đảng, kiêm Chủ Tịch Nước, kiêm Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, là một chức vụtối quan trọng của Đảng CS “nắm” quân quyền. Ông Đào đã thành công đưa Ô Tập cận Bình vào làm Phó Chủ Tịch Quân Ủy trung ương, mở đường cho lên lãnh đạo Đảng Nhà Nước trong kỳ đại hội Đảng.
Ô Tập cận Bình chưa lên ngôi mà các chánh trị gia Tây Phương theo thói quen chẻ sợi tóc ra làm đôi làm ba, đón gió, bình luận loạn lên. Nào Ô Tập cận Bình là một ẩn số, không biết dân chủ hoá chế độ TC hay không. Có một số tiên đoán Ô Tập cận Bình ăn học, công tác sau thời Mao, hy vọng sẽ cởi mở tự do, dân chủ. Cũng như trường hợp Kim Jong-Un ở Bắc Hàn CS nối ngôi Kim Jong-Il chết, các siêu cường Tây Phương nhứt là Mỹ kêu gọi ổn định ở Bắc Hàn và các nhà bình luận bình lọan lên nào ông vua con CS đời thứ ba nhà họ Kim ăn học ở Thụy sĩ có thể cải thiện dân chủ, v.v...
Thế nhưng người trong cuộc, ở trong chăn mới biết chăn có rận, có cái nhìn thực tiễn hơn. Như ở TC, một giáo sư đang giảng dạy ở Trường Đảng trung ương nói với tư cách giấu tên - chớ nếu nói rõ rệt tên tuổi coi như tiêu điều sinh mạng chánh trị là cái chắc - vì bị CS thanh trừng. Vị giáo sư này nói với một tờ báo lớn của Pháp, tờ Le Monde: «Vấn đề của đất nước này là không được điều hành bằng luật pháp mà bởi con người, và thế hệ lãnh đạo sắp tới sẽ không khác hiện nay bao nhiêu. Tôi không hy vọng sẽ có nhiều thay đổi».
Người Việt, người Hoa, người Hàn, người Cuba sống trong chế độ CS, không bị CS bắt nhốt trong nhà tù nhỏ là hàng ngàn trại giam, thì cũng bỏ trong trại tù lớn là xã hội nằm trong gọng kềm CS mấy chục năm. Nên người dân trong các chế độ CS rất thực tế biết rằng CS vẫn là CS,”thằng” nào lên cũng làm “cha” dân. Thói quen độc tài đảng trị toàn diện của người CS đã trở thành bản chất thứ hai rồi. CS còn là còn độc tài. Chỉ có vứt bỏ CS đi thì mới có thay đổi, có tự do, dân chủ, nhân quyền./.
|