Giấc mơ của Martin Luther King Jr. |
Tác Giả: Thiện Ý | ||||
Thứ Tư, 18 Tháng 1 Năm 2012 05:31 | ||||
Cách nay 44 năm, vào đêm Mùng 4 rạng 5 Tháng 4 năm 1968, Mục Sư Tiến Sĩ Martin Luther King, một lãnh tụ da đen đãu tranh cho nhân quyền đã bị một tên kỳ thị chủng tộc cực đoan ám sát chết, khi ông đang đứng dựa lan can bên ngoài phòng ở lầu hai Lorrain Motel, thành phố Memphis, tiểu bang Tennessee. Cái chết của nhà lãnh tụ nhân quyền ở độ tuổi 39 này, lúc đó đã gây một làn sóng phẩn nộ trên nhiều thành phố khắp nước Hoa Kỳ. Thống Ðốc tiểu bang Tennessee thời đó là Buford Ellington đã phải ra lệnh cho 4000 Vệ Binh Quốc Gia trong tư thế sẳn sàng để đối phó với các cuộc bạo động có thể xẩy ra tại một thành phố có đến 40% dân cư là người Mỹ da đen. Bởi vì, người da đen đã coi cái chết của Tiến Sĩ Martin Luther King là vì họ và cho quyền bình đẳng chủng tộc của họ, trên một đất nước mà tổ tiên họ đã bị bạc đãi, bất công từ thân phận bị bắt làm nô lệ trong nhiều thế kỷ trước đây. Trong nhiều năm trước khi bị ám sát, Mục Sư Martin Luther King Jr. đã vận động và thực hiện chủ trương tranh đãu bất bạo động và hoà đồng chủng tộc. Mặc dầu chủ trương tranh đãu bất bạo động cho mục tiêu đòi được luật pháp và xã hội Hoa Kỳ đối xử công bình và bình đằng với người da đen, song nhiều lần Ông vẫn phải vào tù ra khám vì các hoạt động dù chính đáng, song vẫn bị coi là bất hợp pháp, trong thời kỳ mà luật pháp Hoa Kỳ vẫn còn bảo vệ chế độ phân biệt chủng tộc. Thật vậy, Tháng 3 năm 1956 Martin Luther King bị kết tội vì đã vận động tẩy chay xe bus kỳ thị người da đen ở Montgomery, tiểu bang Alabama. Nhưng Ông vẫn tiếp tục phản đối bằng sự phản kháng tiêu cực và bằng vũ khí tình yêu nhân loại, để đòi hỏi chấm dứt sự kỳ thị nơi các trường trung tiểu học công lập và đại học. Điển hình là cuộc đãu tranh cho nhân quyền nổ ra sau khi trường đại học North Carolina từ chối không nhận 3 sinh viên da đen dựa trên chủng tộc của họ. Tháng 3 năm 1960, hàng ngàn sinh viên da đen đã tụ tập trước thềm toà nhà quốc hội cũ Confederate Cappitol ở Montgomery, của tiểu bang Alabama, biểu tình phản đối sự kỳ thị chủng tộc. Lãnh tụ người da đen Martin Luther King Jr đã lên tiếng đòi hỏi Tổng Thống Eisenhower lúc đó can thiệp. Ông nói ‘‘ Chúng tôi cảm thấy sự sợ hãi này ở Montgomery, là sự vi phạm những quyền sơ đẳng của hiến pháp, chúng tôi đòi hỏi phải có hành động ngay lập tức của Liên Bang’’. Ngày 10 tháng 8 năm 1962 các viên chức chính quyền thành phố Albany, tiểu bang Georgia đã từ chối tiếp xúc với đám đông biểu tình đòi phóng thích Tiến sĩ Martin Luther King Jr và một lãnh tụ nhân quyền khác là mục sư Ralph Abernathy, sau hai tuần bị bắt cầm tù. Ðây là lần thứ ba kể từ tháng Giêng năm 1962, Luther King và Abernathy bị bắt cầm tù ở Albany vì các hoạt động chống đối sự kỳ thị chủng tộc. Vào tháng 5 năm 1963, hàng ngàn người da Ðen đã bị bắt ở Birmingham sau một cuộc biểu tình tuần hành chống lại chính sách kỳ thị chủng tộc. Tình trạng bạo động chỉ chấm dứt sau khi Tổng Thống Kennedy gửi quân đội Liên Bang đến khu vực có sự phân chia chủng tộc, trong một cố gắng dàn xếp giữa các lãnh tụ da đen và da trắng. Mặc dầu bị ngăn cản, bắt bớ tù đầy, nhưng nhà lãnh tụ trẻ Luther King vẫn không lùi bước và phương pháp đãu tranh hoà bình, bất bạo động của Ông đã lôi kéo ngày càng đông đảo người tham gia. Cuộc biểu tình vĩ đại nhất đã gắn liền tên tuổi và những tư tưởng nhân đạo của ông vào lịch sử các vĩ nhân Hoa Kỳ, đó là cuộc biểu tình ngày 28 tháng 8 năm 1963 trước Ðài Kỷ Niệm Tổng Thống Abraham Lincoln ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Cuộc biểu tình này đã qui tụ khoảng 200,000 người đòi hỏi quốc hội thông qua các văn kiện lập pháp bảo vệ nhân quyền. Chính trong cuộc biểu tình này, lãnh tụ nhân quyền Luther King Jr đã có những diễn từ nổi tiếng nói về một giấc mơ. Giấc mơ thật đơn giản những cũng thật vĩ đại đã được sự tán đồng nồng nhiệt của đám đông bằng những lời nhắc lại ‘‘ Tôi có một giấc mơ’’, mỗi khi ông kết thúc lời nói về một tư tưởng liên quan đến giấc mơ. Vì đó không phải là giấc mơ của riêng Ông, mà là giấc mơ của hàng chục triệu đồng bào da đen của Ông. Họ cũng như Ông mơ ước một ngày kia quốc gia này sẽ trối dậy và biến giấc mơ của họ thành sự thật. Giấc mơ rằng mọi người sinh ra được bình đẳng, con cháu của những người nô lệ và con cháu những người chủ nô lệ năm xưa sẽ cùng ngồi chung bàn học tập với nhau trong tình huynh đệ, không phải chỉ ở Georgia mà trên khắp đất nước Hoa Kỳ. Mơ rằng tự do và công bình sẽ thay thế sự áp bức bất công ở Missipppi. Martin Luther King đã kết thúc bằng lời cầu nguyện ‘ “Tự do sau hết, tự do sau hết, xin cảm ơn Thượng Ðế Toàn Năng, xin ban tự do sau hết’’ cho đồng bào Ông. Sau cùng quả thật Thượng Ðế Toàn Năng đã giúp cuộc đấu tranh bất bạo động, bằng vũ khí tình yêu của Martin Luther King, đã đưa những điều mơ ước trên đây của cá nhân ông cũng như đồng bào của ông thành sự thật.Vì dựa vào chủ trương và vũ khí này, những nhà đấu tranh cho nhân quyền theo quan điển của ông, đã tiếp tục đấu tranh để thành đạt giấc mơ của nhà lãnh tụ nhân quyền, chỉ ít năm sau cái chết tử đạo của Ông. Sự thành đạt các mục tiêu đấu tranh cho quyền bình đẳng chủng tộc của người da đen nói riêng, và những người da mầu nói chung trong xã hội Hoa Kỳ, đã được xác lập trên bình diện pháp lý cũng như thực tiễn. Ngày 17 tháng 1 năm 1986 đã được Quốc Hội Hoa Kỳ xác lập là quốc lễ vào ngày Thứ Hai tuần lễ thư ba của Tháng giêng hàng năm để kỷ niệm và vinh danh Mục sư Tiến sĩ Martin Lutherking như là nhà lãnh tụ nhân quyền của nước Mỹ. Thiện Ý
|