Home Tin Tức Ngày Này Năm Xưa Ngày 17 tháng 6

Ngày 17 tháng 6 PDF Print
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Chúa Nhật, 17 Tháng 6 Năm 2012 00:00

0362 – Hoàng Đế Julian ban hành sắc lệnh cấm người Công Giáo không được giảng dạy tại Syria.

1579 – Ông Francis Drake, người Anh, phát hiện một vùng đất tại bờ biển phía Tây của Mỹ, tên gọi “New Albion” (California ngày nay). Ông chiếm lấy để hiến cho Nữ Hoàng Anh Elizabeth l.

1775 – Người Anh chiếm Bunker Hill ngoài thành phố Boston.

1789 – Đẳng cấp thứ 3 tại Pháp tuyên bố họ là một quốc hội độc lập và bắt đầu hình thành một hiến pháp.

1799 - Napoleon Bonaparte sát nhập Ý vào đế quốc của ông.

1848 - Tướng Alfred Windischgratz người Áo đè bẹp cuộc nổi dậy của Tiệp Khắc tại Prague.

1854 – Cuộc nổi dậy của nóm băng đỏ bùng phát tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

1856 – Đảng cộng hòa khai mạc cuộc hội nghị quốc gia đầu tiên tại Philadelphia.

1871 – Hai người cao lớn nhất thế giới, Anne Hanen Swan (Nouvelle Ecosse), cao 7.55 feet và Martin Buren (Kentucky), cao 7.25 feet, làm lễ thành hôn.


1879 - Thomas Edison nhận bằng Tiến Sĩ danh dự của Ban quản trị Đại học Rutgers tại New Brunswick, NJ.

1885 – Bức tượng Nữ Thần Tự Do đến thành phố New York trên chiếc tàu Isere của Pháp.

1913 – Hải quân Hoa Kỳ ra khơi từ San Diego để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ tại Mexico.

1917 – Viện Duma của Nga nhóm họp bí mật tại Petrograd và bỏ phiếu bầu một cuộc tấn công tức khắc chống lại quân đội Đức.

1924 – Quân đội Phát xít tiến vào Rôma.

1926 – Tây Ban Nha đe dọa bỏ Hội Quốc Liên nếu Đức được phép gia nhập.

1931 – Giới chức cầm quyền của Anh tại Trung Quốc bắt giữ lãnh đạo cộng sản đông dương Hồ Chí Minh.

1939 – Ông Eugen Weidmann, một phạm nhân người Đức, can tội bắn chết 6 người Pháp, bị xử trảm bằng gươm máy “guillotine” nơi công cộng. 

1940 – Trong thời Đệ nhị thế chiến, chiếc tàu Lancastra của Anh, chở 40.000 binh sĩ và thường dân Anh di tản ra khỏi Pháp, bị phi cơ Đức dội bom chìm, gây tử vong cho 2.833 người, đa số là binh sĩ.

 – Sô Viết chiếm đóng Lithuania, Latvia, và Estonia. 

– Pháp xin Đức những điều khoản đầu hàng trong thế chiến thứ II.

1944 – Quân đội Pháp đổ bộ lên đảo Elba ở Địa Trung Hải.

 – Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan được thành lập.

1953 – Xe tăng Sô Viết càn quét hàng ngàn công nhân Bá Linh đang nổi dậy chống chính quyền Đông Đức.

1965 – 27 chiếc B-52 chạm trán với tiền đồn Việt Cộng nhưng có 2 chiến ở miền Nam Việt Nam bị thất lạc.

1970 – Quân đội Bắc Việt cắt đứt đường xe lửa hoạt động cuối cùng ở Campuchia.

1972 – Ngày khởi đầu vụ án nghe lén “Watergate” liên quan đến Uỷ ban tái ứng cử của Tổng Thống Mỹ, Richard Nixon.

1991 – Quốc hội Nam Phi hủy bỏ đạo luật Đăng Ký Dân Số. Đạo luật này yêu cầu tất cả những người Nam Phi phải được phân loại theo chủng tộc lúc sinh.

2006 –Ông Abdoul Khalim Saìdoullaiev, Chủ tịch tổ chức tranh đấu độc lập cho Tchetchène, bị một đơn vị đặc biệt của quân đội Nga ám sát chết.

Việt Nam  


- Nguyễn Thái Học sinh nǎm 1901, quê ở Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Yên. Lúc còn trẻ ông theo học trường Cao đẳng sư phạm và Cao đẳng thương mại Đông Dương tại Hà Nội. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông viết thư gửi nhà cầm quyền Pháp đòi một số yêu sách về xã hội, chính trị và đề nghị cải tổ nền hành chính thuộc địa, ban hành tự do ngôn luận.

Nǎm 1927, Nguyễn Thái Học thành lập quốc dân Đảng và được bầu làm trưởng đảng. Chủ trương của Đảng này là dùng bạo lực để giành lại quyền độc lập dân tộc. Bị giặc khủng bố, Nguyễn Thái Học phải lui vào hoạt động bí mật và tổ chức cuộc khởi nghĩa 10-2-1930. Mục đích cuộc khởi nghĩa là tấn công vào các cơ sở của Pháp ở Yên Bái, Hưng Hoá, Lâm Thao, Hải Dương, Kiến An..., nhưng bị thất bại. Ông và một số chiến sĩ bị bắt.
Ngày 17-6-1930 - 29 tuổi, Nguyễn Thái Học bị Pháp đưa lên đoạn đầu đài của Yên Bái. Trước khi bị chém, ông mỉm cười ngâm thơ bằng tiếng Pháp:

"Chết vì tổ quốc
Cái chết inh quang
Lòng ta sung sướng
Trí ta nhẹ nhàng".
  

 

- Nguyễn Khắc Hiếu, hiệu là Tản Đà, sinh 1888 ở làng Khê Thượng, huyện Ba Vì, tinh Hà Tây, qua đời ngày 17-6-1939 tại Hà Nội.
Trên vǎn đàn công khai của vǎn học Việt Nam hơn 30 nǎm đầu thế kỷ XX, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào nǎng lực sáng tạo. Là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực, đi khắp đất nước, nhà thơ, nhà vǎn Tản Đà đã để lại nhiều tác phẩm bao gồm nhiều thể loại. Nhiều thế hệ người Việt Nam được hun đúc lòng yêu nước khi đọc bài thơ "Thề non nước" của ông. Những tác phẩm nổi tiếng của Tản Đà có: Khối tình con I, Khối tình con II, Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Tản Đà xuân sắc...