Tình Nghĩa Vợ Chồng Qua Câu Hát Tiếng Hò Dân Gian |
Tác Giả: Võ thu Tịnh |
Thứ Ba, 27 Tháng 1 Năm 2009 14:28 |
Dân gian ta ngày xưa quan niệm rằng hễ đã có tình thì tất nhiên phải có nghĩa. Và trong quan hệ vợ chồng, hai chữ "tình", "nghĩa" được ghép liền với nhau, như trong các thành ngữ: "tình nghĩa vợ chồng", hay "tình chồng nghĩa vợ" chẳng hạn. Nói về tình, dân ta vốn là giống đa tình và lãng mạn không ít. Chẳng yêu thì thôi, mà đã yêu thì thật là say mê đắm đuối: Đã nhuộm thì nhuộm cho đen, Yêu say đắm đến mức có bị giết chết cũng đành, chớ nhất định không chịu xa lìa nhau: Gươm vàng để đó anh ơi, Và đến nổi con gái có thể bỏ cả cha mẹ để ra đi theo chồng: Cha mẹ bú mớm nâng niu, Cái tình ấy có khi lãng mạn đến quên cả thực tế sinh hoạt, lấy nhau cũng bất chấp giàu nghèo, sướng cực: Cái mộng "một túp lều tranh, một trái tim" không phải riêng gì cho các thanh niên lãng mạn thời tiền chiến, mà từ ngày xưa trai gái nông thôn cũng đã từng mơ ước như vậy: Đêm hè gió mát, trăng thanh, Còn chữ "nghĩa" trong thành ngữ "tình nghĩa vợ chồng", bao gồm "lòng chung thủy" và "nghĩa vụ giữa vợ chồng". Lòng chung thủy là tấm lòng yêu thương giữa vợ chồng trước sau như một: Non non, nước nước khơi chừng, Và ngay lúc đang sống trong hiện tại, nhưng vẫn không hề quên những giờ phút vui, buồn, sướng, khổ mà vợ chồng đã từng chia xẻ với nhau: Rủ nhau xuống bể mò cua, Thật vậy, trong cái ta gọi là "nghĩa" ấy, đã từng chứa đựng biết bao kỷ niệm của cả một cuộc đời của đôi bên, mà đối với những con người còn mang ít nhiều tâm tình, bản sắc của giống nòi Việt Nam, không mấy ai có thể gạt bỏ ra khỏi tâm tư, ký ức của mình được. Phần đông người phương Tây khó mà quan niệm được chữ "nghĩa" của chúng ta. Đối với họ, hễ không thương yêu nhau nữa thì thường dứt bỏ ra đi, để làm lại cuộc đời. Họ chú trọng đến hạnh phúc cá nhân của bản thân nhiều hơn. Nhưng dân ta ngày xưa, trái lại, một khi yêu nhau thường chỉ nghĩ đến hạnh phúc của người mình yêu, và của con cái mình mà thôi. Nên vợ chồng ăn ở với nhau, phải có cả "tình" lẫn "nghĩa". Khi "tình" vì một lẽ gì mà phai nhạt, thì cũng vẫn còn cái "nghĩa" để giữ cho hai bên tiếp tục gắn bó với nhau. Gắn bó nhau như thế, có thể là đã chịu ảnh hưởng của Nho giáo, mà cũng có thể vì tin vào thuyết nghiệp quả của Phật giáo mà cam lòng với duyên phận của mình, hay vào đạo đức, vào luật phép của Trời, vào sự lý khôn ngoan đương nhiên của dân tộc ta, mà suốt đời vợ chồng chung thủy với nhau, không nghĩ đến sự thay đổi, phân ly: Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm, Vì thế mà: Trăm năm trăm tuổi, may rủi một chồng, Cho nên đàn bà ta ngày xưa thường nghĩ rằng: Rau răm ngắt ngọn khó trồng, Chính cái "nghĩa" (hay " nghĩa vụ giữa vợ chồng") là sự thể hiện cụ thể của cái tình, thể hiện qua các quan hệ đối xử hằng ngày giữa vợ chồng với nhau cho đúng với đạo lý tự nhiên của dân tộc, thể hiện cao độ trong lòng hy sinh không bờ bến, thể hiện trong cái mà dân gian gọi là "đắc nghĩa" cùng chồng: Lạy cha ba lạy, một quì, Nhưng thực hiện cho được cái mà dân gian thường gọi là "đắc nghĩa" cùng chồng ấy, tưởng không phải là dễ. Từ thời xa xưa, khi xã hội ta còn ở chế độ mẫu hệ, người đàn bà không những là "nội tướng" của gia đình, mà đã từng là những "tướng lãnh" đầu tiên trong lịch sử nước ta, đứng lên điều khiển các cuộc kháng chiến chống xâm lăng, như các Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị và Bà Triệu nữ vương... Thời xa xưa ấy, bao nhiêu trách nhiệm trong gia đình đều qui về người mẹ, và mãi đến ngày nay, dân gian vẫn còn quen miệng bảo "Con dại cái mang" (chớ không nói: "Con dại bố mang"), và cũng quen miệng nói "tình nghĩa vợ chồng" (chớ ít khi nói "tình nghĩa chồng vợ"). Ngày nay, xã hội ta bước sang chế độ phụ hệ, người đàn bà tuy bị mất nhiều quyền lực, song vẫn phải tiếp tục đảm nhận nghĩa vụ quan trọng "gánh vác giang sơn nhà chồng " của mình: Anh về hái đậu chảy cà, Và luôn luôn tận tình chăm lo cho chồng khi đau, khi ốm: Tại em nghe anh đau đầu chưa khá, Chú giải - (a) Có tác giả cho rằng hai chữ nầy là một địa danh: " Chỉ Xá", tên một làng thuộc quận Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên. Canh một dọn cửa dọn nhà, Cũng vì yêu chồng, người vợ đã hy sinh, chịu mọi thiệt thòi, gian khổ cho chồng được đầy đủ, yên vui: Vì chồng thiếp phải bắt cua, Vì yêu chồng mà phải nhịn mẹ chồng cho "êm cửa ấm nhà": Mẹ già khó lắm, em ơi! Rồi vì yêu chồng mà tha thứ, chịu đựng tất cả: Yêu nhau vạn sự chẳng nề, Cuối cùng vì yêu chồng mà nhiều bà vợ đã tự nguyện hy sinh, để cho chồng an tâm ra đi tranh đấu với đời: Anh đi, em ở lại nhà, Trong lịch sử của dân tộc ta, "người vợ hiền" đã hy sinh, giúp đỡ, khuyến khích chồng làm nên sự nghiệp vẻ vang như thế không phải là ít. Nhà cách mệnh Phan Bội Châu trước khi qua đời, đã có mấy lời về Cụ bà, trối lại với con, có đoạn như sau: "Bây giờ ta lúc sắp sửa chết, mà chưa chết, đem lịch sử mẹ mầy nói với mầy: "Từ năm ta ba mươi sáu tuổi, cho tới ngày xuất dương, những công việc kinh dinh việc nước, mẹ mầy ngầm biết hết thảy, nhưng chưa từng hé răng một lời. Duy có một ngày kia, ta tình cờ ngồi một mình, mẹ mầy đứng dựa cột kề một bên ta mà nói: -Thầy toan bắt cọp đó mà? Cọp chưa thấy bắt, người ta đều biết nhiều, sao thế ? Xét cho kỹ, cái "nghĩa " trong "tình nghĩa vợ chồng" đó chưa hẳn đã do Nho giáo ngoại lai đem đến, mà vốn là một bản tính tự hữu trong tâm hồn các bà vợ Việt Nam từ ngàn xưa. Có thể về sau, các nho sĩ đã đem những hành động hy sinh cao đẹp đã có sẵn của phụ nữ Việt Nam, lồng vào các lễ giáo của đạo Nho Trung quốc. Để rồi các ông chồng Việt lợi dụng vin vào đấy, mà áp bức, bắt buộc vợ mình phải tuân theo một cách rất là phi lý, bất công. Một bất công lớn nhất ở chế độ phụ quyền là tục đa thê: "Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng". Nhưng ở thời Nho giáo phong kiến, nếu có người đàn bà nào lên tiếng trực tiếp chỉ trích, chống đối, thì không thể nào khỏi bị ghép vào tội "dâm loạn". Cho nên họ chỉ có thể mượn những lời nửa đùa nửa thật để tự chế diễu: đem cái tội mà người ta gán cho mình, thậm xưng lên, phóng đại ra một cách quá đáng, để chọc cười, theo lối nói lẫy, cho đã nư, đã tức. Đồng thời cũng để gián tiếp châm biếm, chống đối cái lạm quyền phi lý, cái quan niệm hẹp hòi, lố lăng về hai chữ "tiết trinh" của bọn đàn ông: Chữ trinh đáng giá nghìn vàng, Và cũng để tự chế diễu cái tính lẳng lơ hoa nguyệt mà khi người chồng hay ghen bóng, ghen gió đem vu khống cho mình: Chồng ăn chả, (thì) vợ ăn nem, Thứ đến, dân gian còn dùng cách tự chế diễu để tố cáo, chống đối tục lệ bất nhân của thời xưa buộc người đàn bà chồng chết phải thủ tiết, không được làm lại cuộc đời của mình theo ý muốn: Hỡi thằng cu lớn, cu bé, cu tí, cu tị, cu tỉ, cu tì, Và cuối cùng, người đàn bà góa khốn khổ kia thốt lên một lời kêu van não nuột: Ngày sau con tế ba bò, Phải chăng dân gian tự chế diễu cho hả hơi, hả giận! Vì " đối với những hỗn xược, xã hội trả lời bằng tiếng cười, là một hỗn xược còn mạnh hơn nữa... Cái cười trước hết là một phương tiện để trừng phạt. Cười lên cốt để sỉ nhục. " (1) Ngoài ra, qua những trào lộng trên đây, ta thấy được nỗi khốn khổ của người đàn bà dưới chế độ phong kiến phụ quyền. Trong tiếng cười có pha lẫn tiếng khóc, trong cái hài có cái bi! Đó cũng là một giá trị nghệ thuật đáng kể của các văn phẩm cổ kim, vì một sáng tác văn nghệ xứng với danh vị ấy, trước tiên phải phản ảnh cho trung thực cuộc sống con người giữa xã hội cũng như thân phận con người trước định mệnh. Mà ở thế gian nầy, không có trạng huống nào hoàn toàn vui hay hoàn toàn buồn. Đời người bao giờ cũng đầy dẫy những nỗi vui buồn lẫn lộn. Nhưng các nhà phân tâm lý học cho rằng trào lộng, chế diễu ở đây còn là một phương tiện để nữ giới bộc lộ những niềm u ẩn, uất ức, những khát vọng thầm kín bị dồn ép trong tâm tư của họ. Tóm lại, chính diện hay phản diện, tình và nghĩa, từ nghìn xưa và trải qua bao nhiêu thế kỷ, đã khắng khít nhau, để điều hòa, và thăng hoa mối quan hệ giữa vợ chồng trong gia đình Việt Nam, trong một khí thế cao đẹp cho xã hội và cho dân tộc: Biển cạn, sông cạn, lòng qua không cạn, CHÚ THÍCH (1) Henri Bergson, Le Rire, Ed. France Loisirs, Paris, 1940, trang 128, 129: A ces impertinences, la société réplique par le rire, qui est une impertinence plus forte encore... Le rire est avant tout une correction. Fait pour humilier.
|