Đầu Xuân lại bàn chuyện dịch thơ |
Tác Giả: Mặc Giao |
Thứ Sáu, 13 Tháng 2 Năm 2009 21:29 |
Đầu năm 2007, tôi có cho đăng trong Giai Phẩm Xuân Đinh Hợi Việt Nam xuất bản tại San Jose bài “Đầu Xuân Bàn Chuyện Dịch Thơ”. Xuân năm nay tôi lại xin bàn tiếp về cùng đề tài. Trong bài này, tôi sẽ diễn dịch và chứng minh thêm là thơ rất khó dịch từ ngôn ngữ nọ sang ngôn ngữ kia, bởi vì mỗi ngôn ngữ có nét đặc thù và cái hay riêng. Nếu dịch đúng từng chữ, người đọc chưa chắc hiểu. Nếu dịch kiểu giải thích cho rõ ý thì lời dịch sẽ hết là thơ. Làm sao lột được ý của những câu thơ Kiều của Nguyễn Du tiếc thay một đoá trà mi Đọc hai câu dịch sau đây, liệu người ngoại quốc có hiểu Nguyễn Du nói gì không và có cảm thấy mấy câu thơ này hay như chúng ta cảm không? Alas! The devilish bee, with his suckling spout, Một câu Kiều khác cũng trong hoàn cảnh tương tự Biết thân đến bước lạc loài She thought, “Had I known that deep I should lower Tôi xin chứng minh thêm lập luận này bằng một thí dụ khác: Vũ Hoàng Chương là người hay dùng điển tích. Bài thơ sau đây của ông có những chữ khi dịch sang ngoại ngữ vẫn phải để nguyên tiếng Việt, ai hiểu thì hiểu, không hiểu thì đọc chú thích bên dưới. Nếu không đọc thì làm sao biết được sự tích “Châu về Hợp Phố” và câu thơ “Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự” của Trương Kế? XUÂN BÁO NỬA ĐÊM LE PRINTEMPS S’ANNONCE À MINUIT Dịch ý, dịch lời đã khó như vậy, nhưng còn một thứ khó hơn là dịch tứ thơ. Tứ thơ là một cái gì rất khó định nghiã. Nó là một ý, một lời làm cho người đọc sững sờ thích thú. Nó xác định câu đó là một câu thơ, không phải văn xuôi Muôn mầu chen dự lễ đăng quang A myriad of colours jostled, attending my Coronation-day Cái hay của bốn câu thơ trên vừa ở ý (ngày đầu con người được sinh ra để làm chủ vũ trụ), vừa ở lời, vừa ở hình ảnh. Những câu thơ dịch đã lột được ý của tác giả và đã nhấn mạnh những mầu sắc làm nên một bức tranh hài hòa. Tuy nhiên những ý và lời tạo nên tứ thơ thì khó dịch nổi. Chẳng hạn “buông lơi” được dịch là “swayed” có nghiã lúc lắc, đung đưa. Khó có chữ nào khác dịch hay hơn. Nhưng qủa tình không diễn tả được hết ý tứ về những chùm hoa tím buông lơi, buông thả một cách hững hờ, như thể muốn quyến rũ người ngắm. Cũng vậy, tiếng kép “hồng hoang” không chỉ có nghiã là “hoang vắng hồng” (rosy-deserted) , nhưng diễn tả thuở khai thiên lập địa, lúc con người vừa được sinh ra và vừa khám phá ra vũ trụ. Đó là những tứ thơ cả lời lẫn ý, khó dịch vô cùng. Vì dịch sát nghiã khó hay và khó hiểu, nên các dịch giả thơ (tôi không nói văn xuôi) thường dựa vào ý thơ để “tái sáng tác” bài thơ bằng một ngôn ngữ khác. Như vậy may ra mới có một bài thơ dịch hay. Có thể nói dịch giả cũng là người “đồng sáng tác”. Tôi xin dẫn chứng vài thí dụ TĨNH DẠ TỨ CỦA LÝ BẠCH Tôi dịch sát nghiã như sau: Nhà văn Toàn Phong đã “sáng tác” một bài dịch khác với những chữ thêm vào cho bài thơ du dương hơn: Đầu giường trăng sáng như gương Hai câu thơ của Thôi Hộ Nếu dịch sát nghiã “Không biết mặt người đã đi đến chốn nào? Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ” thì nghe chẳng có chất thơ chút nào. Phải nhờ đến thiên tài Nguyễn Du “sáng tác lại” thì hai câu thơ dịch mới thật có hồn Trước sau nào thấy bóng người Vì dịch thơ khó như thế nên ông Võ Phiến mới phát biểu một câu rất chí lý: “Cái gọi là thơ” thì dịch được, “cái thật là thơ” thì không dịch được” (Võ Phiến, Đàm Thoại, tr 268. Văn Mới, Hoa Kỳ 2000). Nói về trường hợp thơ chữ Hán được dịch sang thơ chữ Việt, chúng ta thấy những câu dịch có vẻ thoải mái hơn, dễ lột được cái hay của câu thơ chữ Hán hơn. Sở dĩ vậy là vì trước hết các văn nhân thi bá Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của văn chương Trung Quốc hàng ngàn năm. Những thể thơ và điển tích Trung Hoa đã trở thành thông thường đối với người làm thơ và đọc thơ Việt Nam. Thứ đến, các cụ ta lại khôn ngoan biến tiếng Hán thành tiếng Hán Việt để vừa bảo tồn tiếng Việt (Thí dụ tiếng Quan Thoại nói ‘Chúng Hỏa Min Quơ’, các cụ đổi thành ‘Trung Hoa Dân Quốc’), vừa cho tiếng Hán năm âm bậc tương đương với nặng, sắc huyền, hỏi, ngã của tiếng Việt. Nhờ thế, nhiều khi chúng ta đọc những câu thơ tiếng Hán, dù không hiểu nghiã, vẫn thấy rất hay. Đôi khi thơ dịch sang tiếng Việt còn hay hơn nguyên tác. Thí dụ: Cổ bề thanh động tràng thành nguyệt Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt Những câu dịch sau đây mới thật tuyệt diệu: Thanh thanh mạch thượng tang (Cùng ngoảnh lại mà cùng chẳng thấy) Dịch thơ chữ Hán của tác giả người Hoa, dịch thơ chữ Hán của tác giả người Việt như tác phẩm Chinh Phụ Ngâm vừa trích dẫn trên đây, các cụ còn dịch thơ chữ Hán của chính mình sang tiếng Việt. Như vậy là các cụ sáng tác hai lần. Chúng ta hãy đọc những câu thơ tự dịch của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Có những bài chúng ta không ngờ là cụ sáng tác bằng hai thứ tiếng Hữu thời xuất kinh lộ Cũng có lúc chơi nơi dặm khách Hữu tửu vị thùy mãi Rượu ngon không có bạn hiền Từ thơ ngũ ngôn chữ Hán, cụ Tam Nguyên Yên Đổ đã chuyển thành thơ song thất lục bát Việt Nam rất tài tình. Dịch thơ là một việc hao tâm tổn trí. Tôi chỉ đưa vài nhận xét và không dám phê bình ai. Muốn có một bài thơ dịch hay, người dịch phải thông hiểu cả hai ngôn ngữ, phải biết xử dụng ngôn ngữ dịch một cách thành thạo, phải có tâm hồn đồng điệu với tác giả và phải biết cộng tác với tác giả để tái sáng tác bài thơ. Vì vậy chúng ta đừng mong độc giả ngoại quốc mê thơ Kiều khi đọc bản dịch như chúng ta mê khi đọc bản quốc văn. DỊCH THƠ THỜI ĐẠI Ở phần trên, tôi đã góp ý thêm về việc dịch thơ của các thi hào nổi tiếng, với những vần thơ văn hoa, chải chuốt, thuộc giòng thơ cổ điển. Tiếp theo đây, tôi xin nói về việc dịch thơ của thời đại mới, với những vần thơ mới. Việc dịch thơ thời đại mới có hai đặc điểm: Một là chỉ chú trọng dịch cho sát nghiã, lột được ý câu thơ, không cần hoa hoè hoa sói. Hai là việc dịch thơ đôi khi trở thành một trò chơi giải trí với những ý và lời rất ngộ nghĩnh, gây nhiều thú vị. Thơ thời đại được dịch nhiều nhất là thơ có tính đấu tranh. Thí dụ thơ của Nguyễn Chí Thiện được Nguyễn Ngọc Bích dịch sang Anh ngữ và in thành tập dầy 550 trang có tựa đề “HOA ĐỊA NGỤC – THE FLOWERS OF HELL” Chúng ta hãy đọc vài bài cả bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh TÔI IM LẶNG I KEEP SHUT TRONG BÓNG ĐÊM IN THE NIGHT BÁC HỒ RỒI LẠI BÁC TÔN UNCLE HO AND NOW UNCLE TON Bài thơ cuối đã trở thành ca dao mới, không ngờ lại là thơ của Nguyễn Chí Thiện. Bản dịch Anh ngữ của Nguyễn Ngọc Bích cũng rất tới. “Mặt bành bành” mà dịch thành “arse-like flat faces” (mặt bẹt như mông) thì hết chỗ chê. Chờ anh em mãn kiếp chờ Chim kêu ngồ ố, láng dài Những câu lục bát giao lưu ngôn ngữ này làm tôi nhớ tới một câu thơ một bà me Tây gửi cho ông chồng đã về Pháp Từ khi “toa kít-tê dơ” Thời buổi này, khi người ta muốn tống khứ những uẩn ức ra khỏi lòng, người ta hay trao đổi với nhau những điều gọi là khôn ngoan, nhưng thật ra là than thân trách phận bằng một giọng cố làm ra vẻ tếu để giảm bớt sự bi thảm. Cách đây 3 năm, 2004, tôi có nhận được một “message” của Vũ Thư Nguyên in lại Mười Điều về Hôn Nhân bằng Anh ngữ, bên cạnh có dịch sang Việt ngữ bằng thơ lục bát. Tôi không biết ai là tác giả của những bài dịch này. Tôi thấy hay và đã đóng góp với anh em bằng cách hiệu đính lại một số câu, chữ cho sát nghiã. Thí dụ những câu sau đây: Marriage and love are purely matter of chemistry Hôn nhân cùng với ái tình A man is incomplete until he is married Đàn ông không vợ chưa hùng Cuối cùng là một truyện kể thêm chưa ai chịu dịch. Tôi đánh liều dịch đại. Xin các bà các cô đừng hỏi tội tôi. Tôi chỉ là người dịch tài tử, không chuyên nghiệp, nhất là không phải tác giả của truyện này: A long married couple came upon a wishing well. Một đôi đã lấy nhau lâu Dịch thơ là để giới thiệu với người ngoại quốc văn chương của nước mình. Trong hoàn cảnh hiện nay chúng ta lại càng cần dịch nhiều hơn cho những người trẻ Việt Nam sống ở nước ngoài có thể đọc và hiểu về văn học quê hương. Tôi không có chuyên môn dịch thuật, chỉ chú tâm sưu tầm những bài đã được các vị khác dịch để giới thiệu những nét hay đẹp của thơ Việt Nam. Trong thời buổi giao lưu đủ thứ, giao lưu văn hóa phải được đặt lên hàng quan trọng. Chúng ta cần biết người và cũng cần người biết chúng ta. Chính vì vậy mà tại Nhật, cũng như tại nhiều quốc gia tiến bộ khác, số sách ngoại quốc dịch sang tiếng Nhật được xuất bản mỗi năm cũng ngang ngửa như số sách viết bằng tiếng Nhật. Nói chuyện dịch thơ nhân buổi đầu xuân cũng là để tìm lại chút hương xưa, để đưa hồn về với những mùa xuân đã đi qua trong mộng tưởng. Nơi đất khách quê người, xuân vẫn về nhưng chúng ta không có cảnh xuân quê hương, không được hưởng không khí xuân, tình cảm xuân như khi còn ở quê nhà. Trong khi đó, nhìn về quê hương, ta thấy đa số đồng bào cũng đón xuân theo kiểu “Vui là vui gượng kẻo là”. Chúng ta ở “bên trời lận đận” cũng chỉ còn biết nâng chén rượu cay, ngâm câu thơ của cụ Tiên Điền để chia sẻ nỗi niềm với nàng Kiều Mặc người mây Sở mưa Tần Offrait-elle aux clients les délices entières, SÁCH THAM KHẢO |