Thiên Thai |
Tác Giả: Hải Đà – Vương Ngọc Long | |
Thứ Năm, 02 Tháng 7 Năm 2009 01:04 | |
Truyện Kiều của Nguyễn Du có 4 câu diễn tả nhân lúc cha mẹ và hai em vắng nhà, Kiều đánh bạo sang phòng văn của Kim Trọng: Nàng Kiều và chàng Kim gặp nhau thì cái phòng văn của chàng Kim đối với đôi bạn tình son trẻ- trai tài gái sắc này nào có khác gì động Thiên Thai. Thiên thai là tên một hòn núi thuộc huyện Thiên thai, tỉnh Chiết Giang ở Trung Hoa . Sách “Thần tiên truyện” chép: Đời Hán Minh đế, niên hiệu Vĩnh bình (58 sau DL) có hai chàng nho sĩ tên Lưu Thần và Nguyễn Triệu quê đất Diêm Khê. Gặp tiết Đoan Ngọ cũng gọi Đoan dương (mùng 5 tháng 5 âm lịch), theo tục lệ, người ta thường vào núi Thiên thai hái thuốc chữa bệnh. Hai chàng Lưu, Nguyễn cùng đi, nhưng chẳng may bị lạc, không tìm được lối về. Vơ vẩn trong núi gần tháng trời mà không tìm được lối ra. Lương thực mang theo đã hết đành phải hái những quả đào chín mọng hai bên bờ suối hay ven chân núi để ăn đỡ đói, rồi vốc nước khe mà uống. Nhìn dòng nước trong núi chảy ra, hai chàng Lưu, Nguyễn thấy có những hột cơm vừng và lá rau tươi lững lờ trôi, nên đoán chắc cách chỗ người ở không xa nữa. Cả hai bèn lần mò theo đường nước chảy, vượt qua mấy ngọn núi liền mới đến đầu ngọn khe thì thấy cây cỏ xinh tươi, phong cảnh cực kỳ đẹp đẽ. Đương ngẩn ngơ đứng nhìn bỗng nghe tiếng gọi, giọng rất thanh tao: Nghe gọi đích danh mình, hai chàng cực kỳ ngạc nhiên, thì vừa lúc ấy hai cô gái rẽ hoa đi ra. Thực là đôi giai nhân tuyệt thế. Như quen biết nhau từ xưa, hai nàng ân cần mời hai chàng vào động, và xưng tên là Ngọc Kiều và Giáng Tiên. Lưu Thần và Nguyễn Triệu mừng rỡ vì được gặp người- lại người đẹp nữa, nên bằng lòng ngay. Đến động bước vào nhìn thấy chung quanh toàn trang trí cực kỳ mỹ lệ, đâu đây thoang thoảng mùi hương. Đến bữa cơm, hai nàng dọn cơm vừng và nem dê rừng mùi vị thơm phức, mời hai chàng dùng. Tối lại, một đoàn mỹ nữ đêm mâm đào chín và rượu ngọt đến, đoạn múa hát dưng đào và rượu, chúc tụng “Chúng em xin có lời mừng tân lang và tân giai nhân nên duyên cầm sắt”. Nói xong, họ lại họp nhau vừa múa vừa hát. Xiêm y lộng lẫy, điệu múa uyển chuyển, giọng hát trong trẻo dưới ánh đèn rực rỡ kết tụi ngũ sắc, hai chàng Lưu, Nguyễn say sưa cho mình hạnh phúc lạc vào cảnh tiên. Đến khuya, tiệc tàn khách về. Hai nàng Ngọc Kiều và Giáng Tiên mời hai chàng Lưu Thần và Nguyễn Triệu cùng nâng ly chúc tụng nhau đêm tân hôn mặn nồng giữa hai nàng và hai chàng bền duyên giai ngẫu. Say mê cảnh đẹp, đầm ấm trong tình vợ chồng, hai chàng Lưu, Nguyễn hầu như quên hẳn cảnh trần gian. Thế rồi hai nàng tiễn chân hai chàng ra khỏi động, bịn rịn đưa tận xuống núi. Nhìn xa xa khói lam phủ nóc nhà ai, quanh đi quẩn lại hai chàng ra khỏi núi Thiên Thai, chẳng mấy chốc xuống về quê cũ. Cây đa cổ thụ đầu làng còn kia nhưng cảnh vật đã khác hẳn trước. Làng xóm toàn người xa lạ, không còn ai có thể nhận ra hai chàng Lưu, Nguyễn là người đồng hương nữa. Cả hai cực kỳ làm lạ. Mới cách chỉ có hai năm, sao cảnh vật lại đổi thay một cách lạ kỳ. Lối cũ không còn. trừ cây cổ thụ đầu làng giờ đã già cỗi, cành lá úa vàng chứng tỏ đã xa lâu lắm rồi và bao lần biến đổi. Bỗng gặp một cụ già tuổi đã gần trăm, hai chàng Lưu, Nguyễn đến hỏi thăm. Cụ già bèn kể lại cách đây độ 400 năm, cụ có một ông tổ bảy đời tên Nguyễn Triệu. nhân tiết Đoan Ngọ cùng bạn là Lưu Thần vào núi hái thuốc rồi biệt tích. Bấy giời Lưu Thần, Nguyễn Triệu mới biết một ngày trên tiên giới bằng một năm ở trần gian. Cả hai bơ vơ, lấy làm hối tiếc bèn rủ nhau trở lại động Thiên thai. Nhưng thảm thay, đi vòng vo, quanh quẩn… cuối cùng lại lủi thủi trở về, vì lối xưa đã lạc mất rồi .. Ở quê cũ cho đến đời Tấn Võ đế (265- 275), Lưu Thần và Nguyễn Triệu mới bỏ đi, không ai còn gặp nữa. Chùm thơ “Thiên Thai” của Tào Đường Tào Đường tự Nghiêu Tân, người Quế Châu (tỉnh Quảng Tây). Ông vốn là một đạo sĩ, nên thơ của Ông mang tâm trạng nhàn dật, thoát ly, có tư tưởng “lạc thiên tri mệnh” , đầy phong cách thanh cao, lồng trong cảnh tiên thơ mộng, trầm lặng và êm đềm, hư hư thật thật, chan chứa khí vị Đạo Học. Thơ của ông miêu tả cảnh thiên nhiên cây cỏ sông núi như một bức tranh sơn thủy hữu tình, với màu sắc êm ái hài hòa, đã tạo nên sự thanh thoát tâm hồn, cuộc đời chỉ là vô thường ảo hóa, hữu hạn mong manh, chẳng có gì đáng bận tâm. Ông để lại những thi phẩm được truyền tụng khá nhiều, đó là : Đại Du Tiên Thi và Tiểu Du Tiên Thi . Chùm thơ “Thiên Thai” của Tào Đường gồm có 5 bài thuộc loại thơ “du tiên” miêu tả sự gặp gỡ và cách biệt giữa Lưu Thần, Nguyễn Triệu cùng hai nàng tiên ở núi Thiên Thai . 1- Lưu Nguyễn Du Thiên Thai Thụ nhập Thiên Thai thạch lộ tân Dịch nghĩa: * Đào nguyên : tên núi ở huyện Đào Nguyên, tỉnh Hồ Nam Lưu Nguyễn Đi Chơi Núi Thiên Thai Lối đến Thiên Thai đá trắng ngời 2- Lưu Nguyễn Động Trung Ngộ Tiên Tử Thiên hòa thụ sắc ái thương thương Dịch nghĩa: * Sinh hoàng : “sinh” là loại nhạc khí làm bằng quả bàu có những ống nhỏ khi thổi phát ra tiếng, “hoàng” là mảnh đồng Lưu Nguyễn Gặp Tiên Trong Động Trời, cây xanh biếc mượt như nhung 3- Tiên Tử Tống Lưu Nguyễn Xuất Động Ân cần tương tống xuất Thiên Thai Dịch nghĩa: * câu 5 và 6 : “ Hoa lưu cửa động, nước xuôi cõi trần “ Tiên Nữ Tiễn Đưa Lưu Nguyễn Rời Động Tiễn biệt Thiên Thai quyến luyến sầu 4-Tiên Tử Động Trung Hữu Hoài Lưu Nguyễn Bất tương thanh sắt lý nghê thường * Dịch nghĩa: * Nghê thường : “Nghê thường vũ y khúc” là tên nhạc khúc đời Đường Minh Hoàng . Tiên Nữ Trong Động Nhớ Lưu Nguyễn Gãy khúc nghê thường chẳng có ai 5- Lưu Nguyễn Tái Đáo Thiên Thai Tái đáo Thiên Thai phỏng Ngọc Chân Dịch nghĩa: Lưu Nguyễn Trở Lại Thiên Thai nhưng Không Còn Gặp Tiên Lại tìm Tiên Nữ động Thiên Thai Thơ Vô Đề của Lý Thương Ẩn : Lý Thương Ẩn ngoài những bài thơ vịnh sử nói nên sự hưng vong thăng trầm của các triều đại, phê phán đả kích những xấu xa của đám quan liêu phong kiến, ông còn sáng tác nhiều bài thơ tình , và nổi tiếng trong lãnh vực nầy khi ông đã nói lên sự khao khát nhung nhớ, niềm mơ ước của hạnh phúc lứa đôi, tình cảm tha thiết và hàm súc vô cùng . Chùm thơ Vô Đề của Lý Thương Ẩn gồm 6 bài tình ý sâu sắc, gợi cảm lôi cuốn, tiết tấu nhịp nhàng, âm điệu nhẹ nhàng tinh tế xen lẫn thê lương não nuột . Những bài thơ Vô Đề của Lý Thương Ẩn đã nói lên cảnh thương đau xót xa ly biệt của hai kẻ yêu nhau mà phải cách xa nhau “biệt dị hội nan” ( chia ly thì dễ, gặp nhau thì khó). Nhà thơ đã đem lại sự hồi tưởng tiếc thương ngậm ngùi, với giấc mộng xuân đã qua mau bất chợt …như một tuồng vân cẩu, một giấc mơ ngắn ngủi , cho kẻ yêu nhau phải xa nhau với sự nhớ nhung oán trách giận hờn . Bài thơ Vô Đề 1 và 3 tác giả đã dùng chốn tiên cảnh “Non Bồng” làm hình tượng tươi mát sống động để vẽ nên một khung cảnh đầm ấm sum họp nhưng đó chỉ là một ảo ảnh của giấc mơ tiên với cảnh “bồng lai” mịt mùng xa cách trùng khơi như câu chuyện của chàng Lưu đã một lần đến được Thiên Thai, rồi phải vĩnh biệt Thiên Thai muôn đời để mãi ngậm hờn than trách : “Lưu lang dĩ hận Bồng lai viễn” (Chàng Lưu oán hận vì phải cách xa chốn Bồng Lai) Vô Đề – Kỳ Nhất Lai thị không ngôn khứ tuyệt tung Thơ Không Đề – Bài Một Nàng đến rồi đi cách biệt nhau Vô Đề – Kỳ Tam Tương kiến thời nan, biệt diệc nan Thơ Không Đề – Bài ba Khó dễ gần nhau, khó cách xa Hình Ảnh Thiên Thai trong thi ca Việt Nam : Đặt tên cho hòn núi là Thiên Thai thì có thể được. Nhưng vào núi “Thiên Thai” để có một cuộc sống thần tiên như Lưu Thần và Nguyễn Triệu thì chỉ là chuyện hoang tưởng trên cõi đời nầy . Chữ “thiên thai” cũng chỉ là một biểu tượng để diễn tả cảnh tiên hư ảo mà chúng ta vẫn thấy trong thi ca. Thi hào Nguyễn Du trong thi tập Nam Trung Tạp Ngâm có bài thơ Vọng Thiên Thai Tự nói về núi Thiên Thai ở phía đông thành Huế . Bài thơ sáng tác vào thời gian 1805-1812 khi Ông được thăng hàm Đông các học sĩ , làm quan ở kinh đô 5 năm . Vọng Thiên Thai Tự Thiên Thai sơn tại đế thành đông Nhìn Lên Chùa Thiên Thai Thành Đông chót vót núi Thiên Thai *thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) Thi sĩ Đông Hồ, ngoài những bài thơ nhẹ nhàng, trữ tình man mác, nguồn thơ cảm hứng từ người yêu trong mộng “Mặt em âu yếm nét nên thơ , Hồi hộp nhìn anh em ngẩn ngơ , E ấp, môi em kề cận má , Ái tình ngan ngát vị say sưa – Đ. H.” , đôi khi người thơ cũng ngây ngất giữa mộng và thực, tỉnh và mơ . Cái tư tưởng thoát tục với niềm mơ ước hoài vọng đôi tình nhân son trẻ đựợc lên chốn thiên thai cõi tiên để chung hưởng nguồn hạnh phúc vô biên, với tuổi xuân xanh vẫn muôn đời bất diệt qua thơ của thi sĩ Đông Hồ : Cung nguyệt lầu mây, ta với ai Thế Lữ hồi nhỏ đã sống ở Lạng Sơn , nơi núi sông hùng vĩ, âm u, với những cảnh thiên nhiên huyền ảo kỳ lạ, đã gây những ấn tượng sâu sắc, độc đáo ảnh hưởng sự nghiệp thi văn của tác giả . Điều nầy có thể thấy qua những câu truyện trinh thám ly kỳ rùng rợn của ông . Những nguồn cảm hứng phong phú kỳ lạ của ông có thể tác động mạnh vào trí tưởng tượng của người nghệ sĩ vốn bản chất thông minh từ nhỏ, và cũng là người đa sầu đa cảm . Khuynh hướng lãng mạn thoát tục cũng xuất hiện qua dòng thơ của Thế Lữ , trong bài Tiếng Sáo Thiên Thai, Thế Lữ đã muốn tạo dựng một khung cảnh Thiên Thai thoát tục ngay giữa cõi trần ô trọc phù phiếm nầy, để giải thoát tâm hồn . Những cõi Thiên Thai của ông có thể chỉ là biểu tượng của cái đẹp tâm linh, ảo diệu và thanh khiết : Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi, Nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã phổ nhạc bài thơ này của Thế Lữ . Theo lời của nhạc sĩ Phạm Duy (trong bài viết “Với các thi sĩ tiền chiến”) :Tiếng Sáo Thiên Thai, thơ Thế Lữ phổ nhạc, là một thử thách bắt thơ phải theo nhạc hơn là bắt nhạc phải theo thơ .. Đây là một bản tango nhẹ, nhịp điệu rất ư dìu dặt, man mác, lơ lửng và thần tiên …” Tiếng Sáo Thiên Thai Xuân tươi! Tiên nga, buông lơi tóc bên nguồn, Trời cao xanh ngắt! Ô… kìa! (Đôi) Chim ơi, Êm êm, ôi tiếng sáo tơ tình, Thi sĩ Vũ Hoàng Chương của tập thơ Say, đầy ngao ngán. chán chường, đã muốn tìm quên trong tận cùng của cảm giác . Giữa đỉnh say của cuồng loạn, du dương, lai láng hồn thơ, cũng đã đắm chìm trong cõi mộng bao la, mơ màng, theo khúc Thiên Thai trầm bổng , mê hoặc ru hồn : Hãy dừng đây Chàng Say ơi Đàn rưng rưng lệ phách dồn mưa Trăng nhô liềm bạc núi Thiên Thai Hàn Mạc Tử là một thi sĩ phiêu du với mộng ảo, lãng đãng trong chiêm bao của sương khói vô hình . Trong một bài thơ Duyên Kỳ Ngộ của Ông, trong đó có 4 nhân vật là : Suối, Chim, Chàng và Nàng đã đối thoại với nhau, đã đề cập đến những nơi chốn hư ảo như Đào Nguyên , Thiên Thai …. Giọng điệu thơ có những lúc bâng khuâng êm ái, những khi nao nức rạo rực, đôi khi là nỗi thiết tha khắc khoải một cách lạ lùng : Duyên Kỳ Ngộ (Hàn Mặc Tử) Tiếng Suối Reo Để ta dâng, ta mời ai giải khát Rồi đến bài thơ Tống Biệt của Tản Đà. Thi sĩ Tản Đà, từ cảm hứng câu chuyện Thiên Thai mà sáng tác bài Tống Biệt, dù ở một nơi chốn thần tiên sung sướng nhất, nhưng con người xa quê lâu ngày cũng mang một hoài bão hướng về cội nguồn, nơi quê cha đất tổ vẫn mong muốn một ngày trở về, dù là cái cuối cùng là viễn ảnh sầu thương, chẳng ai nhận ra mình, chẳng khác chi bài thơ Hồi Hương Ngẫu Thư của Hạ Tri Chương … Lá đào rơi rắc lối thiên thai Bài hát Thiên Thai của Văn Cao, dựa trên cốt truyện Của Lưu Thần và Nguyễn Triệu ở trên , vui sống trong cảnh hạnh phúc thần tiên với giai nhân mà quên cả lối về, để rồi khi về được đến quê lại nuối tiếc cảnh cũ thần tiên khôn nguôi. “Thiên Thai! Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian . Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần” … là những giọt âm thanh hữu tình chất ngất, đã đưa tình yêu bay bổng giữa khung trời mênh mông bát ngát, lâng lâng giữa thực và ảo . Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng Âm ba thoáng rung cánh đào rơi Thiên Thai chốn đây Hoa Xuân chưa gặp Bướm trần gian Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quyên Thiên Thai! Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian Gió hắt trầm tiếng ca tiếng phách ròn lắng xa Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn quên trần hoàn Nhạc sĩ Hoàng Nguyên cũng sáng tác nhạc phẩm Đường Nào Lên Thiên Thai cũng dưạ trên cốt truyện thần tiên này … “ Đường nào lên Thiên thai “ … một câu hỏi, một ước vọng, một gợi cảm, dẫn dắt vào thế giới hoan lạc, lung linh và huyền nhiệm ..ở đó có Rượu Đào, Suối Ngọc, Tiếng Nhạc, và Tiên Nữ trong một không gian kỳ diệu có hoa xuân không tàn, bướm xuân không nhạt, và tình xuân không úa màu … Cầm tay em anh hỏi Ngày xưa sao Lưu Nguyễn, Anh nào biết đường lên Thiên Thai, Anh nào biết đường lên Thiên Thai, (Nhưng rồi) Chất liệu trong kho tàng ca dao nhân gian Việt Nam thường cụ thể, điển hình, nhưng rất đa dạng, phong phú, tinh tế và hàm súc. Bài Lý Thiên Thai là một điệu dân ca miền Trung thổ lộ những tình cảm chân thật của con tim bằng những lời ca thân mật và nồng nàn, đậm đà phong vị dân tộc, bắt nguồn từ những câu ca dao quen thuộc lưu truyền trong nhân gian : “Trèo lên trái núi Thiên Thai . Gặp hai con phượng ăn xoài trên cây …” hoặc “Ai đem con sáo sang sông … Để cho con sáo sổ lồng bay cao …” ? Lý Thiên Thai 1. Xem lên hòn núi, hòn núi ta ni nọ thiên thai 2. Ai đem con sáo, con sáo ta ni nọ sang sông 3. Xăm xăm đồng cỏ, đồng cỏ ta ni nọ đi ra Ngoài “Thiên Thai” , còn có những danh từ khác như Bồng Lai, Đào Nguyên, Động Đào, Động Bích là chốn tiên cảnh, nơi thần tiên ở, chẳng qua để chỉ chỗ hạnh phúc tuyệt vời, nơi chốn thanh tao, tiên cảnh không có trên cõi trần này : “ Thoắt đâu thấy một tiểu kiều Theo “Đào hoa nguyên ký” của Đào Tiềm (365 -427), một nhà thơ văn đời Đồng Tấn, có một ngư phủ huyện Vũ Lăng, một hôm chèo thuyền đi ngược theo bờ suối. Càng đi xa chừng nào thì thấy càng có nhiều hoa đào trôi theo dòng nước đổ xuống. Đến một quãng bỗng thấy trước mặt hiện ra một rừng đào. Hoa đào đỏ rực rỡ làm cho ngư phủ càng thấy say sưa, thích thú. Nghĩ rằng có người ở gần đấy nên bỏ thuyền lên bờ. Vượt qua rừng đào đến một ngọn núi, dưới chân núi có một cái hang nhỏ hẹp vừa một người chui được, bên trong thấy thoáng có ánh sáng. Gợi tính tò mò, ngư phủ lách mình vào cửa hang. Lúc đầu cửa hang còn hẹp, sau rộng dần. Rồi cả một thế giới hiện ra: ruộng vườn tươi tốt, thôn ấp, nhà cửa liên tiếp nhau. Gà gáy, chó sủa nghe rõ mồn một. Trai gái đều say sưa công việc đồng áng . Trên mặt mọi người hiện vẻ vui tươi, chất phát, hồn nhiên. Người già, trẻ con đều có vẻ ung dung, thanh thản. Họ thấy ngư phủ thì lấy làm kinh ngạc hỏi làm sao đến được chốn này? Ngư phủ trình bày sự thật. Các phụ lão đem vợ con ra chào mừng khách lạ, dọn cơm rượu thịnh soạn đãi đằng. Ngư phủ ăn uống lấy làm ngon lạ, vì tuy cơm rượu mà tính chất khác thường. Các phụ lão lại nói: “Đây là động Đào Nguyên. Tổ tiên chúng tôi tránh học đời Tần, đem cả gia đình vào ở đây, từ đó cách biệt với bên ngoài…” Cuối cùng họ dặn ngư phủ: sau khi ra khỏi chốn này, xin đừng cho ai biết có họ ở đây. Lão ngư phủ ở chơi một hôm rồi cáo biệt. Ngư phủ cho mình may mắn gặp được tiên. Khi trở về nhiều người đến thăm hỏi, trước đó còn tìm cách giấu quanh. Chuyện thấu đến quan Thái thú sở tại, ngư phủ đành phải thuật cả việc lại. Có tính hiếu kỳ, viên Thái thú sai người đi theo ngư phủ tìm lại động Đào Nguyên nhưng bị lạc đường đành phải trở về. (trích Điển Tích Truyện Kiều – NXB Đồng Tháp) Đào Nguyên Hành Ngư chu trục thủy ái sơn xuân Bài Hát Nguồn Ðào Thuyền trôi giữa suối xuân mơ Từ hai chữ “Đào Nguyên” đó mà nhiều thi nhân Việt Nam đã đưa vào những dòng thơ trữ tình thuần khiết, với những ngôn ngữ biến hóa lạ lùng như thi sĩ Bích Khê đã vẽ nên những hình ảnh gợi cảm hư hư thật thật, những sắc màu lung linh diệu ảo, những thanh âm trầm bổng hư huyền. Đó một thế giới thơ nhập nhòa đầy tượng trưng, bằng những xúc cảm trước cõi vô hình : Hai mắt ấy chói hào quang sáng ngợp Hoa thần bí vấn vương hồn ngọc nữ; Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi Nàng ơi ! đừng động .. có nhạc trong giây Nhà thơ Tình Nguyên Sa qua ngọn bút tài hoa, đã chọn một ẩn dụ cao quí, sang trọng, và vô cùng duyên dáng khi so sánh “Mỗi ngón tay em, Anh vẫn gọi là một cửa đào nguyên ..” , đã dựng lên một hình tượng thơ kỳ lạ, dạt dào mỹ cảm, cho cảnh vật lưu luyến và đất trời giao duyên : Em sẽ về, phải không em Thơ của Vũ Hoàng Chương là một bản hòa tấu tình yêu say đắm trong huyễn mộng, chơi vơi những cung bậc xao xuyến, chập chờn nghiêng ngả với những thanh âm êm ái huyền diệu của vũ trụ bao la giữa trời, mây, sông, nước mênh mang chập chùng … Chiều đã tím ở lưng chừng dẫy núi Một xuống non xanh rối nẻo về Thế giới thơ của Hàn Mạc Tử là nơi hội tụ của tượng trưng, siêu thực, huyền diệu, tâm linh, của khát khao, ước vọng, của đau đớn, cuồng điên và đam mê. Bài thơ Mơ Duyên của Hàn Mạc Tử là chuỗi liên kết lãng mạn siêu hình, dẫn dắt từ ảo mộng này đến ảo mộng khác, chập chờn ẩn hiện những chốn thiên tiên . Cõi thơ của Hàn Mạc Tử dày đặc chiêm bao, ẩn khuất hư vô, như chính Ông đã thổ lộ “Từ sự thực đi tới bào ảnh, từ bào ảnh đi tới huyền diệu, và từ huyền diệu đi tới chiêm bao . Mông lung đã trùm lên sự vật và cõi thực, bị ánh sáng của chiêm bao vây riết …” (Chơi giữa mùa trăng – HMT) Non nước tâm tình rộng bốn phương Xong rồi đôi ta qua Đào Nguyên Liêu Tây bây giờ đang chiêm bao Thế giới thơ của Bùi Giáng là bủa vây giữa những khối sầu không dứt, cái cay đắng ngậm ngùi của thế thái nhân tình, của bản thể đau thương, không phải lúc nào cũng ngông cuồng khác lạ, mà đôi khi giọng điệu thơ của Ông rất tha thiết dịu dàng, và khao khát trữ tình : Buồn phố thị cũng xa bay như gió “Bến đào nguyên anh khoác áo khinh cừu” bắt nguồn từ câu chuyện “Động Bích Đào” với chàng Từ Thức Trong khi mọi người nhìn ngắm hoa đẹp, bỗng có một thiếu nữ dung nhan diễm lệ bước đến, đưa tay ve vuốt lấy hoa. Nhưng chẳng may khi vịn lấy một cành mẫu đơn thì cành giòn bị gãy. Người giữ hoa giữ nàng lại, bắt đền. Nàng không có vật gì đền. Và, mãi đến tối cũng không có người quen đến nhận. Nàng khóc. Từ Thức thấy thế động lòng thương xót, liền cởi áo bạch cẩm cừu đưa cho nàng chuộc tội, để được thả về. Một thời gian sau vì không muốn ràng buộc bởi lợi danh, Từ Thức trả ấn từ quan về ở huyện Tống Sơn. Rồi ngày ngày, Từ với một con thuyền, một bầu rượu, túi thơ chu du khắp danh lam thắng cảnh. Một hôm nhìn thấy cửa biển Thần Phù có đám mây năm sắc kết tụ hình hoa sen, Từ vội chèo thuyền đến, thấy một hòn núi rất đẹp, lòng sinh cảm khái, nhân đề một bài thơ. Từ đề thơ xong nhưng bỡ ngỡ chưa biết đường nào đi, thoạt thấy vách đá tách mở ra một chỗ tròn khoảng trên một thước. Từ đi bộ chen mình vào, nhưng được vài bước thì vách đá khép kín lại. Đi được vài dặm thấy sườn đá đứng thẳng như bức tường. Từ lần leo lên, mỗi bước thấy đường càng rộng. Đến chót núi thì thấy có ánh mặt trời chiếu xuống. Nhìn quanh bốn phía thấy một dãy lâu đài cực kỳ lộng lẫy như tranh vẽ. Từ đương lấy làm ngạc nhiên, bỗng thấy có một đồng nữ áo xanh đến bảo: Từ mừng rỡ vâng lời. Thẳng vào thì thấy một phu nhân đương ngồi trên giừơng chạm thất bảo, bên cạnh có đặt một cái tháp nhỏ bằng đàn hương. Phu nhân mời Từ ngồi ung dung bảo: Đoạn, phu nhân gọi một cô gái đến. Từ liếc nhìn, nhận ra là thiếu nữ làm gãy hoa ngày trước. Phu nhân chỉ cô gái, bảo Từ: Từ rất vui mừng. Ngay trong đêm ấy, phu nhân truyền thắp đèn mở phụng, trải phụng, trải chiếu vũ rồng, cho Từ cùng Giáng Hương làm lễ giao bôi. Thấm thoát đã được một năm. Nhưng cảnh tiên không khuây khoả được lòng trần, Từ bỗng dưng động lòng nhớ cố hương nên ngỏ ý với Giáng Hương cho về thăm. Biết không giữ được, nàng đành thưa với mẹ. Phu nhân biết Từ còn nặng lòng trần nên bằng lòng, cho Từ một chiếc xe bằng mây “Cẩm xa vân” để đưa về. Riêng Giáng Hương giao cho Từ một phong thư, dặn về đến nhà hãy mở ra xem. Đến nhà, nhìn quanh cảnh cũ không còn như xưa, thành quách nhân dân không còn như trước, duy cảnh núi sông thì còn như độ nào. Từ đem tên họ mình mà hỏi thăm người già, thì có người bảo: Câu chuyện này xảy ra đời Trần, động tiên còn gọi là “Động Từ Thức”, ở tỉnh Thanh Hoá (Việt Nam), có nghĩa là cõi tiên mơ ước: “Từ lang chớ để lạc vào non tiên…” (Bích Câu kỳ ngộ) Em vẫn sống trong mảnh hồn chia cắt Từ quan treo ấn thong dong Lê Quí Đôn có bài thơ “Đề Động Từ Thức” cũng chỉ muốn nói lên cái chuyện hoang đường giả tưởng không có thật trên cõi đời thường : Đề Động Từ Thức Văn đạo thần tiên sự diểu mang Dịch nghĩa Mơ mộng thần tiên chuyện có đâu Kết Luận : Hình ảnh “Thiên Thai, Bồng Lai, Đào Nguyên” cũng chỉ là một biểu tượng đẹp, kết hợp từ cảm quan và nhận thức mơ hồ, trừu tượng, mang tính chất ước lệ lý tưởng, chỉ để diễn tả một nơi chốn thần tiên hạnh phúc muôn đời, một thế giới huyền thoại thần kỳ mà chắc chắn không có thật trên cõi đời thường nầy. Các thi nhân thường dùng hình ảnh tươi mát nầy đem vào những dòng thơ trữ tình chỉ để muốn nói lên cái khát khao hạnh phúc của tình yêu nam nữ với một tình ý thanh cao, trong sáng. Hình ảnh đó cũng chỉ là một ảo tưởng, gợi ra những cảm xúc nghệ thuật thanh khiết lành mạnh, những hình ảnh tươi mát rạng rỡ, đề cao cái đẹp của tình yêu trai gái đa dạng và phong phú. Phải chăng những nhà thơ Đường trong tâm trạng ẩn ức, dồn nén, đã muốn dùng những hình ảnh mơ mơ thật thật đó, là chỉ giải tỏa nội tâm, muốn bộc lộ cái khía cạnh tâm hồn một cách chân thật thiết tha trước những giáo điều khô khan áp chế của lễ giáo nho gia, hệ thống luân lý hủ lậu và chế độ phong kiến nghiêm ngặt không muốn chấp nhận cái rung động đậm đà và cảm xúc nồng cháy của tình yêu trai gái trong nhân gian . |