Một Câu Thơ Gây Nhiều Tranh Cãi |
Tác Giả: Phương-Vũ Võ Tam-Anh |
Chúa Nhật, 31 Tháng 1 Năm 2010 17:43 |
Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương. Trong bao nhiêu năm nay, nhiều người Việt Nam ở nhiều lãnh vực khác nhau đã đua nhau tranh cãi về xuất xứ của hai câu thơ này.
Thoạt nghe thấy có lý vì phía tây thành Thăng Long (Hà Nội cũ) có cả chùa Trấn Võ trên đường Cổ Ngư và có cả huyện Thọ Xương nằm trên bờ Hồ Tây. Liền sau đó, tháng bảy 1997, Hồ Văn Châm đăng bài phản biện cũng trên tập san này, chứng minh rằng ở Huế cũng có vừa chùa Thiên Mụ vừa có làng Thọ Xương để xác định là câu thơ phát xuất từ vùng Huế bằng những lập luận dựa trên nhiều sự kiện lịch sử: Theo Thái Văn Kiểm trong bài " Hồi chuông Thiên Mụ" đăng trong Làng Văn Magazine (tháng Tư 1986) ước đoán rằng thơ Dương Khuê sơ khởi chỉ có hai câu đầu, về sau một nhà thơ nào đó thời cận kim thêm vào hai câu sau cho đầy đủ cảnh trí.. Điều đáng chú ý là tất cả mọi trích dẫn trên đều thống nhất ở một điểm là "Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương" đi theo sau câu "Phất phơ ngọn trúc trăng tà". Nhà văn Vũ Ngọc Phan thận trọng hơn, khi phải viết "Gió đưa cành trúc là đà, Tiếng chuông Trấn Võ..." thì phải a dua theo thời để được yên thân, nhưng cũng không quên chú thích rằng có bản chép là " Phất phơ ngọn trúc trăng tà" để cho lương tâm khỏi bị căn rứt. Gần đây, giáo sư Vũ Quốc Thúc, một vị giáo sư khả kính đã dạy tôi về môn kinh tế khi tôi còn theo học trường Luật ở Sài gòn, cũng đã lên tiếng trên Internet để góp ý về cuộc tranh luận văn học này. Giáo sư kể rằng khi còn học ở trường Thành Chung Nam Định vào năm 1934-1937, giáo sư đã từng được nghe bài thơ đó. Vì là người Hà Nội chính cống nên giáo sư rất rành rẽ ngọn ngành về những địa danh và những sinh hoạt trong bài thơ. Giáo sư đã từng đứng trên gác nơi cư ngụ ở gần đường Quan Thánh mà nhìn qua Vườn Ươn Cây của thành phố để thấy mặt nước Hồ Tây và xa xa là huyện Thọ Xương và làng An Thái. Từ đó giáo sư hình dung được cái cảm hứng của tác giã khi làm bài thơ và xác nhận rằng đó là môt cảnh vật có thật, điều này không ai chối cãi. Giáo sư còn suy diễn thêm những cảm nhận rất phong phú về đời sống, về chính trị qua các giai đoạn lịch sử bắt nguồn từ bài thơ bất hủ này. Giáo sư cũng lý luận rằng Thọ Xương và chùa Thiên Mụ cách nhau cả ngàn dặm thì làm sao một người có thể vừa nghe tiếng gà gáy ở Thọ Xương vừa nghe được thiếng chuông Thiên Mụ. Giáo sư cũng viện dẫn một bức hí họa đăng trên tuần báo Phong Hóa với hai câu thơ: Kẻ viết bàn này cũng được có dịp đọc và xem bức hí họa trên, trong đó cành trúc là những cần hút làm bằng trúc của mấy điếu thuốc lào, một tượng trưng của các quan chức ở Huế, và các Cụ Thượng trong quốc phục khăn đen áo dài với thẻ bài ngà trên ngực, chen chúc trong một chiếc thuyền trên sông Hương. Bức hí họa nhằm ám chỉ Cụ Phạm Quỳnh, được nhận ra với cặp kính cận thị gọng đen đậm, đã từ bỏ Bắc Hà trong lãnh vực cao quý là làm báo viết văn để đi vào con đường hoạn lộ, vào Huế nhận chức Lại Bộ Thương Thư, tương đương với Thủ Tướng chính phủ. Câu thơ châm biếm trên cũng đã vô hình dung nói lên là đã xuất xứ từ Huế, vì ờ Huế mới có bài ngà Thượng Thư. Trước hết, Thọ Xương là một địa danh có thật nằm đối diện với chùa Thiên Mụ ở bên kia bờ sông Hương, ngày nay là làng Nguyệt Biều có gò Long Thọ nơi có nhà máy vôi Long Thọ và có Phường Đúc, nơi tập trung các tiểu công nghệ làm đồ đồng, ngày nay vẫn còn. Dưới thời các chúa Nguyễn, nơi đây được gọi là Thọ Khương, nơi có cung điện mùa hè của các chúa Nguyễn. Đến đầu đời vua Gia Long đổi thành Thọ Xương, đến năm Minh Mạng thứ năm (1824) lại đổi thành Long Thọ Cương. Thọ Xương ngày nay ít người biết tới cũng như ít ai biết tới Hà Nội đã từng được gọi là Đông Đô,Thăng Long, Đại La, Bắc Thành, Đông Quan, Tống Bình.... Có người cho rằng vì thấy mấy câu thơ hay của Dương Khuê nên người Huế mới ôm về cho mình mà đổi thành ra"Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương." Điều này không thể có được vì chùa Thiên Mụ xây năm 1601, chuông Thiên Mụ đúc năm 1710 (có thể là tại Phường Đúc ngay bên kia sông), tên làng Thọ Xương có từ đời Gia Long đến đời Minh Mạng (1802-1824), trong khi Dương Khuê vào làm quan dưới triều vua Tự Đức vào nửa sau thế kỹ 17. Câu ca dao trên đã in sâu vào lòng người dân Huế. Để thưởng thức trọn vẹn cái cảm khoái tỉnh niệm đó, người Huế tìm ra được cái thú là ngủ đò trên sông Hương. Vào những đêm mùa hè nóng bức, với những ngọn gió Lào khô cháy, một số gia đình, trong đó có gia đình tôi, thường mướn những chiếc đò cho trôi lững lờ trên sông Hương, để hưởng những giây phút thư giãn trong khung cảnh trăng thanh gió mát trên mặt nước bềnh bồng. Chung quanh đâu đó, thỉnh thoảng lại vọng lên những tiếng ca Nam Ai, Nam Bình, tiếng hò Mái Nhì Mái Đẩy nghe rất ngọt ngào. Vào thời đó, ở Huế có nhiều "ban nhạc bỏ túi," thường gồm có một tay đờn nguyệt, một tay đờn cò và một hoặc hai cô ca, được mướn đi ca hát trong những dịp vui mừng, lễ lạc, đám tiệc, hoặc trên sông Hương vào những đêm mùa hè sáng trăng. Trong dịp này các Cụ thường uống rượu, ngâm thơ, làm thơ để đưa cho mấy cô ca ngâm nga, đó là một cái thú chơi rất tao nhả, thanh lịch, không phải chỉ dành riêng của bực vương tôn công tử mà thôi. Cũng từ đó, nhiều văn nhân đã cảm hứng thành những bài thơ sau nay được truyền tụng trong dân gian mà cứ tưởng là ca dao: Những đêm đẹp trời, nhiều khi đò chèo ngược giòng sông, qua khỏi cầu Bạch Hổ hướng về phía lăng Minh Mạng để được hòa mình trong cái vẽ đẹp tuyệt vời khi giòng sông Hương uốn khúc. Xa xa là dãy núi Trường Sơn mờ mờ mây phũ, một bên là chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, một bên là làng Nguyệt Biều, Long Thọ, Phường Đúc, ẩn hiện trong sương mù sau những rặng tre xanh mướt phất phơ theo gió hai bên bờ sông. Càng về khuya cảnh vật càng thêm phần huyền ảo mông lung, tiếng hát càng thêm thấm thía, và cũng từ đó có khi tôi được nghe và được thấy luôn cả câu thơ Lời thơ hình như đã thấm vào da thịt tôi, ngây ngất trong huyết quản tôi. Lúc đó tôi được khoảng mười tuổi. Ngày nay du khách có thể tìm thấy trên sông Hương nhan nhản những chiếc " thuyền rồng" chạm trổ một cách cẩu thả, xấu xí, quê mùa, rồng không ra rồng, rắn không ra rắn, làm hổ thẹn cho cái quá khứ thi vị của đất Thần Kinh. Phê bình văn học không những là một đóng góp mà còn là một bổn phận để trao đổi, để phổ biến và học hỏi, để thu nhận những ý kiến, những kinh nghiệm của người khác. Điều quan trọng là phải chấp nhận và tôn trọng những ý kiến khác vì cùng một sự kiện mà mỗi người có một cảm nhận và một góc nhìn khác nhau. Đó là cái hương thơm của văn minh, của dân chủ. Áp đặt ý kiến mình cho kẽ khác bằng cách này hay cách khác là một hành động lỗi thời trắng trợn không chấp nhận đuợc. Thế mà chính quyền cộng sản Hà Nội đã chỉ đạo sinh hoạt văn hóa theo một chiều hướng nhất định và kễ từ cuối thập niên 80 bắt buộc sách báo khi viết hai câu thơ trên thì phải là Tại sao? Cộng sản không những tom góp cái gì quý để đem ra Bắc mà còn trấn áp miền Nam bằng những cái gì mà dân Bắc đã phải chịu đựng dưới ách cai trị của họ. Họ đang phát động phong trào dùng tiếng Bắc làm tiếng tiêu chuẩn ( ! ), báo hại đồng nghiệp Nguyễn Hy Vọng , một nhà nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt, đã phải lớn tiếng trên diển đàn Nội San này rằng tiếng Bắc còn có nhiều sai sót từ phát âm cho tới cách viết. Đó là chưa kể tiếng Bắc của " Hà Nội mới " với giọng lên rất khó nghe, khác hẳn với giọng Hà Nội khoan thai quý phái của Hà Nội trước năm 1954. Nguy hại hơn nữa, họ còn áp đặt cái gọi là Văn Hóa Xã Hội Chủ Nghĩa, mà tượng trưng là một tình thương và một niềm vui: Thôi thôi, xin cám ơn, thứ văn hóa đó xin các ông hãy giữ lấy!! Những thế hệ trẻ Việt Nam được học rằng Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt vì người Nhật đã đầu hàng Nga chứ không phải là Mamoru Shigemitsu đã đại diện Nhật Hoàng để ký văn bản đầu hàng với Tướng Douglas Mac Arthur ngày 2/9/1945 trên chiến hạm Missouri. Họ cũng không hề được biết rằng người Mỹ đã lên tới mặt trăng, giả thử có người lên tới mặt trăng thì người ấy phải là người Nga v...v.. .Trong chuyến về thăm Việt Nam năm 2004, tôi được một cô hướng dẩn viên của Hanoi Tours tổ chức đi thăm Hoa Lư. Khi đi ngang trại tù Nam Hà, tôi bảo rằng trước kia tôi đã ở đây, cô ta tròn xoe đôi mắt ngạc nhiên, vì không hề được biết một chút gì về việc mấy trăm ngàn người tù miền Nam đã bị lưu đày trên khắp đất Bắc. Cô ta sinh vào năm 1980 nên đã học lịch sử theo bài bản của chính quyền cộng sản viết ra. Để kết luận, tuy tôi không đồng ý với giáo sư Vũ Quốc Thúc về xuất xứ của câu thơ "Tiếng Chuông Thiên Mụ", nhưng tôi rất hoan nghênh ý kiến của giáo sư trong đoạn kết. Giáo sư thấy rằng có một số người Việt hải ngoại đã hí lộng trên sự kém cỏi tiếng Việt của giới trẻ Việt Nam, đó là một điều đáng buồn, vì những thanh thiến niên đó đâu có được học hỏi về ngôn ngữ và văn chương Việt Nam như những thế hệ đi trước. Giáo sư nói: " Kẽ đáng trách là chúng ta, những người lớn tuổi thuộc thế hệ ông cha của các thanh thiếu niên ấy. Chúng ta đã không làm hay không làm đủ bổn phận truyền đạt cho con cháu chúng ta những kiến thức về văn hóa dân tộc mà ta đã hấp thụ. Thiên phiếm luận đăng trên Internet về bài thơ " Gió đưa cành trúc là đà" đã giúp chúng ta ý thức sâu sắc hiễm họa vong bản đang đe dọa con cháu chúng ta. Chúng ta không nên trì hoản nữa: cấn phải làm một cố gắng quyết liệt để chấn chỉnh tình trạng này." Vậy thì chúng ta phải thiết thực và cần có sự góp sức của nhiều người để có những hành động chung Chúng ta nên thực hiện chương trình qua nhiều giai đoạn, ví dụ như mở lớp dạy tiếng Việt cho con em ở nhiều trính độ khác nhau, phổ biến sách báo, thành lập một thư viện, tổ chức những buổi nói chuyện, thuyết trình về những đề tài văn học, lịch sử v...v..., nhưng quan trọng hơn hết vẫn là thường xuyên nói tiếng Việt với con cháu trong nhà. Đó là những ý kiến sơ khởi mới thoáng qua, còn cần phải nhiều công phu và nhiều thiện chí. Câu thơ sau đây của Alfred de Vigny trong bài La Mort Du Loup đáng cho ta suy gẫm: |