Vùng núi Kiệt Đặc - Phượng Hoàng trong các thư tịch cổ |
Tác Giả: Đỗ Đình Tuân | ||
Thứ Sáu, 26 Tháng 11 Năm 2010 18:14 | ||
Tại đền thờ Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng còn lại 3 tấm bia đá cổ. Tấm cổ nhất "Chu Văn Trinh tiên sinh ẩn cư xứ", được tạo dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 45 (1784), cách chúng ta 226 năm. Hai tấm sau đều được dựng vào năm Tự Đức thứ 10 (1857) cách chúng ta 153 năm.Nhưng lần tìm theo những thư tịch cổ thì thấy vùng núi Kiệt Sơn-Phượng Hoàng này đã được ghi chép vào sử sách từ khá sớm. Người đầu tiên có lẽ Lê Tắc (có sách chép là Lê Trắc). Ông gốc người họ Nguyễn, sau theo họ bố nuôi là Lê Bổng mới đổi sang họ Lê.Theo lời tự kể của ông thì Lê Tắc học rất giỏi, 19 tuổi đã thi khoa Thần đồng, được gọi vào hầu cận Trần Thái Tông (Trần Cảnh), làm quan đến Thị lang, được chuyển sang giúp Chương Hiến Hầu Trần Kiện (Trần Kiện là con của Quốc Khang). Năm 1285, giặc Nguyên xâm lược nước ta, Trần Kiện được giao cho chống cự với Toa Đô ở Thanh Hoá. Nhưng không chống nổi, Trần Kiện đã đem thủ hạ và quân lính, trong đó có Lê Tắc, đến đầu hàng Thoát Hoan, được Thoát Hoan cho về ra mắt vua Nguyên. Đoàn hàng binh này đi đến Chi Lăng thì bị quân ta chặn đánh,Trần Kiện phải bỏ mạng. Lê Tắc cố ôm thây chủ chạy qua Khâu Ôn (Lạng Sơn), chôn cất vội vàng rồi cùng đám tàn quân cố sức chạy thoát sang Trung Quốc. Khi Vua Nguyên phong Trần Ích Tắc làm An Nam Quốc Vương thì Lê Tắc cũng được phong tòng Thị lang. Được sự hậu thuẫn của quân Nguyên, bọn Trần Ích Tắc trở về nước, toan lật đổ vua Trần Nhân Tông. Nhưng bọn Việt gian này lại bị quân ta đánh cho tơi tả. Lê Tắc lại cùng với vài tên tay chân và bè bạn chạy bán xới về Trung Quốc. Từ đó ông cùng với "triều đình Trần Ích Tắc" sống lưu vong bên Trung Quốc và được làm quan hờ cho nhà Nguyên. Năm 1292 (tức vào năm Chu Văn An cất tiếng khóc chào đời) Lê Tắc được hàm Phụng sự lang, giữ chức Đồng Tri châu An Tiêm (có chức danh nhưng không thực sự đến nhiệm sở). Tắc yên phận dưỡng lão, chuyên tra cứu sách vở và soạn ra bộ An Nam chí lược.
Trong lời tựa cuốn sách Lê Tắc có viết: "Tôi sinh trưởng ở đất Việt nam, đã làm quan ăn lộc của bản quốc. Trong mười năm về trước, đi xứ nọ qua xứ kia, trải khắp nửa nước An Nam, hơi biết được hình thế sơn xuyên địa lý. Từ khi nội phụ Thánh triều đến nay đã hơn năm mươi năm rồi. Tự xét đã quê mùa lại ngây dại, học thức theo lối xưa mà không thấu đáo, đến tuổi già lại ham sách, tiếc rằng đã muộn, nên các văn tịch cổ kim không thể xem hết được. Nhân trong lúc rảnh rỗi, gom góp lượm lặt những điều đã ghi trong quốc sử các triều đại, Giao Chỉ đồ kinh, lại tham khảo bộ Phương Kim hỗn nhất điển cố mà làm ra bộ An Nam chí lược , 20 cuốn" Lê Tắc có lối ghi chép ngắn đọng mà đẹp đẽ. Chẳng hạn khi chép về núi Vạn Kiếp ông viết: " trở mặt ra con sông lớn, sau lưng có núi muôn trùng, rừng rậm tre cao, dưới nước trên cầu, phong cảnh rất đẹp. Hưng Đạo Vương đã từng ẩn ở trong ấy". Còn đây là ghi chép của ông về núi Kiệt Đặc: "đi đường tắt vào núi thì thấy hoa và cây rậm rạp tốt đẹp, có suối ngọc chảy mòn đá, lửa đóm rước người vào chơi, mát mẻ lạ lùng, cõi đời không có".Qua những ghi chép trên ta có thể hình dung vùng rừng núi Kiệt đặc này vào những năm cuối thế kỷ XIII còn là một khu rừng cây cối rậm rạp, hoa cỏ tốt tươi và mang một vẻ đẹp thanh cao thoát tục. Tôi rất tin những ghi chép này là chân thực vì sau đó nhiều danh nhân nho sĩ đều hết lời ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của vùng này. Sau Lê Tắc chính là thày Chu Văn An. Tuy hầu hết những trước tác của thày đều đã thất truyền, nhưng qua một số bài thơ còn sót lại miêu tả về vùng này ta cũng thấy hiện ra nhưng bức tranh thiên nhiên đầy thi vị. Chẳng hạn như ở bài Linh Sơn tạp hứng, ta thấy thày như đang đứng ở trên núi Phượng Hoàng mà nhìn ra xa đến ngút tầm mắt: Núi xa lớp lớp như tranh Nhưng cận cảnh hơn phải kể đến bài Miết Trì (ao Ba Ba): "Trăng nước như in giỡn nắng tà Đây là một bài thơ miêu tả cụ thể về một cái "ao cổ" (ao Ba Ba) trong vùng núi Phượng Hoàng vào một buổi chiều tà. Không thấy có rồng, có hạc, chỉ thấy có một ao sen xum xuê hoa lá như đang chen chúc và nương tụa vào nhau mà lặng lẽ tươi, lặng lẽ đẹp. Bên một con đường đá, cổ thụ một cây quê già thơm ngát, khiến cho cả con đường cũng như dậy mùi hương. Trong cái không khí đầy thi vị ấy, lòng tác giả lại chợt nhớ đến Tiên Hoàng Trần Minh Tông mà rơi thầm giìt lệ. Chỉ một giọt lệ thôi mà chan chứa biết bao nhiêu nỗi niềm ưu thời mẫn thế, nhớ tiếc một thời đại tươi đẹp đã đi qua mà thày tuy đã cố vẫn không thể níu giữ. Cho dù lúc này thày đã tự xem thân mình như một "áng mấy nhẹ". Có lẽ chỉ sau khi Chu Văn An mất không lâu, Nguyễn Trung Ngạn - Một đại quan đồng triều với Chu Văn An - Một nhà thơ, nhà ngoại giao,.. có đến núi này, chắc là để thăm viếng một người bạn đồng liêu vừa quá cố chăng? Và có để lại bài thơ Kiệt đặc sơn: Khói mờ lối nhỏ đến rừng sâu Bài thơ chia tiền giải và hậu giải khá rõ. Bốn câu đầu (tiền giải) là tả cảnh núi Phượng Hoàng: rừng còn rất rậm rạp nên lối nhỏ đi vào cứ hun hút và lờ mờ khói xanh. Trên đầu thì những con ve sầu ôm cành ôm cây kêu râm ran khắp cả. Đọc đến câu thơ này tôi bỗng nhớ đến một câu thơ của Chu Văn An trong bài Sơ hạ, tả cái lúc chuyển mùa từ mùa xuân sang mùa hạ: Én tìm tổ cũ bay đi / Ve kêu mùa mới đã về râm ran (Đỗ Đình Tuân dịch). Rồi bài thơ của Nguyễn Trung Ngạn lại tiếp tục dẫn ta đến tận nơi ở cũ của Chu Văn An: căn nhà, ngôi miếu vì không có người ở nữa nên cảnh vật đã bắt đầu hoang vắng tiêu điều. Ở phần hậu giải (4 câu sau) Nguyễn Trung Ngạn dành 3 câu để cảm phục và sẻ chia với thày Chu. Ông đánh giá sự nghiệp giảng dạy và trước tác của thày Chu là "quang tiền cổ" (làm rạng rỡ người xưa-tức là làm sáng tỏ đạo thánh hiền-chỉ đạo Nho). Ông nhắc đến uy danh lừng lẫy của thày Chu lúc bấy giờ: tuy ông đã mất nhưng quan lại trong triều vẫn còn nhắc mãi về ông. Ông đau xót thấy thày Chu đã "cửu tuyền tề hận" (ôm hận dưới suối vàng). Rồi như chợt nghĩ đến cảnh ngộ mình, câu cuối cùng ông viết: " Bình sinh hư biện Tử Phòng tâm" (Tôi dẫu còn sống đây nhưng cũng chỉ bàn suông về tấm lòng của Tử Phòng thôi, chứ không làm được như Tử Phòng giúp Hán Cao Tổ lập nên nhà Hán trước kia nữa). Trần Nguyên Đán sinh sau Chu Văn An 33 năm và về hưu ẩn tại Côn Sơn sau khi Chu Văn An đã mất được 15 năm (tức là vào mùa thu năm 1385). So với Chu Văn An thì những sáng tác của Trần Nguyên Đán còn giữ lại được nhiều hơn nên những bài viết của ông về vùng núi Chí Linh cũng còn phong phú hơn. Riêng về vùng Kiệt sơn Phượng Hoàng ông cũng có đến ba bài đề vịnh: Chí Linh sơn Phượng Hoàng phong (ngọn Phượng Hoàng núi Chí Linh), Đề Huyền Thiên Tử Cực cung (Đề cung Tử Cực trọng động huyền Thiên) và Đề Huyền Thiên quán (Đề ở quán Huyền Thiên). Mỗi bài thơ đều gắn với một danh thắng có tên cụ thể ở núi này. Thơ Trần Nguyên Đán hào sảng và khoáng đạt, nhưng cũng không thiếu những hình ảnh chân thực giúp ta có thể nhận ra phong cảnh vùng Kiệt Sơn - Phượng Hoàng ngày ấy. Đây là phong cảnh ngọn Phượng Hoàng trên núi Chí Linh: Song Phượng dập dờn thấp thoáng xa Còn đây là vẻ đẹp của cung Tử Cực trong động Huyền Thiên: Rực rỡ ba mùa hoa nở tươi Rõ là một cảnh đẹp của một khu rừng rậm rạp, tươi tốt, xa cõi tục mà gần cõi tiên, rất giống với những ghi chép của Lê tắc trong "An Nam chí lược". Nhưng ở "Đề Huyền Thiên quán", một bài thơ đề nơi ở của các đạo sĩ đội mũ vàng theo đạo Giáo, Trần Nguyên Đán lại không miêu tả nữa, ông chỉ ngẫm nghĩ và thổ lộ: Giữa ngày lên trời dễ Hồ Nguyên Trừng sau này có lời bình như sau: "Có lẽ khi còn làm tể tướng, thấy mình không có công trạng gì, mới thốt ra lời than vãn như vậy, đó cũng là do ưu ái trong lòng, mối tình quy trung hậu, đó là chỗ khả thủ của thi nhân chăng?" Có thể xem những ghi chép của Lê Tắc và những thi phẩm của Chu Văn An, Nguyễn Trung Ngạn và Trần Nguyên Đán là những tư liệu ban đầu viết về vùng núi Kiệt sơn - Phượng hoàng. Đây chính là ngọn nguồn của một dòng liên tiếp chảy những ghi chép, sáng tác cúa các danh nho những thế kỷ thế kỷ sau: Nguyễn Phi Khanh, Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV), Đặng Minh Khiêm, Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI), Nguyễn Phong (thế kỷ XVII), Trần Quý Nha, Lê Đàn ...(thế kỷ XVIII), Phan Huy Chú, Cao Bá Quát, Nguyễn Thu, Ngô Chân... (thế kỷ XIX)... Trong những ghi chép và sáng tác của mình, họ tiếp tục ca ngợi vẻ đẹp, vẻ thiêng của vùng núi Kiệt Sơn - Phượng Hoàng. Họ giải thích các địa danh trong vùng:Tại sao gọi là động Huyền Thiên? Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư nói rất rõ: "Mùa đông, tháng mười (Mậu Thân năm thứ 11- 1368) cho mời đạo sĩ ở Chí Linh là Huyền Vân đến kinh để hỏi về phép tu luyện. Đặt tên cho động của đạo sĩ là động Huyền Thiên".Tại sao núi lại có tên là núi Phượng Hoàng? Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí giải thích: "Ngọn núi hơi ngả xuống, hai bên sườn núi mở rộng ra, hình như chim phượng múa"...Nhưng điều quan trọng hơn là qua những ghi chép và sáng tác ấy, hình ảnh thày Chu Văn An càng ngày càng trở thành nhân vật trung tâm, thành linh hồn số một của vùng đất thiêng, đất đẹp này. Một điều cũng khá lý thú là các nhà nho ngày ấy trong giao lưu văn hoá họ có lối ứng xử rất cởi mở và bình đẳng, không hề có sự phân biệt thân phận, nghề nghiệp và đẳng cấp sang hèn. Cho nên trong một tấm bia tại đền, bên cạnh những tên tuổi của những đại quan trong triều, các vị quan lớn quan bé ở các địa phương, bên cạnh tên tuổi của những học vị Thám hoa, Tiến sỹ, Cử nhân, Tú tài... lại cũng có tên tuổi của một lão nông làm ruộng ở núi Kiệt Đặc. Đó là trường hợp của "Kiệt sơn nông tẩu Hoàng Xuân Cẩm". Cũng như mọi người khác, thơ chép trong tấm bia ấy đều không thấy có tựa đề mà chỉ ghi tên tác giả ở cuối bài. Dưới đây là lời dịch bài thơ của cụ lão nông Hoàng Xuân Cẩm: Con đường đá chặn cửa mây Vùng đất này từ rất sớm đã có nhiều cao tăng nổi tiếng tu luyện. Đại Nam nhất thống chí cho biết: " Trần Đạo Căn, người huyện Chí Linh, không ăn ngũ cốc, thường lập đàn cúng giúp người ta, lấy giấy phủ vào mặt lặn xuống nước, đợi hương tàn mới lên", "Huyền Vân, người Chí Linh, đỗ Tiến sĩ triều Trần, luyện thuốc ở trong động Phượng Hoàng", "Từ Quan Huệ...cũng người Chí Linh, năm 12 tuổi xuất gia, trai giới tinh khiết, năm 84 tuổi lúc sắp tịch, chim muông kêu thê thảm, trên không tiếng nhạc nổi vang, mây trắng bao bọc am viên, mùi hương lạ đầy nhà". Còn Công dư tiệp ký của Trần Quý Nha lại chép rằng: "Hiện nay ( tức cuối thế kỷ XVIII) có rất nhiều tăng nhân trụ trì nơi ấy. Người nào cũng giỏi phù chú vì được thần linh ở núi mặc trợ âm phù"... Mảng đề tài này đã được Nguyễn Dữ đề cập đến trong Truyền kỳ mạn lục. Cụ thể đó là truyện Nghiệp oan của Đào Thị. Có thể xem đây là một "tiểu thuyết lịch sử" viết dưới dạng truyền kỳ. Truyện kể về quá trình báo oán của nàng Đào Thị và con mắt "tuệ nhỡn" cùng những phép phù chú trừ tà siêu đẳng của nhà sư Pháp Vân (một cách gọi khác của sư Huyền Vân). Đào Thị vốn là một danh kỹ người Từ Sơn (Bắc Ninh). Năm Thiệu Phong thứ 5 đời Trần Dụ Tông (1345) nàng được tuyển vào cung, hầu hạ Trần Dụ Tông bên những tiệc rượu hay bàn cờ, chiếu bạc, được Dụ Tông đặt cho một tiểu tự là Hàn Thanh. Khi Dụ Tông mất, Hàn Thanh bị đuổi ra ngoài phố. Nàng thường qua lại nhà quan Hành khiển là Nguỵ Nhược Chân. Không ngờ bị vợ Nhược Chân ghen đánh cho một trận tơi tả. Nàng tức tối vô cùng và quyết chí báo thù. Nàng đem bán hết những trâm hoa vàng ngọc, lấy tiền thuê thích khách đến nhà Nhược Chân để báo thù. Việc bại lộ, thích khách bị bắt và bị tra khảo, bèn khai ra cả. Hàn Thanh phải trốn chạy về chùa Phật Tích (Bắc Ninh) cắt tóc đi tu để mai danh ẩn tích. Nhờ thông minh nên " giảng kinh thuyết kệ chỉ mấy tháng đã làu thông". Ở đây nàng có lập am Cư Tĩnh để tập hợp văn nhân. Trong một lần "sinh hoạt câu lạc bộ" như thế thì thấy: " trong làng có một cậu học trò tuổi độ 14, 15, cũng đến hội họp. Hàn Thanh khinh là còn ít tuổi, nói đùa rằng: "Anh bé con này cũng làm văn được à? Vậy thử làm cho tôi xem nào". Câu nói đùa ấy đã làm cậu học trò tự ái, bèn đi dò hỏi tung tích của Hàn Thanh rồi làm một bài phú vạch trần sự thật về nàng dán ngay cổng chùa. Bị lộ tẩy Hàn Thanh lại phải tìm đường lẩn tránh. Nàng nghe nóí bên chùa Lệ Kỳ thuộc Chí Linh, Hải Dương là "một nơi nước tú, non kỳ, phong cảnh tuyệt đẹp" bèn tìm đến xin Bái yết các nhà sư trụ trì chùa này là Pháp Vân và sư bác Vô Kỷ. Thoáng nhìn Hàn Thanh, Pháp Vân vội nói riêng với Vô Kỷ rằng: "Người con gái này nết không cẩn nguyện, tính bén lẳng lơ, sắc lại lộng lẫy, ta e lòng thiền không phải đá, sắc đẹp dễ mê người, tuy sen nồng chẳng nhuộm bùn đen, nhưng tấc mây dễ mờ bóng nguyệt. Vậy người nên liệu lời từ chối, đừng để hối hận về sau". Nhưng Vô Kỷ không nghe cứ nhận cho Hàn Thanh ở. Pháp Vân lập tức dời lên ở tận trên đỉnh núi Phượng Hoàng. Về sau Vô Kỷ và Hàn Thanh yêu nhau, càng ngày càng say đắm nồng nàn. Rồi Hàn Thanh mang thai, ốm yếu và chết tại chùa. Vô Kỷ thương xót kêu gào thảm thiết chỉ muốn chết theo. Một hôm Vô Kỷ nằm mơ thấy Hàn Thanh trở về đón ông đi xuống âm phủ để cùng đi đầu thai kiếp khác. Sau đó thì bệnh Vô Kỷ ngày càng nặng thêm. Sư Pháp Vân về thăm thì đã quá muộn không cứu được nữa. Cũng Khi ấy, ở Kinh đô Vợ Nhược Chân đang có thai. Một đêm nàng nằm mơ thấy hai con rắn cắn vào bụng. Mấy hôm sau thì nàng đẻ sinh đôi được hai cậu con trai rất khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Thúc Long và Thúc Quý, một tuổi đã biết nói, 8 tuổi biết làm văn. Cả nhà ai cũng mừng rỡ và gửi gắm rất nhiều hy vọng. Nhưng vào một ngày hè nóng nực, Nhược Chân ngồi hóng mát trên hiên gác, thấy một nhà sư già đói khổ đi ở dưới đường cứ dùng dằng trông ngắm, đi không nỡ dứt rồi chợt phàn nàn: "Lạ thay, toà lâu đài thế kia mà rồi sẽ thành cái vực của thuồng luồng. Đáng tiếc! đáng tiếc!" Nhược Chân sợ hãi thất sắc vội chạy theo cầu cứu ông già. Nằn nỉ khẩn cầu mãi nhà sư mới khéo léo tìm cách chỉ cho thủ phạm. Thì ra, hai cậu con trai quý tử lại chính là yêu quái đầu thai vào chờ dịp báo thù. Nhược Chân không dám thổ lộ cùng ai, chỉ lẳng lặng một mình nửa tin nửa ngờ. Một đêm nọ ông trằn trọc không sao ngủ được, bèn trở dậy dạo quanh, chợt nghe thấy hai anh em rì rầm to nhỏ...rồi nghe rõ thằng anh an ủi thằng em: "Trừ được chúng ta, duy có một sư cụ Pháp Vân, còn những kẻ khác, ta chỉ giơ tay là cướp được bùa dấu của họ. Huống chi Nhược Chân đối với ta, tất vì tình cốt nhục mà không hiềm nghi gì cả, ta có thể yên ổn không lo ngại gì".Nhược Chân sợ hãi kinh hoàng không biết tính thế nào. Ngay hôm sau, vờ có việc, ông từ nhà ra đi tìm nhà sư Pháp Vân. Dưới đây là nguyên văn đoạn cuối của câu truyện: "Trải hơn một tháng mới tìm đến chùa Lệ Kỳ, thấy gã tiểu đồng nói hồi nhỏ có nghe tên hiệu ấy nhưng sư cụ đã dời vào núi sâu từ lâu rồi. Tiểu đồng nhân trỏ lên ngọn núi Phượng Hoàng mà bảo: " Sư cụ ở trên núi kia kìa!" Nhược Chân bèn xắn áo đi lên, qua bốn năm dặm nữa mới tới chỗ sư cụ ở. Bấy giờ sư cụ đang nằm ngủ ở trên ghế, tiếng ngáy như sấm, hai bên tả hữu có hai chú tiểu đứng hầu. Nhược Chân khúm núm đi lên, hai gã tiểu đồng quát mắng làm cho sư cụ tỉnh giấc. Nhược Chân đến trước sụp lạy và kể cái bản ý tìm đến của mình. Sư cụ cười mà rằng: "Sao tiên sinh lầm thế? Lão phu thân không ở chùa chiền, chân không đến thành thị đã lâu năm rồi. Nay chỉ có thể ở trong am cỏ, quét đất thắp hương, tụng kinh Lăng nghiêm mấy lần. Chứ còn đến bay bùa chạy dấu thì không phải là việc của lão". Sư cụ từ chối rất dứt khoát. Hai tiểu đồng đứng bên bàn rằng: "Đức Phật nhà ta lấy từ bi làm bè, tế độ làm cửa, thương bể khổ trôi nổi, cứu sông mê đắm chìm. Bởi vì ngài muốn ai nấy cùng sang bỉ ngạn, cùng gội thiện duyên. Nếu thầy nhất định chối từ thì sao làm rộng đạo nhà Phật ra được". Bấy giờ sư cụ mới vui vẻ nhận lời. Bèn dựng một đàn tràng ngay ở trên núi, treo đèn bốn mặt và lấy bút son vẽ bùa dấu. Ước độ trống canh thì có đám mây đen mươi trượng bao bọc ở chung quanh đàn, một cơn gió lạnh thổi ào làm cho người phải ghê rợn. Sư cụ cầm cây tích trượng chỉ huy tả hữu, có lúc lại ra khỏi đàn làm ra bộ quát mắng. Nhược Chân ngồi ở một ngôi nhà phía xa, vén mành trông trộm; nhưng vắng lặng chẳng thấy gì cả, chỉ nghe trên không có tiếng khóc y ỷ, một lúc tiếng tắt mà đám mây cũng tan. Sáng hôm sau, sư cụ lấy một phiến đá bôi hùng hoàng vào rồi viết mực lên, trao cho Nhược Chân mà bảo: "Ông về hễ thấy loài yêu quái biến ra vật gì, kịp lấy đá này mà ném thì những mối thừa của tai họa sẽ dứt được hết". Nhược Chân về đến nhà. Thấy người nhà đương ngồi châu đầu mà khóc. Bà vợ kể chuyện canh ba đêm nọ, hai con trai cùng dắt nhau xuống giếng mà chết, nước giếng dâng lên hầu ngập cả thềm, hiện hai cái thây đều đã quàn ở vườn nam, chỉ đợi Nhược Chân về thì đem mai táng. Nhược Chân hỏi: "Trước lúc chết, chúng có nói gì không?". Người nhà nói: "Chúng chỉ phàn nàn là giá chậm độ mấy tháng nữa thì công việc xong, không ngờ bị kẻ cuồng tăng làm hại". Nói xong, lại gào khóc. Nhược Chân can ngăn rồi cùng ra vườn nam mở nắp quan tài để xem. Khi mở thấy hai cái thây đã hóa thành hai con rắn vàng, lấy hòn đá ném thì chúng liền nát ra tro cả. Vợ chồng liền sắm nhiều vàng lụa đem đến tạ ơn sư cụ Pháp Vân. Nhưng đến nơi thì thấy am cỏ rêu phong, không tìm nhận ra được vết đi nào cả, nhân buồn bã cùng nhau trở về". Chùa Lệ Kỳ là một ngôi chùa cổ có từ triều Lý, nay không còn. Nhưng vị trí ngôi chùa ấy nằm ở chỗ nào? Sách Đại Nam nhất thống chí khi chép về núi Phượng Hoàng có Viết: "Gần đấy có núi Lệ Kỳ, sườn núi có chùa Lệ Kỳ". Khi chép về chùa Lệ Kỳ thì chỉ chua thêm: " có tên nữa là chùa Lễ Kệ, xem mục núi Phượng Hoàng ở trên". Nhưng gần đấy là bao nhiêu? Có lẽ truyện của Nguyễn Dữ cho ta một ước lượng cụ thể hơn: "Nhược Chân bèn sắn áo đi lên, qua bốn năm dặm nữa mới tới chỗ sư cụ ở" (tức là núi Phượng Hoàng). Vậy là chùa Lệ Kỳ cách núi Phượng Hoàng chừng bốn, năm dặm. Ngày nay cũng không còn thấy có tên núi Lệ Kỳ. Chỉ còn có tên làng Kỳ, núi Ông Sư và ở chân núi Ông Sư có một bãi đất cũng khá bằng phẳng có tên là Lễ Kễ. Nay thì Lễ Kễ đã thành làng, thành phố. Theo đoán định của tôi thì Lễ Kễ và Lễ Kệ chỉ là một. Vậy thì Lễ Kễ chính là dấu tích ngôn ngữ còn lại của ngôi chùa Lễ Kệ-Lệ Kỳ chăng? Và nếu vậy thì núi Ông Sư ngày nay chính là núi Lệ Kỳ ngày trước. Trên đỉnh núi Ông Sư có một hòn đá giống hình chum tương và một hòn đá khác giống hình ruộng muống, nguồn thực phẩm quen thuộc của nhà chùa. Ngày còn thò lò mũi xanh, chăn trâu thả núi, không mấy mùa sim mà chúng tôi không lên đấy thăm chum tương, ruộng muống. Rất có thể là những "hoá thạch" này đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của dân gian mà biến núi Lệ Kỳ thành núi Ông Sư chăng? Truyện Trạng Quỳnh-bản Nguyễn Đức Hiền (cháu tám đời của Cống Quỳnh) có kể câu chuyện về một người bạn vô danh của Trạng Quỳnh. Người môn sinh ấy văn chương rất giỏi. Một lần tập văn ở trường quan Bảng, khi Trạng Quỳnh còn đang ngồi vẽ nhăng nhít chưa vội làm bài, thì người ấy đã cắm cúi viết bài và viết nhanh lạ lùng. Quỳnh chợt nhìn sang bên, bất giác giật mình. Người ấy vừa dừng bút viết xong thì Quỳnh lân la mượn đọc. Quỳnh kinh ngạc vì thấy lời văn lưu loát, ý nghĩa hàm súc, uyên thâm mà nét chữ lại tài hoa bay bướm dị thường. Quỳnh muốn được làm quen, xin được biết họ tên thì người ấy nói: "Đa tạ đại huynh, đệ là một kẻ nghèo hèn, quê ở tận Hải Dương, lực học non nớt, kiến thức còn thô thiển, đâu dám xưng danh để người thêm rác tai". Quỳnh gợi chuyện văn chương ra bàn luận, không có sự gì mà người kia không thông hiểu, tưởng như trong bụng anh ta chứa đến thiên kinh vạn quyển. Quỳnh ngỏ ý muốn mời người ấy đến chỗ mình trọ học, nhưng người ấy khước từ, chỉ hẹn nếu thực lòng quý mến nhau thì ba ngày sau hãy ra "Quảng Văn Đình" phía đông thành người ấy sẽ chờ đón. Y hẹn Quỳnh đến thì thấy người ấy đã chờ sẵn. Hai người cùng đi ra phía thành ngoại, chừng được độ một dặm thì gặp một lối nhỏ rẽ vào trong xóm. lại đi một đoạn nữa, đến cạnh một túp nhà tranh mới dừng chân. Người ấy gọi cổng và một lão bộc ra mở. Đi qua một vườn cây cảnh, đào mận xum xuê, chủ nhân mời khách ngồi lên trên một chiếc giường tre. Quỳnh nhìn quanh, chỉ thấy có một cái giá đèn gỗ treo trên vách và một chiếc ấm đất đặt ở chân giường. Ngoài ra không thấy có bất cứ một thứ đồ đạc và sách ốc gì. Quỳnh lấy làm lạ, đánh bạo hỏi thì được nghe một câu trả lời càng lạ lùng hơn: "Đệ chẳng bao giờ dám mong nổi tiếng, cho nên mới không để mọi người bận nhớ đến họ tên mình. Đã trốn tên tuổi còn theo nghiệp văn chương làm gì? Đã không theo nghiệp văn chương thì chứa sách vở làm gì cho chật nhà?".Quỳnh trố mắt ngạc nhiên, bèn hỏi lại: "Hiền huynh không theo đòi nghiên bút, sao hôm trước còn đến tập văn ở trường quan Bảng? Mà văn chương như hiền huynh đễ đâu đất nước này có mấy ai sánh kịp?". Người môn sinh ấy đáp: "Đại huynh chớ quá khen, chẳng qua đệ mộ tiếng Trạng Quỳnh, không biết tìm cách gì gần gũi được, đành mạo muội mượn câu văn non nớt lấy đường lui tới đó thôi". Quỳnh nghe câu trách ngọt ấy tự nhiên thấy hai vành tai mình nóng đỏ. Đến bữa dùng cơm, chỉ thấy có hai lưng cơm đã xới sẵn với hai chiếc bát sành, một đĩa rau muống luộc và một bát con tương. Đến quá ngọ thì Quỳnh từ tạ ra về. Chủ nhân tiễn chân ra tận cổng và nói: " Nhà tranh một túp chật hẹp, chẳng tiện cưỡng lưu bậc cao nhân. Nay người về, biết đến bao giờ mới lại gặp nhau? Gọi là có chút lộ phí, của ít lòng nhiều, xin đại huynh vui lòng cầm tạm". Nói xong đặt vào tay Quỳnh hai mươi bốn đồng tiền kẽm xâu vào một sợi dây đỏ. Quỳnh cảm động nhưng càng thấy khó hiểu về cách cư xử của người bạn, bèn hỏi: "Đệ vừa mới may mắn được biết hiền huynh, sao chưa chi hiền huynh đã nói những điều cách biệt? Đây với nơi đệ trọ học, bất quá một dặm đường, nào có xa xôi gì mà hiền huynh phải chu cấp tiền lộ phí?". Chủ nhân chỉ mỉm cười và cứ dúi xâu tiền vào tay Quỳnh bắt phải cầm bằng được. Quỳnh mới đi được vài bước, ngoái trông lại thì chỉ thấy lớp lớp cây xanh, cỏ rậm, chẳng thấy nhà cửa chòm xóm đâu cả. Trong dạ bàng hoàng nhưng chân vẫn phải bước dồn. May đến một cánh rừng hoang gặp người tiều phu, bèn hỏi đường mới biết mình đang đi lạc vào chân núi Phượng Hoàng. Quỳnh hỏi: "Đây thuộc địa phận nào?" "Thuộc về Hải dương" Lại hỏi: "Còn cách kinh thành bao xa?" " Chừng hai trăm dặm nữa". Theo hướng người tiều phu vừa chỉ, Quỳnh bỡ ngỡ đi ra ngoài chân núi. Băng qua mấy cánh đồng lúa, đến đường cái lớn, lại thấy mở ra trước mắt những cảnh non nước lạ kỳ. Cứ thế mà đi. Đi thâu đêm ấy lại nửa ngày hôm sau Quỳnh mới về đến nhà trọ, thở không ra hơi. Khi đi chỉ đi có một thoáng mà khi về phải lặn lội cả đêm cả ngày. Cũng may trong lòng hồi hộp nên bụng không đói không no, không phải ăn quán. Chỉ mỗi bận qua sông phải trả mất mấy đồng tiền đò. Quỳnh đếm lại số tiền kẽm thấy còn thừa bảy đồng, đem cất vào tráp định giữ làm kỷ niệm. Lần sau Quỳnh mở tráp, bảy đồng kẽm ấy cũng biến mất. Cũng từ đấy người ta nhận thấy Quỳnh dường như cũng bớt kiêu căng". Đầu thế kỷ XX, xuất hiện một bài thơ lưu truyền rộng rãi trong dân gian quanh vùng: Kiệt sơn thất thập nhị phong Bài thơ đã nói rất rõ phạm vi địa giới, nói khá đủ các địa chỉ văn hoá và nói rất đạt cái thần thái của vùng núi Kiệt Sơn-Phượng Hoàng này. Đó cũng là sáng tác của một nhà giáo, người Vụ Bản Nam Định ra ngồi dạy học ở làng Kiệt Đặc: cụ Tú kép Phạm Huy Lan. Tôi xin mượn mấy dòng thơ ấy của cụ để gói bài viết lại ở đây. Thị xã Chí Linh 1/10/2010 Thơ : Vạn Kiếp Bến nước ngày xưa sông vẫn sâu Năm 2005 Cây quế giữa rừng Lão quế tuỳ phong hương thạch lộ Muốn cho biển lặng sóng yên Phượng Hoàng ơi ! Phượng Hoàng ơi ! Thân nhàn nhẹ áng mây bay Phượng Hoàng gửi lại nắm xương Tháng 1/2006 |