Ta chẳng về chi !
Bài thơ, “Ta Chẳng Về Chi” (không rõ tác giả là ai) diễn tả những suy nghĩ chín chắn của một người có trái tim tràn đầy yêu thương.
Bạn hỏi ta sao chẳng trở về Về chơi nối lại mối tình quê Theo bạn bên nhà giờ vui lắm Tha hồ du hí, sướng hả hê!
Ta nghe bạn tả, dạ nao nao Bao năm biệt xứ nhớ làm sao Vẫn hằng mơ ước về quê cũ Cho thỏa chờ mong tự thuở nào
Nhưng rồi nghĩ lại ta chẳng về Xá gì một phút chốc đam mê! Để rồi phải thấy bao ngang trái Bao nỗi tang thương luống não nề
Bạn trách bao người đã hồi hương Cứ ngồi tiếc nuối với vấn vương! Ta đã ra đi trong hận tủi Về chi gợi dĩ vãng đau thương
Bạn rủ ta về thăm phố phường Thăm mái nhà xưa, những người thương Nhà xưa bị chiếm còn đâu nữa Người thương thời tản mác bốn phương
Bạn bảo quê hương giờ thanh bình Danh lam, thắng cAnh thật đẹp xinh Lòng ta còn đâu mà du ngoạn Khi thấy bên đường cảnh điêu linh
Bạn giục tội gì không về chơi Đất nước giờ đây đổi thay rồi Ta thấy vẫn ngục tù, bắt bớ Đàn áp không ai được hé môi
Bạn nói về đi ăn đã đời! Sao ta có thể nuốt cho trôi Khi thấy chung quanh bao đứa bé Chẳng có miếng ăn, đứng chực chờ
Bạn kể ta nghe rất mê hồn! Các em mơn mởn, hãy còn son Ta thấy xót thương thân nhi nữ Mo+'i từng ấy tuổi phải bán trôn
Bạn khuyên lo sướng cho thân mình Dại gì để ý chuyện linh tinh! Ta chẳng thể nào câm nín được Trước sự trái tai, cảnh bất bình
Bạn có thể vui thú nhởn nhơ? Mặc ai rên xiết, cứ làm ngơ Ta không nỡ sống trên đau khổ Ôm mối hoài hương ở xứ người.
Vô danh
CHUYỆN "CHIẾN THẮNG"..???
Em trót sinh ra sau ngày "giải phóng" Và lớn lên khi đất nước "thanh bình" Nhưng cuộc đời sao vất vả điêu linh Mẹ buôn gánh bán bưng nuôi con dại
Em đi học, qua đồng khô cỏ cháy Trời quê hương bàng b c áng mây buồn Đường chiều về leo lét ánh tà buông: - "Con đói quá, mẹ ơi trời sắp tối!
Sáng đi học bụng em còn thấy đói Cô dạy em phải yêu kính "bác" Hồ Em hỏi : - " 'bác' là ai vậy, hở Cô ?" Cô bảo:-"Nhờ 'bác', đảng ta 'CHIẾN THẮNG ' !"
Em không hiểu, nhưng cúi đầu im lặng Mà trong lòng thắc mắc mãi không thôi "CHIẾN THẮNG" gì ? Sao khổ qúa đời tôi, Nhà, họ lấy, phải đi vùng kinh tế! Ba mươi năm, lớn lên đời vẫn thế : Trời quê hương còn đó áng mây buồn Vẫn từng ngày, vẫn kiếp sống đau thương Em thay mẹ : Đời bán bưng buôn gánh !
Em tự hỏi nếu đảng không "CHIẾN THẮNG" Nước Việt Nam có chậm tiến thế nầy ? Người dân hiền đâu ngậm đắng nuốt cay Bị "xuất khẩu" sang xứ người lao dịch !
Em thầm hỏi : "Ai đây là kẻ địch?" "Mỹ, Ngụy", "bác" Hồ, hay cộng đảng ta ? "Ngụy" bây giờ là "khúc ruột phương xa" Mỹ là thầy, là ân nhân kinh tế !
Nước Việt thụt lùi bao thế hệ Từ môi sinh cho đến đạo làm người: Chính phủ chỉ là một lũ đười ươi Bọn ích kỷ, phường buôn dân bán nước!
Xã hội xuống dốc nhanh không tưởng được Quan bạo tàn, tham nhũng đến vô lương Chuyên hối lộ, cướp nhà, chiếm hết ruộng nương Dân thấp cổ kêu trời cao chẳng thấu !
Đảng của "bác" biến nước ta lạc hậu Dân Việt Nam nghèo nhất cõi năm châu Những huy hoàng ngày cũ nay còn đâu Phụ nữ Việt bán thân ngoài muôn dặm !
Ôi tổ quốc, ôi quê hương nhung gấm Hỡi địa linh, nhân kiệt hãy vùng lên ! Giành TỰ DO, DÂN CHỦ với NHÂN QUYỀN Quyết đập đổ NỘI THÙ: phường cộng sản
Hết cộng nô, trời Việt Nam lại sáng Đàn con Hồng cháu Lạc đứng cao lên Xây đấp non sông, bờ cõi vững bền Đó là lúc toàn dân ta CHIẾN THẮNG !
Hương Sai-Gòn
Tôi yêu tổ quốc tôi, mà tôi bị bắt ! Thơ Trần Mạnh Hảo
(Kính tặng nữ đạo diễn điện ảnh Song Chi, nhà văn nữ Trang Hạ và anh chị em từng bị “Công an Nhà Nước ta” bắt vì yêu nước vô tổ chức, dám biểu tình chống Trung Quốc chiếm Trường Sa, Hoàng Sa) Những ngày này Tổ Quốc là cá nằm trên thớt Tổ Quốc là con giun đang bị xéo quằn giặc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa Biển Đông bị bóp cổ Sóng bạc đầu nhe nanh sư tử biển đập nát bờ Hồng Hà, Cửu Long giãy giụa thở ra máu Tuổi trẻ mít -tinh đả đảo Trung Quốc xâm lược ! Sông Bạch Đằng tràn lên phố biểu tình Sông Bạch Đằng bị bắt ải Chi Lăng theo tuổi trẻ xuống đường ải Chi Lăng bị bắt gò Đống Đa nơi giặc vùi xương sẽ bị bắt nếu biểu tình chống giặc ! Có nơi đâu trên thế giới này như Việt Nam hôm nay Yêu nước là tội ác biểu tình chống ngoại xâm bị “Nhà Nước” bắt ? Các anh hùng dân tộc ơi ! Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ơi ! nếu sống lại, các Ngài sẽ bị bắt ! ai cho phép các Ngài đánh giặc phương Bắc ? sao vua Trung Hoa lại chiếm nước Trung Hoa : “Bên kia biên giới là nhà Bên đây biên giới cũng là quê hương !” Thơ Tố Hữu năm nào từng xóa dấu biên cương ! Đường ra biển dân tộc ta đang bị tắc Phải giành lại Hoàng Sa từ anh bạn Thiên triều tôi yêu Tổ Quốc tôi mà tôi bị bắt ! Tổ Quốc yêu Người phải lấy máu mà yêu ! T.M.H. Sài Gòn 20-01-2008
ANH VỀ BÊN ĐÓ TVH Tết nầy có một số người từ khắp nơi về VN thăm thân nhân. Xin cho tôi có đôi lời nhắn gửi : Anh về bên đó có vui không? Tết có cây nêu, có pháo hồng? Hay chỉ sao vàng trên nền đỏ? Che khuất hồn con cháu Lạc Long. Anh về bên đó có đi không? Cảnh cũ, người xưa có chạnh lòng? Nam Bắc Trung, còn hay đã mất, Từng vùng núi, biển của non sông? Anh vê bên đó có mơ không? Một nước Việt Nam dệt nắng hồng, Cho dân Việt mình qua đêm tối, Cho tương lai nhuộm ánh hừng đông. Anh về bên đó có ấm không? Trong ngày lễ hội của non sông. Tết đến muôn hoa lòng rộ nở, Hay là héo úa cảnh sầu đông? Anh về bên đó có no không? Có thấy xung quanh kẻ đói lòng, Xin chút cơm thừa bàn ăn khách, Để còn lây lất kiếp long đong. Anh về bên đó có thấy không? Thành thị, thôn quê cảnh xé lòng. Đa số dân mình trong khắc khoải, Đêm ngày thờ thẩn mắt chờ mong.
TVH.
Lê Phú Khải - Sàigòn 2006
Tôi để tang cho Đất Nước tôi
Khi sáng nay một em bé qua đời Vì ruột thừa không được mổ ! Vua Hùng ơi, Đất Nước bốn ngàn năm Hôm nay bước vào “thời - kỳ - đồ - đểu” : Có bao thằng cá độ Mỗi trận banh vài chục tỷ đồng ! Có em bé chết trên tay mẹ ! Vì chưa nộp những đồng viện phí ! Thơ tôi khóc lệ rơi hình chữ S Để tang cho Tổ Quốc của tôi : “…Tiên sư cha cái Tổ Quốc dối lừa Chỉ phồn vinh những tủi nhục nhuốc nhơ Hoa chưa nở đã đến ngày tàn úa Bùn hôi thối nuôi béo loài sâu bọ !...” Hen-rích * ơi, tôi phải mượn thơ Người Tôi phải mượn thơ Người… Hôm nay lên mạng Để tang Đất Nước ngàn năm !
Sài Gòn 2006 Lê Phú Khải
*Hen-rích Hai-nơ nhà thơ Đức (Trích “Bài ca những người thợ dệt”- Heinrich Heine 1797-1856)
NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM TRÊN ÐẠI LỘ SRI AYUTHAYA Người con gái Việt Nam Trên đại lộ Sri Ayuthaya, Bangkok Em đứng đó một mình ôm mặt khóc Như chợt nhớ ra đây không phải Sài Gòn Mái tóc thu buồn Mái tóc héo hon Bay phơ phất giữa phố phường xa lạ Mười sáu tuổi kiếp giang hồ chung chạ Trôi lang thang như những bọt bèo Ðất nước nghèo không giữ nổi chân em Nên xứ người em làm thân gái khách Tuổi của em như sao mai mới mọc Ðẹp vô tư như những cánh lan rừng Tuổi bắt đầu của một mùa xuân Có hoa bướm tung tăng Có một chút tình yêu nhẹ nhàng thơ mộng Lẽ ra ngày này em đang ngồi trong lớp học Học làm người phụ nữ Việt Nam Học chuyện thêu thùa may vá trông con Học cả chuyện yêu đương Ðẹp như trăng khi tròn khi khuyết Bỗng dưng hôm nay em mất hết Mất cả tuổi thơ mất cả cuộc đời Bangkok chiều nay mưa lất phất rơi Có làm em nhớ Sài Gòn mưa tháng sáu Nhớ con hẻm vào nhà em Dường như lúc nào cũng tối Nhớ mẹ già đôi mắt dõi mù tăm Nhớ đám em thơ đang đứng mỏi mòn trông
Tin của chị từ phương nào biền biệt Còn ở đấy cả một trời thương tiếc Như ngàn năm mây trắng vẫn còn bay Nhìn sông Chao Phraya nước đục chiều nay Có làm em nhớ đến sông Nhà Bè Nhớ những con lạch nhỏ Ðầy những rong rêu rác rưới Cống rãnh gập ghềnh Nước vẫn một màu đen nhưng là nước của em Sẽ không thể nào đen như thế mãi Khi cố bập bẹ vài ba tiếng Thái Có làm em nhớ thuở lên năm Ba bảo em đánh vần hai chữ Việt Nam Em cố gắng năm lần bảy lượt Nhưng cuối cùng dù sao em nói được Mẹ thưởng em bằng những chiếc hôn nồng Ba mBm cười hy vọng chảy mênh mông Ánh lửa tương lai đã bắt đầu nhen nhúm Ánh lửa ngày xưa Cho ngày mai tươi sáng Ðã tàn đi theo giông bão cuộc đời Sau những lúc đau thương da thịt rã rời Em có khóc một mình trong bóng tối Mỗi giọt lệ sẽ mang màu sám hối Mỗi lời rên chôn giấu những ăn năn Tóc thu buồn như những sợi oan khiên Trói lấy cuộc đời em nghiệt ngã Về đâu em chiều nay trên đất lạ Về đâu em mưa gió phủ đầy sông Người con gái Việt Nam trên đại lộ Sri Ayuthaya Ðang nhắm mắt nhìn đời trôi vô tận Lịch sử Việt Nam Vinh nhục thăng trầm bao nhiêu bận Nhưng chưa bao giờ đen tối hơn hôm nay Ông cha ta có khi phải xuống biển tìm ngọc trai Lên non tìm ngà voi trầm hương châu báu Có những lúc cả giòng sông thấm máu Có nhiều khi xương trắng gởi rừng sâu Nhưng chưa một lần trong bốn ngàn năm Có những cô gái Việt Nam Phải sang xứ người bán thân nuôi miệng Tủi nhục nầy không bao giờ rửa sạch Nỗi đau nầy không phải của riêng em Mà của mọi người còn một chút lương tâm Và còn biết thế nào là quốc nhục Ðêm nay anh viết nốt bài thơ Dẫu biết chẳng thể nào tới tay em được Thơ của anh Tâm sự của một người anh nhu nhược Giữa muôn vạn khổ đau chỉ biết đứng nhìn Lơ láo giữa chợ đời Vết thương nặng trong tim Anh vẫn ung dung như người khách lạ Nước Mỹ ấm no làm anh quên tất cả Quên bảy chục triệu đồng bào đang cảnh lầm than Quên đám em thơ lưu lạc bốn phương ngàn Quên cả chính anh với những đau thương thời thơ ấu Ngày anh đi mang hờn căm nung nấu Hẹn non sông một sớm sẽ quay về Ðem thanh bình gieo rắc vạn trời quê Ðem mạch sống ươm trên từng nắm đất Giấc mộng ngày xưa Dù anh không còn muốn nhắc Vẫn lạnh lùng sống lại giữa đêm mơ Anh đang khóc một mình Hay đang khóc trong thơ Không, chỉ hạt bụi vừa rơi vào trong mắt Hạt bụi đó chính là đời em đã mất.
Trần Trung Đạo
Nhớ Tháng Tư Đen
Nhớ tháng tư đen lại đến rồi Miền Nam đất Việt của tôi ơi Tự do công lý không còn nữa Cả nước chìm trong sắt máu thôi
Nhớ tháng tư đen lại đến rồi Làm sao quên được ngày ba mươi Cộng nô hỉ hả reo cờ đỏ Đỏ cháy con tim, đỏ chết người
Nhớ tháng tư đen lại đến rồi Miền Nam Cộng phỉ cưỡng lên ngôi Cho dân Miền Bắc tràn hoen lệ Hăm mốt năm trường đỏ mắt trôi
Vì dân Miền Bắc khổ nhiều rồi Nó cỡi trên đầu trên cổ thôi Cờ đỏ đến đâu chết đ n đó Sao vàng sao chổi quét tàn hơi
Vì dân Miền Bắc hiểu nhiều rồi Cộng Đảng hồng chuyên sắt máu thôi Cả Mẹ cả Cha còn tố khổ Cả con cả vợ, đổi trèo ngôi
Nó nói lo dân lo nước à Miệng mồm Cộng Đảng thật ch ua ngoa Nó la leo lẻo, lòa thiên hạ Xiềng xích ngục tù chật ních a
Dân đen mê ngủ nên gà mờ Khi tỉnh ra rồi, con cóc khô Nó lấp cửa hang, nó bịt miệng Thiên đường cộng sản, đừng nằm mơ
Miền Bắc trông chờ những ước mong Miền Nam phạt Bắc diệt cuồng vong Cho dân Miền Bắc ngoi đầu dậy Cùng với Miền Nam sưởi ấm lòng
Vậy mà ước vọng đành tiêu vong Vận nước điêu linh cuốn xoáy dòng Cuốn tiếp Miền Nam trôi nghiệt ngã Thế thì cả nước phải long đong
Vậy mà thế giới vẫn ba hoa Phản chiến, hùa theo giải phóng ma Quỷ đỏ cười khì, rung chễm chệ Lọt tròng, vùng vẫy thoát sao ra
Vậy mà quốc tế xụi tai lơ Giả điếc giả câm giả ỡm ờ Hiệp định Paris thua giấy lộn Chính em chính trị quá ngây thơ
Uỷ Ban đình chiến với đình tranh Hòa hợp sa lông đắp chiếu mành Hòa giải ngu ngơ trùm chiếu rách Bó tay, cho Cộng Sản tung hoành
Khởi lệnh ùn ùn tổng tấn công Miền Nam hết thở, chống tay không Một giàn k kết, câm như hến Bài học muôn đời, đừng ngóng trông
Làm sao thoát khỏi tháng tư đen Không trước thì sau gió trước đèn Chút lửa lập lòe dầu cạn sạch Lóe lên rồi tắt ngúm đêm đen
Mỗi năm, lại nhớ tháng tư đen Trường hợp ba mươi, phải tối tăm Đom đóm đêm đen, nên cả nước Ngập chìm thống khổ, sống hờn căm
Mỗi năm, lại nhớ tháng tư đen Trùng hợp ba mươi, không có đèn Trăng lặn, sao mờ, thêm tối mịt Toàn dân nước Việt làm sao quên
Tháng Tư, đâu phải chỉ Miền Nam Miền Bắc trầm kha đã thiết ngàm Hiệp định Genève đà siết họng Paris thêm nữa, biết sao cam
Hăm mốt năm, xương máu Bắc Nam Đổ sông đổ biển, mộng tiêu tan Âm linh tử sĩ mờ sương khói Tức tưởi hồn đau ngập suối vàng
Hăm mốt năm, dân chúng Bắc Nam Hiền Lương Bến Hải sóng lăn tăn Không nhòa máu lệ hai bờ nước Thêm tháng tư đen, chấm dấu than !
Dấu than lịch sử nhớ nghe em Nghe chị, nghe anh, đừng có quên Cho đến khi nào, lật sử mới Việt Nam mới hết những hoang tàn
Cái tháng tư đen, nhớ rõ ràng Hễ ai, là máu đỏ da vàng Hễ ai, là cháu con Hồng Lạc Còn dính trong người chút Việt Nam
Không phải một năm, hay chục năm Hai mươi, hay đã ba mươi năm Cho dù đến bốn, năm mươi nữa Trang sử lật qua, mới hết ngàm
Lúc đó, người dân cả nước mình Nhòa trong mắt lệ, khóc quang vinh Nắm tay thắm thiết, chan tình tự Vì quá oan khiên, khổ cực hình
Lúc đó, người dân cả nước mình Mới nghe tiếng nói của chân tình Mới cười chan chứa trong ánh mắt Vì quá tai ương, phải lặng thinh
Lúc đó, người dân cả nước ta Trong ngoài trổi khúc khải hoàn ca Bài ca thắm thiết tình dân tộc Tổ quốc Việt Nam đã thái hòa
Lúc đó, người dân cả nước ta Bài ca thống nhất mới hùng ca Diễu hành trên khắp non sông Việt Dân tộc Việt Nam đã thái hòa
Thế thì, dấu mốc tháng tư đen Đừng đổ cho ai, quá cũ mèm Dù đỏ, dù đen, hay xám xịt Chụp tai, chụp mũ, chỉ kèm nhem
Thế thì, dấu mốc tháng tư đen Dân tộc Việt Nam phải thắp đèn Thắp đến khi nào trời sáng lại Việt Nam sông núi tỏa hồn thiêng.
Viết cho 30 tháng 4 năm 2009 Thấu Tâm Can
Kách mạng! Thái Hữu Tình (Thân tặng các nhà sử học) (1) Cách mạng là cách mạng gì đây? Phong kiến cũ tàn phong kiến mới lên thay Vua mới tệ gấp trăm lần vua cũ. Quân chủ khoác áo choàng dân chủ Tiền với quyền ôm gọn trong tay Miệng rao đạo đức suốt ngày, và ăn rất bẫm. Rất chuyên chính, rất độc tôn Nhưng chẳng bao giờ xưng Trẫm! Giọng ngọt mía lùi Thít lại thành gông! * Kẻ thống trị nhân danh bị trị Nên dân lành mất chỗ Phải trở thành “ông chủ” vô quyền Phải ở nhờ trên mảnh đất tổ tiên, do “đầy tớ” quản. Bị “đầy tớ” đặt tay lên vai, ve vãn Là “ông chủ” toát mồ hôi trán. Cách mạng là cách mạng gì đây? * Đánh tráo hết, tất cả thành lộn ngược Cái của mình bỗng hoá của ai Nhung nhúc quan tham Đạo đức suy đồi Dối trá hồn nhiên Tội ác ngang nhiên Đồng loại thản nhiên Không một ai được quyền… Biết nhục ! Cách mạng l0 cách mạng gì đây? * “Đảng chỉ tay, Quốc hội giơ tay, Mặt trận vỗ tay, Chính phủ kh oanh tay, Quốc doanh ngửa tay, Tội phạm ngoặc tay, Công an còng tay, Báo chí chùn tay, Trí thức phẩy tay, Quan chức đầy tay, Dân trắng tay…” * Cách mạng là cách mạng gì đây? Giành Độc Lập, dứt cơn Pháp thuộc Nay mối nguy Bắc thuộc lại bày Gây họa mới cho dân cho nước Cách mạng là cách mạng gì đây? * So sánh chi người theo cách mạng Với đoàn người đi làm cách mạng? Ai buồn ai tủi Ai công ai tội hơn ai? Một cơn ảo giác lên đồng Bừng mắt dậy Có, không, không, có… Giá của những xương rơi máu đổ. Mọi điều sáng tỏ Sự thật rõ ràng Chỉ có hào quang là giả ! Lượn lờ, nịnh khéo làm chi? 24-3-2009 Thái Hữu Tình |