Qua muôn dặm tới miền xa lạ Mây khói còn vương dấu vó câụ Một khởi phóng hỡi linh Bách Mã, Từ ngàn xưa vượt tới ngàn saụ HNL Lên hết 144 bậc thềm, Quân mới nhìn rõ toàn cảnh tòa lâu đài, kiến trúc theo lối cổ với năm vòm tháp. Khá đông du khách hiếu kỳ đến thành phố Hoa Hồng này đã mua vé vào cửa Lâu Ðài X. để tận mắt chứng kiến khung cảnh sống của một gia đình từng nổi danh tại địa phương hồi trên nửa thế kỷ về trước. Từng tốp khoảng vài chục người được hướng dẫn viên đưa đi coi từ dưới lên lầu chót của tòa lâu đài rồi theo mũi tên chỉ lối xuống và ra chỗ đậu xe. Quân đã chứng kiến những căn phòng bầy biện theo cung cách ngày xưa, cũng không có gì đặc biệt lắm so với những tòa nhà cổ kính bên châu Âu mà Quân đã biết. Duy khi thoạt bước vào căn phòng chót, Quân rất ngạc nhiên khi thấy trên tường có treo Bức Tranh Bách Mã quen thuộc, tuy rằng bức tranh ở đây không có thêm vài hàng đề tặng… Chỉ ít phút đừng chân trong phòng tranh, Quân đã hồi tưởng đầy đủ câu chuyện ngày xưạ..
Quân mua bức tranh này trong một kiosque bán đồ sơn mài trên đường Nguyễn Huệ Sài Gòn. Bức tranh được cuộn tròn trong chiếc ống sơn màu nâu nhạt.
Khi về nhà trải bức tranh để lồng kính, Quân mới nhìn kỹ bức tranh thì thấy có hai dòng chữ ghi bằng bút bi phía dưới, bên góc trái: Kính mừng sinh nhựt anh Hà Ðản.26-XII và chữ ký tên rất dễ đọc: Bạch Lan Thì ra đây là bức tranh đã được mua đi bán lại. Trước khi treo bức tranh lên tường, Quân đã tò mò đếm đủ 100 đầu ngựa, trải treo chiều ngang 60 X 100 cm đúng như tên của bức tranh bằng chữ Hán: “Bách Mã Tề Phi” cùng với triện son và ký hiệu của một họa sĩ Ðài Bắc (Trung Hoa Dân Quốc). Thực ra, Quân chỉ muốn mua 1 bức tranh ngựa, dù là vẽ 1 con. Không phải Quân tin điều mà người Trung Hoa thường viết trên những thiệp hồng: “Mã Ðáo Thành Công” để chúc nhau, mà chỉ vì Quân tuổi Ngọ. Sau khi bức tranh được treo lên, anh đứng ngắm coi và khi toan quay bước, thốt nhiên anh thoáng thấy có điều gì khác thường. Anh lui trở lại vị trí cũ, mắt vẫn không rời bức tranh. Rõ ràng, anh nhận ra là những mông ngựa đều xoay theo tầm nhìn của mình. Anh thử đưa bước chân qua trái, rồi qua phải, vẫn chiếc mông ngựa di chuyển qua lạị Anh rất thích thú điều này, nên mỗi lần trước khi đi làm hay vừa về nhà, anh đều đứng trước bức tranh rồi di chuyển qua hai bên để nhìn những mông ngựa xoay theo tàm mắt. Bé Mai, con gái Út 5 tuổi của anh, hỏi: - Ba nhìn bức tranh hoài, không chán saỏ Anh tươi cười: - Nè, con lại đây ba biểu! Con bé đến gần anh. - Con thấy con ngựa lớn nhứt không? - Thấy, thưa Ba! - Bây giờ mắt con nhìn mông nó, còn chân con bước qua tráị Con có thấy mông ngựa xoay theo bước chân của con không? - Thấỵ sao ngộ quá, Ba! Quân vui vẻ: - Cho nên Ba cứ nhìn bức tranh hoài! Thế rồi nhiều lần Quân thấy con nhỏ cũng đứng nhìn bức tranh, xê qua xê lại y hệt … ông già nó! Cho đến một buổi chiều, anh còn làm việc, thì bé Mai kêu điện thoại đến Sở: - Thưa Ba, có một cô vừa ghé nhà mình. Cổ ngỏ ý muốn chờ gặp Ba để có chuyện muốn thưa với Bạ Má biểu con mời khách dùng trà rồi báo tin cho Ba haỵ - Con nói lại với cô, là rất tiếc chiều nay Ba đã có hẹn nên sẽ về muộn. Vậy mời cô ấy tới vào trưa chủ nhật nàỵ.. Nhưng cô khách không y hẹn, mà Quân cũng sẽ quên chuyện đó, nếu khá lâu sau đó anh không nhận được bức thư có đóng nhật ấn bưu điện Nha Trang: Ngày…. Kính ông, Tôi là Hà Mỹ Lệ, người mà mấy tháng trước đây đã đến thăm ông, nhưng rất tiếc chưa được hân hạnh gặp ông, sau đó lại lỗi hẹn vì ngày chủ nhật kế tiếp, tôi có việc gia đình phải về Nha Trang. Bữa nay xin gửi thư này với lời kính thăm của tôi, mong ông không cho là đường đột. Vậy xin kể hầu ông, nguyên do nào thúc đẩy tôi tìm ông. Bữa tôi đến và được bà nhà và cô em niềm nở tiếp đón, đã là lần thứ hai. Lần đầu, nhân có việc đi qua ngõ trường học, tôi thoáng thấy bên trong một căn nhà có treo bức tranh quen thuộc.. Ðây cũng là tôi có duyên với con đường nhỏ lát đá chạy qua nhà ông. Căn nhà của gia đình ông có bức tường thấp mà chân tương cũng là lề đường đị Khách đi qua có thể dễ dàng nhìn thấy bức tranh treo cạnh chiếc đồng hồ quả lắc có những chữ số La Mã. Cách đây mấy năm, trên tường trong phòng khách nhà tôi cũng đã treo một bức tranh y hệt bức tranh mà tôi đã trông thấy tại nhà ông. Y hệt, vì khi dừng chân lại để nhìn vào, tôi còn nhận ra, tuy không rõ lắm, mấy dòng chữ đề tặng nữa. Ðó là nguyên do mà tôi đã có mặt trong nhà ông để nhìn rõ mấy dòng chữ ấy. Thưa Ông, xin ông rộng lượng thứ lỗi vì cần phải trình bầy chi tiết để ông cảm thông cho. Theo ý nghĩ chủ quan của tôi thì … Bức Tranh Bách Mã được treo trong nhà ông cũng chính là bức tranh của Ba tôi đã thất lạc từ nhiều năm nay sau một vụ trộm mà nhiều người ở Khánh Hòa đều nghe nói. Câu chuyện là vào một đêm mà gia đình chúng tôi vắng mặt, kẻ trộm đã khuân đi tát cả những đồ vật đắt tiền, kể cả bức tranh treo trên tường vốn không đáng giá bao nhiêu. Nhưng đó lại là kỷ vật mà sinh thời Ba tôi rất trân trọng. Chúng tôi đã nhận được một vài món đồ sau đó được đem bầy bán tại Chợ Trời gần ga xe lửa. Nhưng không thấy bức tranh để mua lại. Cho nên khi nhận ra bức tranh đang được treo tại nhà ông, tôi nghĩ ngay là kẻ gian đã mang vô bán tại Sài Gòn và ông đã mua được. Tôi biết là bức tranh hiện đang thuộc quyền sở hữu của ông. Việc tôi ngỏ ý có thể thành công mà cũng có thể thất bại. Thành công, nếu được ông hào phóng và cảm thông, ban ơn cho tôi được nhận bức tranh này, để tôi giữ được di vật của Cha mình. Thất bại, nếu bức tranh đối với ông cũng quan trọng vì một lý do nào đó, ông sẽ từ chối đề nghị của tôi. Dù thành công hay thất bại, tôi cũng tư an ủi là đẵ làm hết sức mình. Tôi nóng lòng chờ mong hồi âm của ông. Xin tạ ơn ông. Trân trọng kính chúc ông và bửu quyến vạn an. Kính thư, Hà Mỹ Lệ Hộp thu lưu trữ Ty Bưu Ðiện NT.
Thưa cô Mỹ Lệ, Nếu bức tranh quả thực quan trọng đối với cô như đã viết trong thư, tôi rất sẵn sàng tặng lại cô. Khi có dịp trở lại Sài Gòn, xin mời cô ghé tệ xá để nhận bức tranh. Tôi sẽ nhớ dặn trước người nhà điều này. Mong cô đừng câu nệ. Kính chúc vạn an. Phạm Quân.
Ngày…. Kính Ông, Ðầu tiên, tôi vô cùng cảm tạ ông, đã cho tôi nhận Bức Tranh Bách Mã do tấm lồng hào hiệp của ông. Bức Tranh sẽ được treo cạnh bàn thờ Ba tôi. Sau, để đáp lại thạnh tình của ông, tôi có ít dòng tâm sự muốn kể hầu ông. Bức Tranh Bách Mã là một kỷ niệm mà Ba tôi đã nhận tư tay Dì Bạch Lan. Theo thương tình, đứa con gái mất Mẹ ít khi trân trọng tình yêu của người Cha với một phụ nữ khác. Nhưng có lẽ tôi là kẻ hơi khác đời! Mẹ tôi mất khi tôi đủ trí khôn để nhận ra niềm đau tột cùng của Ba tôi. Ông héo hon đi sau tang lễ. Nhiều khi đang ngồi nói chuyện với tôi, bỗng ông nức lên, nghẹn ngào: - Sao mình lại bỏ anh và con? Tôi không biết làm gì để an ủi ông, mà chính ông lại an ủi tôi: - Mỹ Lệ à! Ba xin lỗi vì đã không giữ được Mẹ cho con! Bây giờ Ba có thương con gấp bội cũng không thể nào thay được tình mãu tử. Tôi ôm chặt Ba và tự nhủ sẽ làm tất cả những gì để ông được vui. Ba tôi mới 50 tuổi. Còn trẻ lắm., Ông không thể “gà trống nuôi con” mãi được. Nhưng Ba yêu Mẹ như vậy thì người phụ nữ nào thay được Mẹ để Ông lại có được hạnh phúc? Ba tôi có hạnh phúc là tôi có hạnh phúc. Tôi phải tìm cho Ba tôi một phụ nữ thích hợp, hy vọng Ông chấp nhận. Nhưng đứa con gái khờ khạo như tôi làm sao tìm ra được người phụ nữ như thế? Ngày đêm tôi cầu nguyện cho Ba. Và thành tâm của tôi đã được các đấng Thiêng Liêng ban ơn. Ðó là Dì Bạch Lan, mà tôi thường kêu là Dì Hai, người bạn chí thiết của Mẹ tôi. Trong tang lễ Mẹ tôi, dì Bạch Lan đã tất bật hơn cả những người thân trong gia đình. Một ngày kia, tôi đến thăm Dì tại nhà riêng. - Mỹ Lệ! Thật bất ngờ được cháu đến thăm. Ba cháu khỏe không? Vui không? Tôi vui vẻ: - Cảm ơn dì Hai, ba cháu khỏe, nhưng không vui! - Hẳn nhiên. Ba cháu còn luôn tưởng nhớ Mẹ cháu. Rồi Dì kéo tôi ngồi kề bên, dịu dàng: - Thời buổi này thiệt khó mà kiếm ra một người đờn ông có tình nghĩa với bà vợ đã mất như ba cháu. Tôi nắm chặt tay Dì: - Cháu có điều này muốn nói với dì Hai. Nhưng.. Dì khuyến khích tôi: - Cứ nói, cháu đừng ngại. Dì rất vui nếu giúp được chuyện gì cho cháu. Tôi mạnh dạn: - Thưa dì Hai, cháu e ngại vì câu chuyện sẽ… thiệt thòi cho Dì, nếu lời cầu mong của cháu được Dì chấp nhận… - Dì không ngại bị thiệt thòi. Hãy coi dì như người thân trong gia đình cháu. - Dì Hai ơi! Hiện nay Ba cháu sống như một thân cây cằn cỗi vì lẽ sống của Ông là Mẹ cháu đã không còn nữa. Cháu dù yêu Ba vô cùng, sẽ không thể nào thay thế Mẹ được. Cháu nghĩ rằng, vì hạnh phúc cuối đời của Ba cháu, cũng chính là hạnh phúc của cháu, phải tìm cách thế nào cho Ba cháu tiếp tục được một bàn tay chăm sóc, an ủi. Ba cháu còn trẻ, đâu thể vì quá yêu Mẹ cháu mà héo hon đi, rồi sẽ có một ngày suy sụp. Vì Ba, cháu phải làm tất cả những gì có thể làm được để Ông có hạnh phúc. Cháu nghĩ ngay đến Dì Hai. Dì là người thích hợp với Ông nhứt. Nhưng Dì chưa từng lập gia đình, như vậy sẽ thiệt thòi cho Dì. Ðó là chưa nói đến chuyện cháu không hiểu tình cảm của Dì dành cho Ba cháu ra sao. Cháu đã cầu nguyện nhiều, đã khẩn xin các Ðấng Thiêng Liêng phò hộ Ba cháu. Hôm nay cháu cầu cứu Dì Hai. Tôi nghe rõ tiếng Dì thở dài. Dì ôm tôi vào lòng, để tay trên đầu tôi: - Cháu Mỹ Lệ mến thương của dì. Thế này nhé! Dì sẽ dành nhiều thời gian đến thăm Ba cháu. Dì sẽ dò ý coi phản ứng của Ba cháu. Nếu Ba cháu vui vẻ và coi dì như thân hữu, dì cũng sẽ hỏi lòng mình, coi tình cảm mà dì dành cho Ba cháu đến mức độ nào. Nếu dí có thể an ủi được Ba cháu,thì đừng nói đến chuyện thiệt hơn. Dì rất kính trọng Ba cháu và hâm mộ tình nghĩa vợ chồng thủy chung mà Ôâng đã dành cho Mẹ cháu.. Tôi nghẹn ngào ôm chặt Dì: - Cháu đội ơn Dì! Cháu đội ơn Dì! Một buổi chiều, sau khi tan sở, Ba tôi đang ngồi coi báo trong phòng khách thì Dì Bạch Lan ghé thăm. - Thưa anh, hồi nãy trên đường về, bỗng nhiên tôi sực nhớ ngày mai là sanh nhựt của anh. Tôi vô hiệu sách trên đường Ðộc lập định mua một tấm thiệp để gửi mừng sanh nhựt anh. Nhưng thấy trên tường hiệu sách có treo bức tranh phù hợp với năm sanh của anh. Tôi nghĩ là nên đem tới để xin anh vui lường nhận Bức Tranh Bách Mã này, như chút lòng thành của tôi, chúc anh sức khỏe và thành công. Ba tôi vui vẻ nhận món quà rất có ý nghĩa đối với Ông, ngỏ lời cảm ơn Dì Bạch Lan. Tôi được chứng kiến khung cảnh đó và nhanh miệng mời Dì ở lại ăn với cha con tôi một bữa cơm. Bức tranh được treo trên tường. Tôi đọc và nhớ mãi mấy lời đề tặng: “Kính chúc Anh Hà Mỹ Sanh nhựt 26 - XII vui vẻ” (cùng với chữ ký rất dễ đọc:) Bạch Lan. Sau đó, Dì Hai thường ghé thăm Ba con tôi. Theo tôi nhận xét thì Ba tôi cũng có nhiều cảm tình với Dì. Tôi tiếp tục theo đuổi nguyện vọng của mình, vun đắp tình cảm giữa hai người. Tôi thiết tha cầu mong Dì sẽ là người thay thế Mẹ để đem lại hạnh phúc cho Ba tôi trong quãng đời còn lại. Nhưng thưa ông, người tính không bằng trời tính. Sau một cơn đau tim, Ba tôi dột ngột ra đi theo Mẹ tôi. Tôi đã khóc ngất trong vòng tay dì Bạch Lan. Từ đó, Dì toàn mặc đồ đen khi ra ngoài, kể cả khi đi làm. Dì thường đến thắp hương trước di ảnh Ba Mẹ tôi và luôn an ủi đứa con mồ côi này. Bất hạnh còn đến với tôi, như đã thưa trên đây, Bức Tranh Bách Mã đã bị kẻ gian đem đi mất. Thưa ông, Một lần nữa, xin ông vui lòng nhận lòng biết ơn sâu sa của tôi khi đã cho tôi nhận lại bức tranh. Từ nay, tôi có được đầy đủ các hình ảnh kỷ niệm về Ba Mẹ tôi, về dì Bạch Lan, người mà lẽ ra đã là kế mẫu của tôi. Ðôi lúc tôi còn tự nghĩ rằng nếu dì đã cúng cha tôi chung sống, biết đâu cha tôi đã không gục ngã. Kính chúc ông và bửu quyến an khang, vạn phước. Hà Mỹ Lệ * Nếu không phải đi theo đoàn du khách, Quân còn đứng lại để nhìn bức tranh mà dù bước qua trái hay phải, vẫn thấy mông những con ngựa xoay theo tầm nhìn của mình. Trước khi lái xe trở lại thành phố, Quân còn quay lại ngắm tòa lâu đài nổi bật trên nền trời xanh với một giải mây vàng, nhộm ánh nắng tà ngời sáng long lanh, hắt xuống ngọn tháp chính giữa. Thế giới này thiệt là gần, trong tòa lâu đài tại một thành phố ở Bắc Mỹ, lại có họa phẩm có xuất xứ từ bán đảo Ðài Loan: Bức Tranh Bách Mã. Quân đã từng có một ấn bản như thế tại nhà mình, với câu chuyện một acô gái muốn Cha mình có hạnh phúc sau khi Mẹ cô không còn nữa. Vì như cô đã tâm sự với tôi: hạnh phúc của Ông cũng chính là hạnh phúc của Cô. Hoàng Ngọc Liên
Giới thiệu: Nhà văn Hoàng Ngọc Liên sinh ngày 01 tháng 12 năm 1930 tại Ninh Bình. Ông khởi viết năm 1952, di cư vào Nam 1954 cựu sĩ quan cấp Trung tá VNCH, binh chủng nhảy dù (tốt nghiệp khóa 3 phụ Thủ Ðức). Hiện nay ông định cư tại Hoa Kỳ Tác phẩm đã xuất bản: Hình ảnh những mùa Trăng (tập truyện, Nam Sơn ,1959) Nhớ Thương (thơ, giao điểm, 1964) Khung Trời Tưởng Nhớ (thơ, Trí Dũng, 1966) Ðoàn Quân Mũ đỏ (truyện dài, Chấn Mỹ, 1969) Theo Bước Chân Anh đi (truyện dài, Khai Trí,1972) Tuyến Lửa đầu (phóng sự, Khai Trí 1974) Viên đạn Cuối Cùng (tản văn, Văn Tuyển, 2000) |