Trời Hại Mới Chết |
Tác Giả: Đào Văn Bình |
Thứ Hai, 01 Tháng 6 Năm 2009 21:38 |
Câu chuyện bắt đầu vào bữa Cúng Đình An Hội, Tỉnh Bến Tre mùa xuân năm 1920. Đây là ngày lễ hội quan trọng cho nên ngoài các ông hương cả, hội đồng, thương gia có máu mặt, ban tổ chức còn cho mời những viên chức quan trọng của tỉnh. Trong số thực khách, nổi bật nhất có Cậu Út Giồng Trôm và Cậu Tư Albert – Phó Sở Mật Thám. Cậu Út Giồng Trôm năm nay khoảng ngoài ba mươi. Cậu có tác phong tàng tàng kiểu Ông Già Ba Tri. Mặc dù theo theo Tây học nhưng cậu lại không mặc đồ Tây mà lại thích mặc áo bà ba, đi guốc. Nghe nói cậu đậu kỹ sư của một trường nào đó ở bên Pháp nhưng khi về nước cậu lại chơi ngông bằng cách treo mảnh bằng trên vách cho bà con ngắm chơi mà chẳng thèm đi làm. Điều này thì cũng dễ hiểu vì với số tiền và ruộng đất do Ông Hội Đồng Tiếng – cha cậu để lại thì cậu có ngồi đó ăn chơi phung phí thêm dăm mười năm nữa cũng chẳng suy chuyển gì. Còn Cậu Tư Albert năm nay cũng khoảng ngoài ba mươi. Cậu đậu bằng Bắc-Đơ nhưng nhờ thế lực của cha làm ở Phủ Toàn Quyền mà được đề bạt vào một chức vụ đầy quyền thế của tỉnh. Cậu để ria mép, mặc com-lê trắng, đầu đội mũ phớt trắng, miệng ngậm chiếc ống đót bằng ngà voi cho nên cậu trông giống như một tay chơi phong lưu mã thượng ở Ma Cao. Dù bề ngoài có vẻ hào hoa phong nhã như vậy, nhưng những ai đã vào Sở Mật Thám gặp cậu thì khi về nhà gia đình chuẩn bị mua áo quan là vừa. Theo thông lệ, sau buổi tế lễ, quan khách và các vị bô lão sẽ ăn uống, nếu ai muốn sẽ ở lại xem hát chầu vào buổi tối, còn không thì vui vẻ ra về. Thế nhưng không hiểu sao năm nay các cụ lại hăng hái bàn tán về chuyện Nhạc Phi – Tần Cối. Rồi cuộc tranh luận mỗi lúc mỗi trở nên gay cấn rồi trở thành gần như một cuộc đấu khẩu. Điều này cũng thường xảy ra vì khi làng nước chẳng có chuyện gì để bàn thì chuyện vớ vẩn lại trở thành chuyện quan trọng. Khi cuộc tranh luận sắp đi vào bế tắc thì một cụ bô lão hướng về Cậu Út để thỉnh ý vì với kiến thức Tây học chắc cậu phải thông thái hơn người thường. Trong suốt bữa tiệc, để giữ gìn uy thế của người trưởng thượng, Cậu Út chỉ ngồi đó ăn uống và rất ít nói. Thế nhưng không hiểu do một nguồn hứng khởi nào mà cậu lại lên tiếng: - Trời hại mới chết. Chẳng qua số mệnh của Nhạc Phi hết rồi chứ Tần Cối làm sao hại được Nhạc Phi ? Còn Cậu Tư Albert, trong thâm tâm cậu cũng hiểu rằng đây chỉ là chuyện tầm phào nhưng nghe Cậu Út nói thế, có thể do tuổi trẻ khí huyết còn phương cương cậu cũng lên tiếng bình luận chơi: - Trời sao hại được người ? Tần Cối lúc đó quyền thế đầy mình, Nhạc Phi hữu dõng vô mưu, ngu trung chết là đáng đời ! Nghe Cậu Tư Albert nói vậy, đáng lý ra Cậu Út cũng chẳng nên tranh luận thêm làm gì. Thế nhưng giữa nơi nhĩ mục quan chiêm, làng nước hiện diện đông đủ thì hơn nhau một lời nói quả là danh dự trọng đại, cho nên Cậu Út cười gằn, nói: - Mỏa nói Trời hại mới chết. Toa muốn cá không? Nè nói cho cùng ra trên đời này chẳng thằng nào làm được thằng nào cái gì cả ! Thực ra khi nói câu này Cậu Út chỉ có ý triết lý vụn. Nhưng đối với Cậu Tư Albert thì đây có thể là lời nói kháy vì dù sao cậu cũng là quan chức cao cấp của tỉnh với quyền sinh sát trong tay cho nên tự ái nổi dậy, cậu công kích ngay vào cái sở học của Cậu Út : - Mỏa không ngờ toa đã du học nước Đại Pháp mà tư tưởng lạc hậu như vậy. Trời là mây, là trăng, là gió, là không khí làm sao hại được người ? Chỉ có người mới hại được người thôi! Lời nói của Cậu Tư Albert như dầu đổ thêm vào lửa khiến Cậu Út không còn dằn được nữa. Cậu đứng dậy xổ một tràng tiếng Tây rồi Cậu Tư Albert cũng đáp lại bằng một tràng tiếng Tây rồi cuộc cãi vã mỗi lúc mỗi trở nên gay cấn. Rồi Cậu Út lấy trong người ra một tờ giấy hí hoáy viết cái gì đó. Rồi Cậu Tư Albert đùng đùng ký tên vào, rồi hai người bắt tay nhau, rồi Cậu Tư hầm hầm bỏ ra về trước con mắt ngạc nhiên, kinh hãi của các cụ bô lão. Vì hai người xổ toàn tiếng Tây cho nên thực khách không ai biết câu chuyện diễn tiến như thế nào. May nhờ một ông thông ngôn ở Tòa Bố diện diện trong bữa tiệc mà làng nước mới biết được khúc đuôi của câu chuyện như sau: Sau khi bị công kích, Cậu Út tức giận rút trong người ra một tờ giấy trong đó cậu cam kết để cho Cậu Tư Albert muốn làm gì thì làm, muốn hại gì thì hại, không thèm thưa gửi gì hết để xem cậu có chết không vì cậu tin rằng “Trời hại mới chết”. Ngược lại nếu cậu không chết thì Cậu Tư phải tới vòng tay xin lỗi thì cậu mới chịu bỏ qua chuyện này. Còn Cậu Tư Albert vì tự ái cũng ký tên vào đó để thực hiện một cuộc đánh cá vô tiền khoáng hậu. Câu chuyện khởi đầu chỉ là một vài lời nói rỡn chơi sau diễn biến ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Thế mới hay tự ái là một cái gì thật ghê gớm. Biết bao nhiêu thảm họa chết chóc, đổ vỡ trên cõi đời này là do chút tự ái, chứ bản chất của sự việc chưa hẳn là chân lý đúng sai hoặc ích nước lợi nhà. Thế nhưng con người không thể sống mà không có tự ái. Tự ái đôi khi còn to lớn hơn tài sản và sinh mệnh của con người. Tại sao lại có bức hình oan nghiệt và những bức thư như thế vào giữa giờ phút quan trọng này? Số là từ năm 1904 khi Hải Quân Thiên Hoàng đánh tan Hạm Đội Hải Sâm Uy của Nga tại Eo Biển Lữ Thuận thì Nhật Bản thoát khỏi tự ti mặc cảm của người da vàng và bắt đầu xây dựng giấc mộng Đại Đông Á mà trong đó trụ cột là ba nước Đông Dương Việt-Mên-Lào. Vào thời điểm này người Pháp đã xây dựng được một nền thuộc địa vững vàng tại Đông Dương và bắt đầu nghĩ đến chuyện thi ân bố đức cũng như tìm cách ”khai sáng văn minh” cho người bản xứ bằng cách cho thanh niên ba nước xuất dương du học mà trong đó đa số là con cái của các quan lại Việt Nam làm tay sai cho Thực Dân Pháp và con cái của các đại điền chủ Miền Nam. Với bản tính thông minh hiếu học cố hữu của người Việt và với thói quen tiêu tiền như nước của các công tử, các cậu thanh niên này đã làm cho mấy cô đầm Pháp lác cả mắt và từ đó nảy nở khá nhiều mối tình lãng mạn. Nhìn thấy trong tương lai các du học sinh này sẽ trở thành các nhà đại trí thức của ba nước Đông Dương và sẽ giữ vai trò chính trị quan trọng của đất nước cho nên Thiên Hoàng đã ra lệnh cho tuyển những cô gái đẹp của các con nhà quyền quý Nhật Bản và gửi đi du học Pháp. Nhiệm vụ của các cô gái này không phải là làm gián điệp nhưng phải tìm cách làm quen với các du học sinh để cấy một hạt nhân tình cảm sau này khi Quân Đội Thiên Hoàng có mặt tại đây. Do đó nếu cách đây mười năm, Cậu Út Giồng Trôm, trong tỉnh cảnh cô đơn của một du học sinh trẻ tuổi xa nhà, giữa nơi mùa đông tuyết phủ lạnh giá, có yêu một cô bạn gái Nhật Bản xinh như mộng và dễ thương như một con búp-bê thì cũng là chuyện thường tình. Rồi vào năm 1915 sau khi tốt nghiệp, trước khi Cậu Út lên đường về nước, Dư Thảo Chi đã mời cậu thăm viếng Nhật Bản trong vòng một tháng. Cậu trú ngụ tại nhà thân phụ của nàng tại Đông Kinh, thăm viếng những danh lam thắng cảnh của Xứ Phù Tang Tam Đảo, chụp hình lưu niệm với gia đình để ghi nhớ những ngày tháng thật đẹp - nhưng qua rất nhanh. Ngày Cậu Út xuống tàu rời Cảng Đông Kinh để trở về Việt Nam chắc phải là buổi chia ly đẫm lệ của đôi tình nhân trẻ phải vĩnh viễn xa nhau. Từ đó và cả sau này dù đã lập gia đình, Dư Thảo Chi vẫn thường viết thư cho cậu vì mối tình đầu bao giờ cũng là mối tình bất diệt. Cậu Út cũng đã cho trưng tấm hình đó ở phòng khách đã năm năm rồi mà cũng “chẳng chết thằng Tây nào” và cũng chẳng ai thắc mắc gì. Nhưng có ngờ đâu một chi tiết rất nhỏ, một hình ảnh vớ vẩn chẳng ra chi nhưng nếu do thù oán thì nó có thể được khuyếch đại thành bằng chứng tày trời để hại nhau. Tin Cậu Út Giồng Trôm sắp bị giải qua Tòa Đề Hình Áo Đỏ Mỹ Tho vì tội phản nghịch chống lại nước Đại Pháp loan đi như một trái bom nổ. Ai cũng biết đây chỉ là hậu quả thảm khốc của cuộc tranh luận tại bữa cúng Đình An Hội hôm nào nhưng người ta chỉ biết nhỏ to bàn tán chứ không dám có một phản ứng gì. Gia đình biết Cậu Út bị hàm oan cho nên đã lên tận Sài Gòn để mướn thầy kiện người Pháp cãi cho cậu. Thế nhưng Cậu Út lại là người ngang bướng khác thường. Giữa phiên tòa đông nghẹt người, thay vì lên tiếng phản cung, cậu lại dõng dạc tự nhận mình chính là thủ lãnh của Phong Trào Đông Du Tỉnh Bến Tre, còn cậu thanh niên kia chỉ là người thừa hành. Thực ra Phong Trào Đông Du đã phát triển mạnh mẽ tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ mà Chính Quyền Bảo Hộ không sao đàn áp được. Thế nhưng vì Nam Kỳ là đất trực trị cho nên Toàn Quyền Đông Dương không muốn người dân vùng này chống lại nước Đại Pháp cho nên đã ra lệnh cho khắp nơi phải thẳng tay trừng trị để làm gương. Do đó sau khi nghị án, Tòa Đề Hình Áo Đỏ Mỹ Tho đã tuyên án Cậu Út khổ sai chung thân, lưu đày Côn Đảo vì tội phản nghịch. Với bản án nghe lạnh tóc gáy như thế mà Cậu Út chỉ cười xòa. Trước khi bị còng tay để dẫn giải ra xe bít bùng, cậu còn ngoái cổ lại nói với Cậu Tư Albert: - Nè, mỏa vẫn chưa chết ! Trời hại mới chết ! Mỏa vẫn còn giữ lời cá với toa đấy nhé ! Ngang tàng và bướng bỉnh như Cậu Út Giồng Trôm trên trời dưới thế này có lẽ chỉ có một. Quả đúng như vậy. Hôm nổ ra cuộc đảo chánh, Cậu Tư Albert may mắn không có mặt ở Sở Mật Thám cho nên đã chạy thoát và hiện đang nương náu ở nhà người chú vốn là một điền chủ. Để cho người đời không còn nhận ra, Cậu Tư Albert đã trút bỏ bộ đồ Tây, cạo bỏ bộ ria mép và khoác lên người bộ đồ bà ba của người nông dân bình thường. Lúc này cậu gầy hẳn đi và trông hom hem như một ông già bảy mươi. Trong lúc sống như một tù nhân tại ngôi biệt thự của ông chú, Cậu Tư Albert tự hỏi tại sao cuộc đời lại trớ trêu đến thế ? Tại sao nước Đại Pháp lại có thể đầu hàng nhục nhã như vậy, hay đây là “trời hại cậu” ? Nhưng khi nhắc tới hai chữ “trời hại” cậu lại bực bội với ngay cả chính mình và liên tưởng ngay tới Cậu Út Giồng Trôm, cậu nghĩ : - Hai mươi lăm năm ngồi tù Côn Đảo thế mà nó không chết, ngày nay nó lại trở về đây với cương vị của kẻ chiến thắng ! Sao đời mình lại có thể diễn biến bi thảm như thế ? Phải chăng số mệnh mỗi con người đều do trời đất an bài và không một ai có thể tác động hoặc cải sửa được ? Ngày hôm qua ông chú đã khuyên: - Sao cháu tự ái quá vậy? Người khôn ngoan là người biết dẹp bỏ tự ái. Theo chú nghĩ cháu nên viết một bức thư cho thằng Út nhận mình thua cuộc và nhờ nó rộng lư ng che chở cho. Thằng Út là thằng quân tử, nó chỉ muốn thỏa mãn tự ái. Giờ đây nó là nhân vật quan trọng của tỉnh. Chỉ cần nó che chở thì cháu có thể qua khỏi vụ này hoặc chỉ bị giam giữ ít tháng rồi chú tìm cách cứu cháu ra. Lời của ông chú thật chí lý. Nhưng có một cái gì đó khó nói ở bên trong. Vì danh dự, cậu không thể xuống nước năn nỉ Cậu Út và cũng không thể sống bằng sự che chở của Cậu Út và cậu phải quyết định. Cậu Tư Albert ngồi ngay ngắn vào bàn rồi lấy bút thảo một bức thư gửi cho Cậu Út Giồng Trôm với nội dung như sau: Bạn Út thân mến, Cách đây hai mươi lăm năm, bằng thủ đoạn tàn độc nhất của kẻ có quyền thế moa đã âm mưu hại toa. Thực ra không phải vì lòng thù hận nhưng chỉ vì tự ái. Từ tự ái mà biến thành lòng thù hận. Moa không muốt mất mặt trước đám đông rồi sau đó lại không muốn mình là kẻ thua cuộc. Nhưng ngày hôm nay moa xác nhận moa là kẻ thua cuộc. Nhưng này bạn Út ơi bạn chớ vội mừng. Bạn chỉ là người thắng cuộc có một nửa thôi. Moa không giết được toa – tức là người không thể hại được người, nhưng Trời cũng không thể hại được người. Nếu như mỏa để bị bắt rồi bị giết đi thì người ta sẽ nói rằng Trời hại mỏa. Nhưng moa sẽ tự kết liễu đời mình để cho thấy Ông Trời không có liên quan gì đến trong vụ này cả. Một lần nữa moa xác định với toa là Trời không thể hại được người, chỉ có người mới hại được người thôi. Thân mến chào bạn, Sau đó Cậu Tư Albert viết một bức thư tuyệt mệnh gửi cho người chú và vợ con. Viết xong cậu rút khẩu súng lục trong người, kê vào thái dương và bóp cò. Thân hình cậu rung lên thật mạnh cùng với tiếng nổ chát chúa rồi đầu gục xuống bàn. Theo lời yêu cầu ghi trong thư tuyệt mệnh, bức thư đã được chuyển tới tay Cậu Út Giồng Trôm cũng trong ngày hôm đó. Đọc thư lên, Cậu Út kích động la lớn: - Ta đã nói rồi mà. Trời hại mới chết ! Trời hại mới chết ! Nói xong cậu cười ha hả, cười đến giàn giụa cả nước mắt. Nhưng cậu có biết đâu sau hai mươi năm năm ngồi ở Côn Sơn đập đá, ăn cơm hẩm và ưu tư sầu muộn về cuộc đời, sức khỏe của cậu đã suy yếu trầm trọng và cậu bị bệnh tim lúc nào không hay. Cơn xúc động vừa rồi đã làm tim cậu ngưng đập và cậu ngã lăn xuống đất. Ba ngày hôm sau đám ma của hai nhân vật nổi tiếng nhất của Tỉnh Bến Tre cùng diễn ra đó là đám ma của Cậu Út Giồng Trôm và của Cậu Tư Albert. Thế là các cụ bô lão của Xứ Dừa một lần nữa lại có cơ hội để suy luận, bàn tán. Lời nghị luận và bàn tán xoay quanh câu hỏi: Có thể Cậu Tư Albert chết là vì Trời hại nhưng còn Cậu Út Giồng Trôm chết vì bệnh tim cái đó có phải là do Trời hại không ? Và câu chuyện này vẫn còn được truyền tụng cho tới ngày hôm nay vì người đời vẫn còn thắc mắc không biết Ông Trời và Con Người đã giữ bao nhiêu phần trăm trong việc quyết định hạnh phúc, khổ đau và mạng sống của con người ? |