TÌNH GIÀ |
Tác Giả: Thái Quốc Mưu | |||
Thứ Hai, 24 Tháng 10 Năm 2011 06:58 | |||
"...Bữa nay ông Nội đi coi mắt vợ, ít lâu nữa ông rước bà Nội về cho con. Hôm nay, con hổng được vào phòng lục lạo thư từ của bà Nội nha!..."
Tôi đem ý nghĩ ấy nói với Ngoại tôi, lúc ấy bà gần bảy mươi. Ngoại tôi nói: “Cháu hổng biết, chớ chuyện tình yêu thì người nào đầu gối còn có máu thì còn muốn yêu và muốn được yêu.” Nghe Ngoại nói, tôi không phản đối, nhưng không tránh được tức cười thầm. Tôi muốn hỏi: “ông Ngọai mất lâu rồi, bà Ngoại có muốn yêu ai nữa không?” Nghĩ là vậy, nhưng tôi chẳng có gan đồng nên không dám hỏi. Bây giờ tôi đã sáu lăm, có tám đứa con, với đàn cháu nội, ngoại gần ba mươi đứa. Tôi đến Mỹ, vừa chẵn chòi mười năm. Tôi nhớ rõ như vậy là vì ngày tôi đến Mỹ cũng là ngày bà Nội bà Ngoại lũ cháu qua đời. Tôi quạnh quẽ từ đó.
Tôi chịu đựng như vậy gần tám, chín năm. Thời gian ấy là một chuỗi dài đáng kinh sợ cho một con người còn sung mãn về thể lực, nhưng lại thiếu thốn về tình cảm. Một thứ tình cảm đòi hỏi phải được đáp ứng từ một người không cùng giới tính. Như mọi sự vật, sức chịu đựng trong lòng tôi cũng có giới hạn. Một hôm lòng khao khát trong tôi phát hiện ra nhược điểm của biên giới đó, nó len lỏi chui ra ngoài và chẳng đặng đừng, tôi quyết định đăng báo tìm bạn bốn phương, với hi vọng tìm được người bạn già cùng cảnh ngộ sớm hôm tâm sự cho đỡ buồn. Nếu có thể cùng tiến tới để hủ hỉ bên nhau. Ngày tạp chí Kiến Thức Phổ Thông Dân Việt phát hành, đúng vào ngày hẹn tôi đến phòng mạch nha sĩ, nên quên phức nó đi. Khi về, tôi vừa bước vào nhà thấy trên chiếc sofa đôi ở phòng khách, vợ chồng thằng con Út đang ngồi bên nhau. Đứa cháu nội ba tuổi chạy tới chạy lui bên cha mẹ nó. Thấy tôi, chúng nhìn tôi rồi nhìn nhau tủm tỉm cười có vẻ khác lạ. Tôi không quan tâm định bước vào phòng thì thằng Út nói: - Thưa Ba, có tờ Dân Việt mới nè ba! Tôi mở tờ báo, chọn mục “Tìm bạn bốn phương”, dò lời rao của mình, đọc nhẩm: “Đàn ông 65 tuổi, góa vợ 10 năm. Hiện đang sống với người con Út. Kinh tế, tài chính trung bình. Tìm bạn gái cùng lứa tuổi, cùng hoàn cảnh. Nếu hợp sẽ tiến xa hơn. Thư về…” Đọc xong, tôi nhìn nó, hỏi: - Hồi nãy, đọc báo thấy Ba rao tìm bạn, ảnh nói với con, sao Ba không ghi thêm câu “Để ngắm nhau trong lúc vui và khi chết có thêm người khóc!” Tôi không nhớ rõ bao lâu, dường như hai tuần sau thì phải, tôi nhận được bốn lá thư của “những người bạn gái cùng cảnh ngộ như tôi”. Trong đó có một lá đáng chú ý nhất, tôi đọc đi đọc lại nhiều lần. Người đẹp viết: “Ngày.. Mặc dầu chưa được biết ông lần nào, nhưng tôi hy vọng ông sẽ là người bạn tốt của tôi sau nầy. Tôi không ao ước gì hơn là có được một người bạn tri kỷ cùng chung lý tưởng, hiền lành, thành thật để dìu nhau trên bước đường đời còn lại trên mảnh đất tha hương. Ngoài ra, tôi không ước gì hơn nữa. Vì suốt đời tôi đã trải qua nhiều đau khổ đắng cay nên mãi đến bây giờ vẫn cô đơn buồn chán. Tôi nghĩ tiền tài, danh vọng không bao giờ đem lại hạnh phúc lâu dài mà chỉ có sự chân thật mới đem lại cho chúng ta một tình bạn cao đẹp đáng quý trọng mà thôi. Riêng tôi, với những tánh tình sẵn có của một người phụ nữ Á Đông thuần túy hiền lành, đảm đang và chung thủy, hy vọng sẽ được làm người bạn gái của ông sau nầy và mãi mãi…
Tôi và các con qua Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình do người chị ruột bảo lãnh trên 15 năm nay. Hiện các con tôi đã thành tài và có sự nghiệp, lập gia đình, nhà cửa khang trang. Tôi không còn lo lắng gì cho chúng nữa. Duy có một điều là tôi vẫn còn cô đơn và buồn chán vì từ trước đến nay, tôi chưa hề tìm được bạn tri kỷ như tôi đã từng ao ước. Cái ao ước nhỏ bé có được một người bạn đời chân thật, chỉ thế thôi ông ạ! Đó là sự thật của lòng tôi. Tôi không dám viết gì nhiều hơn sợ làm phiền ông chăng? Vả lại, việc làm đầu tiên bao giờ cũng khó, khi ta chưa biết đường đi nước bước của nó. Dù sao tôi cũng rất mong nhận được thư ông một ngày gần đây để chúng ta có dịp hàn huyên cùng nhau trong những lúc cô đơn buồn thảm… Tôi đọc đi đọc lại lá thư nhiều lần. Nội dung của nó làm tôi thích thú. Người đẹp trong trang thư có những đặc điểm tương đồng về học lực, hoàn cảnh, cô đơn… và nhất là cũng mong có một người bạn thành thật để chia sẻ vui buồn… cũng như tôi. Tôi “chấm” ngay người đẹp có cái tên đẹp đẽ nầy.
Chúng tôi thỏa thuận không phone mà chỉ thư cho nhau. Hệ thống bưu điện ở Hoa Kỳ làm cho cả hai chúng tôi rất hài lòng. Mỗi xế chiều chúng tôi được thư nhau. Thư đi thư lại chừng hơn tháng, tình cảm biểu hiện, rõ nét qua từng cánh thư. Chúng tôi gởi ảnh cho nhau. Khi gởi tấm ảnh đến “cô Cử” gần bốn mươi năm về trước, tôi cẩn thận chọn một tấm ảnh vừa ý nhất, “bô trai” nhất rồi cặm cụi viết vào đó, “Trao Lan Hương, người đem đến cho anh nguồn vui và hạnh phúc.” Đối lại, tôi cũng nhận được tấm ảnh của người thương. Trong ảnh, dưới lăng kính lúp, tôi thấy người phụ nữ xinh đẹp, tuổi trên dưới năm mươi, mặc thời trang, mái tóc dài chảy xuống ngập bờ lưng, kiểu tóc gợi nhớ giảng đường đại học xa xưa. Trong ảnh, người đẹp đứng trên lan can nhà. Tôi rất thích thú vì ước vọng của mình đã đạt thành. Tôi viết thư cho nàng, hẹn ngày gặp mặt. Hôm sau, tôi nhận được hồi đáp. Nàng viết: Không gì vui sướng bằng khi nhận được thư anh. Hương mong anh từng giờ đó! Anh biết không anh? Theo ý anh, Hương quyết định chọn ngày… chúng mình gặp nhau. Hương sẽ dành trọn vẹn ngày ấy bên anh. Đọc thư xong, tôi thấy lòng rộn ràng khôn tả. Nói ra sợ lũ trẻ chúng cười, chẳng hiểu sao lòng tôi lúc bấy giờ rạo rực y chang như hồi mới biết yêu lần đầu. Tôi chợt nhớ đến lời của bà Ngoại tôi, và tôi thầm phục chính mình đã không hỏi Ngoại: “Già rồi, còn “làm ăn” gì được mà bày đặt yêu đương!” Tôi ngắm gương, tóc hơi dài, tôi đi cắt ngay. Chỉ còn khoảng mười tám tiếng đồng hồ nữa là chúng tôi gặp nhau. Tôi chọn sẵn bộ veston đẹp nhất, chiếc càvạt xinh nhất, tìm quanh không biết cái kẹp càvạt biến đâu rồi. Tôi phóng xe ra tiệm, nhân tiện đi rửa luôn chiếc xe. Sáng hôm sau, tôi dậy thật sớm. Trước gương, những sợi râu lún phún trên cằm bị tôi tận tình cạo nhẵn nhụi, cạo đi cạo lại nhiều lần, cạo đến nỗi da mặt nghe ran rát mới thôi. Tôi lấy hàm răng giả ra, săm soi, lau chùi lần nữa, gắn vào hàm, mỉm miệng cười, hàm răng đều đặn trắng bóng nhô ra. Tôi hài lòng về nó. Xịt lên đầu chút keo, tôi chải đi, chải lại những sợi tóc hiếm hoi, cố tình che dấu mái đầu hói của mình, nhưng tôi thất vọng. Thôi kệ, trời sinh sao chịu vậy! Tôi tự an ủi, “dầu sao tướng tá của mình vẫn còn có lý với đời”. Tôi định bước ra cửa, thằng Út đang ngồi vừa xem TV vừa uống cà phê sáng. Nó thấy tôi ăn mặc tươm tất, dáng điệu lăng xăng, bèn cười hỏi: - Hôm nay ba đi gặp Mami hả ba? Rồi nó ôm con nó vào lòng nói nựng: “Tình yêu, ôi tình yêu, Tôi không biết nó “sáng tác” lời ca quỷ quái đó hồi nào. Nhưng qua lời nó “dặn dò” đứa cháu nội, tôi biết chắc một điều là nó đã lén đọc thư Lan Hương gởi cho tôi. Đúng là “thằng con chết bầm”* - Anh kỳ quá, cứ “phá” Ba hoài. Mình nên thông cảm tuổi già cô đơn của Ba chứ anh! - Con chúc ba đi chơi vui vẻ. Ba lái xe cẩn thận nha Ba! Tôi phóng xe với tốc độ mà mỗi khi có việc hai tía con cùng đi, ngồi bên cạnh thằng Út, tôi thường nhắc nhở nó, “Con chạy vừa thôi, đâu cần chạy nhanh như vầy!” Xuống xe, cẩn thận như chàng trai đi làm rể trước khi vào cổng nhà nhạc gia, tôi vuốt ve áo quần cho thẳng thớm, giữ thái độ bình thản, sửa tướng, “đường bệ” đi vào. Chiếc mũi thon, thẳng, kín đáo trên gương mặt trái soan đầy đặn, sáng sủa, trí thức dưới chiếc kính lão đắc tiền. - Chào bà. Thưa bà tôi muốn gặp Lan Hương. Tôi tiếp lời: - Hân hạnh được gặp anh. Em là Lan Hương. Chúng tôi cùng ngồi xuống. Tôi không biết nàng nói thật hay là để trách khéo tôi, “anh cũng như em thôi, vậy mà còn trách người ta.” May thay! nàng đã giúp tôi trả lời: Tôi tiếp lời người đẹp: - Cảm ơn anh! Mời anh dùng nước. - Đừng anh! Em xuống tóc (cạo đầu) cầu nguyện cho cuộc tình của đôi ta. Cầu nguyện Trời Phật ban cho em được gặp anh là người mà em nghĩ rằng, anh đến với em bằng tất cả lòng thành thật. Và chúng ta sẽ dìu nhau đi hết quãng đời còn lại. Đừng buồn nghen anh! Thái Quốc Mưu
|