Hồi Ký về những cuộc đời Trần Ngọc Châu, Võ Đại Tôn, Mai Xuân Tùng |
Tác Giả: Giao Chỉ, San Jose |
Thứ Bảy, 04 Tháng 4 Năm 2009 15:10 |
Hơn 30 năm trước tưởng là 30 năm sau thì Việt ngữ ở hải ngoại sẽ tàn lụi. Người Việt lưu vong sẽ nói tiếng Anh, tiếng Mỹ, tiếng Pháp. Sẽ quên hết. Sự thật ngày nay không ngờ truyền thông Việt ngữ với TV, Radio, báo tuần, báo ngày và điện báo tràn ngập toàn cầu. Trên thế giới di tản của người Việt Nam vào cuối tháng 03/09 lại xôn xao nhắc nhở đến ngày 30 tháng 4 của năm 1975. Cũng theo trào lưu tìm về kỷ niệm, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị câu chuyện hồi ký của những cuộc đời. Có 3 cuộc đời giới thiệu qua 2 tác phẩm và 1 câu chuyện. Chuyện về bác Trần Ngọc Châu, Võ Ðại Tôn, và Mai Xuân Tùng. Cả ba đều là người miền Trung. Quê hương của khổ đau, của thiên tai, và của cách mạng. * Trần Ngọc Châu, qua một vụ án. Năm nay 85 tuổi, sống tại Nam California, bác Trần Ngọc Châu vẫn còn tráng kiện và minh mẫn. Cuộc đời của bác vừa được nhắc lại trọn vẹn trong tác phẩm với tựa đề “ Vụ án Trần Ngọc Châu” nguyên tác từ: The Chau Trial do nữ ký giả Elizabeth Pond đã hoàn tất từ 40 năm về trước. Ðây cũng là tác phẩm danh tiếng đầu tiên của bà, đã được dịch giả của Việt Book chuyển ngữ và xuất bản. Nếu các bạn đã từng là độc giả của báo chí Saigon vào thời kỳ cuối thập niên 60 đều nhớ đến chữ nghĩa chính trị của miền Nam. Khi dân biểu nổi danh Trần Ngọc Châu trấn thủ trong tòa nhà quốc hội, cảnh sát được lệnh vào bắt về tội liên lạc với cộng sản. Cộng sản đây là người anh ruột Trần ngọc Hiền. Báo chí có hỏi cảnh sát đến quốc hội làm gì mà đông đảo ồn ào như vậy. Một viên chức cảnh sát đã trả lời rằng, chúng tôi đến để dàn chào ông dân biểu. Tác phẩm “Vụ án Trần Ngọc Châu” không phải chỉ đơn thuần về vụ án. Dù nội dung phiên tòa rất hấp dẫn nhưng còn có thêm các tác giả khác viết về cuộc đời vị dân biểu nổi tiếng một thời. Ðọc bài tường thuật về vụ án với đầy đủ tài liệu 500 trang, độc giả tưởng chừng có thể sống lại với một thời xưa trong bầu không khí chính trị và chiến tranh Việt Nam. Tiếng súng sa trường vọng về tòa án qua các tin tức chiến sự. Nền tảng rạn nứt của hệ thống dân chủ miền Nam qua bối cảnh hành pháp áp đảo tư pháp và lập pháp. Cuộc bang giao và mối quan hệ giữa Mỹ Việt. Giữa người Việt quốc gia miền Nam và Mặt trận giải phóng miền Nam. Giữa Mặt trận và Bắc Việt. Giữa anh em một nhà, Ðại tá tình báo cộng sản Trần Ngọc Hiền và dân biểu quốc gia Trần Ngọc Châu. Cuộc đời Trần Ngọc Châu là một trường thiên tiểu thuyết sống động của một thanh niên Việt Nam. Trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Chỉ huy đơn vị Việt minh rồi trở về với hàng ngũ quốc gia qua trường Võ bị liên quân Ðà Lạt. Cũng từ ngôi trường này, trung úy Trần Ngọc Châu trở thành bạn thân thiết với trung úy Nguyễn Văn Thiệu. Hai gia đình ở chung một nhà để rồi sau này đường đời đôi ngả. Một người thành tổng thống và một người là tổng thư ký hạ viện. Ðối lập từ quan điểm đến hành động. Bằng mọi cách, kể cả bất chấp hiến pháp, ông Nguyễn văn Thiệu bỏ tù Trần Ngọc Châu. Phải chờ cho đến thoả ước viện trợ lần cuối, người Mỹ mới đem được ông Châu ra khỏi tù, nhưng ông bị bỏ lại miền Nam sau 75 để đi tù cộng sản. Sau khi được tự do, Trần ngọc Châu vượt biểạn và đoàn tụ. Bức hình lịch sử cuối cùng là hai vợ chồng ông Châu chụp cùng hai vợ chồng ông Thiệu tại Hoa Kỳ. Ðọc sách về vụ án Trần Ngọc Châu, độc giả sẽ thấy rõ cuộc đời một chứng nhân lịch sử trải dài suốt cuộc chiến. Quân sự, chính trị, tình báo, xây dựng nông thôn, chiến tranh, CIA, chiến dịch Phượng Hoàng, gia đình chia cắt, tù chính trị miền Nam, tù cải tạo cộng sản, vượt biên, đoàn tụ và sau cùng là tuổi già trên đất Mỹ. Cuộc hội kiến hãn hữu giữa hai người, ông Thiệu và ông Châu từ miền Ðông đến miền Tây, trước khi ông Thiệu qua đời. ** Tuổi thơ của Võ Ðại Tôn. Nếu Hồi ký của Trần Ngọc Châu là tác phẩm thiên hạ viết về ông qua một vụ án thì tuổi thơ của ông Võ Ðại Tôn là sách tác giả viết về thời thơ ấu của chính mình. Từ Úc châu xa xôi, Võ Ðại Tôn gởi cho San Jose cuốn hồi ký hơn 200 trang tựa đề: “ Tuổi thơ và chiến tranh” Trong hồi ký giới hạn giai đoạn 1945-1950 từ thuở vào đời đến khi mất mẹ, tác giả đưa ta trở lại với thời kỳ toàn quốc khởi nghĩa. Ðất Quảng Nam chuyển mình với con sông Thu Bồn, con phố Hội An. Những ngày vui, những ngày buồn và những ngày hết sức đau thương đầy nước mắt với những biến loạn trước mắt trẻ thơ. Tác giả viết về chuyện gia đình, xã hội, đất nước trong ký ức của một cậu bé, nhưng sớm tràn ngập kỷ niệm với người mẹ thương yêu cho đến khi mất mẹ. Câu chuyện bà mẹ mắc bệnh ho lao vì sợ bị lây nên phải cách ly, sống trong khu nhà riêng biệt. Và sau cùng bà mẹ đau khổ và thân yêu nhất của tác giả đã bị Việt Cộng chôn sống cùng với hai ông chú của Võ Ðại Tôn. Ðọc tuổi thơ trong chiến tranh, độc giả sẽ hiểu biết nhiều hơn về người chiến sĩ phục quốc họ Võ đất Quảng Nam. Ngày nay sống tại Úc châu xa cách, tác giả viết lại về quãng đời xa xôi nhất của đời người, tâm sự với các bạn bè xa gần trên thế giới. Sách không đề giá bán. Chỉ dành gởi cho thân hữu. Tác giả cũng biết rằng vào lúc hoàng hôn của cuộc đời, hồi ký tuổi thơ không phải là tác phẩm thương mại. Ðây chỉ là món quà sau cùng gởi lại cho tri kỷ. và đây là địa chỉ của ông ở miền dưới địa cầu: Võ Ðại Tôn P.O. Box 76 Greenacre ố NSW 2190 Australia. Nếu các thân hữu quen biết tại Hoa Kỳ muốn nhận sách để nhớ về con sông Thu Bồn với tuổi thơ Võ Ðại Tôn, có thể liên lạc: *** Hồi ký 3 trang Mai Xuân Tùng Cuốn hồi ký thứ ba không phải là tác phẩm. Nếu viết gọn lại thì chỉ còn ba trang. Ðây là cuộc đời của một người bạn ở San Jose. Trung tá Mai Xuân Tùng, quê Thừa Thiên. Ðơn vị cuối cùng: Sư đoàn 3 bộ binh. Nghề nghiệp tại San Jose: Chờ đoàn tụ. Bây giờ qua Mỹ, hỏi làm nghề gì. Mai Xuân Tùng trả lời là sẽ làm nghề chờ đợi. Hỏi rằng bây giờ ông chờ đợi cái gì. Ðợi ngày đoàn tụ. Cuộc đời của trung tá Tùng đã có nhiều kỷ niệm về chờ đợi. Cuối tháng 3 năm 1975, ông đã chờ đợi lệnh của sư đoàn 3 và quân đoàn 1. Sáu giờ đồng hồ dài hơn một thế kỷ. Tiếp đến 10 năm tù cải tạo ông chờ lệnh tha. Bây giờ qua Mỹ chờ ngày đoàn tụ giữa ông bà với phần còn lại của gia đình. Ðặc biệt là đứa cháu gái ông bà bỏ lại Ðà Nẵng hơn 3 tuổi. Ði tù về, ông già vô dụng nên được giao phận sự nuôi các cháu cho con. Ðứa bé tên là Phương Lam đã trở thành tác phẩm của ông. Như mẹ nuôi con. Vậy mà ông phải bỏ cháu lại để HO qua Mỹ. Và nghề nghiệp của ông già chờ đợi đoàn tụ với con cháu đã kéo dài 17 năm. Cuối tuần qua, bác Mai Xuân Tùng dẫn cô thiếu nữ Phương Lam 20 tuổi lại gặp chúng tôi. Bác nói, Mai Xuân Tùng đây. Còn đây là đứa cháu tôi nuôi 3 năm sau khi ra trại. Công cuộc chờ đợi như thế là xong. Bây giờ ông già 82 tuổi thực sự về hưu với 7 con, 18 cháu và 12 chắt. Mời ông cháu ngồi xuống để tôi hỏi chuyện cho đầy 3 trang hồi ký. Chúng tôi như người đổ xăng ngoài đường thời kỳ còn “Full serve”. Khách đổ xăng ghé lại nhớ người phục vụ, chứ ai đi đổ xăng mà nhớ hết khách hàng. Bác phải nhắc lại tôi mới nhớ. Mai Xuân Tùng, tiểu đoàn 3 tiếp vận đây. Rồi chúng tôi mới có trớn nói về chuyện ngày xưa. Thế cái năm 75 đó ở với sư đòan 3 bộ binh rồi bác chạy làm sao. Ông Tùng nhớ lại cái buổi chiều ngày 28 tháng 3 năm 1975. Trung tướng Trưởng đáp trực thăng xuống bộ tư lệnh sư đoàn 3 đóng quân gần Ðà Nẵng. Có mặt các sỹ quan tại sư đoàn và ông tướng Hinh, tư lệnh. Trung tá Mai Xuân Tùng là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn tiếp vận sư đoàn, đóng biệt lập gần ke,ả sẵn sàng chiến đấu như bộ binh. Ông nghe Trung tướng Trưởng ra lệnh rất rõ ràng. Các đơn vị phải giữ vững hàng ngũ. Ðơn vị trưởng có toàn quyền xữ trí nếu binh sĩ bỏ trốn. Và ông chờ đợi. Cho đến tối cũng không thấy địch tấn công, tất cả toàn vùng đều yên tĩnh. Liên lạc sư đoàn không được. Liên lạc quân đoàn cũng không được. Ðó là thời gian chờ đợi dài như một thế kỷ. Cả tiểu đoàn quân số 500 người tương đối đầy đủ. Kỷ luật nghiêm minh. Không có ai dỡn mặt trung tá Mai Xuân Tùng với 25 năm quân vụ. Trời vừa tối thì có một xe Jeep sư đoàn chạy qua. Lính gác của ông Tùng chặn lại dẫn vào trình diện tiểu đoàn trưởng. Ðây là xe của anh sỹ quan Chiến tranh chính trị sư đoàn. Anh nói, sư đoàn tan hàng rồi. Không còn ai. Tự động di tản hết. Không liên lạc được với các đơn vị. Trung tá Tùng bèn họp các sĩ quan đơn vị lại. Trong khoảng khắc quyết định giải tán cả một đơn vị còn nguyên vẹn. Ða số quân nhân quê địa phương đang nóng lòng về với vợ con. Chung quanh hoàn toàn vắng lặng. Không có kẻ thù trước mặt. Không có đơn vị bạn sau lưng. Trong khoảng 5 giờ đồng hồ vào đêm 28 tháng 3 năm 1975, một tiểu đoàn trọn vẹn tan hàng rất trật tự đem theo cả 25 năm quân vụ của ông trung tá võ bị Ðà Lạt vào cõi hư vô. 12 giờ đêm, cả doanh trại trống vắng, đơn vị không còn ai. Bạn cũng không, mà địch cũng không. Mai xuân Tùng đi cùng một số anh em tìm đường vào Nam. Chuyến đi gian khổ cũng chẳng cần kể lại. Trình diện đi cải tạo cũng chẳng cần nhắc lại. Mười năm tù từ Nam ra Bắc rồi từ Bắc vào Nam người ta cũng đã nói nhiều rồi. Ðoạn sau cùng là 17 năm chờ đợi tại San Jose. Làm lại cuộc đời, các con học hành ra trường, lập gia đình, an cư lạc nghiệp, nhưng ông già từ mờ sáng vẫn lén lút đi nhặt lon bán lấy tiền mua quà gửi về cho cháu. Túi ông già luôn luôn đầy kẹo. Trông thấy con thiên hạ, cứ tưởng như con cháu mình, dúi cho cục kẹo. Hỏi rằng bây giờ cháu đã qua rồi, còn đi nhặt lon nữa không? Ông nói rằng, thôi rồi, các con nó la quá. Ðôi khi, dấu con nên phải đi xa, nhặt lon bán không đủ tiền xăng. Dù đã quyết định nghỉ việc nhưng mỗi khi đi ngang khu vườn có picnic, liếc vào thùng rác vẫn còn thấy tiếc. Ghé lại một chút là có ngay 5 đồng. Gửi về cho cháu. Khối tiền. Ðộc giả của tôi. Hơn 30 năm qua, chúng tôi làm công tác của một hạ sĩ quan chiến tranh chính trị cấp chi khu. Mỗi tuần viết tin tức và những mẩu chuyện về anh em. Chiến hữu, bằng hữu và thân hữu. Tổng cộng có gần 2,000 bài tạp ghi và phóng bút. Hôm nay gần ngày 30 tháng 4 lần thứ 34. Xin gửi tặng quí độc giả thêm hình ảnh những cuộc đời đặc biệt, và cả những cuộc đời tiêu biểu rất gần gũi với chúng ta. Với 2,000 bài viết, chúng tôi sẽ lựa chọn và in lại để xuất bản ghi dấu 2010 với thành quả 35 năm di cư tỵ nạn. Ðọc lại những bài viết, thực may mắn ghi nhận đôi khi tác giả có thể chủ quan và sai lầm nhưng không hề ác ý. Tuyệt đối không nói xấu cá nhân, không bút chiến gây hiểu lầm phiền phức. Chúng tôi quyết tâm làm công việc của các cán bộ hạ sĩ quan chiến tranh chính trị cấp chi khu, hết sức tử tế. Chúng tôi cũng sẽ phát hành những DVD xứng đáng nhất dưới danh hiệu của Viện bảo tàng Việt Nam. Xin quí vị liên lạc về IRCC, Inc.( 408) 392-9923; địa chỉ 1445 Koll Circle, #110, San Jose, CA. 95112. |