Home Văn Học Tùy Bút Đi + nhanh = ... khẩn trương

Đi + nhanh = ... khẩn trương PDF Print E-mail
Tác Giả: Phương “N” Sydney Australia   
Thứ Ba, 24 Tháng 5 Năm 2011 07:55

Trước 75, người Sài Gòn sử dụng ga (gas) để nấu bếp gần như là một chuyệnđã được “xã hội hóa” đến từng nhà.

Hầu như nhà nào (ở Sài Gòn) cũng xài ga. Bình ga rời gắn ống nhựa chuyền hơi ga vào bếp.

Tôi còn nhớ Sài Gòn lúc đó có có hãng Esso tuy chưa đi ống ngầm vào nhà như ở các nước tân tiến, nhưng Esso từ đầu thập niên 70 đã có một mạng lưới đại lý phân phối rất hữu hiệu và rộng rãi. Hãng Esso cung ứng hai loại bình ga là loại 12 ký và loại 54 ký. Thông thường nhà nào cũng có hai bình để thay đổi. Khi hết thì tự tháo vòi ra đổi qua bình“sơ cua” (dự trữ ) rồi điện thoại kêu đại lý đến giao cho bình ga mới và lấy vỏ bình cũ đã hết đem về hãng bơm ga mới vô.

Nhà tôi lúc đó ở trong xóm, căn bếp có cửa sổ song sắt quay ra lốiđi trong ngõ, bên ngoài là một cái hàng hiên nho nhỏ để mấy chậu bông kiểng, người đi bộ trên lề đường có thể nhìn xuyên qua cửa sổthấy tuốt tuột những gì trong bếp. Kệ! ở Việt Nam lúc đó trong các xóm bình dân chung quanh toàn chòm xóm láng giềng không hà. Ngoài chuyện hàng xóm gần gủi với nhau ra người ta còn có cái tình thân lắm, bán bà con xa mua láng giềng gần mà, đâu có ai ngại gì chuyện suốt ngày mở bét cửa sổ (luôn cửa cáinữa ) cho ai muốn nhìn thấu vào nhà mình thì cứ nhìn.

Thời tuổi nhỏ của tôi thường buổi trưa nhà nào cũng đóng cửa phía trước lại một chập để cho người lớn nghỉ trưa. Đó là khoảng thời gian được chốc lát lý tưởng nhất của đám nhóc chúng tôi. Cả đám tụ nhau ở một khoảng trống nào đó trong xóm bày đủ trò chơi trẻ con với nhau, bắn bi, chọi đáo, tạt lon, dích hình… hoặc ngồi chèm bẹp ngay cái hàng hiên chỗ cửa sổ bếp nhà tôi mà đấu hót... Có những hôm tôi bị chị giúp việc (chắc là nghe theo lời má tôi ) nhốt lại, gài cửa sắt không cho tôi ra ngoài buổi trưa, những hôm vậy tôi ngồi vắt vẻo tòn ten trên thành cửa sổ nhà bếp, xỏ hai chân ra bên ngoài, tay níu song sắt mà đấu hót với đám bạn đang tụm năm tụm ba phía bên kia song cửa nơi mấy chậu bông hàng hiên nhà tôi. Cũng vui lắm…

Cho đến ba mươi tháng tư bảy lăm thì cái cửa số bếp nhà tôi cũng vẫn còn mở toang hoát. Và cái bếp ga trong nhà tôi vẫn được người đi bên ngoài nhìn vào thấy lồng lộng. Chuyện cũng không có gì đáng nói, vì như đã trình bày, ở Sài Gòn lúc đó nhà nào mà chẳng xài ga… Chỉ có điều không hiểu tại sao nhà tôi lúcđó loe ngoe có mấy mạng anh chị em chúng tôi, cũng chỉ ngày hai bữa cơm cho gia đình thôi chứ đâu phải nấu cho cả trại lính ăn đâu, vậy mà lại xài một lượt đến hai bình gas lớn loại 54 ký. Một bình xài cũng phải mòn mỏi dám đến mấy … mùa thumới hết vậy mà lại chứa trong nhà đến hai bình. Tôi nhớ lúc đó lâu lắm mới phải gọi đại lý đổi ga một lần. In hình đâu đó cũng gần cả năm.

Tháng 4-75, cũng như đa số dân thành phố lúc đó, mọi người đều ngơ ngác không biết chuyện gì rồi sẽ xảy ra đây? Tình thật mà nói, nỗi sợ hãi của người dân miền nam rồi cũng nhanh chóng qua mau, khi ở những ngày đầu với những lo sợ như chuyện bị “tắm máu”, xử bắn, giết, thanh trừng mà nhiều người dự tưởng với kinh nghiệm hồi Tết Mậu Thân Huế ở đã chẳng xảy ra … Những người lính trong đoàn quân phía bắc (theo tôi thấy ) lúc đó họ… hiền khô. Hay chính xác thì phải diễn tả họ có nét ngu ngơ và thật là… vô cảm.Như người máy vậy. Ở trên kêu làm gì họ làm đó. Kêu bắn thì họ bắn, kêu ngừng họ ngừng, kêu bắt họ đi bắt, biểu thả họthả. Không kêu gì hết thì họ… bất động, im ru như chiếc đồng hồ hết dây thiều.

Chiếm được thành phố rồi họ không biết phải làm gì.Cấp chỉ huy của họ cũng không biết phải làm gì luôn nên án binh trên đường phố chờ lệnh trên. Và “trungương” của họ cũng khá lung túng vì không ngờ chính quyền miền nam… “thua” gọn ơ nhanh chóng và… lảng xẹt như vậy.

Chưa ai chuẩn bị làm cái gì cả. Bởi vậy Sài Gòn (hay cả miền nam) mới có một khoảng thời gian (ngăn ngắn) được cầm quyền bởi cái gọi là “Ủy Ban Quân Quản Thành Phố”(UBQQ) , nghĩa là chưa có chính quyền, quân đội thắng trận rồi … (tạm thời ) làm chính quyền luôn.

Trong thời gian UBQQ làm "chính quyền" của thành phố với những anh bộ đội đa số là các thanh niên được tập kết từ vùng sâu vùng xa ngoài bắc.Những người này nhiều tỉnh thành ngoài bắc họ còn chưa biết nó tròn méo ra sao nữa chứ đừng nói gì đến Sài Gòn, cho nên khi bỗng dưng thấy mình đứng Sài Gòn họ có những ngây ngô đến tội nghiệp.

Chuyện này đã được nhiều người góp nhặt kể lại thành cả một kho tàng chuyện cười chuyện tếu lâm của bộ đội ngày mới chiếm được miền nam…Chắc có lẽ quý bạn đọc đã nghe qua và biết hết rồi nên tôi không kể lại chi nữa. Trong câu chuyện hôm nay tôi chỉ đưa ra vài chuyện liên quan đến bản thân và gia đình tôi vào thời điểm đó để dẫn đến một chuyện khác đáng nói hơn.

Hôm đó, chỉ mới vài ngày sau 30-4, tầm khoảng một giờ trưa, lúc này tôi đã lớn rồi nên không còn đeo song sắt cửa sổ ngồi thò chân ra ngoài để đía dốc cùng đám bạn trong xóm nữa.Dù mọi người lúc đó còn chưa hết bàng hoàng với chuyện "bỗng dưng ngưng súng" nhưng chưa ai bỏ được thói quen ‘’tiểu tư sản’’phải có giấc nghỉ trưa của người Sài Gòn. Buổi trưa cả xóm đang yên lặng bỗng đâu bị dựng dậy xôn xao với cảnh cả một “đoàn quân” súng ống rầm rầm chạy đến bao vậy nhà tôi . Có đâu cũng khoảng trên dưới hai mươi...tay súng. Họ cảnh giác từng bước một, vũ khí lăm lăm trên tay từ từ tiến vào y như cảnh trong phim chúng ta thấy một đơn vị đặc nhiệm đang tấn công vào mục tiêu nguy hiểm vậy.

Còn chưa biết chuyện gì thì một người trong bọn, có lẽ là chỉ huy, hét lên ra lệnh tất cả mọi người trong nhà phải “buông vũ khí” đầu hàng, hai tay dơ cao khỏi đầu, từng người một bước ra khỏi nhà, ai không tuân sẽ bị bắn bỏ… Vừa nói xong là một anh nào đó lia ba viên lên trời đùng… đùng… đùng… để thị uy.

Má ơi! Chuyện gì đây? Trong nhà chúng tôi là dân thường, có ai có “vũ khí” gì đâu mà buông? Tuy vậy, với cảnh bộ đội súng ống rầm rầm bao vây quanh nhà, còn cho nổ chát chúa mấy phát thì ai mà không điếng hồn. Tất cả gia đình tôi xanh mặt líu ríu tuân lệnh dơ tay cao tuốt khỏi đầu từ từ bước ra. Một anh hỏi to

“Còn ai trong nhà không?

Ba tôi lật đật trả lời

“Dạhết”

“Tất cả đứng qua đây”

Anh chỉ huy ra lệnh, gia đình chúng tôi lập tức tuân theo .. Khi chúng tôi đã ở hết bên ngoài nhà và tập trung dồn cục về một phía theo ý anh ta mà vẫn không biết chuyện gì đang xảy ra. Nhóm bộ đội cắt vài người với súng ống canh giữ chúng tôi, số còn lại vẫn từ từ tiến vào nhà trong tư thế cảnh giác... Chập sau họ bước ra ngoài quát lớn

“Ai là chủ nhà?”

Ba tôi lắp bắp hỏi...

“Thưa tôi! ... Thưa ... quý ông... Chuyện gì vậy?”

Anh chỉ huy quát lớn

“Tại sao nhà này có chứa bom mà không khai báo...”

Trời đất ơi... Có chết người không chứ... Làm sao có bom trong nhà mà chúng tôi chẳng biết... Vài phút sau thì sự việc được ngã ngũ thì ra đó là hai cái bình ga to loại 54 ký dựng trong góc bếp. Loại bình này tròn cỡ vòng tay một người ôm, cao cũng tầm mét rưỡi. Như trên đã nói, trừ những lúc mưa gió, còn thường thì căn bếp nhà tôi lúc nào cũng mở cửa sổ toang hoát, vì vậy cho nên có một anh bộ đội nào đó, có gốc cư trú chắc là ở tận vùng thật sâu thật xa ngoài bắc (biếtđâu sâu tận trong hang núi nữa không chừng ), anh chưa hề thấy cái bếp ga và bình ga bao giờ nên từ bên ngoài nhìn vào đã quả quyết đo là “bom Mỹ” còn cài lại mà gia đình tôi đã dấu không khai báo.

Cũng may trong nhóm bộ đội đang bao vây nhà tôi có một anh “ba mươi” đeo băng đỏ ở cánh tay, cũng là người cùng xóm có quen biết với gia đình chúng tôi trước đây. Và cũng từng là một người bạn “đeo cửa sổ” tâm tình của tôi lúc nhỏ. Anh chàng thấy nhóm bộ đội bị hớ nên cố gắng giải thích với họ hai cái bình “giống y hai trái bom” đó không phải là bom, anh đề nghị chúng tôi mở lửa bếp lên cho bộ đội xem…Dù ngay lúc đó được tận mắt chứng kiến, nhưng nhóm bộ đội này dường như vẫn không hài lòng. Họ khá ngạc nhiên với chuyện sao có ngọn lửa cháy xanh lè mà không cần củi than gì hết, và nhất là hai cái bình sắt to như hai quả bom vẫn còn làm họ tràn đầy nghi ngờ. Chập sau họ ra lệnh cho mấy anh băng đỏ tìm chiếc xe ba gác đẩy hết hai bình ga và bộ lò bếp (ga) về nơi họ đang đóng trại để chờ … “trên” nghiên cứu.

Phải công tâm mà nói, lúc đó bộ đội họ chưa biết “mánh” như sau này nên rất thật tình, đó là chưa nói họ còn bị dân chợ trời Sài Gòn lừa hàng loạt để bán cho họ những món đồ vớ vẩn với giá nhiều hơn gấp cả chục lần giá thiệt. Vì vậy tôi tin rằng họ chở hai bình ga và cái lò ga đi là để đem về cho “trên” nghiên cứu thật chứ không phải tịch thu để họ xài.

Nhưng cũng qua sự kiện này, có lẽ gia đình tôi là một trong những người đầu tiên ở Sài Gòn tiên phong sống trở lại thời đồ đá với cảnh nấu cơm bằng … than củi.

Chuyện thứ hai là chuyện của riêng bản thân tôi.Cũng trong những ngày này, lệnh lạc chưa ngã ngũ chưa ai biết phải làm gì. Trường học đóng cửa không biết có mở lại hay không, đám sinh viên thành phố chúng tôi lang thang tụm năm tụm ba để hóng tin. Thường thường buổi tối hay tụ nhau ở nhà một đứa nào đó, vừa cà phê vừa đấu hót nhau và cũng để kiểm lại trong nhóm mình đứa nào còn đứa nào mất (đã dzọt được trong ngày ba muơi tháng tư ), có đứa nào bị gì trong chiến tranh của buổi giao thời hay không...Một hôm, tôi đang ở nhà một người bạn, vừa nghe nhạc vừa đấu hót, thì cũng bị bộ đội của UBQQ bao vây nhà này bắt trọn cả đám.

Lý do bắt cũng tương tự như bên nhà tôi, họ cho chúng tôi, sáu đứa luôn cả anh bạn chủ nhà, là CIA của Mỹ gài lại, và đang sử dụng“điện đài” (máy truyền tin) để liên lạc với CIA ngoài hạm đội...

chiếc "điện đài” để liên lạc với CIA ngoài hạm đội

Cả một dàn máy magnetophone nghe nhạc loại hai bên hai cục băng tròn to tổ bố (bây giờ loại máy này đã tuyệt chủng) ở nhà bạn tôi được mấy ông bộ đội này cho là cái “điện đài” và cũng được tịch thu đem về doanh trại để làm tang chứng và báo cáo về cho “trên” nghiên cứu.

Còn thảm hơn chuyện hai trái “bom” bên nhà tôi.Sáu đứa đang “sử dụng điện đài’’ chúng tôi bị trói xỏ xâu dắt đi ngời ngời ngoài lộ để giải luôn về doanh trại chờ lệnh“trên”. Họ đợi trên cho lệnh xem nên“bắn bỏ” hay làm gì với mấy điệp viên của CIA này thì họ sẽ làm y vậy.

Thôi rồi phen này thì... tiêu. Tôi đang nhớ đến câu tục ngữ "cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư''. Hồi chiều này má tôi có bảo đừng đi chơi đêm trong thời buổi ''loạn lạc'' mà tôi không nghe. Bởi vậy bây giờ không phải trăm đường con hư nữa mà là con chết chắc má ơi!. Trong nhóm bắt chúng tôi vì tội “điệp viên”hôm nay lại không có thằng nào đeo băng đỏ hết vậy mới tàn đời chứ.Thế mới biết thành phần nào cũng có sự hữu ích của nó. Hồi 75, người ta ghét đám băng đỏ thậm tệ. Vậy mà lúc đó tôi lại thấy mấy tay đeo băng đỏ để làm “cách mạng ba mươi”này lại có giá trị và rất cần thiết... ít lắm cho mấy đứa đứa tụi tôi trong lúc đó. Bề gì mấy tay băng đỏcũng biết được cái magnetophone là cái máy nghe nhạc chứ không phải là cái... điện đài.

“Khẩn trương lên!”

Đang lo sợ không biết số phận mình trong đêm nay sẽ đi về đâu, buồn buồn họ dám đem ra ngã tư ''cắc bùm'' thì “bỏa” mẹ đời mấy thằng“i-eem” tụi tui ngay chứ chẳng chơi. Lúc đó hồn vía đã lên mây, ruột gan trong bụng chạy lộn xộn hết nên tôi đâu chú ý đến tiếng của anh bộ đội áp giải đang đi ở phía sau tôi đâu.

“Này! khẩn trương lên!”

Mà có chú ý đi nữa thì (bố ) tôi cũng chẳng hiểu anh ta bảo “khẩn trương lên” là ý muốn cái gì. Còn đang tưởng anh nói với đồng đội của anh chuyện gì đó chứ không phải nói với tôi... thì anh thúc mạnh mũi súng vào lưng tôi thiếu điều muốn té chúi nhủi phía trước. Anh ta gắt lên cáu kỉnh.

“Đã bảo khẩn trương mà cứ đi từ từ thế là thế nào?”

Úi giời ơi! Có chết i-eem không? Nhà i-eem ở Ngã Ba Ông Tạ, em là một thằng giá sống hiếm hoi lọt giữa ao rau muống của những người bắc di cư 54, i-emm nghe tiếng bắc còn nhiều hơn con nít ăn cà ri-eem cây í. Vậy mà lần đầu tiên i-eem mới biết cái ông bộ đội từ bắc vào này ông ý gọi "khẩn trương lên" là đi nhanh đấy mí bác ạ... Đúng là ngôn ngữ mang tính sáng tạo đến suýt chút… chết người.

Đêm đó chúng tôi bị nhốt ở nơi đóng quân của một nhóm bộ đội, thời may sáng hôm sau, không biết "trên" ra lệnh gì đó mà họ thả hết chúng tôi về… Và cái “điện đài” cũng được trả lại y nguyên cho khổ chủ, chúng tôi lui cui vác về nhà trở lại…

Hồi sau của câu chuyện thì cũng như những chuyện tếu lâm khác, nhắc lại là để chế nhạo cái ngây ngô của bộ đội trong thời buổi họ mới vào miền nam thôi chứ cũng không có gì đáng nói.Nhưng ấn tượng nhất trong câu chuyện nãy giờ tôi kể hầu quý bạn đọc là trong lúc tôi bị bắt dẫn đi hôm đó nhờ mũi súng thúc vào lưng suýt té nhủi đầu nên tôi mới chú chú ý đến sự khác biệt trong cách dùng chữ “lạ lùng” của người bắc mới, tức là người bắc vào miền nam sau năm 75.

Cho đến nay không riêng gì tôi, mà nhiều người miền nam khác cũng đã thấy không phải chỉ có chữ “khẩn trương” được những người bắc sau 75 dùng sai trật vị trí và nghĩa mà là còn không biết cơ man nào là những chữ khác cũng được dùng một cách ngô nghê sai trật, dùng không đúng chỗ, dùng loạn xà ngầu, hiểu (bậy bạ) vô tội vạ… mà cứ để vậy xài hoài.

Chuyện này cả chục năm qua cũng đã có rất nhiều chuyên gia về ngôn ngữ, ởbên ngoài lẫn trong nước đã nêu lên vấn đề.Tôi nghĩ quý bạn đọc cũng đã biết hết rồi nên không lập lại làm chi mà chỉ có một thắc mắc nhỏ, đó là tại sao các bậc chức sắc có thẩm quyền (như bộ giáo dục, bộ văn hóa, hàn lâm viện ngôn ngữ học gì đó… ) lại làm lơ một thời gian quá dài để cho việc sai trật của cách dùng chữ cứ ngang nhiên “lộng hành”,và cho đến bây giờ ngó bộ cũng chẳng có quan chức nào có ý định gì trong việc thấy cần phải sửa chữa hay điều chỉnh lại cả.

Dường như sự ngô nghê sai trật trong cách dùng chữ này được các chức sắc của mình sử dụng một cách “đại trà”, không hoàn toàn chỉ vì họ thiếu kiến thức như nhiều người khẳng định, mà có lẽ đó là một dụng ý có chủ định. Một cố tình, có tính toán khá khôn ngoan.

Theo tôi nghĩ (có thể là trật lất đường rầy ), trong một "phạm trù" nào đó họ (những chức sắc thẩm quyền ) là bậc thầy của cách dùng chữ… Họ sử dụng ngôn từ chính xác đến từng phần ngàn mi li mét, nói theo tiếng bắc ngày nay là “cực chuẩn” (cực kỳ chuẩn đích chính xác ).

Họ dùng chữ khéo léo một cách tài tình để khai thác hết tính lý tắc (logic) của chữ. Áp dụng nghĩa của chữ một cách thật cẩn thận trên các từ sử dụng, hayđến không chê được, hay đến không bắt bẻ vào chỗ nào được…

Ủaủa... mà dường như tôi đang nói ngược lại một “ước lệ” chung của mọi người trong vấn đề này rồi chăng? Nếu quả vậy thì xin tạm dừng ở nơi đây để tránh một tranh cãi mà tôi nghĩ là thế nào cũng có.

Bây giờ đã khuya quá rồi, nếu có cãi cũng không tận vấn đề đượcđâu. Cho tôi xin phép tắt máy đi ngủ trước. Hẹn gặp lại bạn đọc ở một bài khác nay mai. Cũng sẽ trở lại vấn đề này… Chúc quý bạn đọc ngủ ngon.