Tiếng cười của dân Việt qua văn thơ chữ nôm và truyền khẩu |
Tác Giả: GS. VO THU TINH |
Thứ Ba, 16 Tháng 3 Năm 2010 17:07 |
Những câu chuyện tiếu lâm phần lớn còn nhằm giải tỏa ẩn ức dục tình
Nhìn chung, tiếng cười của dân ta thể hiện qua ba phương diện : Cười để biểu hiện một sắc thái tâm lý, cười để giải tỏa ẩn ức sinh lý, cười để tác dụng xã hội. Những tiếng cười ấy không phải chỉ được nhận thấy trong cuộc sống bình thường mà còn qua những sáng tác thơ văn, chuyện kể dân gian và bác học. • Tiếng cười ở cuộc sống bình thường Các tự điển Pháp ngữ như Larousse, Le Robert định nghĩa chữ "rire" (cười) là bày tỏ niềm vui hay chê bai, bằng một cử động của miệng, kèm theo những hơi thở ra đứt đoạn, ít nhiều ồn ào". Từ xưa, cuộc sống của dân gian ta vốn lao lực khó nhọc suốt tháng quanh năm. Cho nên, gặp được những lúc ngừng tay, nghỉ việc, hoặc những ngày vì thời tiết mà không ra đồng canh tác được, họ thường tập họp nhau lại để kể cho nhau những chuyện vui cười gọi là "tiếu lâm" (lâm: nhiều; tiếu: cười) để xả hơi, cho quên bớt mỏi mệt, hay để giải trí cho vui cửa, vui nhà giữa thân thuộc, bạn bè. Đó là một nhu cầu như bất cứ nhu cầu nào khác, một giải trí không tốn kém gì, đồng thời còn là một niềm an ủi cho cuộc sống lam lũ mệt nhọc của dân quê nữa. Cuộc đòi của họ nào có gì đâu, nếu không phải là những mối tình thơ ngây giữa trai gái gặp gỡ hát hò trong những lúc canh tác chung, ở những hội hè trong làng xóm, hay những buổi kể chuyện vui cười giải trí giữa bà con, làng giềng trong nhà, cùng những lúc nghỉ việc rảnh tay ngoài đồng mà thôi! Những câu chuyện tiếu lâm phần lớn còn nhằm giải tỏa ẩn ức dục tình. Và hình như đó là một hiện tượng thường xảy ra trong hầu hết các sắc dân trên thế giới. Dân Việt không thể tự phụ những câu chuyện của mình về loại nầy kỳ thú hơn những câu chuyện của các dân tộc khác. Chúng ta chỉ có thể ghi nhận rằng sự ẩn ức dục tình, vì bị kiềm chế lâu đời suốt bao nhiêu thế kỷ trong lễ tục khắc nghiệt của Nho giáo, nên đã bùng nổ tràn đầy trong kho tàng chuyện tiếu lâm của dân ta mà thôi. Chẳng hạn như: Vui một cách hồn nhiên thì cười rộ, cười ha hả, cười hì hì, không bằng lòng thì cười nhạt, hờn dỗi thì cười mát, hằn học thì cười gằn, che dấu ngượng nghịu thì cười gượng, khinh miệt thì cười khà, mỉa mai thì cười khẩy, tự ép uổng để làm vừa lòng kẻ khác thì cười ruồi, xí xóa một lỗi lầm thì cười trừ, chê bai trong lòng thì cười thầm, cười một cách vô duyên là cười nham nhở, vân vân ... Có thể nói dân Việt ta ở trường hợp nào cũng có thể ứng đáp bằng một tiếng cười. Chỉ có dân Việt mới nhận được những khía cạnh tinh tế của mỗi tiếng cười, cũng như phân biệt được nghĩa của tiếng Việt qua các dấu thanh (sắc, huyền, hỏi ngã, nặng) mà lỗ tai Tây phương khó nhận ra được, nên thường có trường hợp họ bị phật lòng vì ngộ nhận về tiếng cười của người Việt chúng ta. Nguyễn Văn Vĩnh trong bài "Xét tật mình" đăng ở Đông Dương tạp chí, số 6, năm 1913, đã chê: "Dân An Nam ta có một thói là gì cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, phải cũng hì, quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang". Vì sao dân ta có "thói gì cũng cười" như thế? Phải chăng vì tiếng cười lệ thuộc vào sắc thái văn hóa, cũng như vào hoàn cảnh lịch sử của dân Việt chúng ta. Suốt bao nhiêu thế kỷ dưới các thời đô hộ, dân ta bị ngoại bang đàn áp một cách tàn bạo, bị quan lại, cường hào trong nước ức hiếp, tù đày, nếu gặp phải những trường hợp ứng xử gay cấn, khó khăn, một câu trả lời sơ suất có thể bị nguy hại, có khi còn bị thiệt mạng nữa là khác. Cho nên thay vì dùng lời nói để đối đáp, thì dân ta thường chỉ buông ra một tiếng cười, để che đậy mọi tình ý thầm kín của mình, khiến cho đối phương không thể vin vào đâu để bắt bẻ, buộc tội được. Vạ ở miệng ra, bệnh qua miệng vào... Bọn đô hộ ngoại bang, cùng các tay sai của chúng rất ghét lối ngậm miệng, dùng tiếng cười để che đậy những gì mà người dân bị áp bức đã nghĩ về họ, và cho đó là một "tật xấu", là giả dối, "làm cho mọi việc hết nghiêm trang", có thể tổn thương đến uy quyền của chúng. Trước một vấn đề không biết trả lời thế nào, mà cũng không thể làm thinh được, thì dân Việt ta ngày xưa chỉ dùng cái cười để "ứng đáp". Làm thinh và tiếng cười, cả hai đều làm đối phương phật ý. Nhưng làm thinh thì có thể bị coi như là có ý chống đối, còn cười thì đối phương không hiểu được ta muốn gì, nên rất bực tức và qui tội dân ta là "vô lễ" vì làm cho "mọi việc hết nghiêm trang". Tóm lại, ứng đáp bằng tiếng cười ở những trường hợp gay cấn, khó khăn như thế là một cái khôn riêng của dân ta. Đó là một đặc tính hằng hữu của nền văn hóa Lạc Việt đã giúp nòi giống chúng ta còn sống sót cho đến ngày nay. (3) Nhưng dùng tiếng cười để khỏi trả lời, để kín đáo che đậy một sắc thái tâm lý, theo thời gian dần dần trở thành một thói quen, một tập tục, mà không khỏi có nhiều người lạm dụng bừa bãi, nên Nguyễn Văn Vĩnh mới có thể vin vào đấy mà chê trách như trên được. Dân Việt không phải chỉ dùng tiếng cười để mua vui, để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, để được an ủi, để tránh không ứng đáp trước những trường hợp khó khăn, nguy hiểm, mà họ còn dùng tiếng cười qua các thơ văn trào phúng hay những chuyện vui cười do họ sáng tác hay hư cấu ra, để chỉ trích, châm biếm, đả phá uy tín của những bạng người lố lăng, xu thời, phản quốc, bóc lột áp bức họ. Theo Henri Bergson, cười còn là một "phương tiện trừng phạt", trước hết để sửa trị, (sau đó) dùng để hạ nhục. Qua tiếng cười, xã hội trả thù những hỗn xược mà người ta đã làm cho mình [...] Đối với những hỗn xược ấy, xã hội đáp lại bằng tiếng cười là một hỗn xược còn bội phần mãnh liệt hơn. (4) Còn hài kịch chỉ dùng trí tuệ để hướng quan sát nhằm vào bên ngoài, vào các đặc tính chung của từng hạng người trong xã hội, và những hiện tượng xã hội, chớ không nhằm vào các phạm trù siêu hình. Như vậy, hướng quan sát ở hí kịch chú trọng vào tổng thể (généralité), chớ không nhằm vào bản thân, vào cá tính người được quan sát. Nhân vật trong các màn hí kịch trước hết là người đang đối thoại với ta. Câu khôi hài chọc cười là những câu trả lời trực tiếp cho một trong những người cùng hạng. Có thể đương sự vắng mặt, nhưng đối thoại với một người vắng mặt ở đây, là coi như người ấy đã nói, nên tác giả mới trả lời. Phần nhiều là trả lời chung cho cả một hạng người hay cho tất cả mọi người, bằng cách dẫn ra một lời nói thông thường, một dư luận, một lễ tục, một thành kiến, một câu thơ văn có sẵn, để lật ngược lại mà chế diễu, chọc cười. Chẳng hạn như ở đoạn "Thúc Sinh gặp lại Kiều bị bán vào nhà Hoạn Thư" trong Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du, độc giả có thể nhận thấy "ranh giới giữa tiếng cười và tiếng khóc thật mong manh", như Beaumarchais đã từng cảnh giác: (5) Sinh rằng: Hiếu phục vừa xong, Khóc vì gái, mà nói dối là khóc vì thương nhớ mẹ đã qua đời. Qua lời chế diễu, mỉa mai của Hoạn Thư về "đạo lý trong chữ hiếu", cái bi kịch nơi lòng Thúc Sinh đã chuyển thành một màn hài kịch đối với người đọc Hướng quan sát nhằm vào một đặc tính chung của "hạng người sợ vợ": vì quá sợ (vợ) nên đem cái chết thiêng liêng của mẹ mình ra "đỡ đòn" cho một cô gái giang hồ. Ngày xưa, chúng tôi đã từng thấy các cụ, khi đọc đến mấy câu nầy, liền vỗ đùi, phá lên cười ... nhưng tiếng cười bỗng nghẹn lại, khi các cụ đọc tiếp đến các câu đi sâu vào tâm tình của chàng Thúc hay của nàng Kiều: ... Sinh càng như dại, như ngây, ... Bốn dây như khóc như than, Khi Trần Tế Xương mượn lời chúc năm mới: Bắt chước ai ta chúc mấy lời, Hoặc: ... Nào có ra chi lũ hát tuồng, Tác giả không đi sâu tâm tình một cá nhân nào, mà nhằm vào tổng thể nhân dân để mượn mấy lời "chúc năm mới", ngụ ý cười chê rằng trong xã hội đương thời chằng có ai cho ra người cả! (Vậy thì ra giống gì?) Hoặc dùng phường chèo mà cười chê bọn vua quan tay sai của thực dân, trơ bộ mặt bôi vôi "vô liêm sỉ", không lừa dối được ai. (Tiếng cười nơi đây nghe ra chẳng khác gì một tiếng chưởi, một tiếng mắng để cảnh cáo người và đồng thời để nói lên nỗi bực tức của mình). Đề tài "phường chèo" nầy cũng được Nguyễn Khuyến dùng để cười chê xỉ vả triều đình bù nhìn một cách hóm hỉnh hơn: Xưa bên Đông có phường chèo trọ, Vợ giận lắm mắng đi, mắng lại: "Tuổi đã già sao dại như di? (mọi rợ) Đời chỉ có hai điều sợ: "Sống chết người quyền ở trong tay, Tiếng cười chê "nhẹ như bấc mà nặng như chì", như búa tạ giáng xuống uy quyến của hàng vua quan tay sai của thực dân! Dân gian ta còn hư cấu nhiều truyện hài hước rất nổi tiếng mà nhân vật chính đại biểu cho một hạng người nào đó trong xã hội, để dùng tiếng cười mà chế diễu, sửa trị, Chẳng hạn như ở các truyện: -Trạng Ếch, Trạng Lợn: hạng người không học hành gì nhưng gặp thời may mà nên danh phận, nhờ vận đỏ, nhờ những tình cờ mà dùng được văn chương, dịch lý làm cho vua Tàu phải thán phục, ban cho học vị "lưỡng quốc trạng nguyên". -Trạng Quỳnh: hạng Nho sĩ có tài, chuyên trêu ghẹo, miệt thị vua quan, chế diễu uy quyền sứ Trung-hoa. -Ba Giai, Tú Xuất: hạng nhân vật phản diện của Nho gia, chuyên lừa bịp, phá phách xóm làng. -Xuân tóc đỏ (trong Số đỏ của Nguyễn Trọng Phụng): hạng người xu thời, dùng mánh khoé lừa bịp mà làm giàu, được nổi danh thi sĩ, rồi được liệt vào hàng anh hùng cứu quốc. -Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh: hạng lý hương hủ lậu, ngờ nghệch, vân vân... Mặt khác, chủ đích của cái cười là chế diễu và "sửa đổi", do đó cũng cần làm sao cho hiệu lực của cái cười bao gồm càng nhiều đối tượng, càng có nhiều "tiếng dội" (écho, để dùng lại một từ của Henri Bergson trong Le rire) vang rộng trong xã hội, phổ biến khắp nơi trong quần chúng. Nhìn chung, tiếng cười trong chính nghĩa không phải chỉ là khí giới của kẻ yếu để đương đầu với đối phương lớn mạnh hơn mình, mà còn là một trợ lực, một vũ khí văn hóa có khi mạnh hơn mọi sức mạnh vật chất. • Tiếng cười buồn dí dỏm Nhà văn trào phúng phần nhiều chỉ thấy những lố lăng trong người khác xung quanh mình, chớ ít khi tìm ra được những lố lăng trong chính con người của họ. Vì chúng ta thường không chịu thoát ra khỏi ý thức của bản thân, để đứng vào địa vị khách quan mà quay lại nhìn mình. Nhưng khi kẻ bị cười không phải là một tha nhân, mà lại là chính tác giả tự cười mình, thì tiếng cười lại có tính cách dí dỏm, mà đặc điểm là bi, hài lẫn lộn theo cấu trúc thông thường của tiến trình sân khấu kịch trường. Tiếng cười dí dỏm của dân Việt không giống tiếng cười của các dân tộc khác ở chỗ đã hướng nhiều vào chính mình, tức là tự trào, tự cười mình. Tiếng cười tự trào ấy nhẹ nhàng, mà mỉa mai châm chọc, ngụ ý vừa tự phê phán, vừa tự biện minh chửa thẹn hoặc tự hào. Trong con người trí tuệ của nhà văn hài hước dí dỏm, có một phần nhà thơ, với ít nhiều tình cảm không kém đậm đà. Một số tác giả vào buổi giao thời ở cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, đã dùng thơ văn để tự cười mình. Trong bài Tự trào, Nguyễn Khuyến có mấy câu: Câu 3, 4 ngụ ý về quốc sự: Đánh nhau với quân Pháp đang dở dang (dở cuộc, chửa thâu canh) mà đã bị lâm vào thế bí, chịu đầu hàng (không còn nước, đã chạy làng). Câu 5, 6 chỉ về tác giả: Suốt ngày chỉ ăn nói gàn dở, rượu chè say sưa (mấy chữ "bát sách", "thang" là tên của 2 con bài tổ tôm; một tiểu xảo để chọc cười). Hai câu chót, tác giả tự cười mình không xứng với học vị tam nguyên, tên ghi bảng vàng bia đá. Tiếng cười ở đây dí dỏm, mà phảng phất tâm sự buồn tủi của một hiển Nho, một đại thần, về cái bất lực của mình trước nạn nước mất, nhà tan: Sách vở ích gì cho buổi ấy, Về sau, Trần Tế Xương đã tự cười về thân phận của mình — phố hàng Nâu có phổng sành, Sau tiếng cười dí dỏm, xuyên qua các cảnh nịnh vợ (vì ăn nhờ vào vợ), bài bạc rượu chè, trai gái, biếng nhác, thoáng hiện một cái buồn của một hàn nho mạt vận, "vợ lăm le ở vú, con tấp tểnh đi bồi" ở buổi giao thời. Tản Đà cũng tự cười trong một bài "Tự Trào " khác: Vùng đất Sơn Tây nẩy một ông, Đây, ta cảm thấy một nỗi buồn khác: buồn của một nhà Nho bất đắc chí ngông nghênh ở thời Khổng giáo vào cuối mùa. Tuy nhiên, cũng qua các câu tự chê cười, các tác giả đã gián tiếp bộc lộ lòng tự phụ hằng hữu của các nhà Nho: Nguyễn Khuyến, "bang hữu đạo tắc trí, bang vô đạo tắc ngu" nước có đạo lý thì đem tài trí ra giúp đời, nước vô đạo thì làm ra ngu dại để khỏi bị ép ra làm tay sai hại nước, hại dân (ăn nói gàn dở, say tít cung thang), theo đúng lời dạy của thánh hiền. Tú Xương trong cảnh "thanh bần" vẫn "quắt mắt khinh đời". Tản Đà ngông nghênh, tự phụ về văn tài của mình, mỉa mai rằng "Bởi ông hay quá, ông không đỗ! " Chữ trinh đáng giá nghìn vàng, ... Hai tay cầm hai quả hồng, Và cũng để tự chế diễu cái tính lẳng lơ hoa nguyệt mà khi người chồng hay ghen bóng, ghen gió đem vu khống cho mình: ...Anh đánh thì tôi chịu đòn, Phụ nữ ngày xưa còn dùng cách tự chế diễu để tố cáo, chống đối tục lệ bất nhân buộc người đàn bà chồng chết phải thủ tiết, không được làm lại cuộc đời của mình theo ý muốn: Hỡi thằng cu lớn, cu bé, cu tí, cu tị, cu tỉ, cu ti, Và cuối cùng, khi thông cảm được với tâm trạng đau khổ, với nguyện vọng tha thiết và lời kêu van não nuột của góa phụ, tiếng cười hẳn có thể biến thành tiếng khóc chăng! Ngày sau con tế ba bò, Sống trong suốt bao nhiêu thế kỷ bị đô hộ áp bức, nên trong tiếng cười của con người Việt Nam đã lẫn lộn bao tình tự vui buồn, bi hài hổn tạp, đến nỗi ông cha chúng đã từng than lên: Khi vui muốn khóc, buồn tanh lại cười. Trong các thành tố tinh thần của triết lý một dân tộc, theo Lâm Ngữ Đường, chủ yếu có tính hài hước, óc thực tiển và khuynh hướng lý tưởng. Óc thực tiển và khuynh hướng lý tưởng là hai động lực đưa đến tiến bộ. Và sự tiến bộ đúng nghýa chỉ được thể hiện nhờ sự hài hòa giữa hai động lực ấy. Một lý tưởng mơ hồ, thiếu suy xét, thường dẫn đến lố lăng, trái lại quá nhiều lý tưởng có thể là một nguy hại cho nhân loại và đưa nhân loại đến sự đeo đuổi những mục đích viễn vông, phiêu lưu. Những dân tộc lành mạnh về tinh thần, như người Anh chẳng hạn, đã biết điều hợp đúng đắn giữa óc thực tiển và khuynh hướng lý tưởng. Còn hài hước vốn là tính bẩm sinh của con người, mà chức năng là "phẩm bình, chế diễu những mộng mơ của ta" và đưa những mộng mơ ấy cọ xát với thực tại. Kể ra như thế cũng "độc ác", vì đã làm cho ta đánh mất những "ảo ảnh vui đẹp của mộng mơ" của mình, nhưng ít ra cũng hoàn thành được vai trò cần thiết là giúp cho ta khỏi bị va đầu vào bức tường cứng rắn của Sự Thật. Tập cho quen thuộc với những "giải hoặc" (désillusion), hài hước giúp con người tránh được những sụp đổ khó bề cứu vãn, những thất vọng đau hận bình sinh. Tiếng cười cảnh giác chúng ta về tính chất độc ác, mà khuynh hướng lý tưởng và sự giải hoặc đã phối hợp nhau để tạo nên trong cuộc sống của con người. (7) Sự khôn ngoan của dân Việt trong cuộc sống thoát thai từ sự tổng hợp, dung hoà sáng suốt giữa tính hài hước với óc thực tiển và khuynh hướng mộng mơ, hẳn đã được minh thị phần nào qua "tiếng cười dân Việt" với những sắc thái trình bày trên đây. Chú thích: (1)- Le rire est le propre de l'homme (Rabelais) |