Đến năm 1954, sau ngày tiếp quản thủ đô Hà Nội, Hữu Loan trở lại công tác ở Hội Nhà Văn, làm biên tập viên cho báo Văn Nghệ. 1956, Hữu Loan tham gia Nhân Văn Giai Phẩm. Trong thời kỳ này, bài thơ nổi tiếng xác định phong cách Hữu Loan là bài “Cũng những thằng nịnh hót” đăng trên Giai Phẩm Mùa thu, tập I: Ảnh: nhà thơ Hữu Loan và hiền thê năm 2008 tại HàNội Cũng những thằng nịnh hót Dưới thời kỳ Pháp thuộc Những thằng nịnh hót nghênh ngang Lưng rạp trước quan Tây Bắc vợ như thang Chân trèo lên danh vọng Đuôi vợ chúng đi Lọt theo đầu chúng Bao nhiêu nhục nhằn; Nhục mất nước muôn phần Nhục cùng đất nước với những thằng nịnh hót Một điều đau xót Trong chế độ chúng ta Trong chế độ dân chủ cộng hoà Những thằng nịnh còn thênh thang đất sống Không quần chùng, áo thụng Không thang đàn bà Nhưng còn thang lưng thang lưỡi Những mồm không tanh tưởi Ngậm vòi đu đủ Trợn mắt Phùng mang Thổi vào rốn cấp trên “Dạ, dạ, thưa anh… Dạ, dạ, em, em…” Gãi cổ Gãi tai: … anh quên ngủ quên ăn nhiều quá! Anh vì nước vì dân hơn tất cả từ trước đến nay Chân xoa và xoa tay, Hít thượng cấp vú thơm như mùi mít Gọi như thế là phê bình cấp trên kịch liệt Gặp cấp trên chủ quan Mũi như chim vỗ cánh Bụng phềnh như trống làng: Thấy mình đạo đức tài năng hơn tất. Như thế là chết rồi: Quân nịnh tha hồ lên cấp Như con gì nhà gác lên thang Còn muốn lên thủ trưởng cơ quan Còn đi đây đi đó Lưỡi và lưng Lắm chằng gian khổ Chúng nó ở đâu: Thối thóc thuế Mục kho hàng Phong trào suy sụp Nhân dân mất cắp đang giữa ban ngày To cánh và to vây Những ai không nịnh hót Đi, mang cao liêm sỉ con người Chúng gieo hoạ gieo tai Kiểm thảo hạ tằng Còn quy là phản động! Có người đã chết oan vì chúng Vẫn thiết tha yêu chế độ đến hơi thở cuối cùng Nguy hiểm thay, Thật khó mà trông: Chúng nó nguỵ trang Bằng tổ chức bằng quan điểm nhân dân bằng lập trường chính sách Chúng nó còn thằng nào Là chế độ ta chưa sạch Phải làm tổng vệ sinh cho kỳ hết mọi thằng Những người đã đánh bại xâm lăng Đỏ bừng mặt vì những tên quốc xỉ Ngay giữa những thời nô lệ Là người chúng ta không ai biết cúi đầu. (9-1956) Sau cuộc thanh trừng năm 1958, Hữu Loan không bị đi cải tạo, có lẽ vì ông không ở trong danh sách được coi là "đầu sỏ". Hữu Loan tự ý bỏ về Thanh Hoá, ông đi thồ đá, bà làm ruộng và làm bánh, nuôi 10 người con. Không còn liên hệ gì với chính quyền nữa. Khi bị công an phiền nhiễu, ông đánh cả công an. Hữu Loan là một trong những khuôn mặt trực tính và bất khuất nhất trong Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm. Thụy Khuê Hà Sĩ Phu - khóc Hữu Loan: Khóc vợ, có hoa tím phân ưu, tiếng khóc hóa lời ca, “thăm thẳm chiều hoang” thành bất tử! Khinh vua, rủ đá xanh làm bạn[1], giọng khinh vào câu đối, “ăn dân hết nước” lại trường sinh?[2] [1] Hữu Loan tự bỏ chức vụ, về Thanh Hóa chở đá để mưu sinh. [2] Câu đối xướng họa giữa Hữu Loan và Tú Sót: - Bác bôi tôi không bằng tôi bôi bác! (Tú Sót – Nghệ An) - Mày ăn dân hết nước, dân ăn mày! (Hữu Loan – Thanh Hóa)
|