Thi sĩ Kiên Giang |
Tác Giả: Dương Bé |
Thứ Năm, 27 Tháng 5 Năm 2010 08:46 |
Kiên Giang tên thật là Trương Khương Trinh, bút hiệu khác Hà Huy Hà, sinh ngày 17.2.1929 tại Rạch Giá và hiện còn sống tại Sài Gòn. Ông là một nhà báo và văn thi sĩ nổi tiếng của miền Nam. Ngoài ra ông còn là tác giả nhiều tuồng cải lương như Người đẹp bán tơ về tích Lưu Bình và Dương Lễ, và bài ca vọng cổ như Ðội gạo đường xa do Hữu Phước ca, Trái gùi Bến Cát do Thanh Sơn trình bày. Thơ của ông mang một nét đặc thù miền Nam và nhiều bài đã được phổ biến rộng rãi. Như Nguyễn Bính, nhiều câu thơ của ông trở thành quen thuộc, phổ thông với quần chúng đến độ đương nhiên, không cần nhớ đến tên tác giả. Thí dụ như các câu: “Muối Bạc Liêu mặn tình biển cả hay “Lạy Chúa con là người ngoại đạo Tác phẩm đã xuất bản là hai tập thơ: Hoa trắng thôi cài trên áo tím (1962) và Lúa sạ miền Nam (1970). Ông chuyên viết về các đề tài miền Nam, nơi ông đã sinh ra và lớn lên. Kiên Giang yêu từng nơi từng chỗ của mảnh đất phù sa trù phú, từng cây trái, món ăn của vùng đất mới. Ông yêu những người dân chất phác, thuần lương. Ông đem nhiều địa danh, đặc sản của miền quê lành nước ngọt vào thơ văn. Đọc thơ Kiên Giang ta thấy cả một vùng quê hương trải dài trước mắt, thấy cả tấm lòng hiền hòa của một người ôm ấp, gắn bó với quê hương. “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” là bài thơ nổi tiếng nhất của Kiên Giang. Bài thơ kể lại một mối tình học trò ngây thơ nhưng thơ mộng giữa một cô gái có đạo và một người trai ngoại đạo. Chàng từ cổng trường rụt rè nhìn nàng trong tà áo tím mỗi lần tan lễ nhà thờ. Cùng về một lối nhưng lời thương chưa một lần dám ngỏ. Cho đến một ngày nàng lên xe hoa về nhà chồng, chàng ở lại ngơ ngẩn nhìn theo trong tiếng chuông nhà thờ vang đổ. Giặc vào xóm đạo, xâm chiếm nhà thờ. Chàng ra thân chống giữ, bảo vệ quê hương. Một điều bất ngờ là câu chuyện tình đến đây đi ra hai ngã. Không phải là hai cuộc đời riêng rẽ của chàng và nàng. Tác giã đã làm một việc có lẽ là độc nhất vô nhị trong lịch sử thi ca của Việt Nam, chỉ thấy trong cách làm phim tại Hollywood. Ông Kiên Giang đã cho câu chuyện tình hai kết cục hoàn toàn khác nhau. Bài “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” được làm lần đầu tiên tại Bến Tre vào ngày 14-11-1957. Trong bài nầy, sau ba năm theo chồng cô gái chết đi và quan tài được đưa trở về xóm đạo. Chuông nhà thờ lại vang lên đưa tiễn nàng ra đi mãi mãi với vòng hoa tang trắng và nỗi tiếc thương vô hạn của người ở lại. (Các đoạn chữ in nghiêng là những đoạn khác nhau giữa hai bài thơ) HOA TRẮNG THÔI CÀI TRÊN ÁO TÍM(Tâm tình của người trai ngoại đạo đối với cô gái có đạo) Lâu quá không về thăm xóm đạo Mười năm trước, em còn đi học Trường anh ngó mặt giáo đường Lần lữa anh ghiền nghe tiếng chuông Mỗi lần tan lễ, chuông ngừng đổ
Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ Em lên xe cưới về quê chồng Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo Mặc dù em chẳng còn xem lễ Màu gạch nhà thờ còn đỏ thắm Anh kết vòng hoa màu trắng lạnh Lâu quá không về thăm xóm đạo “Lạy Chúa! con là người ngoại đạo Bến Tre, 14-11-1957 Khoảng sáu tháng sau, vào ngày 28-05-1958 tại Gia Ðịnh, không biết vì một lý do gì tác giả đã sữa đổi đoạn kết của bài thơ. Chàng trai đã hy sinh trong lúc chiến đấu chống giặc. Nàng thương tiếc người bạn đồng song nay không còn nữa. Ðặt trên nắp cỗ quan tài một cành hoa trắng, nàng theo xe tang đưa tiễn chàng giữa tiếng chuông nhà thờ ngân đổ. HOA TRẮNG THÔI CÀI TRÊN ÁO TÍMLâu quá không về thăm xóm đạo Mười năm trước, em còn đi học Quen biết nhau qua tình lối xóm Thuở ấy anh hiền và nhát quá Mỗi lần tan lễ, chuông ngừng đổ Sau mười năm lẻ, anh thôi học Em lên xe cưới về quê chồng Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo Nhưng rồi người bạn cùng trang lứa Hoa trắng thôi cài trên áo tím Xe tang đã khuất nẻo đời Gia Định, 28-05-1958 Cho đến nay Kiên Giang vẫn chưa lên tiếng về lý do tại sao ông đã viết lại kết cục của bài thơ. Một điều lý thú là cả hai bài đều vẫn lưu hành song song với nhau dù bài sau (28-05-1958) được phổ biến nhiều hơn và đã được phổ nhạc, gần đây nhất là bài “Chuyện tình hoa trắng” do Như Quỳnh hát. Xin mời quý độc giả thưởng thức nhạc phẩm "Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím" do Hoàng Oanh ca. |