Home Văn Học Văn, Nhạc, Thi Sĩ Cánh Hoa Thời Loạn

Cánh Hoa Thời Loạn PDF Print E-mail
Tác Giả: Trung Tâm Asia   
Thứ Hai, 12 Tháng 7 Năm 2010 15:41

“Cánh hoa thời loạn” – Những ca khúc kỷ niệm một thời.....

 

  
 

Trung Tâm Asia đã tổ chức thu hình trực tiếp đại nhạc hội Asia Show 66, tại hí viện Long Beach Convention Center, chủ đề: “Cánh hoa thời loạn – Lá thư từ chiến trường 2” lúc 7 giờ tối, Thứ Bảy, ngày 3 tháng 7 năm 2010 vừa qua, gần như không còn ghế trống. Với những khán giả đã từng yêu mến chương trình “Lá thư từ chiến trường 1”, hẳn những kỳ vọng, những ngạc nhiên như đã có với chương trình “Lá thư từ chiến trường 1”, đã bị vơi bớt. Ðiều này, nhạc sĩ Trúc Hồ, giám đốc nghệ thuật của trung tâm Asia, cũng đã tiên liệu trước. Tuy nhiên, “Những cánh hoa thời loạn- Lá thư từ chiến trường 2” trung tâm Asia với những nỗ lực hơn, gia tăng nhiều công khó nhọc hơn, vẫn đem đến nhiều thú vị cho người xem, với nhiều dư vị đẹp và nỗi niềm xúc động.

Những ca khúc kỷ niệm một thời, kết hợp những giọng hát tuyệt vời

Trung tâm Asia đã thật khéo léo, khi chọn bài hát cho từng ca sĩ, từng đôi song ca, tam ca, tạo nên những gắn kết thật đẹp trong phần âm nhạc cho “Những cánh hoa thời loạn”.

Ca sĩ Quốc Khanh đã mở màn đêm diễn với bài “Áo anh sứt chỉ đường tà” (Thơ Hữu Loan, nhạc Phạm Duy). Giọng hát nồng nàn, trầm ấm của anh đã tạo một ngạc nhiên cho khán giả, vốn quen nghe anh hát nhạc rock, nhạc trẻ. Nhưng anh vẫn chuyển tãi thật tài tình nỗi khắc khoải, đớn đau của người chiến binh trước cái chết của người vợ trẻ trong chiến tranh.

Ca khúc Lối Về Ðất Mẹ (Duy Khánh) được giọng ca Ðặng Thế Luân thể hiện thật cảm động. Bài Cánh Hoa Thời Loạn (Y Vân) được tiếng hát Băng Tâm thể hiện thật thiết tha, u hoài. Với một chút nhạc jazz, một chút blues trong ca khúc Thưở Ấy Có Em (sáng tác Huỳnh Anh) thật trữ tình qua giọng hát Ðan Nguyên. Tâm Ðoan dịu dàng trong ca khúc Loài Hoa Không Vỡ (Phạm Mạnh Cương). Việt Nam Ơi, Ngày Vui Ðã Tới của Hoàng Thi Thơ, qua sự trình bày sống động của nữ ca sĩ Sơn Ca. Ca sĩ Thanh Thúy với Tiếng Ca U Hoài (Anh Bằng) là sáng tác được viết riêng cho chị. Giọng hát một thời được ví là “Nữ Hoàng sầu muộn”, đầy u uẩn khi chị thể hiện ca khúc, thật buồn mênh mông.

Tiếng hát của Thanh Lan và Vũ Khanh thật xuất sắc trong “Kỷ Vật Cho Em” (Thơ Linh Phương, nhạc Phạm Duy). Một đôi song ca thật đẹp Hoàng Oanh và Trung Chỉnh với “Những Ðóm Mắt Hoả Châu” (Nhạc sĩ Hàn Châu).

Diễm Liên và Nguyên Khang, cặp song ca luôn đem lại thú vị cho khán giả bởi sự hoà quyện của hai tiếng hát trầm ấm và cao vút, nương đỡ nhau, thật nồng nàn trong Lệ đá (Nhạc sĩ Trần Trịnh). Tuấn Vũ- Mỹ Huyền tuyệt vời trong “Nhịp cầu tri âm” (Hoài Linh), và những đôi song ca Nguyễn Hồng Nhung- Lâm Nhật Tiến, tam ca Giang Tử- Ngọc Minh- Ðan Nguyên, đôi song ca trẻ Ðoàn Phi-Ánh Minh, Trish-Mai Thanh Sơn, Cardin-Thùy Hương, Tường Nguyên-Tường Khuê

Những ca khúc trong “Cánh hoa thời loạn” đa phần là những ca khúc cũ, gắn bó một thời trong hoài niệm của nhiều người. Nhưng đã được các nhạc sĩ trung tâm Asia khoác lên chiếc áo mới phần hòa âm, đem lại vẻ đẹp khác cho những ca khúc xưa, một cảm xúc mới cho khán giả tri âm.

Mỗi người mỗi vẻ, mỗi cặp mỗi nét, bên cạnh những giọng ca nổi tiếng một thời, đến nay vẫn được gìn giữ tiếng hát đẹp trong trái tim mến yêu của khán giả, như Giang Tử, Trung Chỉnh, Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Thanh Lan, Sơn Ca, Vũ Khanh, Ngọc Minh, Tuấn Vũ, Mỹ Huyền vân vân là những giọng hát trẻ, đầy nội lực của Y Phương, Nguyên Khang- Diễm Liên, Quốc Khanh, Lâm Nhật Tiến, Lâm Thúy Vân, Nguyễn Hồng Nhung, Thiên Kim, Hồ Hoàng Yến, đã không bị những cái bóng quá lớn của các ngôi sao đàn anh, đàn chị lấn áp.

Tất cả cùng nhau tạo nên một tác phẩm âm nhạc tuyệt vời cho chương trình. Kết hợp với phần dàn dựng công phu của cảnh trí, tạo hiệu quả trên sân khấu, với hình ảnh rừng sâu thâm u, chiếc trực thăng, cảnh bom lửa chiến tranh, hình ảnh các chàng trai trong quân phục VNCH, chiếc hòm gỗ phủ lá cờ vàng, mái nhà tranh, cánh đồng lúa chín vàngà cùng với phần minh họa của những nghệ sĩ múa à

Mỗi một chăm chút kỹ lưỡng ấy, đã tạo nên nhiều thú vị cho khán giả khi xem “Cánh hoa thời loạn- lá thư từ chiến trường 2”.

Trích đoạn kịch “Ðoạn tuyệt” (chuyển thể từ tác phẩm cùng tên, của nhà văn Nhất Linh), đạo diễn Hùng Lâm, do các nghệ sĩ Quang Minh, Hồng Ðào, Nguyễn Hồng Nhung, Y Phương, Lê Anh Quân diễn, đem lại những lắng sâu khó tả về sự tranh đấu giữa cái cũ và mới, giữa phong kiến và cách tân, giữa mẹ chồng và nàng dâuà số phận của những người phụ nữ bất hạnh, nạn nhân của chế độ phong kiến.

Những lá thư nhiều xúc động, những số phận, những chuyện tình trong thời chiến

Ðược các MC Dương Nguyệt Ánh, Thùy Dương, Nam Lộc, Việt Dzũng giới thiệu thật sống động, cùng những video clip, những bức thư tình, những con người thật với từng số phận bị vùi dập trong chiến tranh.

Nhiều khán giả đã xúc động, khi xem hình ảnh đám tang cố Thiếu Tá Tăng Ngọc Nhã. Bên chiếc quan tài phủ cờ VNCH, là người vợ trẻ, rất đẹp, đầu chít khăn tang, tay bế cô con gái sơ sinh, đôi mắt như lạc thần. Người mẹ chồng già yếu bên cạnh con dâu, dường như không còn nước mắt để khócà các em thơ của chồng vật vã bên quan tài anh trai, đó là tấm ảnh gợi nhắc nỗi đớn đau thật xót xa.

Chiến tranh tại Việt Nam đã kết thúc 35 năm, nhưng vết thương ẩn sâu trong vùng nhức nhối nhất của thân thể những người lính VNCH, người thân, vợ, con của họ, vẫn luôn luôn rỉ máu.

Chương trình còn nhắc lại cuộc tình đẹp, thủy chung của nàng hoa khôi Ngọc Di và chàng phi công, cố trung úy Nguyễn văn Lộc. Cô con gái Nguyễn Lộc Ðan Vy ra đời mà không được nhìn mặt cha, vì ông đang nằm trong trại tù cộng sản. Sau 33 năm, từ Hoa Kỳ lặn lội về Việt Nam, người vợ thủy chung Ngọc Di mới tìm được xác chồng.

Chuyện tình của Thiếu tá Nguyễn Thanh Thủy và phu quân đại úy Lê Thành Long. Nữ thiếu úy Thái Kim Vân bị tù cải tạo từ trại này sang trại khác, được ngườì bạn nam đồng tù đại úy Nguyễn Thanh Nguyên giúp đỡ … họ may mắn sống còn, thành bạn đời của nhau, có cô con gái nhỏ thiệt dễ thương. Trung tá Nguyễn Hạnh Nhơn trải qua 5 năm trong trại tù cải tạoà Họ là những khách mời đặc biệt của “Cánh hoa thời loạn”. đã nhận được rất nhiều tràng pháo tay của khán giả dành tặng.

Bên cạnh những số phận, những con người, chương trình còn nhắc đến những bức thư được viết vội trong chiến trường đỏ lửa, lưu lại những góc khuất nội tâm sâu kín nhất của cuộc đời mỗi người lính VNCH, người vợ, người yêu của lính. Cao hơn, là những lời tâm tình, những khát vọng yêu, sống gắn với những thời khắc bi tráng, những tan nát của chiến tranh, đớn đau của cả một dân tộc trước họa cộng sản