Sinh viên: Chuyện tiền bạc ảnh hưởng chuyện học |
Tác Giả: Dương Ðông(Theo USA Today) | |||
Thứ Hai, 16 Tháng 5 Năm 2011 20:52 | |||
Một trong những lý do sinh viên thiếu tiền là vì không ngờ món chi tiêu lại cao đến vậy Sinh viên nào không biết canh chừng chuyện tiền bạc, thì cũng bị ảnh hưởng việc học hành và không tốt nghiệp được với bạn bè, theo một công trình nghiên cứu năm 2009. Hai tiến sĩ Joyce Serido và Soyeon Shim thăm dò 2000 sinh viên tại đại học này và cho thấy kết quả là sự căng thẳng về tiền bạc khiến sinh viên gặp trục trặc về sức khỏe và tâm lý, rồi lại gặp trở ngại với người thân, gia đình và bạn bè. Sinh viên nào có những thói quen không tốt về tiền bạc, như ở trên, cũng có phần trăm tốt nghiệp thấp hơn bạn bè cùng lứa. Tại một số đại học, người ta lập luôn cả một ban tư vấn để giúp sinh viên không bị rơi vào những bẫy tiền bạc như vậy. Thí dụ, ở Ðại học Sam Houston State University có trung tâm Student Money Management Center, giúp sinh viên quản lý tiền bạc tốt hơn. Tại đại học Bowling Green University có trung tâm dịch vụ Student Money Management Services. Dưới đây là một vài bước cần làm ngay để chỉnh đốn chuyện tiền bạc. Ðừng giấu cha mẹ Cần cho cha mẹ hoặc người giám hộ biết chi tiết chuyện tiền bạc của mình, theo lời Lynne Strang, phát ngôn viên American Financial Services Association. Sinh viên cần ngồi tính chi phí hàng tháng, từ những chuyện bắt buộc phải tiêu, như tiền ăn, tiền giặt, tới những chi tiêu thoải mái hơn, như tiền mua sắm, tiền giải trí đi chơi. Rồi cha mẹ và người sinh viên cần đồng ý với nhau một số tiền nhất định cha mẹ sẽ chu cấp mỗi tháng. “Ðến lúc nó hết thì nó hết,” Strang nói. “Người sinh viên cần sắp xếp chi tiêu sao cho đủ.” Theo dõi chi tiêu Một trong những lý do sinh viên thiếu tiền là vì không ngờ món chi tiêu lại cao đến vậy. Người sinh viên có thể không quan tâm đến tiền cà phê mỗi buổi sáng, nhưng nếu mỗi ngày bỏ ra $2 một ly cà phê thì một năm cũng tốn tới hơn $700. Giáo Sư Jinhee Kim dạy tài chánh cá nhân và gia đình tại đại học University of Maryland, nói với USA Today: “Khi sinh viên bắt đầu để ý theo dõi những món chi tiêu của mình, họ mới thấy được là mấy món chút xíu đó cộng lại thành nhiều.” Sinh viên Brandy Burke, 20 tuổi, là một trường hợp như vậy. Vào năm thứ nhì đại học Sam Houston State University, cô xin được một thẻ credit card. Rồi ngay chớp mắt sau đó, số tiền nợ credit card leo lên tới $500. “Tôi cứ đi ăn rồi chà,” cô nói, không ngờ số tiền lên cao, mặc dù cô cũng chỉ ăn ở McDonald's với Jack-In-The-Box mà thôi. Cô tới trung tâm Student Money Management Center ở trường nhờ giúp, và họ dạy cô cách theo dõi chi tiêu và nhờ đó cô mới thấy tiền mình nó đi đâu. Tập để dành tiền Trả tiền cho mình trước, theo lời Kristy Vienne, giám đốc trung tâm Student Money Management Center tại Sam Houston State University. Ðiều này có nghĩa là mỗi khi có tiền vô thì bỏ 10% chẳng hạn, vào quỹ tiết kiệm. Có tiền để dành, mới có tiền để trả cho một món chi tiêu bất thình lình. “Thí dụ như một sáng thức dậy mới thấy cần thay hết 4 bánh xe,” Patricia Donnelly, quyền giám đốc trung tâm Student Money Management Services, ở Bowling Green University. Ðặt mục tiêu tài chánh Ðặt một mục tiêu, đặt một ngày hạn chót, rồi tự bắt buộc mình phải đạt cho được. Như vậy, mình có một cái đích để nhắm tới, Donnelly nói. Sinh viên Burke nói cô đặt mục tiêu ngắn hạn là mỗi hai tuần đều để dành một ít tiền. Mục tiêu trung hạn của cô là trả hết tiền nợ credit card, và cô đã trả được trong 3 tháng. Kiếm việc làm Sinh viên có việc làm thì trả tiền bill đúng hạn hơn và đỡ bị ngập đầu tiền nợ credit card, theo lời Tiến Sĩ Joyce Serido. Nhưng ngược lại, thống kê cho thấy sinh viên đi làm trên 20 giờ một tuần sẽ bị ảnh hưởng tới điểm, theo nghiên cứu của cơ quan Nellie Mae - một chi nhánh của Sallie Mae chuyên cho sinh viên mượn nợ student loan. Cẩn thận với thẻ credit card Thẻ credit card là một phương tiện tài chánh rất hữu hiệu, nhưng nếu dùng sai thì cũng rất hại. Có điểm credit, người sinh viên sẽ dễ thuê phòng, hoặc sau khi tốt nghiệp có thể mua nhà, mua xe. Nhưng nếu điểm credit bị thấp, thì lại có hại cho hết tất cả những điều đó. Tìm trương mục miễn phí mà mở Sinh viên cần mở trương mục ngân hàng, nhưng nên dùng những trương mục dành cho sinh viên, theo Carol Kaplan, phát ngôn viên hiệp hội ngân hàng American Bankers Association. “Quá nửa các ngân hàng lớn đều có trương mục checking dành riêng cho sinh viên - miễn phí hoặc lệ phí thấp,” cô nói. Tuy nhiên, những trương mục này giới hạn những giao dịch, nên phải xem kỹ. Nếu có trương mục checking, có thể xin thẻ debit. Chỉ có điều, thẻ debit cũng có thể khiến mình mang nợ. Nhiều ngân hàng cho phép dùng thẻ debit rút tiền quá số tiền có trong nhà băng, rồi sau đó tính tiền lệ phí thật cao.
|