Ruth Kuczynski - Nữ Điệp Viên Nổi Tiếng Nhất Mọi Thời Đại |
Tác Giả: Hoàng Phú (theo Spy Museum) | ||||
Thứ Ba, 03 Tháng 2 Năm 2009 21:32 | ||||
Chỉ 2 năm sau khi qua đời vào ngày 7/7/2000 ở tuổi 93 tại thủ đô Berlin của Đức, bà Kuczynski, cựu điệp viên của Cơ quan Tình báo quân đội Liên Xô (GRU) đã được tạp chí Spy Museum bình chọn là nữ điệp viên nổi tiếng nhất mọi thời đại. Đây là một vinh dự dành cho nữ điệp viên huyền thoại này với những chiến công mang tính lịch sử.
Bà Ruth Kuczynski, còn gọi là Ursula Beurton, sinh ngày 15/8/1903 tại thành phố Berlin trong một gia đình người Đức gốc Do Thái. Cha bà, ông Robert Kuczynski, là một kinh tế gia và là giáo sư đại học còn mẹ là Berta. Cả hai đều là đảng viên đảng Cộng sản Đức. Đây chính là lý do khiến bà Ruth cũng gia nhập đảng Cộng sản Đức vào năm 19 tuổi và chẳng bao lâu đã trở thành thủ lĩnh của phong trào thanh niên của đảng Cộng sản Đức ở thành phố Berlin. Đây chính là lý do khiến bà bị sa thải khỏi nhà xuất bản mà bà đang làm việc. Sau khi mất việc, bà cùng cha và anh trai tên Jurgen đến Mỹ vào năm 1928. Nhiều người cho rằng đây là thời điểm mà bà được GRU tuyển dụng thông qua anh trai vốn là một điệp viên nằm vùng của GRU tại Đức. Năm 1929, bà Ruth quay về lại Đức và lập gia đình với Rudolph Hamburger, một kiến trúc sư và bắt đầu viết báo cho tờ Rote Fahne, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Đức. Năm 1930, theo yêu cầu của GRU, bà khuyên chồng đến Trung Hoa làm việc. Và chính tại Trung Hoa bà đã tuyển dụng chồng làm việc trong đường dây điệp báo của mình. Nhiệm vụ của đường dây điệp báo này là tìm cách nối liên lạc giữa Mạc Tư Khoa và các phong trào du kích do đảng Cộng sản Trung Hoa lãnh đạo, tuyển dụng điệp viên nằm vùng và thu thập thông tin về hoạt động quân sự của Nhật tại Mãn Châu. Dưới lốt phóng viên của báo Rote Fahne, bà cùng cấp trên tên Mark, một điệp viên GRU đội lốt thương nhân, triển khai mạng lưới điệp báo đến nhiều vùng của Trung Hoa, đặc biệt là tại hai thành phố lớn là Bắc Kinh, Thượng Hải và nhất là tại vùng Mãn Châu. Năm 1932, bà Ruth được điều động đến thủ đô Moskva để được huấn luyện nghiệp vụ tình báo và sau đó quay về lại Trung Hoa tiếp tục hoạt động điệp báo. Năm 1935, khi Nhật xua quân xâm chiến Trung Hoa qua ngả Mãn Châu, để bảo toàn sinh mạng cho các điệp viên nòng cốt, GRU ra lệnh cho Mark và Ruth quay trở lại châu Âu. Năm 1936, bà Ruth hoạt động tình báo tại Ba Lan và đến năm 1938 được lệnh chuyển đến hoạt động tại Thụy Sĩ để xây dựng mạng lưới điệp báo của GRU tại đây. Đây được xem là giai đoạn khó khăn nhất của bà Ruth, một phần do còn chưa nguôi ngoai tình cảm sau khi ly dị với chồng, phần phải nuôi dạy các con còn nhỏ nhưng phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ mà tổ chức giao. Với nghị lực phi thường, bà đã vượt qua tất cả các khó khăn và thành công trong nhiệm vụ xây dựng mạng lưới của GRU tại Thụy Sĩ để bí mật tổ chức xâm nhập vào lãnh thổ Đức qua Áo để thu thập thông tin tình báo. Chính mạng lưới tình báo của bà Ruth đã nắm bắt được thông tin về việc trùm phát xít Adolf Hitler ra lệnh tấn công Ba Lan vào tháng 9-1939. Cuộc đời hoạt động tình báo của bà Ruth chuyển sang giai đoạn mới khi bà được tổ chức cho phép lập gia đình với Len Beurton, người Anh, đảng viên đảng Cộng sản Anh vào năm 1940. Nhiệm vụ của bà Ruth là tìm cách nhập quốc tịch Anh để xây dựng mạng lưới tình báo của GRU tại đảo quốc này. Hoạt động tại Anh, bà Ruth gặp nhiều thuận lợi khi cha bà, ông Robert đang giảng dạy môn kinh tế tại Đại học Oxford; chồng mới cưới là Beurton lại gia nhập quân đội Anh; còn anh trai tên Jurgen, điệp viên GRU lại là sĩ quan quân đội Mỹ đang thi hành nhiệm vụ tại Anh. Chính những người này đã cung cấp nhiều nguồn thông tin quý giá giúp bà Ruth phát triển mạng lưới điệp báo của GRU tại Anh. Năm 1941, thông qua giới thiệu của cha, bà Ruth tiếp cận được với Klaus Fuch, một nhà khoa học người Anh gốc Đức, đang làm việc trong chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Anh và chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân có tên gọi Manhattan của Mỹ. Năm 1942, bà Ruth đã thuyết phục được Klaus Fuch làm việc cho GRU. Hai người thường gặp nhau trong các buổi dạo chơi bằng xe đạp ở vùng đồng quê Oxford để chuyển giao tài liệu (được Fuch sao chép bằng tay) và mệnh lệnh. Chính nhờ những tài liệu liên quan đến chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Anh và Mỹ do Fuch cung cấp thông qua bà Ruth mà đến năm 1949, Liên Xô đã cho nổ thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên. Sử gia người Anh Norman Moss, tác giả cuốn sách có nhan đề “Klaus Fuch: The Man Who Stole the Atomic Bomb”, xuất bản năm 1987, đã dẫn lời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov rằng, chính nhờ công lao của Fuch và bà Ruth mà Liên Xô đã rút ngắn đáng kể thời gian chế tạo bom nguyên tử. Theo đánh giá của các sử gia tình báo quốc tế, mạng lưới tình báo của GRU hoạt động tại Anh dưới sự chỉ huy của bà Ruth là mạng lưới tình báo hoạt động hiệu quả nhất trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai cho đến khi Chiến tranh lạnh bùng nổ. Nhiều người còn cho rằng ngay cả Roger Hollis, Giám đốc Cơ quan Phản gián Anh (MI-5) từ năm 1956 đến 1965, từng được bà Ruth tuyển dụng vào năm 1948. Điệp viên huyền thoại người Anh Melita Norwood cũng từng cộng tác với mạng lưới tình báo của bà Ruth. Năm 1950, khi Klaus Fuch bị phát hiện và bị bắt giữ, GRU đã tổ chức cho bà Ruth cùng chồng đào thoát đến Đông Đức, quê hương của bà. Năm 1951, bà Ruth được đích thân nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin trao tặng Huân chương Cờ Đỏ về thành tích vang dội của bà trong lĩnh vực tình báo nguyên tử. Tuy là một nhà tình báo lỗi lạc nhưng bà Ruth luôn giữ kín thân phận và chỉ được biết dưới cái tên Ursula Beurton. Bà tiếp tục làm việc cho GRU thêm 15 năm mới nghỉ hưu với cấp bậc Đại tá tình báo quân đội Liên Xô. Năm 1969, lần thứ hai bà Ruth được trao tặng Huân chương Cờ Đỏ và đến năm 1984 được Chính phủ Đông Đức trao tặng Huân chương Karl Marx. Năm 1974, được sự cho phép của tổ chức, bà Ruth đã cho xuất bản cuốn hồi ký về cuộc đời hoạt động tình báo của mình có nhan đề “Hồi ký của Sonja” và liền trở thành một cuốn sách bán chạy tại các quốc gia XHCN và nhất là tại Liên Xô. Nhiều sử gia tình báo phương Tây cho rằng, đây là một cuốn cẩm nang về nghệ thuật tình báo mà các cơ quan tình báo phương Tây cần nghiên cứu để bổ sung vào các phương pháp huấn luyện nhân viên tình báo của mình. Bà Ruth qua đời vào ngày 7/7/2000 ở tuổi 93. Đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin, một cựu nhân viên tình báo Liên Xô, đã gửi vòng hoa phúng điếu và điện chia buồn đến gia đình của bà Ruth, một trong những điệp viên huyền thoại của tình báo Xôviết. Với những thành tích mang tính lịch sử trong cuộc đời hoạt động tình báo của mình, bà Ruth Kuczynski được tạp chí Spy Museum bình chọn là nữ điệp viên nổi tiếng nhất mọi thời đại Chỉ 2 năm sau khi qua đời vào ngày 7/7/2000 ở tuổi 93 tại thủ đô Berlin của Đức, bà http://www.take2tango.com/MyFiles/image/News/01-2009/Tuan%209/Spy-01.jpgRuth Kuczynski, cựu điệp viên của Cơ quan Tình báo quân đội Liên Xô (GRU) đã được tạp chí Spy Museum bình chọn là nữ điệp viên nổi tiếng nhất mọi thời đại. Đây là một vinh dự dành cho nữ điệp viên huyền thoại này với những chiến công mang tính lịch sử. Bà Ruth Kuczynski, còn gọi là Ursula Beurton, sinh ngày 15/8/1903 tại thành phố Berlin trong một gia đình người Đức gốc Do Thái. Cha bà, ông Robert Kuczynski, là một kinh tế gia và là giáo sư đại học còn mẹ là Berta. Cả hai đều là đảng viên đảng Cộng sản Đức. Đây chính là lý do khiến bà Ruth cũng gia nhập đảng Cộng sản Đức vào năm 19 tuổi và chẳng bao lâu đã trở thành thủ lĩnh của phong trào thanh niên của đảng Cộng sản Đức ở thành phố Berlin. Đây chính là lý do khiến bà bị sa thải khỏi nhà xuất bản mà bà đang làm việc. Sau khi mất việc, bà cùng cha và anh trai tên Jurgen đến Mỹ vào năm 1928. Nhiều người cho rằng đây là thời điểm mà bà được GRU tuyển dụng thông qua anh trai vốn là một điệp viên nằm vùng của GRU tại Đức. Năm 1929, bà Ruth quay về lại Đức và lập gia đình với Rudolph Hamburger, một kiến trúc sư và bắt đầu viết báo cho tờ Rote Fahne, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Đức. Năm 1930, theo yêu cầu của GRU, bà khuyên chồng đến Trung Hoa làm việc. Và chính tại Trung Hoa bà đã tuyển dụng chồng làm việc trong đường dây điệp báo của mình. Nhiệm vụ của đường dây điệp báo này là tìm cách nối liên lạc giữa Mạc Tư Khoa và các phong trào du kích do đảng Cộng sản Trung Hoa lãnh đạo, tuyển dụng điệp viên nằm vùng và thu thập thông tin về hoạt động quân sự của Nhật tại Mãn Châu. Dưới lốt phóng viên của báo Rote Fahne, bà cùng cấp trên tên Mark, một điệp viên GRU đội lốt thương nhân, triển khai mạng lưới điệp báo đến nhiều vùng của Trung Hoa, đặc biệt là tại hai thành phố lớn là Bắc Kinh, Thượng Hải và nhất là tại vùng Mãn Châu. Năm 1932, bà Ruth được điều động đến thủ đô Moskva để được huấn luyện nghiệp vụ tình báo và sau đó quay về lại Trung Hoa tiếp tục hoạt động điệp báo. Năm 1935, khi Nhật xua quân xâm chiến Trung Hoa qua ngả Mãn Châu, để bảo toàn sinh mạng cho các điệp viên nòng cốt, GRU ra lệnh cho Mark và Ruth quay trở lại châu Âu. Năm 1936, bà Ruth hoạt động tình báo tại Ba Lan và đến năm 1938 được lệnh chuyển đến hoạt động tại Thụy Sĩ để xây dựng mạng lưới điệp báo của GRU tại đây. Đây được xem là giai đoạn khó khăn nhất của bà Ruth, một phần do còn chưa nguôi ngoai tình cảm sau khi ly dị với chồng, phần phải nuôi dạy các con còn nhỏ nhưng phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ mà tổ chức giao. Với nghị lực phi thường, bà đã vượt qua tất cả các khó khăn và thành công trong nhiệm vụ xây dựng mạng lưới của GRU tại Thụy Sĩ để bí mật tổ chức xâm nhập vào lãnh thổ Đức qua Áo để thu thập thông tin tình báo. Chính mạng lưới tình báo của bà Ruth đã nắm bắt được thông tin về việc trùm phát xít Adolf Hitler ra lệnh tấn công Ba Lan vào tháng 9-1939. Cuộc đời hoạt động tình báo của bà Ruth chuyển sang giai đoạn mới khi bà được tổ chức cho phép lập gia đình với Len Beurton, người Anh, đảng viên đảng Cộng sản Anh vào năm 1940. Nhiệm vụ của bà Ruth là tìm cách nhập quốc tịch Anh để xây dựng mạng lưới tình báo của GRU tại đảo quốc này. Hoạt động tại Anh, bà Ruth gặp nhiều thuận lợi khi cha bà, ông Robert đang giảng dạy môn kinh tế tại Đại học Oxford; chồng mới cưới là Beurton lại gia nhập quân đội Anh; còn anh trai tên Jurgen, điệp viên GRU lại là sĩ quan quân đội Mỹ đang thi hành nhiệm vụ tại Anh. Chính những người này đã cung cấp nhiều nguồn thông tin quý giá giúp bà Ruth phát triển mạng lưới điệp báo của GRU tại Anh. Năm 1941, thông qua giới thiệu của cha, bà Ruth tiếp cận được với Klaus Fuch, một nhà khoa học người Anh gốc Đức, đang làm việc trong chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Anh và chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân có tên gọi Manhattan của Mỹ. Năm 1942, bà Ruth đã thuyết phục được Klaus Fuch làm việc cho GRU. Hai người thường gặp nhau trong các buổi dạo chơi bằng xe đạp ở vùng đồng quê Oxford để chuyển giao tài liệu (được Fuch sao chép bằng tay) và mệnh lệnh. Chính nhờ những tài liệu liên quan đến chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Anh và Mỹ do Fuch cung cấp thông qua bà Ruth mà đến năm 1949, Liên Xô đã cho nổ thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên. Sử gia người Anh Norman Moss, tác giả cuốn sách có nhan đề “Klaus Fuch: The Man Who Stole the Atomic Bomb”, xuất bản năm 1987, đã dẫn lời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov rằng, chính nhờ công lao của Fuch và bà Ruth mà Liên Xô đã rút ngắn đáng kể thời gian chế tạo bom nguyên tử. Theo đánh giá của các sử gia tình báo quốc tế, mạng lưới tình báo của GRU hoạt động tại Anh dưới sự chỉ huy của bà Ruth là mạng lưới tình báo hoạt động hiệu quả nhất trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai cho đến khi Chiến tranh lạnh bùng nổ. Nhiều người còn cho rằng ngay cả Roger Hollis, Giám đốc Cơ quan Phản gián Anh (MI-5) từ năm 1956 đến 1965, từng được bà Ruth tuyển dụng vào năm 1948. Điệp viên huyền thoại người Anh Melita Norwood cũng từng cộng tác với mạng lưới tình báo của bà Ruth. Năm 1950, khi Klaus Fuch bị phát hiện và bị bắt giữ, GRU đã tổ chức cho bà Ruth cùng chồng đào thoát đến Đông Đức, quê hương của bà. Năm 1951, bà Ruth được đích thân nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin trao tặng Huân chương Cờ Đỏ về thành tích vang dội của bà trong lĩnh vực tình báo nguyên tử. Tuy là một nhà tình báo lỗi lạc nhưng bà Ruth luôn giữ kín thân phận và chỉ được biết dưới cái tên Ursula Beurton. Bà tiếp tục làm việc cho GRU thêm 15 năm mới nghỉ hưu với cấp bậc Đại tá tình báo quân đội Liên Xô. Năm 1969, lần thứ hai bà Ruth được trao tặng Huân chương Cờ Đỏ và đến năm 1984 được Chính phủ Đông Đức trao tặng Huân chương Karl Marx. Năm 1974, được sự cho phép của tổ chức, bà Ruth đã cho xuất bản cuốn hồi ký về cuộc đời hoạt động tình báo của mình có nhan đề “Hồi ký của Sonja” và liền trở thành một cuốn sách bán chạy tại các quốc gia XHCN và nhất là tại Liên Xô. Nhiều sử gia tình báo phương Tây cho rằng, đây là một cuốn cẩm nang về nghệ thuật tình báo mà các cơ quan tình báo phương Tây cần nghiên cứu để bổ sung vào các phương pháp huấn luyện nhân viên tình báo của mình. Bà Ruth qua đời vào ngày 7/7/2000 ở tuổi 93. Đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin, một cựu nhân viên tình báo Liên Xô, đã gửi vòng hoa phúng điếu và điện chia buồn đến gia đình của bà Ruth, một trong những điệp viên huyền thoại của tình báo Xôviết. Với những thành tích mang tính lịch sử trong cuộc đời hoạt động tình báo của mình, bà Ruth Kuczynski được tạp chí Spy Museum bình chọn là nữ điệp viên nổi tiếng nhất mọi thời đại.
|