Hà Nội và cuộc hôn nhân dị mộng |
Tác Giả: Bảo Giang | |||
Thứ Năm, 29 Tháng 4 Năm 2010 09:11 | |||
Ở Việt Nam, một cổ lệ trước đây có thể bị chi phối bởi cổ luật là lệ: “Phúc chỉ Giao Hôn”. Phúc chỉ gíao hôn được coi là một lệ tốt. Khi hai người đàn bà của hai gia đình, thường là quen biết nhau từ trước, bỗng cùng đang có mang, họ có thể chỉ vào bụng nhau mà làm điều hôn ước rằng: Sau này nếu một bên là trai một bên là gái thì sẽ cho chúng lấy nhau. Nếu chỉ vào nhau mà nói chơi chơi và sau này chúng lớn lên, một bên không giữ lời hứa thì làng nước cũng không thể bắt tội phía bên kia được. Nhưng chỉ vào bụng nhau mà có đi kèm theo những lễ vật như định ước, lại có người làm chứng nữa thì “ phúc chỉ giao hôn” được coi như thành sự. Sau này, bên nào phá bỏ lời đính ước thì có thể bị cổ luật chi phối. Lệ thường là phải đền, trả lại lễ vật nào đó cho tương xứng trong xuốt hời gian dôi bên còn đi lại, hơn là bắt phạt giam! Tuy nhiên, phúc chỉ giao hôn không bị ràng buộc khi một trong hai bên có tật nguyền, nhất là những tật nguyền từ bẩm sinh. Cổ lệ này, tuy không có luật cấm nhưng ngày này hầu như ít người còn thực hiện,. Bởi lẽ, tính bền chặt của hôn ước không cao! Nói thế, không có nghĩa là không có ngoại lệ. Phúc chỉ giao hôn không được xếp vào diện “hôn nhân dị mộng”. Đến khi Việt cộng xâm nhập vào Việt Nam, người ta đã dở khóc dở cười vì những cuộc “hôn nhân cách mạng”. Gọi đây là những cuộc hôn nhân cách mạng là vì người đứng ra làm mai mối và kết hợp cho đôi bên trai gái thành vợ chồng được tính toán dựa vào giai cấp, hay là đoàn đảng viên của Việt cộng hơn là do tình yêu của họ đến với nhau. Một thí dụ có thể được coi là điển hình ghi trong Ly Thân của Trần mạnh Hảo. Đó là cuộc hôn nhân của Lê thị Ruộng và Trần Húng. Cuộc hôn nhân này là một nỗi bất hạnh lớn cho cả gia đình của Húng. Rồi một cuộc hôn nhân khác lẫy lừng hơn, mà mọi ngưòi đều nghe biết và nay thành câu chuyện trong nhân gian, không nơi nào không nhắc đến. Đó là cuộc hôn nhân giữa Hồ chí Minh và Nông thị Xuân. Cuộc hôn nhân này có người dắt mối là Vũ Kỳ, bí thư của Hồ. Được bộ chính trị, đại diện là Thọ, Duẫn tính toán như là cách tìm người về cho bác giải quyềt sinh lý, đã không tốn tiền lại không lo bị bệnh aid. Phần bản thân thì Hồ chí Minh làm dê húc càn. Nhưng kết qủa thì bi thảm hơn là những toan tính lọc lừa của Hồ chí Minh và bộ chính trị. Bởi lẽ, khi Nông thị Xuân có bầu, sinh con, rồi bị giết. Bí mật đã lộ ra ngoài.. Lúc ấy, Nông thị Xuân vẫn tin rằng kẻ đầu gối tay ấp với mình, dù có tính toán, gian trá tới đâu thì cũng vẫn còn chút tính người, nên cô đòi công khai hóa cuộc tình để con có cha. Yêu cầu ấy là dúng. Không ngờ, Hồ thì lo đến vị thế và cái danh chủ tịch nước, bộ chính trị cộng thì tính đến việc tuyên truyền. Kết qủa, cuộc hôn nhân dị mộng đi vào đoạn kết bi thảm khi Hồ ra lệnh cho Trần quốc Hoàn giết Nông thị Xuân, và giàn cảnh như bị xe cán để phi tang. Kế đến, Hồ ruồng bỏ đứa con trai của mình. Từ đó, đảng và nhà nước cùng nhau đánh bóng lừa cả thiên hạ là Hồ chí Minh chỉ biêt phục vụ cho cách mạng, quên mình, không lấy vợ thì nói chi đến chuyện có con! Câu chuyện ấy tất cả mọi người đều biết, riêng đám đoàn đảng viên Việt cộng thì không dám biết! Cũng trong thời mạt Việt cộng, còn có rất nhiều cuộc hôn nhân dị mộng do đảng và nhà nước làm mối, đưa phụ nữ Việt Nam đi lấy chồng Hàn, chồng Đại, để nhận đầu heo! Gọi đây là những cuộc hôn nhân do nhà nước xếp đặt là vì, từ giấy phép hành nghề cấp cho các tổ tìm người, đến việc ký những giấy xuất cảnh cho các cô đâu Việt Nam đều nằm trong tay nhà nước. Chuyện gì xảy ra sau đó? Mặc, đảng không cần biết đến, nhưng việc bà mối nhận đầu heo thì đảng và nhà nước không quên. Kết qủa, hầu như tất cả những cuộc hôn nhân dị mộng đều đưa đến những thảm hoạ cho các cô dâu Việt Nam . Người thì mất mạng, kẻ bị đối xử như loài vật ở xứ người vì phải phục vụ nhu cầu tình dục cho tập thể! Không có ai tìm được an bình trong những cuộc hôn nhân dị mộng. Ở đây, có thể mở thêm một dấu ngoặc là. Trước khi ra đi, chấp nhận một cuộc hôn nhân dị mộng do nhà nước Việt cộng điều hành, xếp đặt, hầu như những cô gái Việt Nam đã biết trước được những thảm hoạ đang chờ đón họ ở phía bên kia đầu cầu. Tuy thế, họ vẫn hăm hở, theo chân nhau mà đi. Đi vì còn chút hy vọng có đôi ba bến nước, trong nhờ đục chịu. Nhưng ở lại với Việt cộng thì chỉ có đục! Đơn giản hơn, chẳng còn có một thảm hoạ nào ghê tởm hơn cái thảm hoạ phải sống với Việt cộng. Nên nếu có cơ hội chạy thoát được cái thiên đưòng ấy là họ phải chạy. Chạy càng xa càng tốt. Còn hoạ? Hoạ cũng chỉ đến mức độ như khi còn phải sống chung với Việt cộng mà thôi. Không thể còn có thảm họa nào lớn hơn thế được nữa! Với bản thành tích gây ra đầy những thảm họa như thế, nay Việt cộng Hà Nội vẫn nhương nhương thách đố mọi ngưòi để đạo diễn cho một cuộc “hôn nhân” khác ở Hà Nội. Một cuộc “hôn nhân” mà chúng không hề có bất cứ một chút quyền hạn, hiểu biết nào, ngoại trừ bạo lực và bất lương. Tuy thế, vẫn có nhiều người hăm hở bước vào phụ giúp. Đó là cuộc “ kết hôn”’ giữa Đức Tổng GM Ngô Quang Kiệt và “nàng dâu” theo như tin đồn là GM Nguyễn văn Nhơn. Trước là tin đồn, nay đã thành sự. Thật ra, việc GM Ngô quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội, dù có bị bệnh hay không thì chuyện Ngài lo tìm cho Hà Nội một vị TGM phó với quyền kế vị là một việc làm rất bình thường trong trách nhiệm của Ngài và nội bộ HĐ Linh Mục Hà Nội. Về thủ tục, sau khi có nhân tuyển thích hợp, Ngài đệ trình sang Tòa Thánh để xin phê chuẩn, chẳng ai dám xen vào công việc của Ngài. Tuy nhiên, Hà Nội hôm nay xem ra có ngoại lệ. Ngoại lệ vì mọi người đều thắc mắc đến cái thời điểm của việc chọn lựa. Nghĩa là vào lúc này, lúc mà mọi người hướng về, và nhìn Ngài như một biểu tượng của Niềm Tin kiêu hãnh. Để từ đó, họ nối bước bên nhau đi đòi lại Công Lý, đòi lại Sự Thật cho toàn đân ở ngay trong lòng của một chế độ độc ác, lấy gian dối và bất lương làm phương châm hành động, mà không hề sợ hãi, thì bản thân ngưòi phát động phong trào cầu nguyện tạo lại Niềm Tin cho dân thì đang bị nhà nước đấu tố. Ráo riết tím cách đẩy Ngài ra khỏi Hà Nội. Từ cuộc đấu tô bất lương này, ai cũng biết, bản thân Ngài còn gặp khó khăn trong việc giữ được sổ hộ khẩu ở toà TGM, nói chi đến việc thong dong đưa về thêm một vị phó với quyền kế vị? Chính điểm khó khăn này là mấu chốt của mọi bàn cãi. Tạo thành một đề tài lớn thu hút sự chú ý của nhiều người, lương cũng như giáo. Thật vậy, sự hiện diện của vị Phó tại Hà Nội vừa được công bố, xem ra rất khó giải thích. Bởi vi: 1. Nó không mang âm điệu của một người đến phụ tá cho công việc qúa nặng nề của TGP Hà Nội, nói chung, và của TGM Kiệt, nói riêng. 2. Đứng trước những diễn biến từ vài năm qua, chẳng có một người nào chịu tin là TGM Phó của Hà Nội lại là người do TGM Ngô quang Kiệt và hội đồng LM Hà Nội đề nghị theo những quy định của Giáo luật. Trái lại là do những áp đặt, mua bán, đổi chác theo đơn đặt hàng của nhà nước Việt cộng, được sự hậu thuẫn tích cực của cấp lãnh đạo trong HDGM Việt Nam, mà GM Nguyễn văn Nhơn là chủ tịch, và HY Phạm Minh Mẫn chống lưng. Được GM đeo huy chương Hồ chí Minh, là một thứ huy chương mà ngay hàng tướng lãnh và tổng bộ trưởng của Việt cộng cũng chưa có là Giám Mục hưu Nguyễn văn Sang của Thái Bình, làm người mối lái. Tưởng cũng nên mở một dấu ngoặc ở đây là, theo như nhiều nguồn tin (chưa được phối kiểm) thì GM Sang cũng chính là Đinh thái Binh, người đầu tiên tung ra bản tin “Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giu Se Ngô Quang Kiệt từ chức vì lý do sức khỏe”. Bản tin tung ra vào đúng thời điểm phái đoàn GM Việt Nam đi dự Ad limana đã làm rúng động lòng nguơi. Rồi GM Sang cũng chính là “Người quan Sát” tác giả của bài báo “ nhận định về tin DT Giuse có đơn từ chức”. Một bài báo được nhiều người phê bình là nó mang đầy đủ đặc tính của một kẻ thiếu lòng lương thiện. Bởi lẽ, “ người quan sát” đưa ra kế hoạch: “Giật gậy trong tay bạn, đạp ghế ngừơi anh em”, hơn là một góp ý bình thường ( vì y, “người quan sát” chẳng có tư cách gì để góp ý vào việc hệ trọng này). Sở dĩ có những lời bình luận như thế là vì, trong bài viết của “Người quan sát”, không thấy đưa ra được một chút nhân bản, tình người bằng cách đề nghị HĐ hay đại diện đến thăm viếng người anh em để tìm hiểu thêm sự việc và động viên tinh thần ngươi anh em. Trái lại, chỉ thấy đưa ra những kế sách để có thể đạp đổ ghế của người anh em. Giật gậy trong tay bạn cho thật nhanh, thật gọn, bằng cách đề nghị người này hay ngưòi khác về chiếm lấy ngôi tòa Hà Nội. Nên bảo đây là một bái báo đầy tính bất lương thì cũng không có gì là qúa đáng! (Tôi hy vọng GM Sang không phải là tác gỉa của bài báo này như những nguồn tin đã được tung trên Net) Cũng từ những diễn biến này, dù mới đây TGM Kiệt có trả lời phỏng vấn, (sau khi Tòa thánh bổ nhiệm GM Nhơn làm phó TGM Hà Nội), và cho rằng, Ngài không bị một áp lực nào từ nhà cầm quyền Việt cộng cũng như HDGMVN trong việc Ngài từ chức thì cũng chẳng thể thuyết phục nổi những suy nghĩ trái chiều của mọi người. Bởi lẽ, những sự kiện áp lực đã hiển nhiên. Từ việc Nguyễn thế Thảo gởi thư cho HDGMVN yêu cầu thuyên chuyển Ngài ra khỏi Hà Nội. Rồi việc Thảo gặp gỡ các phái đoàn ngoại giao tại Hà Nội để vận động chuyện này. Đây chính là những áp lực đè lên trên cá nhân Ngài. Chỉ có điều bất thường là, khi GM Nhơn thay mặt HĐ trả lời Nguyễn thế Thảo, đã dùng một câu vô thưởng vô phạt ” TGM Ngô Quang Kiệt chẳng làm điều gì trái với Giáo Luật” thay vì phải thẳng thắn, xác định cho Thảo biết rằng; Việc TGM Ngô Quang Kiệt đang làm ngày nay chỉ là việc tiếp nối theo tinh thần thư chung của HĐGMVN vào năm 2002, mà thôi. Theo đó, đã là thư chung của HĐ thi HĐGMVN hoàn toàn ủng hộ TGM Ngô Quang Kiệt trong việc đi tìm Công Lý và Sự Thật. Nếu thư trả lời như vậy, chẳng ai dám phê phán trách nhiệm của HĐ. Phía nhà nước cũng tự biết là đụng phải bức tường thép. Không thể xuyên phá được. Phần TGM Kiệt không thể bị rơi vào cô đơn, lẻ loi. Chuyện thao thức hằng đêm không đến. Chuyện mất ngủ không xảy ra và đường đi của Giáo Hội Việt Nam ngày nay chắc chắn đã khác với lệ Xin- Cho nhiều! Tiếc thay, bài toán và lòng người không đơn giản như thế. Theo đó, căn bệnh mất ngủ của TGM Kiệt bắt nguồn từ lá thư trả lời của GM Nhơn đại diện HDGMVN, chứ không phải là do cái văn thư của Nguyễn thế Thảo. Lại nữa, nhà cầm quyền Việt cộng biết rất rõ TGM Kiệt không sợ đi tù, không sợ bị giết chết. Nhưng Ngài sẽ phải khóc và ray rứt mất ngủ hằng đêm vì nhìn thấy máu và nước mắt của đoàn chiên mỗi ngày thêm chảy xuống. Đó là lý do tại sao chúng thẳng tay với Thái Hà, Tam Tòa, Loan lý và cuối cùng là Thánh Gía Đồng Chiêm. Chúng muốn dùng máu của đàn chiên để làm áp lực buộc Ngài phải ra đi! Ngài không phải là nhà chính trị. Ngài là người chăn chiên tốt lành. Ngài thương đàn chiên. Ngài sợ sau Thánh Gía Đồng Chiêm sẽ còn nhiều máu chảy thêm nữa. Ra đi, có lẽ là sự chọn lựa trong hy sinh tuyệt đối cao qúy của Ngài! Nhưng vì lý do gì Việt cộng muốn đưa GM Kiệt ra khỏi Hà Nội? Rất đơn gỉan là, trong cuốn pháp chế của xã hội chủ nghĩa, được dịch ra tiếng Việt và in tại Hà Nội 1980, đã khẳng định hướng di của nhà nước Việt cộng là: “Nhà nước được lập nên không phải vì tự do. Nói cách khác, có nhà nước thì không có tự do, mà có tự do thì không có nhà nước” Sách lý luận của nhà nươc đã viết rõ ràng như thế. Các đoàn đảng viên thấm nhuần tư tưởng ấy. Nhưng GM Kiệt lại đưa dân đi tìm Tự Do, tìm Công Lý thì tìm ở đâu ra? Ở cái nước ấy, không có Tự Do thì làm gì có Công Lý mà tìm? Đi tìm cách này có khác gì kêu gọi toàn dân đứng lên tiêu diệt chế độ? Đó là lý do chúng không muốn để GM Kiệt ở lại Hà Nội thêm nữa. Bởi lẽ, Ông ở càng lâu, tinh thần đi tìm Tự Do, Công Lý trong lòng dân càng mạnh mẽ lên. Lúc ấy thì đã quá muộn. Theo đó, khi đọc đoạn phỏng vấn ấy, mọi ngưòi càng thêm kính trọng tấm lòng hy sinh qủang đại của Ngài vì đồng bào và vì anh em, hơn là tin Ngài không hề bị áp lực. Như thế, trong bối cảnh vị chủ chiên bị o ép phải ra đi, bất cứ vị nào, dù là những đấng chân tu trọng vọng, luôn tích cực đứng lên bảo vệ Công Lý và Sự thật, thương yêu dân nghèo bằng chân tình mà về Hà Nội vào lúc này đều khó tránh sự dị nghị, mỉa mài là những người đã thuần thục theo cánh tay khiển của nhà nước. Lý do của dị nghị này không qúa khó hiểu. Bởi vì, nếu nhà nước đồng ý cho vị khác cùng tính cách với TGM Kiệt về Hà Nội, thì chúng vận động đẩy Ngài đi làm gì? Rõ ràng câu trả lời này đã làm chùn chân những vị đức độ, cao minh. Bỡi lẽ, các Ngài biết, nếu có về cũng chẳng làm được việc gì, ngoài việc tự chuốc lấy những thị phi. Nên khi, nếu có lời mời của Ngài, hoặc được Tòa thánh hỏi ý kiến thì các Ngài cũng chưa chắc dám “ hy sinh” vâng nhận. Trừ ra những phù thủy say mê bả vinh hoa, thích cây gậy cao, thích được tưởng thưởng huy chương như GM Sang, hay bị bệnh tâm thần, mất trí thì không kể. Các Ngài từ chối vì tin rằng: Trong trường hợp xấu nhất, nếu TGM Kiệt bị đau bệnh mà về nhà Cha khi chưa có người kế vị cũng chẳng có gì phải lo lắng. Bởi lẽ, Hà Nội vẫn còn có GM phụ tá và Hội Đồng LM điều hành công việc của giáo phận. Khi trống tòa, Việt cộng không đồng ý để những bậc vì Công Lý, vì Sự Thật về Hà Nội, thì chính chúng đã tự chứng minh về cái mặt thật bất lương của chế độ với xã hội. Khi dó, xã hội sẽ lên án chúng.Tiếng mỉa mai làm trang sức cho chế độ không dành cho Giáo Hội và HĐGM Việt Nam . Nhưng khi có người về vội vã như chụp giựt, bất chấp tình người, lẽ phải, hẳn nhiên là một điều bất tường! Thật khó mà giải thích bằng chữ đức độ, nhân nghĩa. Hoặc gỉa, bằng chữ “hy sinh thân phận”? Ấy là chưa nói đến việc giúp chúng kéo dài thêm ra cái ngày chết của chế độ, để làm khổ muôn dân. ( sẽ được trình bày trong bài: Đôi ý nghĩ về việc ĐTC đến Việt Nam ) Tuy nhiên, trước khi đi tìm hiểu thêm về cuộc “hôn nhân” bị ép nuộc này, tưởng cũng nên nhìn đến những quy định của Giáo Hội Công Giáo về việc tuyển chọn GM thế nào? Theo giáo luật, Điều 377 quy dịnh rằng: “1- Đức Thánh Cha được tự do bổ nhiệm các GM hoặc phê chuẩn những vị trí đã được bầu cử hợp lệ. 2- Ít nhất là ba năm một lần, các Giám mục của một Giáo tỉnh, hoặc ở đâu hoàn cảnh khuyến khích, các Giám mục của HĐGM phải thỏa thuận với nhau và với tính cách bí mật lập một danh sách các linh mục, kể cả các phần tử của dòng tu xem ai có tư cách làm Giám mục và gửi bản danh sách đó cho Tòa Thánh… 5- Từ nay về sau, không được cho chính quyền dân sự quyền lợi đặc ân bầu cử, bổ nhiệm, đề cử hoặc chỉ định các Giám mục”. Đó là quy định cơ bản theo giáo luật khi bổ nhiệm một GM. Riêng khoản sổ 5, dĩ nhiên là Giáo Hội không dành đặc ân bầu cử, bổ nhiệm, đề cử hoặc chỉ định GM cho các chính quyền dân sự. Tuy nhiên, điều này thì chỉ có thể áp dụng trong các nước theo chế độ tự do dân chủ mà thôi. Cỡ như ở Việt Nam, một chế độ độc quyền toàn trị cộng sản thì Roma thua trông thấy. Lý do, Việt cộng không có quyền đề cử hay bổ nhiệm GM, nhưng chúng lại có quyền phủ quyết tuyệt đối. Chúng chỉ bằng lòng và chấp nhận vị này về đây, vị kia đến nơi khác thì Roma trả lời ra sao? ( trường hợp TGM Kiệt là một bằng chứng hiển nhiên, không muốn di, cũng không có cách ở lại). Nói cách khác, dưới chế độ bất lương này, Tôn Giao được coi là một công cụ tốt để chúng lời dụng, tuyên truyền .. Nguyên tắc là thế, nhưng khi đề cử một GM phó nó sẽ còn ràng buộc theo những phương diện hết sức trần thế là: hướng đi, tầm nhìn của vị phó có phù hợp với hướng đi của vị Chính Tòa hay không? Nếu không thích hợp thì dù vị GM kia có tài giỏi lỗi lạc đến mấy chăng nữa, vị chính tòa cũng không dám “rước” Ngài về cương vị phó với quyền kế vị. Trừ trường hợp vị chính đã “tay bắt chuồn chuồn” rồi thì không kể. Bởi vì, không thể có cảnh ông nói gà, bà nói vịt trong tiếng nói của Toà Giám Mục được. Kế đến, sức khỏe và tuổi tác của vị phó cũng là một vấn đề. Thường thì vị phó ít tuổi hơn và có sức khỏe tốt hơn vị chính. Lý do, nếu vị chính có mệnh hệ gì thì sẽ có vị phó lên thay. Ít khi nào xảy ra trường hợp vị phó lụ khụ, trong khi vị chính mới đang độ chín mùi trong tuổi hoạt động, hay còn trẻ. Đây cũng là lệ thưòng của các cuộc hôn nhân ở ngoài. Bởi lẽ, người ta vẫn thường nói: Chồng gìa vợ trẻ là duyên. Vợ già chồng trẻ là đuyên con từu! Tôi chẳng biết con từu là con gì. Ở quê tôi, nghe nói thế thì biết thế. Theo đó, vị phó thường là người sẽ đến phụ giúp và học hỏi để khi hữu sự thì nhận trọng nhiệm. Chứ không phải đến để đảo chính! 1. Cuộc kết hợp ở Hà Nội hôm nay. Nói về TGM Ngô quang Kiệt ở đây là thừa, tôi chỉ xét về đối tác, tức là GM Nguyễn văn Nhơn theo tin đồn, nay đã thành sự mà thôi.. Vài hàng tiểu sử của GM Nguyễn văn Nhơn. Sinh tại Đà Lạt ngày 01-04- 1938, năm nay 72 tuổi. Thụ phong Linh Mục ngày 21-12-1967. Được bổ nhiệm GM ngày 19-10-1991. Thụ phong ngày 03-12-1991. GM chính toà Đà Lạt 23-3-1994.. Hiện nay GM Nhơn kiêm nhiệm chưc vụ chủ tịch HDGMVN. 2, Những điểm nổi bật trong vai trò GM chủ tịch HDGMVN 1. Giữ yên lặng tuyệt đối trước cuộc tranh đấu đòi công lý của giáo dân trong vụ việc đòi công Lý và Sự Thật ở TKS, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý… 2. Giữ yên lặng tuyệt đối khi tám giáo dân Thái Hà bị bắt và bị dưa ra trước tòa án bất lương tại Hà Nội. 3. Hoàn toàn giữ yên lặng khi hai vị LM bị đánh bất tỉnh trong vụ nhà thờ Tam Tòa. 4. Thay mặt HDGMVN trả lời thư của Nguyễn thế Thảo yêu cầu thuyên chuyển TGM Ngô quang Kiệt ra khỏi Hà Nội bằng một hình thức vô thưởng vô phạt: “ TGM Ngô Quang Kiệt không làm điều gì trái Giáo Luật”. Lạ thật, Nguyễn thế Thảo có khiếu nại TGM Kiệt vi phạm điều khoản nào của Giáo Luật đâu mà trả lời như thế nhỉ? 5. Chủ xướng hoặc ra lệnh cho ban biên tập Web HĐGM viết bài : “Lên tiếng hay không lên tiếng“ như là tiếng nói chính thức của HĐGMVN trong vụ Thánh Giá Đồng Chiêm. Bài viết này được đánh gía như một qủa bom nguyên tử dội xuống trên cánh Đồng Chiêm, nơi Thánh Gía bị nhà nước đập phá và con chiên bổn đạo vì Thánh Gía mà bị đánh đập tàn nhẫn. Nó đã kết thúc sự mong chờ được HĐGM hỗ trợ trong việc đi tìm Công Lý của đàn chiên. Nó cũng được coi là trái bom cuối cùng thả xuống Hà Nội để báo cho vị TGM ở đây biết rằng: Đừng chờ HĐ sẽ lên tiếng và đứng về phía Ngài…. 6.Vào giữa lúc chuyện khai thác Bauxite như vạc dầu xôi trên toàn quốc, mọi thành phần, mọi giới đều lên tiếng phản đối kế hoạch tàn ác này của nhà nước Việt cộng. Nhưng theo tin trên đài, GM Nhơn đã tổ chức đón rước Nguyễn tấn Dũng tại toà GM Đà Lạt với lễ nhạc của vùng thượng và thiếu nhi đàn chào nhân dịp Dũng đi tham quan vùng khai thác Bauxite Đắc Nông, Viêc đón tiếp này ra sao, không ai biết rõ, nhưng nó đã gây ra rất nhiều phản cảm, bất lợi cho chính GM Nhơn.. Nhất là sau khi Ngài đã hoàn toàn yên lặng về vụ Việt cộng cưỡng chiếm Giáo Hoàng Học Viện. 3, Vài câu hỏi liên quan đến cuộc “hôn nhân” này. A. Bạn nghĩ thủ xem, người có tính cách và hướng đi như thế, lại thêm phần tuổi tác qúa cao. GM Nhơn, đã bước sang tuổi 73, chỉ vài năm nữa là đến tuổi về hưu theo giáo luật. Vậy đây có phải là nhân tuyển thích hợp để cho TGM Hà Nội và Hội Đồng LM Hà Nội đệ trình, kiến nghị sang Roma để xin Ngài về làm phó cho Hà Nội hay không? B. Hay đây là người được nhà nước Việt cộng tuyển chọn, rồi dùng những cánh tay nối dải trong HĐ tung tin, vận động, kiến nghị Rôma phê chuẩn như là một bước tiến trong nổ lực bình thường hoá bang giao với Việt cộng? Với tôi, dẫu câu trả lời ra sao chăng nữa đều không quan trọng. Nhưng việc trả lời cho câu hỏi kế là cần thiết: Thử hỏi “nàng dâu” đã bước vào cái tuổi 73, chả còn gì để phải nói đến chữ hương sắc. Bởi lẽ, da đã mồi, tóc đã rụng. Hàm răng thì còn lại năm bảy cái đang lung lay (làm răng gỉa thì không tính). Mắt đã mờ, tay chân run rẩy, sức đã cùng, lực sắp tàn mới bắt đầu làm “ nàng dâu” thì không biết là bà sẽ làm được những gì để giúp cho giang sơn nhà chồng? Theo tôi, có ít nhất hai trưòng hợp xảy ra: 1. Bà là người có đức độ, nhân nghĩa và tài năng. Trước hết, đã hy sinh thân phận của mình. Can đảm chấp nhận mọi sỉ vả của đời với một mục đích duy nhất. Kiên tâm giữ phận nàng dâu, quyết tâm phục vụ và bảo vệ, không phải chỉ cho chàng mà còn cho cả giang sơn nhà chàng được an toàn. Khi chàng lâm bệnh, bà thay chàng quán xuyến công việc ở ngoài để chàng có thời gian tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi hồi sức. Lúc chàng khỏe , bà như một nội tướng giúp chàng đứng vững tựa núi thái sơn để dẫn giang sơn về một mối trên đưòng Công Lý, bảo vệ Sự Thật đem lại an bình thịnh vượng cho mọi ngưòi. Bà là người trân trọng một lời hứa với chàng. Bà chấp nhận về làm nàng dâu với điều kiện, chỉ có cái chết, chàng mới rời nhiệm sở. Nghĩa là, chỉ ở trong một trường hợp duy nhất, nếu chàng mệnh chung, “nàng dâu” mới tiếp nhận lấy ấn tín của Chàng và tiếp bước theo đường vương đạo của chàng đã đề ra. Nàng sẽ hối thúc cả giang sơn hưóng về đường Công Lý để khai mở ra Sự Thật và an bình cho muôn dân để làm trọn ý nguyện của Chàng. Nói cách khác, bà chỉ là cánh tay của chàng, chỉ xin nguyện tận tụy theo hưóng đi của chàng cho đến chết mới thôi. Nếu chúng ta có được “nàng dâu” ở trong trưòng hợp này thi…. hỡi toàn thể đồng bào Hà Nội. Hãy cởi áo mình ra mà trải trên đường, hãy dơ cao những cành thiên tuế ở trong tay lên và cùng nhau đi đón rước “ nàng dâu” này về cho Hà Nội. Hởi Thái Hà, Tam Toà, Loan Lý, Đồng Chiêm hãy vui mừng lên. Dẫu hôm nay còn nước mắt nhưng ngày của Công Lý, ngày của Tự Do, ngày của Nhân Quyền không còn ở xa tầm tay ta với. Bởi vì, chúng ta không bao giờ mất chàng “hòang tử” yêu qúy của Hà Nội hôm nay. Đã thế, Đức Vua còn ban cho chúng ta một “tân nương” vẹn toàn tài đức, trung hậu, một lòng thờ chồng cho đến chết mới thôi. Tạ ơn trời. Tạ ơn đất.!.… 2 Bà là một phù thủy và sẽ tạo ra một gánh nặng khôn lường cho chàng rể và cho cả giang sơn nhà chồng. Trước hết, ngoài mặt, vì mưu đồ muốn chiém đoạt lấy cái giang sơn nhà chồng. Bà bất chấp mọi thủ đoạn, điều gì cũng hứa. Bà đóng gỉa vai nhân nghĩa đạo hạnh, khiêm cung, dáng tôn qúy. Hoặc gỉa, tươi cười như cao thượng để đón nhận mọi lời xỉ vả, thị phi, oan ức của ngưòi đời dành cho bà, mà không một lời phàn nàn oán than. Sau lưng, bà rắp tâm thi hành qủy kế của kẻ đạo diễn dấu mặt. Trước tiên, bất chấp đạo lý, tiếp cận chàng rể và hạ thủ không lưu tình bằng cách cho chàng ngấm thuốc độc hay đẩy ra khỏi giang sơn của chàng bằng cuộc đảo chính không đổ máu. Bà vồ lấy cái gậy và từng bước quy thuận kẻ dấu mặt ( nhà nước?), rồi chặt chém, loại bỏ dần những thành phấn trung kiên đã giúp chàng tạo nên đường Công Lý. Cuối cùng, dập vùì trăm họ vào bóng đêm của thần bất lương theo lệ qùy gối Xin- Cho… Nếu gặp trường hợp này thì…. hời đồng bào Hà Nội, tất cả hãy cùng nhau đứng dậy đi. Ít nhất một lần. Hãy hô to lên rằng: Giáo lý của chúng tôi là bước đi theo Đấng là Đường, là Chân Lý, là Sự Sống (Yn 14:10). Chúng tôi không thể qùy gối trước thần bất lương, vô tôn giáo. Nói xong, hãy theo kế nhà trống vườn hoang mà đón tiếp “nàng dâu” này. Sau đó, trở về nhà, tự giữ lấy thân mà suy niệm lại lời Chúa: “ Các ngươi hãy coi chừng, đừng để ai lừa gạt các ngươi, vì sẽ có nhiều kẻ đội danh ta đến nói rằng: Đức Kitô, Chính là Ta” (Mt 24:5) Lạ nhi? Cả hai trường hợp đều có thể xảy ra mà tại sao sớm thấy trong mắt anh, trong mắt em, trong mắt người Hà Nội khi nghe tin Hà Nội có “ nàng dâu” lại không có niềm vui? Trái lại, nước mắt đã và còn nhiều hơn mưa? Thật khó trả lời! Phần tôi, câu chuyện này rơi vào cuối tháng tư. Tôi nhớ đến cái hình ảnh của chiếc xe tăng T54 vào dinh Độc Lập sáng ngày 30-4-1975. Ngay sự việc nó ủi đổ cánh cổng đã mở sẵn ấy đã không nói lên cái bản ngã làm người, nên dân Việt phải chìm trong thảm họa suốt 35 năm qua cũng không có gì lạ! Kế đến, sau đó ít ngày, bọn Huynh công Minh, Phan Khắc Từ, Vương dình Bích, Nguyễn Ngọc Lan… đến túm áo Đức Tổng Nguyễn vằn Thuận đẩy ngài ra khỏi Sài Gòn. Rồi quăng valy, đầy Đức Khâm Sứ Henry Lemaitre ra sân bay nữa là người Công Giáo trung thành với đức tin bắt đầu chịu cảnh một cổ hai tròng, trở thành những công dân hạng hai vì bản lý lịch. Riêng kẻ bán Chúa, bán Cha thì bước lên đài danh vọng, quyền lực. Lúc này cũng đã vào những ngày cuối tháng tư, tháng tư của 35 năm sau. Xe hơi mới, chở “nàng dâu” có bảo chứng của nhà nước lăn bánh qua cổng mà vào Tòa Giám Mục Hà Nội thì người dân Hà Nội nói riêng, và ngừơi dân công giáo Việt Nam nói chung sẽ ra sao nhỉ? Có phải là được giải phóng thêm lần nữa không? Có phải người ta sẽ khiêng Đức TGM Ngô Quang Kiệt và khiêng luôn niềm tin Công Lý, Sự Thật và Hòa Bình ra khỏi Hà Nội với Ngài? Rồi thay vào đó có thể là gíao điều mới đơn giản hơn. Mến Chúa là phải yêu bác, yêu đảng, yêu luôn xã hội chủ nghĩa và yêu luôn nền văn hóa bất lương của đảng? Phen này chắc là đưọc giải phóng tất tần tật rồi! Có tội là tội cho 200,000 thánh tiền nhân đã phí máu xương để giữ niềm tin cho con cháu hôm nay. Và tội cho những dòng máu đào của những ngưòi anh em đã chảy ra vì bảo vệ Niềm Tin, Công Lý, Sự Thật ở TKS, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý và Đồng Chiêm thôi… Mà thôi, Hà Nội ơi. Ủ rũ mà chi? Thế thời đã thế! Dẫu gì thì cũng phải một lần đứng dậy đi. Hãy dứng dậy mà nhìn chàng rể là Đức Kitô đang vác Thánh Gía lên Núi Sọ khi xưa. Bạn còn nhớ trong lúc đau đớn đến cùng cực về thể xác, Ngài vẫn dừng chân lại để yên ủi bạn không? Bạn còn nhớ “Chàng Rể” ấy nói gì không? Ngài đã không dối bạn lại cho nàng dâu sắp đến, nhưng là bảo dân thành khi xưa là: “Đừng khóc thương ta làm chi, Một khóc thương ngươi và con cái các ngươì.” (Lc23:28) Để kết. Sao bài viết về đón dâu mà không có niềm vui? Vâng, không có nước măt đã là may mắn rồi! - Còn việc mua bán đổi chác mà người ta đang bàn luận thì sao? Tôi cho rằng mảnh đất mà kẻ cướp đảo bới lên để làm công viên cây xanh vào đêm 19-9-2008 sẽ là quà hứa cho nàng dâu đem về Hà Nội. Món quà cưới này có hai chủ đích: Trả ơn cho ban lãnh đạo HĐGMVN, đặc biệt là “cô dâu” có công đưa chàng rể ra khỏi Hà Nội. Giúp vốn cho nàng dâu có câu chuyện làm qùa để lấy lòng giáo dân Hà Nội. - Mảnh đất ấy có đáng để hy sinh một vị mục tử mẫu mực, cương nghị, nhân hậu và là Niềm Tin vững mạnh của toàn dân trên đường đi tìm Công Lý, Sụ Thật không? - Tôi không biết, nhưng có lẽ nó được gía hơn là 30 đồng bạc!
|