Cơ hội và thử thách mới của TGMHN Phêrô Nguyễn Văn Nhơn |
Tác Giả: Nhật Hà | |||||
Thứ Hai, 24 Tháng 5 Năm 2010 12:03 | |||||
Chắc ngài cũng không ngờ rằng, không chỉ Đức Tổng Kiệt mà cả chính ngài đang đi vào lịch sử của đạo Công giáo Việt Nam! Chỉ có điều, sẽ là những hình ảnh khác nhau, bởi lịch sử thì luôn công bằng và trung thực.
Xưa nay, Giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn thường được xã hội nhìn nhận với thái độ nể phục về sự sáng suốt, chuẩn mực và độc lập trong mọi ứng xử. Nhất là mấy năm gần đây, người Công giáo và cụ thể là giáo dân Hà Nội, Tam Tòa, Loan lý… đã nhen lên một niềm hy vọng mới cho cả xã hội về khát vọng “Công lý – Sự thật – Hòa bình”. Một hiện tượng mới, một hy vọng mới Đó là sự bày tỏ của giáo dân đòi Công lý và Sự thật trong Hòa bình, cùng với sự xuất hiện của một nhân vật, một vị Cha chung đáng kính của họ - Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Sự xuất hiện của Ngài khiến cả dư luận xã hội đi từ ngạc nhiên, bất ngờ, cảm phục, kính nể đến… mong ước có một vị lãnh tụ với những “phẩm chất và tinh thần Ngô Quang Kiệt”, để hy vọng một cơ may thay đổi vận mệnh dân tộc này! Hẳn rằng chính Ngài đã không ngờ rằng “tinh thần, tư tưởng Ngô Quang Kiệt” lại bén rễ, ăn sâu và lan tỏa mãnh liệt đến như vậy trong lòng không chỉ giáo dân của Ngài. Người ta yêu kính Ngài bao nhiêu thì Nhà nước cộng sản, nhà cầm quyền Hà Nội lại sợ hãi trước ảnh hưởng của Ngài bấy nhiêu. Và sau đó là chiến dịch vu cáo, bôi nhọ, lăng mạ… vô cùng trắng trợn đối với con người đáng kính đó. Sở dĩ người ta yêu kính Ngài vì đã nhận ra con người ấy không chỉ rất khiêm nhường và nhân ái nhưng tiềm tàng một bản lĩnh kiên trung không sợ hãi bạo quyền, sẵn sàng lên tiếng vì sự thật dù đó là sự thật của những con người thấp bé nhất trong xã hội. Khi có ý định không chấp nhận “đội trời chung” với con người ấy, hẳn nhà cầm quyền Hà Nội đã cùng lúc nhắm tới những nhân vật khác trong Giáo hội có thể đáp ứng được những “tiêu chuẩn” mà nhà nước cộng sản đặt ra. Đó là phải tìm một vị trong hàng ngũ lãnh đạo Giáo hội có phẩm hàm càng cao càng tốt, lại có “những món nợ ân tình” với nhà nước cộng sản thì lại tốt hơn nữa (về việc xây cất nhà thờ hay trao trả tài sản của giáo hội chẳng hạn)… Và có lẽ họ đã tìm thấy ở vị đương kim Chủ tịch HĐGM Nguyễn Văn Nhơn đang hội tụ đầy đủ những “tiêu chí” này chăng? Để rồi sau đó bằng những mánh khóe, nhưng âm mưu… bằng mọi cách đưa bằng được Đức TGMHN Giuse Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội. Một cuộc thử thách đối với vị CTHĐGM đang thực sự bắt đầu Phàm là con người, ai cũng có những tham vọng, người tham vọng về tiền bạc, người ham muốn địa vị, các đấng chân tu như Đức Tổng Kiệt lại khao khát được tận hiến bản thân mình cho tha nhân… Còn vị CTHĐGM của chúng ta, ai biết được ngài đang ham muốn điều gì trong suốt một đời tu của ngài? Khi mà các con cái của ngài đang rên xiết trong bất công và bạo quyền, khi người anh em ngài đang bị tổn thương đau đớn thì ngài lại ném thêm một viên đá để vết thương họ đổ máu thêm rằng ngài “chỉ đồng cảm chứ không đồng thuận”. Câu nói này của ngài đã giải thích một cách sinh động nhất sự im lặng của HĐGM đối với những biến cố xảy đến cho giáo dân trong suốt thời gian qua. Có lẽ cũng vì bắt được câu nói này của ngài mà nhà nước cộng sản và nhà cầm quyền Hà Nội đã chọn ngài làm công cụ trong việc thực hiện ý đồ biến đạo Công giáo trở thành một “món hàng chỉ được phân phối bởi quốc doanh”.? Bản lĩnh của ngài có vẻ đã đặt không đúng chỗ! Không hiểu trước khi nhận chiếc ghế này ngài đã nghĩ gì? Có nghĩ về lợi ích của Giáo hội, về công cuộc đòi quyền tự do tôn giáo, đòi công lý và sự thật… của đàn chiên và của anh em ngài không? Ngài có hình dung rằng, hành động này sẽ đem đến một sự hoang mang, rạn nứt, thất vọng và nghi kỵ về niềm tin… đối với Giáo hội và các đấng bậc? Ngài đã khiến người ta khó hiểu về mục đích của đời tu của ngài? Chắc ngài cũng không ngờ rằng, không chỉ Đức Tổng Kiệt mà cả chính ngài đang đi vào lịch sử của đạo Công giáo Việt Nam! Chỉ có điều, sẽ là những hình ảnh khác nhau, bởi lịch sử thì luôn công bằng và trung thực. Cơ hội mới? Tuy nhiên, đây chính là cơ hội để ngài có thể tạo nên hình ảnh đẹp của mình theo cách riêng. Nếu là một vị chủ chăn hết mình vì đoàn chiên, ngài sẽ “không chỉ đồng thuận mà còn đồng sinh, đồng tử” với đoàn chiên. Và như vậy thì ngài sẽ thanh thản bao nhiêu, sẽ hạnh phúc bao nhiêu khi được sống giữa tình yêu thương cảm mến của cộng đồng dân chúa! Nhưng để có được điều này, ngài cần có “tư tưởng và tinh thần Ngô Quang Kiệt” hoặc một điều gì cao hơn thế mà giáo dân Hà Nội từng khao khát và ngưỡng mộ. Hoặc, ngài đang có một “sách lược Nguyễn Văn Nhơn” để hiện thực hóa “tư tưởng, tinh thần Ngô Quang Kiệt”. Bởi cái mà không chỉ giáo dân Hà Nội mà toàn thể người Công giáo Việt Nam đang cần lúc này không phải là mấy ngôi nhà thờ được trả lại, mấy chục hecta đất được cấp mới mà là tự do tôn giáo và công lý được thực thi. Thách thức mới? Tuy nhiên, người ta cũng thường thấy, cơ hội cũng chính là thách thức khi buộc người ta phải lựa chọn một con đường để thực hiện lý tưởng của mình, cơ hội lớn chừng nào thì thách thức sẽ khó khăn chừng ấy. Trong xã hội phải sống chung với cộng sản, đã có rất nhiều bài học cho những ai hy vọng đu dây với họ, không thể hy vọng thỏa hiệp với họ để làm lợi cho Giáo hội. Đường hướng của Giáo hội là: Tự do – Công bình – Bác ái… lại chính là những “món” mà cộng sản rất ghét và luôn muốn xóa sổ. Bởi nước và lửa có bao giờ sống chung được với nhau. Vậy, nếu ĐC Nhơn đi với đoàn chiên của mình thì sẽ là “ngược dòng” với ý đồ của nhà cầm quyền Hà Nội khi họ đã có công lựa chọn và bật đèn xanh cho ngài. Và cũng có nghĩa là “mũ cao, áo dài” của ngài cũng sẽ bị vô hiệu hóa bất kỳ lúc nào như với Đức Tổng Kiệt – một bài học về sức mạnh của ma quỷ vừa mới xảy ra. Nhìn hình ảnh ngài đi giữa những băng khẩu hiệu, những hình ảnh ngợi ca người tiền nhiệm của ngài, người ta không khỏi rưng rưng, chắc không chỉ vì nỗi nhớ thương vị chủ chăn đáng kính trước đây mà còn là nỗi xót xa cho ngài, dù sao ngài cũng chỉ là một quân cờ trong ván cờ đầy những mưu ma chước quỷ.
|