Tình trạng TGP Hà Nội và những hình ảnh buồn chưa bao giờ có |
Tác Giả: Nữ Vương Công Lý | |||
Thứ Năm, 03 Tháng 6 Năm 2010 06:55 | |||
Kể từ sau ngày 7/5/2010, một không khí khác lạ bao trùm ở TGP Hà Nội. Điển hình nhất là tại Nhà thờ Lớn Hà Nội và các giáo xứ lân cận. Đây là một “trang sử mới” của TGPHN và giáo hội Việt Nam, tiếc rằng đúng như lời Đức Cha Nguyễn Chí Linh đặt ra: “Đây là một trang sử buồn”. Liệu những điều này, Vatican có biết? Vatican có biết hậu quả của việc đưa Đức TGMHN Giuse Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội theo yêu cầu của nhà cầm quyền Cộng sản đã để lại di chứng này hay không? Nhưng, những ngày sau 7/5/2010, nhà thờ trở nên rộng rãi và thoáng mát, ngay cả khi có Thánh lễ trọng thể như Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, số linh mục nhiều hơn số giáo dân. Đặc biệt ngay cả lễ giỗ Hồng Y Trịnh Văn Căn 20 năm, cũng là điều đáng suy nghĩ. Với tinh thần uống nước nhớ nguồn của giáo dân Hà Nội, những Thánh lễ kỷ niệm đó, luôn là Thánh lễ được giáo dân lưu ý và không cần ai bảo ai, mọi người đến đầy đủ. Nhưng không, chỉ lác đác các giáo dân trong lòng nhà thờ với đội ngũ linh mục đông đảo. Nhiều người nhận thấy những thay đổi đáng sợ đó, đã chua chát nói rằng: “Cứ tình hình này, thì việc gì phải đòi đất, đòi nhà thờ, chỉ thời gian ngắn nữa thì số đất đai, tài sản còn lại cũng sẽ… thừa. Vì không có giáo dân sử dụng”. Một số người khi được hỏi vì sao không đi lễ ở Nhà thờ Lớn, đã trả lời là chỉ vì Đức Tổng giảng không hiểu được vì không quen tiếng. Nhiều ban hành giáo, các hội đoàn, nhiều người giúp việc ở các nhà thờ đã lên tiếng xin thôi các chức vụ phục vụ cộng đồng đã nhận. Điển hình là tìm những người bảo vệ cho các lễ lớn hết sức khó khăn, chỉ có một số giáo xứ xa xôi do vài linh mục phải huy động đến làm nhiệm vụ này. Trong đó có xứ Thạch Bích do linh mục Giuse Nguyễn Khắc Quế làm chánh xứ. Nói thêm về vị linh mục Giuse Nguyễn Khắc Quế, năm nay 68 tuổi, quản Hạt Hà Tây và là chánh xứ Thạch Bích. Vị linh mục khá nhiều tuổi này đã được đánh giá là vị có lập trường thay đổi nhanh chóng và rất thích “đối thoại” với chính quyền Cộng sản. Vụ báo nhà nước đăng tin linh mục Quế thay mặt HĐGMVN để chúc mừng cơ quan nhà nước và sau đó HĐGMVN phải đính chính là một ví dụ. Giáo xứ Thạch Bích có truyền thống giữ đạo tuyệt vời, với số giáo dân đông đúc (6.000) nhưng từ khi linh mục Nguyễn Khắc Quế về đây đã bỏ đạo hết một nửa. Hễ Thánh lễ nào có linh mục Quế dâng lễ, giáo dân bỏ về. Đây là một thảm trạng của một giáo xứ. Bởi giáo xứ này có truyền thống kiên cường. Năm 1959, Hồ Chí Minh về đây kêu gọi bắt đầu phong trào “Hợp tác hóa nông nghiệp” – Một mô hình sau này được coi là tội ác vì đã dẫn cả miền bắc vào những trận đói triền miên. Khi về Thạch Bích, Hồ Chí Minh đã dùng đền Thánh Anton để đứng kêu gọi, vì thế sau này nhà cầm quyền định biến nơi này thành “Di tích lịch sử lưu niệm Hồ Chí Minh”. Nhưng thời bấy giờ linh mục quản xứ Nguyễn Đăng Xuyên đã phản đối kịch liệt nên không làm được. Đến khi linh mục Quế về đây, thì nhà cầm quyền đã dễ dàng làm được khu di tích bên cạnh và trở thành một “di tích tội ác” – Tội ác đưa cả miền Bắc vào nghèo đói. Hiện nay, ngôi trường của giáo xứ vẫn bị chiếm đoạt. Mặt khác, trong suốt quá trình các sự kiện xảy ra tại các nơi như Thái Hà, Khâm sứ… giáo xứ Thạch Bích chưa bao giờ được tổ chức một buổi cầu nguyện công khai hiệp thông nào với những nơi đó. Điều rất đáng chú ý là linh mục Quế là nơi được nhiều cán bộ, công an lui tới và có mối bang giao thâm tình. Nay được TGM Phê rô Nguyễn Văn Nhơn về Hà Nội, linh mục Quế như cá gặp nước, thậm chí các lễ lớn ở Nhà thờ Lớn, linh mục Quế còn cho xe chở giáo dân Thạch Bích ra nhà thờ Lớn đi lễ cho đông đủ… Đó cũng có thể là điều tốt, nhưng rất phản cảm với giáo dân tại chỗ. Ngoài ra, nhiều động thái mới ở Tòa TGMHN diễn ra rất lạ theo đúng bài của nhà cầm quyền cộng sản. Ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, khi giáo dân tham dự lễ, một số người vẫn căng băng rôn tỏ lòng yêu mến Đức Cha Kiệt, thì toàn bộ TGM đã tắt hết toàn bộ điện phía ngoài. Hành động này làm người ta nhớ lại cách làm của nhà cầm quyền Cộng sản khi bao vây TGMHN để làm vườn hoa. Trong ngày lễ giỗ Hồng Y Trịnh Văn Căn, khi đoàn người cầm băng rôn biểu ngữ đứng bên đường chào đón Đức TGM mới thì đoàn trống của Giáo xứ Thạch Bích do Linh mục Quế dẫn đến đã liên tục đánh trống inh ỏi và dùng chiếc trống lớn đâm thẳng vào đoàn người ở đó. Ngày thứ 7 vừa qua, TGMHN Phê rô Nguyễn Văn Nhơn xuống Cổ Nhuế dự lớp bế giảng của Chủng viện, giáo dân lại căng cờ, biểu ngữ bên ngoài, đến chiều TGM Nguyễn Văn Nhơn vẫn không ra ngoài được và ai đó đã gọi công an đến để dẹp những người này. Mấy ngày nay, tại Sở Kiện, cuộc hội ngộ linh mục Tổng Giáo phận Hà Nội với hơn 700 linh mục, giám mục các giáo phận đã về dự đông đủ. Đoàn giáo dân đã căng băng rôn, biểu ngữ nói lên tinh thần yêu mến Đức cha Kiệt vì đến nay, những người có trách nhiệm ở TGMHN vẫn chưa cho họ biết số phận Đức Cha Kiệt như thế nào. Thêm vào đó, chưa có bất cứ thông báo nào cho giáo dân biết về việc TGM mới nhậm chức từ khi nào, vì không phải ai cũng có điều kiện đọc thông tin qua mạng. Vì thế giáo dân đã tập trung biểu lộ tinh thần của mình. Vậy nhưng một số linh mục đã hung hăng với giáo dân, tạo nên bức xúc không cần thiết trong giáo hội. Điển hình ở tòa TGMHN là linh mục Phạm Hùng, một linh mục được Đức Cha Kiệt cho đi học và chăm sóc, khi về nước được bố trí làm Chánh văn phòng Tòa TGM. TGM Giuse Ngô Quang Kiệt trên đường lội nước đến thăm gia đình Lm. Alf. Phạm Hùng Người ta còn nhớ, trong trận lụt cuối năm 2008, khi quan chức cộng sản núp trong lầu vàng, Đức Tổng Kiệt đã đi thăm các nạn nhân, đặc biệt là nhà ông bà cố linh mục Phạm Hùng ở chỗ sâu và xa nhất từ nhà thờ, nhưng Đức Tổng Kiệt đã lội ngập gần đến thắt lưng để đến nhà linh mục Hùng động viên ông bà cố. Nhưng vị linh mục này đã sớm thể hiện thái độ “trở cờ” nhanh chóng, nhất là với Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt. Trong thánh lễ đón tiếp TGM Phó Nguyễn Văn Nhơn, linh mục Phạm Hùng đã xô xát với một số giáo dân, ngay cả với giáo dân Kẻ Sét quê hương, nên đã được giáo dân đặt vào “danh sách đỏ”. Trận lụt 2008, TGM Giuse Ngô Quang Kiệt lội nước đến thăm gia đình Lm. Alf. Phạm Hùng Một sự rạn nứt lớn lao chưa từng có đã xảy ra với TGPHN qua sự kiện Ngô Quang Kiệt, đó là sự rạn nứt bởi một số vị cầm quyền trong giáo hội quy phục bạo quyền, đi ngược lại với ý chí, nguyện vọng và tinh thần của giáo dân. Đây là một “trang sử mới” của TGPHN và giáo hội Việt Nam, tiếc rằng đúng như lời Đức Cha Nguyễn Chí Linh đặt ra: “Đây là một trang sử buồn”. Liệu những điều này, Vatican có biết? Vatican có biết hậu quả của việc đưa Đức TGMHN Giuse Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội theo yêu cầu của nhà cầm quyền Cộng sản đã để lại di chứng này hay không? Một số hình ảnh giáo dân căng băng rôn tại Sở Kiện ngày 2/6/2010 Băng rôn tại Sở Kiện ngày 2/6/2010
|