Sống đời nhân chứng |
Tác Giả: Rev.Nguyễn Quốc Hải, Ph.D | |||
Thứ Hai, 14 Tháng 6 Năm 2010 22:07 | |||
Đối với xã hội tân tiến ngày nay, trong đó con người muốn hành xử mọi việc dưới nguyên tắc thỏa hiệp Bước Theo Tiếng Gọi Chân Lý "Phúc thay những ai chịu bách hại vì công-lý, vì Nước Trời là của họ" (Mt 5: 10) Với "Mối-Phúc Thật Thứ Tám, Chúa Kitô muốn dạy chúng ta, những người bước theo chân Ngài biét rằng: sống công chính, sống theo tiếng gọi Chân-Lý trong một thế giới tăm tối bất công là điều khó khăn, đó cũng là một chân lý mà con người có khuynh hướng muốn quên lãng, muốn khước từ! Đối với xã hội tân tiến ngày nay, trong đó con người muốn hành xử mọi việc dưới nguyên tắc thỏa hiệp (compromise), người ta nhân nhượng cái nầy để được lợi chuyện khác, nghĩa là có thể thỏa hiệp ánh sáng với tối tăm, chân lý với đều gian xảo, ân sủng và tội lỗi, Thiên Chúa với satan, trong chiêu bài ”You win some, you loose some”: không có ai thắng ai bại.. tất cả có thể thỏa hiệp được...ngay cả giữa thiện ác, tốt xấu, người ta vẫn muốn tìm một chỗ trung lập để thỏa hiệp.....không bao giờ dám đứng thẳng hoặc đương đầu với một vấn đề nào phân chia ranh giới! Đó là lối tư duy và hành sự của con người tân tiến hiện đại... Đó là thế đứng của người khôn ngoan theo thói đời hôm nay! Chúa Kitô, trái lại, Ngài đi ngược lại với trào-hướng-tính của con người trần tục... Chúa hiểu biết vấn đề và Ngài không tìm cách tránh né sự thật của vấn đề, Chúa đối diện với vấn đề, Ngài đêm ánh sáng chân lý soi chiếu để con người hiểu rõ hơn đâu là con đường mà Thiên Chúa muốn ta chọn để kàm đẹp lòng ngài, đồng thời mưu ích cho phần cứu rỗi của ta! Chúa Kitô nhìn thế giới như một bãi chiến trường, nơi mà cuộc chiến đấu đang diễn ra giữa hai quyền lực: ánh sáng và bóng tối, sự thiện và sự gian-ác, ân-sủng và tội-lỗi, tình yêu thương và sự thù-hận, Thiên-Chúa và ma-qủi....đang giao tranh song đấu...và cuộc chiến trận giữa các quyền lực nầy...ngày càng thêm thảm khóc diễn ra trong lịch sử vũ trụ và lịch sử của nhân loại! Chúa Kitô không bao giờ tìm nơi tránh né, trốn chạy cuộc tham chiến, trái lại Ngài đã dấn thân, và khuyên nhủ các môn đệ bước theo Ngài phải nhập hàng chiến đấu chống lại quyền lực của tội lỗi, của bóng tối của ma quỉ, của hận thù...Ngài đã đến giữa cuộc đời để mời gọi con người nhập cuộc đấu tranh cho "Nước Chúa" được hiển trị, cho Danh Cha Cả Sáng, cho Thiên-Ý được thể hiện dưới đất cũng như trên Trời! Chúa Kitô đi vào lịch sử trên hai nghìn năm, hai nghìn năm nhập thể là hai nghìn năm nêo cao ngọn cờ Thập-Giá, chiến đấu cho lý-tưởng giải thoát nhân loại tội tình, hai nghìn năm tiếp tục mời gọi con người đứng về phía chân-lý và tình thương. Hai nghìn năm nhập cuộc, Chúa Kitô là cơ hội cho nhân loại chọn lựa, một sự chọn lựa sống chết, một chọn lựa có tính cách định mệnh. Ngài không ngừng mời gọi các môn đệ dấn thân can đảm cho cuộc chọn lựa nầy! Có một đều chắc chắn là bất cứ ai đáp lại lời Ngài mời gọi và chịu dấn thân tranh đấu, sẽ đối diện với sức phản kháng của kẻ thù, của những người ra tay bách hại! Nhưng khi biến cố bách hại xảy ra, Chúa Kitô khích lệ môn đệ của Ngài:" Hãy hân hoan và mầng vui"! Nhưng làm sao con người bị bách hại có thể hân hoan và mầng vui? Làm sao việc bách hại lại trở nên suối nguồn hạnh phúc cho người bị bách hại? Để trả lời cho vấn nạn trên, một đều ta có thể chắc chắn là khi ta bị bách hại vì chân lý thì đó là dấu chỉ chúng ta đang đứng về phía có chính nghĩa, trong ý ghĩa nầy là cuộc đời ta đang được lượng gía, không phải do phe phái mà ta nhập cuộc, nhưng là do những kẻ thù mà ta đối diện, quyền lực của bống tối, của sự ác, của ma qủi, sự hư đốn, sự luận phạt...một khi ta đứng vào hàng ngũ của Chúa Kitô, phía của chân lý, của sự công chính, của "Ơn Cứu Rỗi"....đó là là hàng ngũ của những ai được mời gọi hưởng gia nghiệp của Thiên Chúa muôn đời...từng ấy thứ là dấu chỉ hùng hồn cho niềm vui bất diệt của ta.... Một sự kiện khác về sự bách hại...là nguyên nhân của niềm vui khôn cùng cho những ai bị bách hại là nó gia tăng sức mạnh cho ta để đào sâu hơn và để tập tành, luyện tính thử các đức tính tốt và minh định hệ thống gía trị của ta...Như lửa thử vàng, thì gian nan khốn khó cũng thử tính nết của ta....đốt cháy đi những gì là gian trá chóng qua và làm cho sự thật được sáng tỏ vững bền hơn...huy hoàng sáng lạn hơn! Nhưng đều lớn lao hơn, vĩ đại hơn mà việc bách hại có thể hoàn thành nơi con người bị bách hại, đó là bày tỏ sự hiện diện của Thiên Chúa như một sự trợ giúp hữu hình, khả thể mà con người cảm nghiệm được trong thời gian cần thiết.Chính Chúa Kitô bảo đảm cho người bị bách hạo là:" Phần thưởng của các con sẽ lớn lao trên Thiên Quốc". Đây không phải là một phần thưởng hối lộ, nhưng là một lời hứa đơn sơ cho chúng ta: là "Nước Trời" sẽ trở thành hiện thực cho ta, trước khi ta đến đó! Khi chúng ta tranh đấu bảo vệ và làm tiêu biểu cho những gì là linh thánh, công lý, chân thật, theo như khả năng Thiên Chúa ban cho, chúng ta nhận thức hiểu biết gía trị của chúng, chúng ta khám phá ra rằng ta không lẻ loi cô độc, vì chính Thiên Chúa luôn có mặt ở đó với ta, Ngài không để ta lẻ loi, chính Ngài chiến đấu với ta, Ngài sẽ hổ trợ cuộc tranh đấu của ta, Ngài sẽ chiến thắng với ta.....Và Niềm Vui Thiên Đàng chớm nở, chớm nở ngay nơi dương thế, nơi cõi lòng ta.... Nếu chúng ta tin những gì Chúa Kitô xác quyết trong các "Các Mối Phúc Thật"trên đây, ta không lấy gì làm lạ về "Mối Phúc Thứ Tám" nầy! Chỉ cần nhìn váo cuộc sống của Chúa Kitô, nhìn đến những gì đã xảy ra cho Ngài, chúng ta sẽ hiểu biết những kết qủa của việc sống trung thực sứ điệp của Ngài.Nói khác đi, ai tin vào Chúa Kitô, tin những biến cố đã xảy ra cho Ngài, sẽ hiểu thấu ý nghĩa việc sống thực sứ điệp của Ngài! Trong "Mối-Phúc Thứ Nhất", Chúa Kitô đã nói với các môn đệ của Ngài rằng hiệu qủa của việc sống thực "Mối-Phúc Thật" là một kinh nghiêm về Nước Thiên Chúa bây giờ. Thế nào là kinh nghiệm "Nước Chúa" như một hiện tại trong đời sống con người? Điều đó có nghĩa là bằng một cách suy tưởng "Nước Chúa"như sự hiện diện của Thiên Chúa, hay chính hoạt động của Thiên Chúa trong lòng thế giới, như thế, người sống "Phúc Thật" có cảm nghiệm thực sự về nhận thức thật Thiên Chúa trong cuộc sống của mình! Nghĩa là không cần có trí thức về trí tuệ hay thâm tín về niềm tin, chúng ta cũng có thể chắc chắn được Thiên Chúa cá thể và chúng ta có thể thiết lập được mối quan hệ mật thiết với Ngài! Sự liên hệ mật thiết nầy là mối tương quan năng động, có khả năng đem ta đến cuộc hiệp thông trọn vẹn với cuộc sống của Chúa Kitô! Bởi vì người Do-Thái mong đợi một vương quốc trần thé đối địch với vương quốc của La-Mã, cho nên Chúa Kittô đã giải thích "Mối-Phúc-Thật" nầy một hết sức rành mạch rõ ràng, khó đưa họ đến chỗ ngộ nhận, lầm lẫn được, ngay đến các chi tiết nhỏ mọn nữa, chẳng hạn như Chúa phán: "Phúc cho các ngươi, khi vì ta và vì Phúc-Âm ta mà phải bị người đời xỉ vả, bách hại và bị vu khống đủ đều xấu xa, các ngươi hãy vui mầng hớn hở, vì phần thưởng dành cho các ở trên Trời thực là lớn lao!"(Mt 5:11). Chúa đã báo trước Ngài sẽ bị bách hại, và như thế những kẻ theo ngài cũng chịu chung cùng một số phận! Các môn đệ của Ngài, chỉ cần nhớ lại những bài học lịch sử của họ, nhớ lại những gì người ta đã hành xử các vị Tiên Tri mà Thiên Chúa sai đến với dân của các ngài, chính các vị ấy đã bị bách hại vì danh Thiên Chúa, vì sứ mệnh rao truyền ý định của Thiên Chúa, chính các vị nầy phải trốn chạy thoát thân vì bị săn đuổi bởi các vị lãnh đạo của dân chúng! Chỉ cần nhớ lại chuyện xưa, các môn đệ của Chúa Kitô cũng hiểu về cách thức mà kẻ thù của Chúa Kitô sẽ làm để dđương đầu với Ngài! Các môn đệ của Ngài đã học được rằng chính Ngài bị các bô lão, luật sĩ khước từ, bị toàn dân chối bỏ, bị bội phản bán nộp mạng do một trong mười hai môn đệ. Ngài bị quân lính hành hạ đánh đòn, khạc nhổ, hạ nhục, rồi bị thầy cả thượng phẩm chối bỏ, bị toàn quyền La-Mã lên án tử hình! Bị đóng đinh vào thập tự giá do quân lính viễn chinh La-Mã...Tất cả những gì ô nhục đã xảy ra cho Ngài ...chỉ vì Ngài rao giảng "Tin-Mầng Nước-Trời". Tất cả những ai liên lụy trong vụ án mạng của Ngài đều xác tín rằng: không thể sống, rao-giảng "Tin-Mầng Nước-Trời" mà lại có thể tránh được sự bách hại, sự chết! Trong câu chuyện tâm sự của Ngài với các môn đệ đêm trước khi ngài lâm nạn, Ngài đã chuẩn bị tâm hồn môn đệ để họ sẵn sàng đương đầu vớ những khốn khó của những ngày đên tối trước mặt, Ngài báo cho họ biết rằng khi họ dấn thân rao giảng Tin-Mầng như Ngài, họ sẽ bi bạc đãi cùng một số phận như Ngài! Ngài nói với các ông: "Nếu thế gian ghét bỏ các con, các con hãy biết rằng, chúng đã ghét bỏ thầy trước, gỉa như các con thuộc về thế gian, thế gian sẽ yêu thích những gì thuộc vêè nó, nhưng vì các con không huộ về thế gian,vì thầy đã chọn các con, và tách các con ra khỏi thế gian, nên thế gian ghét các con" (Jn 15: 18-19). Phân tách đoạn văn trên, ta thấy Thánh sử Gioan dùng chữ thần tình, chẳng hạn Ngài dùng chữ "thế-gian" có ý ám chỉ sự ác trong thế gian...tất cả những gì đối nghịch với sứ điệp của Chúa Kitô! Chúa Kitô báo động các môn đệ là các ông sẽ cảm nghiệm sự chống đối của sự dữ, sư gian ác, bởi vì các ông xa lạ đối với chúng, không thuộc về chúng. Nếu các ông thuộc thế gian, thì chắc sẽ được thế gian đón nhận và ca ngợi rồi. Bởi vì các môn đệ thuộc về Chúa Kitô, nên phải chịu cùng một số phận, một cách cư xử như xưa chúng đã đối xử với Ngài! Nơi đây, Chúa Kitô trù liệu ta câu trả lời cho một câu hỏi được thường xuyên lập đi lặp lại, câu hỏi đó đơn sơ thế nầy:" Tại sao có những đều bất hạnh đã xảy ra cho những người hiền, những người cố gắng bước theo chân Chúa Kitô"? Một cách nào đó, chúng ta xem ra khó chấp nhận câu trả lời của Chúa Kitô! Bằng cách cố trông đợi phần thưởng cho những gì tốt lành ta thực hiện trong cuộc sống, chúng ta cố tình quên lảng những khổ đau, những bất công, phiền muộn đã xảy ra cho Chúa Kitô và cho vô vàn vô số những kẻ bước theo ngài qua bao thế hệ! Ngày nay, người môn đệ của Chúa phải chấp nhận sự kiện nầy là có sự liên hệ mật thiết sống động bất khả phân lìa giữa việc rao giảng Tin-Mầng và chịu bách hại vì Tin Mầng đó. Chúng ta tưởng chừng có lối thoát, nhưng không có con đường nào khác cho Chúa đâu! Người môn đê chân thành của Chúa Kitô dường như được mời gọi để để mầng vui vì được có cơ hội trở nên giống như Thầy Chí Thánh của mình! Chúa hiểu thấu và cảm thông cho ta khi biết rằng chúng ta khó mà nhận định được sự chúc phúc trong khi bị bách hại vì Phúc-Âm của Ngài! Ngài muốn tỏ cho môn đệ của Ngài phải sống khác với những kẻ không có niềm tin! Có nhiều phương thức người ta đương đầu với sự kiện bị lăng nhục, bị khước từ hay bị bách hại, chẳng hạn như, có người có khuynh hướng tự nhiên tìm cách phản ứng nhằm báo thù, rửa hận! Có nhiều người chỉ tìm thấy thỏa lòng hả dạ khi muốn tận mắt nhìn thấy kẻ thù của mình bị bị đối phương tiêu diệt! Nhưng cũng có những người muốn cố gắng sống thực “Mối- Phúc-Thật Thứ Tám", loại người nầy nhìn thấy trong việc bị bách hại như một cơ hội để trở nên giống chúa Kitô, mong được dấn thân chịu khổ nhục vì "Nước Trời"! Chúa Kitô khuyên mời chúng ta trở nên giống Ngài, ngay cả ở một mức độ cao là cầu nguyện cho những kẻ bách hại mình. Ngài ban cho chúng ta một gương mẫu sống động là trên thập giá, trong giờ chịu thương khó cùng cực vì yêu thương nhân loại, và vì sự thù ghét bách hại của kẻ thù, Chúa Kitô không quên nguyện cầu Đức Chúa Cha ban ơn tha thứ cho những kẻ hành khổ và đóng đinh Ngài vào thập gía: "Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng lầm không biết việc chúng làm" (Luke 23:24). Xét cho cùng, hình như có một mối liên hệ đích thực, mật thiết giữa "Mối Phúc-Thật-Thứ Tám" và sứ điệp“Phúc thay cho người kiến tạo hòa bình"! Để trở thành sứ gỉa hòa bình, cần thiết phải dấn thân hành động cho "Nước Trời", bằng cách loan truyền sứ điệp của Chúa kitô. Bất cứ ai đã cố gắng để trở nên trung thực với lời mời gọi của Chúa Kitô, đều biết chắc chắn là sứ mệnh đó sẽ dẫn đưa họ tới sự bách hại vì "Nước Trời" Hãy hướng nhìn về Trung Mỹ, sẽ thấy kết qủa của lời rao giảng sứ điệp của Chúa Kitô Khi những người nông thôn nghèo khổ nghe biết sứ điệp tình yêu thương của Thiên Chúa dành riêng cho họ, họ sẽ phản tỉnh Phúc-Âm trong đời sống riêng tư của mình, lúc đó họ nhận diện ra giá trị cũa phẩm gía của đời mình! Khi nhận thức được chân gía trị cuộc đời mình, họ không còn muốn sống làm nô lệ cho những tên chủ giàu có bệ vệ nữa, mà là muốn sống tự do, họ bắt đầu đòi hỏi quyền sống, nhân quyền mà Thiên Chúa dành cho họ. Khi hiện tượng nầy xẩy ra, thì giáo hội công giáo bị tố cáo là xúi dục cho dân nghèo dấy loạn. Thế là các linh mục, nữ tu, và những người lãnh đạo phong trào công giáo tiến hành bị bắt bớ, bị tra tấn tù đày.. Họ bị mất tích, chém giết dã man vì đã rao giảng Tin-Mầng của "Nước Trời" và tình yêu thương của Thiên Chúa! Nơi đây chúng ta nên ý tứ ghi nhận, không phải mọi cuộc bách hại đều có liên hệ đến "Nước Chúa" cả đâu, cũng có những cuộc bách hại vì những duyên cớ khác như bị bách hại vì chính trị, quân sự, lòng ghen ức hiềm thù....Sự bách hại mà Chúa Kitô đề cập đến trong Phúc-Thật Thứ-Tám, là sự bách hại, vì sống trọn vẹn sứ điệp của Chúa Kitô, nghĩa là: rao giảng Tin Mầng Tình Yêu Thương của Thiên Chúa! Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng sự bách hại vì Chúa Kitô dẫn đưa tâm hồn ta đến cùng Thiên Chúa, tạo nên một mối giây lien hệ thực vững bền, bởi vì được khởi nguyên từ Chúa Kitô...... Để tránh cho ta cảm giác tự cao tự đại hay sự thỏa mãn, hả dạ vì được bách hại, ta nên tự kiềm chế và tự hỏi lòng mình, trong ánh sáng của Chúa Thánh Linh:"Sự bách hại nầy đến từ đâu? Tại sao tội bị người đời bách hại? Bởi ví Chúa Kitô mà tôi bị bách hại, hay tại vì cách xử thế thiếu vắng tinh thần của Chúa Kitô? Trong cơn ngã ngựa của Phaolô trên đường đi Damascô, ông rất đỗi ngạc nhiên khi nghe những lời thần thánh vang bên tai ông: “Ta là Jesus ngươi đang đuổi bắt! Khốn cho ngươi là kẻ dám đem chân đạp mũi nhọn (Ac 9:5-6)! Những lời trên đã thay đổi con người và cuộc hành trình của Phaolô. Những lời trên đã biến Saulê con người đi bách hại trở thành một Phaolô, con người chịu sự bách hại! Những lời cuối được ghi lại trong các thư của Phaolô, cho biết rằng cuôc đời của Ngài đã thay đổi toàn diện, Ngài đã có thể vui mầng vui khi được chịu khổ nhục, chịubách hại vì danh đức Kitô, Chúa chúng ta....... Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Kitô nói rõ với các môn đệ rằng Ngài sẽ sống trong tâm hồn các ngài...Chúa cầu nguyeện xin Chúa Cha hiệp nhất các môn đệ lại làm Một như Chúa Cha với Chúa con Là Một: "Để Chúng Nên Một Như Cha Con Ta là Một” (Ut sint Umum, Jn 17: 21). Sự hiện diện của Chúa Kitô nơi con người bị bách hại mang đến một sự bình an nội tâm! Người nào chịu bách hại vì "Nưức Trời"sẽ được Chúa ban cho sức mạh nội tại để chịu đựng, để trải qua cơn thử thách bình an... Ngoài ra còn có niềm vui diệu vợi quang tỏa từ bên trong sâu thẳm của linh hồn...niềm an vui tuyêt diệu, không phải vì sự kiện chịu thử thách bách hại, nhưng là được kết hợp mật thiết với Chúa Kitô ...Vua An Bình, Chúa Muôn Thủa. Người đó cảm nghiệm được niềm vui"Nước Trời” như lời Chúa Kitô đã hứa. Trong "Mối-Phúc Thật Thứ Tám" nầy, Thánh sử Mathêu đã để Chúa Jésus diễn giải kỹ càng, làm cho "Mối-Phúc" trở thành cá nhân hơn, tình người hơn, bằng cách thay đổi đại từ ngôi ba sang đại danh từ ngôi thứ hai. Nghĩa là thay vì dùng :"phúc cho những ai, Ngài dùng phúc cho Các Con...Sự thay đổi cách dùng trạng sẽ mở đường cho các tư tưởng khác tuôn tràn như suối nguồn, với một sắc thái kín đáo, như một sự chuyển hơi thở nhẹ nhàng mang theo nhiều ý tứ thật tế nhị! Tư tưởng tuôn chảy từ cách diễn tả mới như sau: "Phúc cho các con, khi vì Ta mà các con bị người đời lăng nhục, xỉ vả, bach hại và vu khống đủ mọi đều xấu xa, các con hãy vui mầng hớn hở lên, vì phần thưởng của các con sẽ bội hậu trên "Nước Trời"( Mt 5:11-12). Sự thay đổi nhẹ nhàng nầy, tựa như sự đối họa trong Thánh-Vịnh, có mục đích lặp lại tư tưởng chính của "Mối-Phúc-Thật"với một sự thăng hoa dịu dàng trong sáng và tế nhị. Đem phối hợp tất cả hai phần trước sau trong một toàn thể tính, tư tưởng mới nổi bật lên...đó là tư tưởng của một hiện thực...Qủa thế, toàn thể Tám-Mối-Phúc Thật"đang được tuyên dương trên bình diện lý tưởng, như một mẫu mực tổng quát, một nguyện vọng, một cầu chúc! Với sự thay nhẹ của cung cách đối thoại với trạng từ ngôi hai, tính cách hiện thực của lời tuyên dương bổng trở thành nhập thể nơi các môn đệ và những ai đang nghe Chúa Kitô đối thoại. "Mối Phúc-Thật" không còn thuần túy là một tuyên dương cách tổng quát, nhung trở nên xác thực, hiên hữu cho mọi người nghe và thực thi Lời Chúa dạy! Sự công chính và lòng từ bi của Thiên Chúa sẽ là nguyên nhân chính cho sự thay đổi quyết liệt và căn để nầy, nói khác đi, sự công minh chính trực cùng với lòng tưtâm xót thương của Thiên Chúa sẽ đảo ngược cơ cấo của thế giới.....sẽ có một thế giới công minh chính trực đúng như ý muốn của Thiên Chúa, con người từ đây sẽ không còn sống bị ước chế trong một thế giới không bình thường, một thế giới lộn ngược! Trong thế giới nầy, những ai trước đây bị coi khinh nhỏ bé thấp hèn chẳng hạn như phường đĩ điếm, những người thu thuế, những kẻ tàn tật, những người ăn xin nghèo khổ trước đây bất ngờ được nâng lên cao hơn những kẻ trước đây trong địa vị giàu có sang trọng, hoặc những kẻ tự cho mình là chính trực...nhìn theo cái vỏ kiểu cách gỉa tạo bên ngoài! Bấy giờ sẽ có những Lagiarô mới, từ cung lòng Abraham nhìn xuống những ông chủ giàu có xưa kia nay đang trầm luân trong hỏa ngục....Chúa Kitô cũng biết rõ rằng, tầng lớp thống trị, giàu có, cầm quyền sinh từ trên dân chúng...không chấp nhận viễn tượng sẽ có những con người được hạnh phúc mới trong một xã hội mới! Những người trong cơ cấu cũ sẽ dùng mọi mưu mô và sức lực để phản kháng, để chống đối, và bằng mọi gía, họ sẽ dùng bạo lực triệt hao bất cứ ai rao gỉang về một tương lai không mấy tốt đẹp cho họ! Tóm lại, Ai dám rao gỉang về tương lai của "Cơ-Cấu Mới"; Ai dám đứng về phía lẽ phải của Thiên Chúa, ai dám tranh đấu sự công chính của "Nước Trời" chắc chắn sẽ bị họ bách hại! Trên đây được coi như là một kết luận thỏa đáng về "Mối-Phúc-Thật", bởi vì công-lý có liên hệ mật thiết với khổ đau không thể tránh được! Trường hợp Chúa Kitô là một ví dụ điển hình: Ngài là một nhân vật thánh thiện khôn ngoan bực nhất trong lịch sử loài người, thế mà Ngài đã phải chịu những cực hình tàn bạo nhất, ghê tởm nhất mà con người trần gian có thể tưởng tượng ra được, không phải ngài là nạn nhân của cuộc chính trị nhiểu nhương của thời đai den tối nhất lịch sư, Ngài chịu hành hạ tàn bạo, bởi vì Ngài là Đấng ở gần Thiên Chúa, chính Thiên Chúa hoặch định cho Ngài phải đứng ra đối diện với lòng ganh ghét, độc ác của kẻ thù đối nghịch với Thiên Chúa. Chính Chúa Kitô đã ý thức về tình trạng nầy, đồng thời, Ngài cũng báo động cho các môn đệ về tình trạng tương tự đã xảy ra trong lịch sữ cho Ngài và cho bất cứ ai bước theo Ngài, thi hành sứ vụ rao giảng "Nước Trời" như Ngài! Ngài phán: "Nếu thế gian ghét bỏ các con, các con đừng lấy làm lạ, vì thế gian đã ghét Thầy trước, gỉa như các con thuộc về thế gian, thì thế gian yêu thích cái gì thuộc về nó, nhưng vì các con không thuộc về thế gian, và Thầy đã chọn các con, đã tách các con ra khỏi thế gian, nên thế gian ghét các con!" (Jn 15: 18-20) Cả ba cuốn Phúc-Âm Nhất-Lãm và cuốn Phúc-Âm ngoại-thư theo thánh Thomas đều đề cập đến việc Chúa Kitô nói về người chủ vườn nho sai đầy tớ đến thu hoa lợi vườn nho. Tất cả đầy tờ đều bị hành hạ đánh đập rồi đuổi về tay không!. Người chủ vườn bèn sai chính Con Một của mình đi vì nghĩ rằng bọn tá điền sẽ kính nể con mình! Nhưng bọn tá điền bất nhất vừa chợt thấy người con trai của chủ vườn bèn thao láo với nhau: kìa đứa con thừa tự, hãy bắt lấy và giết đi! Thế là người con trai của chủ vườn bị chúng quẳng ra vườn nho rồi giết đi! (Mt 21: 33-42; Mk 12:1-11; Luke 20: 9-18 ; và Gos. Thom. 65-66). Trong mỗi câu chuyện trên đây của các tác gỉa Phúc-Âm, ngay cả tác gỉa ngoại thư, câu chuyện kể được xẩy ra sau khi Chúa vinh quang vào thành thánh Jerusalem, và một ít trước ngày chịu nạn! Nói cách khác, câu chuyện được các tác giả Phúc-Âm Nhất lãm kể ra, một cách nào đó mô tả những cảm nghiệm của Chúa Kitô trong dân Israel: nghĩa là Chúa Kitô, người con được Chúa Cha sai đến vườn nho yêu quí của Cha để đòi lại chủ quyền cho cha, nhưng chúa Kitô đã kinh nghiệm sự khước từ của những tên quản lý bất nhân biển lận, chúng đã chiếm đoạt vườn no của cha Ngài. Sau đó một ít lâu, cái chết của Ngài trong tay kẻ gian ác đã chiếm đoạt quyền sở hữu của Cha Ngài! Trong một thế giới, nơi mà sự gian ác xấu xa trổi vượt trên đều thiện hảo, nơi mà cỏ lồng vực mọc lên nhanh chóng làm nghẹt lúa tốt, nơi đó sự đấu tranh cho đều thiện hảo không phải dễ dàng! Chúng ta luôn phải đương đầu với sự bất chánh, lừa đão, và bội phản! Những người chiếm cứ những địa vị có quyền sinh tử chẳng bao giờ muốn buông thả quyền lực mà không dùng đến sức mạnh! Những người nầy thường dùng vị thế của họ để sẵn sàng cản ngăn và bế tắc moi sự phản kháng! Những con người tốt bụng, hiền lành lương thiện, chính trực luôn luôn nằm ở một địa thế chiến lược bất lợi khi phải đương đầu với những hạng người đê tiện, ích kỷ và xảo trá! Trong khi người chính trực xử sự đúng theo luật lệ của công lý, đối phương không làm như vậy! Người công chính được huấn luyện dạy dỗ sống theo lương tri, biết đối xử lương thiện, sòng phẳng với hết mọi người, lẽ tất nhiên, họ không thể áp dụng cách sống lương thiện nầy đối với loại người tham lam hiếu chiến, không thể sánh song hành với loại người tàn ác mưu toan, bần tiện của loài rắn độc! Đó phải chăng là tính cách khác biệt cơ bản giữa con cái sự sáng và miêu duệ của bóng tối? Người ta cho rằng thật dễ dàng để viết cuốn sách sử của một kitô giáo năng động, như một lịch sử về sự bách hại các người kitô hữu!
|