Home Đời Sống Tôn Giáo Thỉnh Nguyện Thư Kính Gởi Đức Thánh Cha Benedictus XVI

Thỉnh Nguyện Thư Kính Gởi Đức Thánh Cha Benedictus XVI PDF Print E-mail
Tác Giả: Nhóm giáo dân Cồn Dầu   
Thứ Sáu, 22 Tháng 10 Năm 2010 12:29

Thư xin giúp đỡ.

BangKok ( Thái Lan)  ngày 27.09.2010.

Thư gởi Đức Thánh Cha.

Kính lạy Đức Thánh Cha,

chúng con là những người dân ở xứ Cồn Dầu, địa phận Đà Nẵng, dưới sự dẫn dắt của Đức Giám Mục  Giuse Châu Ngọc Tri.

Chúng con là những nạn nhân đã trốn chạy trước sự truy đuổi của Chính Quyền Thành Phố Đà Nẵng. Hiện nay chúng con đang trốn tránh ở Thái Lan, xin trình bày với Đức Thánh Cha về việc đàn áp tôn giáo - chính trị, xảy ra ở giáo xứ chúng con.

Giáo xứ Cồn Dầu đã có cách đây 135 năm, đất nầy do Giáo Hội mua và sau đó để lại cho ông bà chúng con.  Giáo xứ Cồn Dầu có bề dày lịch sử và hoạt động tôn giáo cách mạnh mẽ. Chính vì điều đó mà Chính Quyền đã mượn việc giải toả, để phá tan giáo xứ. Họ buộc chúng con phải dời xa ngôi  ThánThánh Đường, không được đến tham dự và lấy đi khu Thánh Địa, nơi mà ông bà cha mẹ chúng con đang yên nghỉ.

Tất cả giáo dân không đồng ý trước việc làm vô lý của Chính Quyền. Ngôi Thánh Đường đã gắn bó biết bao nhiêu thế hệ, Hàng ngày chúng con đều đến Thánh Đường để đọc kinh cầu nguyện, tham dự Thánh Lễ. Nay dời xa, thì những người già và trẻ em không đến được Nhà Thờ và Thánh Đường sẽ vắng bóng, không có một người dân. Giáo lý công giáo sẽ bị mai một cho lớp trẻ.

Kinh lạy Đức Thánh Cha, khi xảy ra việc Chính Quyền cướp xác cụ bà Maria Đăng Thi Tân vào ngày 04.06.2010, giáo xứ chúng con trước đó không có ai làm Hội Đồng Giáo Xứ, vì tất cả những ai thamm dự trong Hội Đồng Giáo Xứ đều bị công an mời vào đồn, khủng bố tinh thần và hăm doạ, nên mọi việc trong Giáo Xứ chỉ một mình Linh Mục  Emmanuel Nguyễn Tấn Lạc đảm nhận.

Theo thông lệ, tháng năm là " tháng hoa của Đức Mẹ", chúng con đến nhà để đọc kinh, nhưng Chính Quyền đã không cho vào và bảo cấm tựu tập. Chúng con đành phải vào Thánh Địa ( khu nghĩa trang ) mà đọc kinh. Họ đã cố tình làm khó, ép buộc đủ thứ, đến chỗ chúng con làm việc bảo các ông chủ đuổi việc.

Mặc dầu trước sự áp bức, chúng con vẫn quyết tâm không xa ngôi Thánh Đường, vì là huyết mạch tâm hồn của chúng con.

Kính lạy Đức Thánh Cha, ngày đại họa đổ xuống giáo xứ chúng con, khi tất cả mọi người đi đưa tang cho cụ bà Maria Đăng Thi Tân, thì trước mặt giáo dân là hàng trăm hàng nghìn cảnh sát 113 và công an. Họ dùng rào chắn, kẻm gai, dùi cui, súng ống và roi điện...Họ đã lao thẳng vào người dân, đánh đập không thương tiếc, Những tiếc thét, tiếng khóc hải hùng của những người lớn và trẻ nhỏ, máu đã đổ vương vãi nơi quan tài...

Sau khi cướp xác lên xe, họ đánh đập những người bị bắt và dẫn về đồn tra tấn. Những người dân chúng con chân lấm tay bùn thấy cảnh thương tâm xảy ra quá kinh khủng. Tượng Chúa Giêsu và Đức Mẹ là bảo bối tâm hồn chúng con, không ngờ họ cũng dập nát. Nước mắt và máu đã chan hoà lẫn lộn, một ngày tang thương xảy ra cho Giáo Xứ.

Kinh lạy Đức Thánh Cha, sự việc xảy ra như vậy trong Giáo Xứ, nhưng Đức Cha Châu Ngọc Tri lại không lên tiếng bảo vệ chúng con . Ngài chỉ nói đây là dân sự, không liên quan gì đến tôn giáo và bảo chúng con nghe theo đường lối, chính sách của Chính Quyền, hãy nhẫn nhịn và cầu nguyện.

Thưa Đức Thánh Cha, máu của chúng con đã đổ ra, vì không thể rời xa ngôi Thánh Đường, không để người già trước khi chết, không gần bên Chúa, không để lớp trẻ sau nầy xa dần giáo lý. Nền tảng giáo lý công giáo không thể để cho Chính Quyền Cộng Sản cha đạp được. Chính vì lòng yêu Chúa và mến Chúa mà những người dân còn ở quê hương vẫn âm thầm chịu đau khổ , những người ở trơng tù vẫn bị tra tấn, đánh đập chưa được thả ra.

Phần chúng con, mặc dầu được trốn thoát, nhưng tinh thần sợ hãi, lo âu, nguy hiểm đang rình rập. Chúng con chỉ nhìn thấy bốn bức tường. Mỗi ngày đọc kinh không dám lớn tiếng., vì là người dân cư trú bất hợp pháp trên đất Thái Lan. Công an Thái Lan có thể bắt chúng con và nỗi lo sợ lớn nhứt là bị công an Việt Nam bắt.

Kính lạy Đức Thánh Cha, từ ngày chạy  trốn, chúng con rất khao khát được gần bên Chúa, được nghe lời giảng, được rước Mnh và Máu Thánh Chúa, dù chỉ một lần.

Thiên Chúa đã không bỏ chúng con . Từ nơi xa xôi, Chúa đã mạc khải cho Linh Mục Nguyễn Văn Hùng ở Đài Loan đến và dâng Thánh Lễ. Nhờ Linh Mục mà anh em chúng con vơi bớt đi được nỗi lo âu và sợ hãi. Chúng con biết ơn Linh Mục Nguyễn Văn Hùng rất nhiều, phải chi Giáo Hội Công Giáo mà có được nhiều vị Linh Mục như vậy.

Kinh lạy Đức Thánh Cha, tâm nguyện của chúng con, xin Đức Thánh Cha ra tay giúp đỡ,

   - giúp cho nước Việt Nam không còn sự đàn áp tôn giáo,

   - giúp cho xứ Cồn Dầu không không bị phá nát bởi bàn tay tàn bạo của Cộng Sản ,

   - hãy giữ lại quê hương chúng con,

   - giúp cho những người trong Giáo Xứ đang bị tù đày đánh đập, để họ được đoàn tụ với gia đình.

Chúng con cũng cầu xin Đức Thánh Cha giúp cho chúng con được ỵ nạn ở một nước thứ ba, vì chúng con không có thể quay về.

Trưóc khi dừng bút, chúng con cầu xin Chúa đổ tràn hồng ân cho Đức Thánh Cha, để lèo lái Giáo Hội Công Giáo một cách vững chắc.

Chúng con dồng ký tên:

Nguyễn Liên; Nguyễn hữu Diệu; Nguyễn hữu Dũng; Nguyễn thi Thu Phượng; Nguyễn Hữu Vinh; Nguyễn Thị Tường Vi; Huynh Thi Phương Tuy; Nguyễn Đông Âu; Nguyễn Thi Phúc; Nguyễn Thi Như Huỳnh; Nguyễn Thi Tuyết Trinh; Võ Đăng Hưng; Trần Quốc Nam; Huỳnh Thị Bích Hà; Lê Thị Bích Trinh; Lê Thị Bích Trầm; Lê Thị Vân; Huỳnh Nhân; Huỳnh Phước Ngọc; Huỳnh Lê Khang; Huỳnh Lê Phương; Hùng Đăng Khánh; Huỳng Đăng Nhật; Nguyễn Hữ Hải; Nguyễn Thị Bích Quyên; Nguyễn Hữu Nhật Quang; Nguyễn Hữu Nhật Quy; Trần Thanh Quang; Trần Thanh Tiến;Trần Thanh Thiên Vân; Trần Thanh Huy; Trần Thanh Cường; Huỳnh Thị Ngọc Lê; Trần Bình; Trần Thanh Tâm; Trần Thanh Cầm.

 

 A  SUA SANTITÀ IL PONTEFICE BENEDETTO XVI

 LETTERA DI RICHIESTA DI AIUTO.

 spm - Sua Ecc. Mgr. Georg Gaenswein

         Segretario personale del Pontefice

p/c - A Sua Emm. Card. Tarcisio Bertone,

      Presidente della Segreteria di Stato

      della Santa Sede.

     - A Sua Emm. Card. Ivan

      Pontificio consiglio dell'Evangelizzazione dei Popoli.

    - A Sua Ecc. dominique Mamberti 

      Presidente del Dipartimento dei Rapporti con gli Stati

      della Segreteria di Stato.

Bangkok, il 27.09.2010.

Sua Santità,

siamo i fedeli della parrocchia di Con Dau, diocesi di Da Nang ( Viet Nam ), sotto la guida della Sua Eccellenza Mgr. Giuseppe Chau Ngoc Tri.

Siamo  perseguitati, profughi, scappati sotto la minaccia e  persecuzione del Governo della Città di Da Nang. Attualmente rifugiati in Thailandia, desideriamo esporre alla Sua Santità la persecuzione religiosa - politica, successa e sta succedendo nel nostro paese.

La parrocchia di Con Dau è stata formata da 135 anni fa, con la sua terra acquistata dalla Chiesa e donata ai nostri antenati. La parrocchia di Con Dau ha lo spessore storico e molto attiva nel suo ruolo religioso. È proprio per questo motivo che il Governo, sotto la pretese di decongestionamento, vuole distruggere la parrocchia. Ci obbliga a non poter più frequentare la chiesa e il cimetero, dove riposano i nostri antenati.

Tutti noi, i fedeli, non siamo d'accordo davanti tale comportamento incosciente del Governo. La chiesa è da generazioni intimamente legata a noi, dove tutti i giorni veniamo per pregare, per partecipare alla Santa Messa.

Adesso il Governo vuole trassferirla lontana, come faranno i vecchi e i bambini ad arrivarci? La chiesa sarà vuota, non ci sarà nessuno che la frequenta, la dottrina cattolica sarà pian piano dimenticata o ignorata.

Sua Santità, quando è stato successo la rapina del corpo della signora Maria Đang Thi Tan ( il Governo ci strappa via la sua bara da morte per impedirci la sua sepoltura nel cimetero della parrocchia ), il giorno 04.06.2010, la nostra parrocchia non ha più nessuno nel Consiglio Pastorale, perché tutti i suoi membri sono stati rinchiusi nel comando della polizia, con la minaccia e pressione.

Tuttte le attività della parrocchia sono affidate e compiute solo dal nostro parrocco Emmanuel Nguyen Tan Lac.

Come consuetudine, il mese di maggio è il " mese di fiori " della Vergine Maria, venivamo alla chiesa per pregare la Madonna, ma il Governo ci impedisce di entrare e di riunirci. Così dobbiamo entrare in cimetero per pregare.  Ci mette davanti tutti i tipi di difficoltà, come dire ai nostri datori di lavoro di licenziarci, per esempio.

Nonostante tutte le persecuzioni, siamo decisi di non allontanarci dalla nostra chiesa, perché è la fonte  di vita della nostra anima.

Sua Santità, il giorno del disastro che piomba sulla nostra parrocchia è il giorno in cui tutti noi partecipiamo al funerale della signora Maria Dang Thi Tan. Davanti di noi, i fedeli, ci sono migliaia di poliziotti e la forza di sicurezza. Sono presenti con transène di sbarramento, fili spinati, bastoni, armi e manganelli elettrici. Avanzano direttamente verso i fedeli, ci battono senza pietà. Le grida, i pianti con terrore degli adulti come dei bambini, il sangue che spruzza sulla cassa da morte.

E dopo aver rapinato il cadavere e caricato sul camion, battono gli arrestati e li portano al posto di polizia per continuare a massacrarli di botte.

Noi,  semplici contadini, siamo spaventati davanti tali spettacoli di orrore da spezzare il cuore. La statua di Gesù e della Madona, preziosi per il nostro cuore, vengono distrutte. Il sangue e le lacrime si sono mescolati durante quel giorno di lutto per la Parrocchia.

Sua Santità, le cose sono successe così nella Parrocchia, ma il Vescovo Chu Ngoc Tri non può  alzare una parola per difenderci. Egli dice che quello appartiene al ambiente civile, non ha alcuna relazione con la religione. E ci ha consigliato di ubbidire alla politica del Governo, con la pazienza e la preghiera.

Sua Santità, il nostro sangue si è versato, perché non possiamo allontanarci  dalla chiesa, non possiamo lasciare che i vecchi muoiano senza poter essere vicini a Dio e  che la gioventù man mano si allontani dalla dottrina. La dottrina cattolica non si può lasciare calpestare dal Governo Comunista.

Proprio per l'amore di Dio che i fedeli vietnamiti ancora al paese sopportano in silenzio il dolore, i carcerati siano maltrattati e non ancora rilasciati.

Da parte nostra, anche se fuggiti, ma lo stato di paura, di preoccupazione dei pericoli ci circonda giono e notte. Possiamo vedere solo le quattro mura attorno. Ogni giorno non possiamo pregare ad alta voce, perché siamo emigrati non in regola in terra Thailandese. La forza di sicurezza può arrestarci e la grande paura  di essere ricatturati dalla forza di sicurezza del Viet Nam.

Sua Santità, dal giorno della fuga, abbiamo il grande desiderio di essere vicini a Dio, di poter ascoltare gli insegnamenti, di ricevere il Corpo e il Sangue di Cristo, anche se ci fosse una sola volta.

Dio non ci ha lasciati.

Da lontano, Dio ha fatto sapere a Padre Nguyen Van Hung a Taiwan, che è venuto e ha celebrato la Messa per noi. Grazie a Padre Hung che abbiamo meno preoccupazione e paura. Dobbiamo tanto a Padre Hung. Che ci siano molti Sacerdoti nella Chiesa come Lui.

Sua Santità, il nostro desiderio di tutto cuore è che Lei ci aiuti, che in Viet Nam non ci sia più la repressione religiosa, che lei aiuti alla parroccia di Con Dau, affinchè non sia distrutta dalla mano violenta dei Comunisti, conservi il nostro Paese, che gli arrestati e i carcerati non siano più maltrattati e che possano riunirsi con la loro famiglia.

Da parte nostra, La preghiamo di aiutarci di potere avere l'asilo in un terzo paese, perché non possiamo tornare in Viet Nam.

Prima di concludere, preghiamo che il Signore Le compie di sue grazie, per condurre con il timone sicuro la Chiesa.

Siamo i sottoscritti:

40 profughi firmatari.

Traduttore e referente in Italia:                                                                             

Dr. Nguyen Hoc Tap                                                                                                                                                                    ;  nbsp;                                                                                                

Referente a Taiwan:

Rev. Padre Nguyen Van Hung