Trên thế giới, có hơn 1 / 4 người dân có lòng tín ngưỡng vào tôn giáo Đông phương, bao gồm Phật giáo, Ấn Độ giáo, Tích Khắc giáo (Sikhism), Đạo giáo v.v... Thần điện trung tâm của các tín đồ này là những ngôi tự viện trang nghiêm, được phân bố nhiều nơi trên thế giới, trong đó có hàng nghìn hàng vạn ngôi chùa qui mô hoành tráng. Dưới đây chọn ra 12 ngôi chùa siêu cấp được mọi người trầm trồ tán thưởng nhất, chúng ta hãy từ từ chiêm ngưỡng. 1. Chùa Hổ Huyệt
Chùa Hổ Huyệt là một trong những nơi linh thiêng nhất của nước Bhudan, tọa lạc trên vách núi dựng đứng lơ lửng, với độ cao là 3000 feet (thước Anh) thuộc thung lũng Paro. Trong truyền thuyết, Ngài GuruRinpoche - được dân chúng xem như đức Phật thứ 2, thường cưỡi hổ bay qua nơi đây, từng ngồi thiền trong sơn động này, và hang động đó chính là chùa Hổ Huyệt ngày nay.
Chùa Hổ Huyệt từng được gọi là TaktshangGoemba, xây dựng năm 1692, sau một trận hỏa hoạn, chùa bị tổn hại nghiêm trọng, nhưng đã trùng kiến lại năm 1998. Được biết, chùa Hổ Huyệt hiện nay đã nghiêm cấm không cho khách du lịch ra vào, cho dù là tín đồ đi nữa cũng nghiêm khắc hạn chế.
2. Chùa Bạch Long
Chùa Bạch Long - ChiangRai Thái Lan, là một ngôi tự viện độc nhất vô nhị trên thế giới. Toàn ngôi chùa đều phủ trùm một màu trắng, được điêu khắc vô số rồng trắng, và tạo các loại hình dáng cực kỳ hoa lệ cũng đều màu trắng. Đồng thời trên những bức đồ án này mạ những đường nét bằng kim loại bạc, nên nhìn từ góc độ nào cũng thấy rất thích hợp, ánh sáng tuyệt vời của nó tỏa ra toàn ngôi tự viện, giống như ảo thuật khiến cho mọi người kinh ngạc.
Ngôi chùa này vẫn chưa được hoàn thành, theo lời của người xây dựng, tương lai 90 năm sau công trình mới hi vọng hoàn tất.
3. Chùa Phổ Lan Ba Nam(Prambanan Temple)
Chùa Prambanan nằm ở trung tâm của Java, Indonesia, được xây dựng trong 850CE, có 8 tòa điện chính, bao quanh bởi 250 ngôi điện nhỏ. Trên tất cả những bức tường của ngôi chùa này, hầu như đều được điêu khắc một cách tinh xảo, kể về thần Vishnu - một trong những chủ thần của Ấn Độ giáo, thần hầu (thần khỉ) Ấn Độ và truyền thuyết của các vị thần khác.
Mặc dù Chùa Prambanan không phải là lớn nhất Indonesia, nhưng nó đã nổi tiếng trên thế giới qua nét đẹp ưu nhã thanh tao.
4. Chùa Đại Kim Tuyết Đạt Cân
Chưa có ai biết chùa Đại Kim - Yangon, Myanmar xây cất vào năm nào, theo truyền thuyết nó đã có 2500 năm lịch sử, các nhà khảo cổ cho rằng nó được xây dựng vào khoảng thế kỷ 6-10 CN. Tương truyền, lúc đó Ấn Độ đã bị mất mùa, nạn đói hoành hành, hai anh em Khoa Ca Đạt Phổ Đà người Myanmar chở một thuyền gạo đi cứu trợ. Khi họ từ Ấn Độ trở về, thỉnh được 8 sợi tóc của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, dưới sự giúp đỡ của vương triều, họ kiến tạo một ngôi bảo tháp và đem tóc Phật thờ trong tháp này .
Mọi người khi nghe đến hai chữ "Kim Tự", thì phản ứng đầu tiên của họ là màu vàng chói lọi của ngôi chùa này. Nhưng khi đến chùa Đại Kim Tuyết Đạt Cân thì bạn sẽ phát hiện, kỳ thực ý nghĩa chùa Đại Kim là ngôi chùa được phủ vàng. Tháp Đại Kim trong chùa đã sử dụng 7 tấn thếp vàng, đỉnh tháp gắn 5000 viên kim cương và 2000 viên đá quý
5. Thiên Đàn
Thiên Đàn tọa lạc tại Bắc Kinh - Thủ đô Trung Quốc, được xây cất đầu tiên vào niên hiệu Vĩnh Lạc nhà Minh thứ 18 (năm 1420) lấy tên là Thiên Địa Đàn. Niên hiệu Gia Tỉnh thứ 9 (năm 1530), nhân thành lập quy chế cho các vùng ngoại ô thờ phượng, nên vào năm Gia Tỉnh thứ 13 (1534) đã đổi hiệu là Thiên Đàn. Vua Càn Long, Quang Tự đời Thanh sau khi trùng tu sửa lại cách kiến trúc, mới hình thành kết cấu công viên Thiên Đàn như ngày nay.
Thiên Đàn được phân ra đàn nội và đàn ngoại bởi bức tường hai lớp. Thành tường phía nam của bức tường đều là góc vuông, tường phía bắc hình cây cung tròn, tượng trưng cho hình ảnh "Trời tròn Đất vuông".
6. Tri Ân Viện
Tri Ân Viện là một ngôi chùa linh thiêng tại Kyoto, Nhật Bản, bắt đầu xây dựng vào cuối thời kỳ Bình An, người sáng lập là Thượng nhân Pháp Nhiên, do nguyên nhân động đất và hỏa hoạn..., nên những kiến trúc cổ trong chùa còn sót lại là kiến trúc được xây vào thế kỷ 17.
Qui mô lớn nhất trong tự viện của Kyoto là Tổng bản sơn của Tịnh Độ Tông. Tam môn là sơn môn lớn nhất Nhật Bổn được thi công vào năm 1621 (Nguyên Hòa 7), cao 24m, rộng 50m. Tam môn tượng trưng cho "Không", "Vô Tướng", "Vô Nguyện" (còn gọi là Tam giải thoát môn)
Trong phòng khách, nền nhà được thiết kế rất đặc biệt, khi bước lên trên sẽ phát ra tiếng lách cách để nhắc nhở cho chúng tăng biết có người đang xâm nhập
Trong Tri Ân Viện còn có đại hồng chung lớn nhất Nhật Bổn, nặng 70 tấn, cao 3.3m. Mỗi năm vào đêm Trừ tịch phải có 17 vị tăng tập trung, dùng hết sức lực để cùng gióng lên tiếng chuông. Tiếng chuông ngân nga, âm thanh hồn hậu du dương, vang xa vào màn đêm của bầu trời Kyoto và đã trở thành nghi lễ không thể thiếu của đêm Trừ tịch
7. Ba La Phù Đồ
Di tích Phật giáo hàng nghìn năm nổi tiếng khắp thế giới thuộc thôn Borobudur, khu vực Magelang miền trung đảo Java, Indonesia, một nhóm đồi nhỏ hình cái compa nằm trên sườn núi của núi lửa Merapi với chiều dài 123m, rộng 113m, cách thành Jogja 36 km về hướng Tây Bắc.
Vào thế kỷ 19, người Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện một di tích lâu đời trong tu viện Jana tại Ấn Độ, đây chính là Ba La Phù Đồ. Vật liệu đá để sử dụng cho ngôi chùa này vượt qua 5.5 vạn m khối, có 2700 phù điêu, 504 tượng Phật điêu khắc.
Mãi đến nay, vẫn chưa có ai biết đích xác thời gian xây dựng và nguyên nhân kiến tạo, cũng không biết vì sao người xây dựng lại bỏ hoang nó đã hàng nghìn năm. Các học giả cho rằng Ba La Phù Đồ là một quyển Thánh Thư tuyệt vời cực lớn, phù điêu của nó phô bày nền chân lý Phật học tuyệt diệu
8. Kim Điện
Kim Điện là một ngôi chùa Tích Khắc Giáo hùng vĩ, tọa lạc tại Punjab phía Tây Bắc Ấn Độ, đối với Tích khắc giáo mà nói, đây là ngôi chùa tượng.
Trước chùa là một cái hồ xinh đẹp. Theo truyền thuyết, nơi đây đã từng có vị Phật đến tham thiền, bao gồm cả Guru Nanak - người sáng lập Tích Khắc Giáo. Ngôi chùa này được xây dựng đầu tiên cách đây khoảng 1500 năm, vị Tôn sư thứ tư của Tích Khắc Giáo đã khơi rộng thêm cái hồ, xung quanh ngôi chùa dùng đá Đại Lý điêu khắc, phần trên mạ vàng và được gắn vô số bảo thạch trân quý
9. Chùa Tỳ Sắt Noa (Vishnu Temple)
Nằm ở Tiruchirapalli - Ấn Độ, là ngôi đền lớn nhất trên thế giới có đủ công năng nguyên thủy của Ấn Độ giáo. Ngôi đền này được xây chủ yếu là vì một trong những vị chủ thần của Ấn Độ, đó là thần Vishnu
Kết cấu ngôi chùa này rất kỳ đặc, được bao bọc bởi 7 bức tường hình tròn đồng tâm, tầng ngoài cũng dài đến 2,5 thước Anh (khoảng hơn 4 km), tầng ở giữa thì chỉ có giáo đồ của Ấn Độ giáo mới được vào. Trong đền có 21 tháp lầu, tháp lớn nhất khoảng 60m, cao 15 tầng.
10. Chùa Ngô Ca (Đền Angkor)
Tọa lạc tại Campuchia, được xây dựng vào thế kỷ thứ 12. Đền Angkor lúc đầu thuộc Ấn Độ giáo, đến thế kỷ 14, 15 khi Phật giáo truyền vào, thì ngôi đền này dần dần biến thành một ngôi tự viện Phật giáo.
Toàn cảnh chùa Ngô Ca
Thế kỷ 16, những nhà truyền giáo Bồ Đào Nha sau khi tham quan chùa Ngô Ca đã viết: Kết cấu của ngôi chùa này không thể nào dùng bút giấy mà ghi chép được, lối kiến trúc này là độc nhất vô nhị trên thế giới. Tất cả những ngôi chùa tháp ở đây là sự hội tụ cho trí tuệ và những tài năng vĩ đại nhất của nhân loại. Hình như những lời nói này đến nay vẫn còn áp dụng thích hợp
11. Bố Đạt Lạp Cung (Cung điện Potala)
Nói Bố Đạt Lạp Cung là chùa e có hơi miễn cưỡng, nhưng hầu như ai cũng đều biết nó chắc chắn là thắng địa tôn giáo của Tây Tạng, kiến lập trên ngọn "Hồng Sơn" - Lhasa. Đầu tiên là do Tùng Tán Can Bố (Songzain Gambo 605 ? 617? - 650) - vua lập quốc Vương triều Thổ Phồn cưới công chúa Văn Thành (?-680) - con gái Tôn thất nhà Đường mà xây cất.
Vào thế kỷ 17, sau khi xây dựng lại, thì nó đã trở thành Đông cung - nơi ở của của các vị Đạt Lai Lạt Ma, cũng là trung tâm thống trị hợp nhất giữa chính trị và tôn giáo Tây Tạng. Toàn cung điện mang phong cách Tây tạng rất mới mẻ, cung điện này dựa vào núi mà xây cất cho nên khí thế rất hùng vĩ. Trong cung còn cất chứa vô số trân bảo, được gọi là một cung điện nghệ thuật.
12. Ngõa Lạp Nạp Tây (Varanasi)
Ngõa Lạp Nạp Tây (Varanasi) trước đây gọi là Bối Nã Lặc Tư (Benares), trên lịch sử còn có tên gọi là "Gia Tây", nghĩa là nơi được ánh hào quang của chư thần chiếu rọi. Ngõa Lạp Nạp Tây sở dĩ có tên gọi "Ánh hào quang của Ấn Độ", bởi vì nó là thành phố lớn nhất có tên trong lịch sử được xây cất bên ven bờ sông Hằng Ấn Độ. Theo truyền thuyết, 6.000 năm trước đây do thần Niết Bà (Shiva) - một trong những vị chủ thần của Bà La Môn giáo và Ấn Độ giáo xây cất. Vào thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 6 trước CN, nơi đây đã trở thành trung tâm học thuật của Ấn Độ. Thế kỷ thứ 5 trước CN, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng đến nơi đây truyền giáo, giảng đạo lần đầu tiên cách Lộc Dã Uyển khoảng 10 km hướng Tây bắc.
Ngõa Lạp Nạp Tây (Varanasi) không phải là chùa, mà đó là một tòa Thánh thành Ấn Độ giáo của Ấn Độ, hầu như trên tất cả các con đường, nơi nào mọi người cũng đều có thể nhìn thấy các ngôi đền lớn nhỏ. Hằng năm các giáo đồ, không kể những tôn giáo khác và hàng vạn khách du lịch đều đến đây để tham quan và lễ bái
|