Lụa Hà Đông |
Tác Giả: Trần Công Nhung | |||
Thứ Hai, 18 Tháng 4 Năm 2011 19:24 | |||
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông. Chúng ta ai cũng biết bài Áo Lụa Hà Đông của nhà thơ quá cố Nguyên Sa, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc. Bài thơ trữ tình, được chuyển đi trong dòng nhạc tuyệt vời, dù chỉ nghe thôi, trong tôi cũng đã vẽ ra hình ảnh tà áo lụa đẹp óng ả qua thân hình của cô gái Hà Thành duyên dáng. Ba tiếng Lụa Hà Đông như có âm hưởng khêu gợi lôi cuốn. Tôi hỏi đường về thăm làng Lụa Hà Đông. Từ khách sạn ở phố Cửa Bắc tôi ra đường Hoàng Diệu, qua đường Nguyễn Trải về hướng Tây Nam. Đến ranh giới Hà Nội Hà Đông, rẽ theo con đường lớn bên tay phải, chạy chừng cây số là thấy ngay cổng Làng Lụa Vạn Phúc Hà Đông. Đang còn sớm, tôi thong thả vào quán chợ gần đấy ăn sáng. Chợ chưa nhóm, toàn hàng quà điểm tâm, cháo, bún, bắp luộc, đặc biệt là trứng vịt lộn. Thường các nơi khác như Huế, Nha trang người ta ăn vịt lộn vào ban đêm, Hà Đông lại điểm tâm hột vịt lộn, hàng nào cũng có. Trẻ nít được mẹ dẫn theo cho ăn nhiều nhất. Hình như đây là lối tẩm bổ cho trẻ con. Cách ăn trứng lộn mỗi miền một khác. Huế, khãy vỏ một đầu trứng rồi đưa lên miệng, bóp đầu kia cho trứng tuột nguyên con vào miệng, rau răm chắm muối tiêu "nêm" cho vừa ăn. Miền Nam để trứng trong chung nhỏ, đập vỏ, dùng muỗng múc ăn như ăn kem. Ở đây người bán trứng dùng kéo cắt vỏ, cho nguyên trứng vào chén, đưa mời khách. Người Nam cho rằng ăn trứng kiểu Huế không được thanh, người Huế bảo ăn trứng như người Nam mất ngon. Tôi hỏi một bà mẹ: Điểm tâm xong tôi băng qua đường, nhìn vào cửa hàng, có vẻ nghèo, một vài cây lụa trắng để trên kệ, ít xấp lụa màu treo trên sàọ Thấy có người thấp thoáng vào ra, tôi hỏi: Người đàn bà cười niềm nở: Vừa nói người đàn bà vừa bấm điện thoại: Vừa lúc một chiếc xe Dream sịch dừng ngay trước thềm. Một thiếu nữ trạc hăm mấy, bước vào vui vẻ chào tôi: Dạ đấy là Thành Hoàng Lã Thị Nga, ngài đã dạy dân trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụạ Tôi nhìn quanh gian hàng hẹp tí, cô Hương như hiểy ý ngõ lời mời: Tôi chạy xe theo cô hàng vào một đoạn là đến ngôi nhàgạch không lớn lắm, bên hông trái dành một phòng chu vi chưa tới hai chục mét vuông, đặt hai khung dệt. Người thiếu nữ dẫn tôi vào, ở đó có một cô trạc mười bảy, đang đứng trông máỵ Tôi ngõ ý nhờ Hương mặc chiếc áo lụa màu, cô vui vẻ làm theo rồi giảng cho tôi đôi nét về nghề dệt. Tiếng máy dệt chạy xành xạch như tiếng tàu hỏa, tôi phải đứng sát vào mới nghe rõ : Cô Hương cho biết lụa chưa nhuộm gọi là hàng mộc. Lụa nhuộm gọi là hàng cao cấp. Trong lúc trả lời câu hỏi của tôi Hương xoài tay vuốt mặt mảng lụa vừa dệt, tôi đưa máy ảnh lên bấm. Chỉ những lúc nhìn vào khung máy tôi mới ngắm kỹ nét đẹp của người mẫụ Hương có khuôn mặt hơi tròn, đôi mắt sáng, da ngăm, tóc cắt ngắn, tất cả toát ra vẻ linh động vui tươi, hiền thục, dễ gây cảm tình với người đối thoại Tôi chợt nghĩ đến một hình ảnh trái ngược: Sư tử Hà Đông. May mà kịp ngưng không nói rạ Tôi hỏi thêm: Hương quay vào gọi lớn: Hà có mái tóc khá dài, nét mặt mộc mạc chất phát rụt rè, không nhanh nhẩu như Hương. Một hình ảnh xa chốn phồn hoa thị thành. Vừa ngắm nghía tôi vừa hỏi Hà: Chụp ảnh Hà xong, tôi quay vào hỏi mua chiếc áo làm quà. Cắt áo xong, Hương còn tặng thêm hai khăn quàng. Lúc tính tiền cô lấy chẵn bốn mươi ngàn một áo (chưa tới 3 Mỹ kim). Cô nói thêm: Áo lụa thời nay dường như rất ăn khách. Riêng nữ sinh tôi thấy toàn áo dài lụa trắng, không phải áo vải như ngày xưạ Chiếc áo lụa điểm mấy cành hoa nhẹ nhàng khoác lên thân hình mảnh mai của các cô thiếu nữ, gió thổi nhè nhẹ, thân hình người con gái lúc nào cũng như thấp thỏm muốn bay lên. Tôi nghĩ, không còn hình ảnh nào đẹp hơn về người con gái "Việt Nam da vàng", trong chiếc áo lụa Hà Đông. Ra về, trời đã gần trưa, nắng xuân hanh vàng, mát mẻ, bài Áo Lụa Hà Đông lại văng vẳng bên tai: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, (Tháng 3-02) - Trích QHQOK
|